Kinh Đời
Viết tiếp cho các vị chưa lú: Tá thi hoàn hồn và sấn hỏa đả kiếp
Nguyễn Nguyên Bình
21-10-2016
Bài trước viết cách đây đã hơi lâu, trong đó vì e quá dài, chiếm nhiều thì giờ của các quý vị nên chưa trình bày thêm được một số mưu kế đáng chú ý khác trong Binh pháp Tôn Tử để trình các vị tham khảo. Cũng vì hàng ngày bận nhiều công việc nên cứ lần khân chưa viết tiếp ngay được. Nhưng nay thì không thể chần chừ được nữa, phải cố gắng viết, chẳng rồi bài viết sẽ không còn tác dụng gì với tình hình đất nước đang thay đổi hàng ngày…
Thưa các vị, trong binh pháp Tôn Tử có nói đến Tá thi hoàn hồn, đó là kế thứ 14: mượn xác để đưa hồn về, nghĩa là một chủ soái nào đó, khi bị lâm vào tình thế nguy bại thì có thể dựa vào một thế lực cho là mạnh hơn để khởi lên rồi thi hành trở lại chủ trương của mình.
Người ta thường nói đến câu chuyện Khương Duy thời Tam Quốc để minh họa cho kế nói trên. Truyện Tam quốc nói: Khương Duy được Gia Cát Lượng (vạn đại quân sư) coi là “đệ tử chân truyền” rất đắc ý. Sau khi Gia Cát Lượng mất, nước Thục đã suy yếu nhưng vì muốn nối chí người thày của mình, Khương Duy vẫn phát động nhiều cuộc tiến công chinh phạt nước Ngụy mà không xong. Bởi nước Ngụy lúc đó có hai tướng tài là Chung Hội và Đặng Ngải, họ đã chỉ huy quân Ngụy chiếm được toàn bộ nước Thục, bắt được cả vua Lưu Thiện (con trai Lưu Bị). Đã thất bại nhưng Khương Duy chưa cam chịu, vẫn quyết dùng kế Tá thi hoàn hồn được học trong binh pháp hòng lật ngược tình thế. Khương Duy đã trá hàng, rồi khích bác, khiến hai tướng Đặng Ngải, Chung Hội trở giáo đánh nhau; định bụng sau khi dùng Chung Hội diệt xong Đặng Ngải thì diệt nốt Chung Hội, chiếm lại nước Thục. Không may, việc bại lộ, Khương Duy không cứu được nước Thục mà đã bị chết chung với kẻ phản bội là Chung Hội…
Là người trong cuộc, các vị nhận định thế nào về tình thế nước ta lúc này? Chúng tôi là dân, cảm thấy rõ ràng: cấp quyết sách đã và đang thực thi mưu kế Tá thi hoàn hồn! Nhưng chắc chắn không phải vì họ đã đọc, đã hiểu Binh pháp Tôn Tử, mà có thể chỉ là do sự thôi thúc có tính bản năng trong việc đấu đá phe phái và nhu cầu giữ chắc ngôi chí tôn trong chính trường? Hơn nữa, việc phải dùng đến kế sách kiểu Tá thi hoàn hồn ngày nay cũng không thể so sánh với đại tướng Khương Duy ngày xưa. (người ta nói Khương Duy chỉ có động cơ khôi phục nước Thục, chứ không phải tranh giành quyền lợi riêng).
Hẳn các vị và nhiều người dân còn chưa quên những giọt nước mắt đắng cay của vị đầu mục trong cấp quyết sách khi bị thua trong cuộc đấu với đồng chí X? Các vị hẳn cũng đã thấy sự cay cú và quyết liệt trong hành xử của ông ta? Chắc là vì vậy nên ông ta đã phải dùng đến kế Tá thi hoàn hồn. Biểu hiện rõ nhất của Tá thi hoàn hồn mà dân chúng tôi trông thấy, là trong những ngày trước và sau cuộc đại hội quan trọng tháng giêng năm nay. Người ta đã cho người đi cầu viện phương Bắc, để rồi hỉ hả đem về cái tin Quốc hội nước “anh em” đó đã cho phép đem quân đội ra “chiến đấu” ở nước ngoài (được hiểu là để răn đe “ phe kia” – và cả đám dân bướng bỉnh nữa – khiến họ không dám dám liều mạng chống phá ý tưởng của vị đứng đầu hàng quyết sách). Và như vậy, vị kia coi là đã đạt mục tiêu hoàn hồn lần 1.
Thừa thắng xông lên, tiếp tục chương trình tá thi, người đứng đầu của các vị đã lần lượt thâu tóm hết sạch các vị trí ăn chắc của quyền hành, tiếp tục tấn công triệt để cả phe đối lập lẫn dân lành…Kết cục sẽ ra sao, liệu vị đứng đầu cấp quyết sách nọ đã dự đoán được chưa? Họ có đủ tầm nhìn của chính khách thực thụ hay là chỉ biết đánh cờ nước một? Ngạn ngữ có câu: “Một ngày còn biết tính nhau, nữa là người đã cầm đầu bao năm”. Xem ra, từng ấy năm vừa đứng đầu cơ quan đảng cử dân bầu, vừa cầm đầu cơ quan đảng cử đảng bầu, phần đông dân chúng cũng đã hiểu cái tầm của vị ấy dài ngắn thế nào rồi. Các vị thường xuyên tiêp xúc, chắc còn hiểu rõ hơn dân chúng tôi…
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: dân chúng tôi thấy, ngay trong năm nay, các động thái của cấp quyết sách ngày càng lộ ra rằng, dựa được vào cái thây ma phương Bắc, họ càng làm gay gắt thêm các mâu thuẫn xã hội, càng khiến xã hội rối ren thêm. Đáng thương cho các vị, dù cứ luôn mồm ra rả hô hào “Phải cố giữ cho được ổn định”, mà vẫn không làm sao ổn định được lòng dân và trật tự xã hội. Trước thảm họa Formosa bức tử biển và cướp đi hàng triệu việc làm của dân, các vị nắm quyền hành cao nhất (mà lâu nay dân gian vẫn thường gọi là Tứ trụ triều đình) đã tỏ vẻ hết sức thờ ơ hoặc đưa ra những “quy trình” kỳ dị, không giống một chút nào với cách hành xử “công bằng dân chủ văn minh”mà chính các vị vẫn thường rao giảng.
Cấp quyết sách đã thực hiên những việc như: ngâm tôm mấy tháng trời mới xác định nguyên nhân, thủ phạm làm chết cá, chết biển; tự ý nhận tiền đền bù không thèm hỏi ý kiến người bị thiệt hại; không xác định đúng đối tượng thiệt hại đáng được đền bù (các vị đã bỏ người dân huyện Quỳnh Lưu ra ngoài danh sách); đền bù chậm trễ, nhỏ giọt và trong thời hạn ngắn rồi sau đó sẽ rũ bỏ trách nhiệm… Như vậy, thử hỏi làm sao dân không bức xúc? Các vị có thấy, dù đã cực kỳ bức xúc nhưng người dân ở các địa phương khổ ải trăm bề kia đã tỏ ra nín nhịn nhiều, chỉ thể hiện cảm xúc và nguyện vọng của mình một cách ôn hòa qua các cuộc biểu tình, qua hàng trăm lá đơn kiện đúng luật pháp. Thế mà, đáp lại những người dân lương thiện tử tế ấy, cấp quyết sách của các vị đã làm gì, chắc các vị cũng đã biết việc Tòa án (gọi là Nhân dân) của các vị đã quăng trả đơn với những lý do bắt bí người khởi kiện.
Các vị cũng đã biết việc cấp quyết sách lại còn điều động hàng ngàn lính tráng, chó săn đến để “bảo vệ FORMOSA”, sẵn sàng đánh đập cắn xé người dân ôn hòa? Mà Formosa là ai, các vị thừa biết nó là núm ruột của cái tử thi phương Bắc mà cấp quyết sách, nhất là vị đứng đầu hàng quyết sách vẫn đang mượn nó để tiếp tục hoàn hồn, có phải không?
Gần đây có tin nói: trong hội nghị Trung ương vừa qua, mấy phe phái đã thỏa thuận với nhau giảm đấu đá nội bộ để tập trung đối phó với dân, nhất là dân đòi Formosa phải đền bù thỏa đáng, thậm chí đòi nó phảỉ đóng cửa (tin chúng tôi chưa kiểm chứng được, các vị chắc biết rõ hơn.) Có điều, như trên kia đã nhận xét, chắc chắn cấp quyết sách chưa từng nghiên cứu sách Tôn Tử, vì nếu đã đọc, thì phải biết thêm mấy lời cảnh tỉnh trong đó. Sách có nói: dùng kế tá thi hoàn hồn dễ nguy hiểm, sơ suất thì như cõng rắn cắn gà nhà, chẳng khác gì vác xác chết về nhà. (Từ thực tế nhiều năm qua, đã thấy rõ sự nguy hại hiển nhiên của việc áp dụng Tá thi hoàn hồn rồi đó).
Trong sách Tôn Tử còn có kế Phủ để trừu tân – rút củi đáy nồi (kế thứ 19), nghĩa là: khi một việc sắp bùng nổ thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để bùng nổ to hơn. Thực tế cũng cho thấy thời gian qua, giới quyết sách không hề có động thái nào là rút củi đáy nồi cả. Trái lại, chỉ thấy những cách làm như đã nói ở phần trên, nghĩa là các vị ấy đã đang đẩy thêm củi dưới đáy cái nồi trên bếp, mà nồi đã cạn hết nước từ lâu. Như vậy thì kết quả ai cũng biết, nồi sẽ nổ tung, gian bếp cũng sẽ cháy, cả ngôi nhà cũng sẽ bùng cháy…Nghĩa là xã hội sẽ mất kiểm soát, sẽ dẫn đến hiểm họa khôn lường. Lúc đó, thấm nhuần tận đường gân thớ thịt các kế sách của tổ tiên có gien bành trướng bá quyền, chắc chắn bạn “4 tốt 16 chữ vàng” sẽ không bỏ lỡ thời cơ, sẽ lập tức thi hành ngay kế sách Sấn hỏa đả kiếp (kế thứ 5 trong binh pháp Tôn Tử). Nghĩa là: thừa cơ nhà hàng xóm cháy thì xông vào đánh cướp.
Những năm gần đây, cả các ông trên lẫn người dân thường trong nước ta, và cả dư luận thế giới nữa, nhiều khi cũng không khỏi tính đến những khả năng có một phe hiếu chiến hoặc thâm độc nào đó trong giới cầm quyền Trung Quốc sẽ tìm cớ gây chiến, tiến đánh Việt Nam (để đạt nhiều mục đích, như đã thể hiện trong cuộc chiến tranh tiến công VN tháng 2/ 1979, mà thực tế Trung Quốc cũng đã nhiều lần dương Đông kích Tây để hù dọa rồi). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu,quan sát có bề dày chiêm nghiệm đều dự đoán rằng, với tình hình thế giới, cũng như trong nước của cả hai bên, khả năng xảy ra cuộc tấn công quân sự như tháng 2/79 là rất ít. Nhưng cái nguy hiểm thường xuyên là những động thái xâm lược “mềm” thì luôn hiện diện (như đã phân tích trong bài Viết cho các vị chưa lú hẳn – cũng đăng trên trang Ba Sàm).
Từ hệ quả của xâm lược mềm tiến đến sấn hỏa đả kiếp khi có thời cơ là một kết cục tất yếu, một tương lai chắc chắn, không có gì phải nghi ngờ. Chưa đến nỗi lú, chắc chắn các vị không khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra một khi các vị cứ đồng lòng cùng chất thêm củi lửa để làm cháy ngôi nhà chúng ta, để rồi bọn quân nhân trá hình vốn đang núp sẵn trong các khu công nghiệp, các dự án có vốn từ Trung Quốc nó sẽ nhảy ra đánh cướp, nó biến đất nhà ta thành đất nhà của “Thiên triều”. Nếu sự tưởng tượng của các vị chưa được phong phú thì mời tham khảo thêm bài viết của giáo sư Trần Đình Sử – Nhà giáo nhân dân đã đăng trên một số trang mạng với nhan đề: “Nếu Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung cộng thì sẽ ra sao?”.
Các vị đã bao giờ nghĩ đến phương án dự phòng cho cá nhân mình trước tình huống xấu đó chưa? Đô la, vàng, nhà cửa biệt thự ở nước ngoài liệu có chắc ăn không? Nhất là các vị đã bị dán những cái nhãn độc tài, tham nhũng trên trán mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nước dân chủ trên thế giới đã nắm được danh sách?
Thiết nghĩ, chẳng ở đâu hơn đất nước của ông cha để lại. Các vị còn nhiều thời cơ để sống yên ổn (giàu sang nữa) ngay trên đất nước mình. Các vị hãy nhìn sang đất nước Myanmar, đất nước của họ đã thoát khỏi nguy cơ cháy nổ một cách ngọan mục rồi đó. Mà tất cả các vị vốn trước đây cầm quyền ở Myanmar (trong đó có cả những người vốn gắn bó quyền lợi với Trung Quốc, vốn đã trót thi hành chính sách quân phiệt, có lỗi với nhân dân và đất nước họ) vẫn được sống yên ổn, không ai bị đụng chạm gì cả. Việt Nam ta có gì khác để không làm được như Myanmar? Hãy cố lên, Hỡi các vị chưa lú!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Viết tiếp cho các vị chưa lú: Tá thi hoàn hồn và sấn hỏa đả kiếp
Nguyễn Nguyên Bình
21-10-2016
Bài trước viết cách đây đã hơi lâu, trong đó vì e quá dài, chiếm nhiều thì giờ của các quý vị nên chưa trình bày thêm được một số mưu kế đáng chú ý khác trong Binh pháp Tôn Tử để trình các vị tham khảo. Cũng vì hàng ngày bận nhiều công việc nên cứ lần khân chưa viết tiếp ngay được. Nhưng nay thì không thể chần chừ được nữa, phải cố gắng viết, chẳng rồi bài viết sẽ không còn tác dụng gì với tình hình đất nước đang thay đổi hàng ngày…
Thưa các vị, trong binh pháp Tôn Tử có nói đến Tá thi hoàn hồn, đó là kế thứ 14: mượn xác để đưa hồn về, nghĩa là một chủ soái nào đó, khi bị lâm vào tình thế nguy bại thì có thể dựa vào một thế lực cho là mạnh hơn để khởi lên rồi thi hành trở lại chủ trương của mình.
Người ta thường nói đến câu chuyện Khương Duy thời Tam Quốc để minh họa cho kế nói trên. Truyện Tam quốc nói: Khương Duy được Gia Cát Lượng (vạn đại quân sư) coi là “đệ tử chân truyền” rất đắc ý. Sau khi Gia Cát Lượng mất, nước Thục đã suy yếu nhưng vì muốn nối chí người thày của mình, Khương Duy vẫn phát động nhiều cuộc tiến công chinh phạt nước Ngụy mà không xong. Bởi nước Ngụy lúc đó có hai tướng tài là Chung Hội và Đặng Ngải, họ đã chỉ huy quân Ngụy chiếm được toàn bộ nước Thục, bắt được cả vua Lưu Thiện (con trai Lưu Bị). Đã thất bại nhưng Khương Duy chưa cam chịu, vẫn quyết dùng kế Tá thi hoàn hồn được học trong binh pháp hòng lật ngược tình thế. Khương Duy đã trá hàng, rồi khích bác, khiến hai tướng Đặng Ngải, Chung Hội trở giáo đánh nhau; định bụng sau khi dùng Chung Hội diệt xong Đặng Ngải thì diệt nốt Chung Hội, chiếm lại nước Thục. Không may, việc bại lộ, Khương Duy không cứu được nước Thục mà đã bị chết chung với kẻ phản bội là Chung Hội…
Là người trong cuộc, các vị nhận định thế nào về tình thế nước ta lúc này? Chúng tôi là dân, cảm thấy rõ ràng: cấp quyết sách đã và đang thực thi mưu kế Tá thi hoàn hồn! Nhưng chắc chắn không phải vì họ đã đọc, đã hiểu Binh pháp Tôn Tử, mà có thể chỉ là do sự thôi thúc có tính bản năng trong việc đấu đá phe phái và nhu cầu giữ chắc ngôi chí tôn trong chính trường? Hơn nữa, việc phải dùng đến kế sách kiểu Tá thi hoàn hồn ngày nay cũng không thể so sánh với đại tướng Khương Duy ngày xưa. (người ta nói Khương Duy chỉ có động cơ khôi phục nước Thục, chứ không phải tranh giành quyền lợi riêng).
Hẳn các vị và nhiều người dân còn chưa quên những giọt nước mắt đắng cay của vị đầu mục trong cấp quyết sách khi bị thua trong cuộc đấu với đồng chí X? Các vị hẳn cũng đã thấy sự cay cú và quyết liệt trong hành xử của ông ta? Chắc là vì vậy nên ông ta đã phải dùng đến kế Tá thi hoàn hồn. Biểu hiện rõ nhất của Tá thi hoàn hồn mà dân chúng tôi trông thấy, là trong những ngày trước và sau cuộc đại hội quan trọng tháng giêng năm nay. Người ta đã cho người đi cầu viện phương Bắc, để rồi hỉ hả đem về cái tin Quốc hội nước “anh em” đó đã cho phép đem quân đội ra “chiến đấu” ở nước ngoài (được hiểu là để răn đe “ phe kia” – và cả đám dân bướng bỉnh nữa – khiến họ không dám dám liều mạng chống phá ý tưởng của vị đứng đầu hàng quyết sách). Và như vậy, vị kia coi là đã đạt mục tiêu hoàn hồn lần 1.
Thừa thắng xông lên, tiếp tục chương trình tá thi, người đứng đầu của các vị đã lần lượt thâu tóm hết sạch các vị trí ăn chắc của quyền hành, tiếp tục tấn công triệt để cả phe đối lập lẫn dân lành…Kết cục sẽ ra sao, liệu vị đứng đầu cấp quyết sách nọ đã dự đoán được chưa? Họ có đủ tầm nhìn của chính khách thực thụ hay là chỉ biết đánh cờ nước một? Ngạn ngữ có câu: “Một ngày còn biết tính nhau, nữa là người đã cầm đầu bao năm”. Xem ra, từng ấy năm vừa đứng đầu cơ quan đảng cử dân bầu, vừa cầm đầu cơ quan đảng cử đảng bầu, phần đông dân chúng cũng đã hiểu cái tầm của vị ấy dài ngắn thế nào rồi. Các vị thường xuyên tiêp xúc, chắc còn hiểu rõ hơn dân chúng tôi…
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: dân chúng tôi thấy, ngay trong năm nay, các động thái của cấp quyết sách ngày càng lộ ra rằng, dựa được vào cái thây ma phương Bắc, họ càng làm gay gắt thêm các mâu thuẫn xã hội, càng khiến xã hội rối ren thêm. Đáng thương cho các vị, dù cứ luôn mồm ra rả hô hào “Phải cố giữ cho được ổn định”, mà vẫn không làm sao ổn định được lòng dân và trật tự xã hội. Trước thảm họa Formosa bức tử biển và cướp đi hàng triệu việc làm của dân, các vị nắm quyền hành cao nhất (mà lâu nay dân gian vẫn thường gọi là Tứ trụ triều đình) đã tỏ vẻ hết sức thờ ơ hoặc đưa ra những “quy trình” kỳ dị, không giống một chút nào với cách hành xử “công bằng dân chủ văn minh”mà chính các vị vẫn thường rao giảng.
Cấp quyết sách đã thực hiên những việc như: ngâm tôm mấy tháng trời mới xác định nguyên nhân, thủ phạm làm chết cá, chết biển; tự ý nhận tiền đền bù không thèm hỏi ý kiến người bị thiệt hại; không xác định đúng đối tượng thiệt hại đáng được đền bù (các vị đã bỏ người dân huyện Quỳnh Lưu ra ngoài danh sách); đền bù chậm trễ, nhỏ giọt và trong thời hạn ngắn rồi sau đó sẽ rũ bỏ trách nhiệm… Như vậy, thử hỏi làm sao dân không bức xúc? Các vị có thấy, dù đã cực kỳ bức xúc nhưng người dân ở các địa phương khổ ải trăm bề kia đã tỏ ra nín nhịn nhiều, chỉ thể hiện cảm xúc và nguyện vọng của mình một cách ôn hòa qua các cuộc biểu tình, qua hàng trăm lá đơn kiện đúng luật pháp. Thế mà, đáp lại những người dân lương thiện tử tế ấy, cấp quyết sách của các vị đã làm gì, chắc các vị cũng đã biết việc Tòa án (gọi là Nhân dân) của các vị đã quăng trả đơn với những lý do bắt bí người khởi kiện.
Các vị cũng đã biết việc cấp quyết sách lại còn điều động hàng ngàn lính tráng, chó săn đến để “bảo vệ FORMOSA”, sẵn sàng đánh đập cắn xé người dân ôn hòa? Mà Formosa là ai, các vị thừa biết nó là núm ruột của cái tử thi phương Bắc mà cấp quyết sách, nhất là vị đứng đầu hàng quyết sách vẫn đang mượn nó để tiếp tục hoàn hồn, có phải không?
Gần đây có tin nói: trong hội nghị Trung ương vừa qua, mấy phe phái đã thỏa thuận với nhau giảm đấu đá nội bộ để tập trung đối phó với dân, nhất là dân đòi Formosa phải đền bù thỏa đáng, thậm chí đòi nó phảỉ đóng cửa (tin chúng tôi chưa kiểm chứng được, các vị chắc biết rõ hơn.) Có điều, như trên kia đã nhận xét, chắc chắn cấp quyết sách chưa từng nghiên cứu sách Tôn Tử, vì nếu đã đọc, thì phải biết thêm mấy lời cảnh tỉnh trong đó. Sách có nói: dùng kế tá thi hoàn hồn dễ nguy hiểm, sơ suất thì như cõng rắn cắn gà nhà, chẳng khác gì vác xác chết về nhà. (Từ thực tế nhiều năm qua, đã thấy rõ sự nguy hại hiển nhiên của việc áp dụng Tá thi hoàn hồn rồi đó).
Trong sách Tôn Tử còn có kế Phủ để trừu tân – rút củi đáy nồi (kế thứ 19), nghĩa là: khi một việc sắp bùng nổ thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để bùng nổ to hơn. Thực tế cũng cho thấy thời gian qua, giới quyết sách không hề có động thái nào là rút củi đáy nồi cả. Trái lại, chỉ thấy những cách làm như đã nói ở phần trên, nghĩa là các vị ấy đã đang đẩy thêm củi dưới đáy cái nồi trên bếp, mà nồi đã cạn hết nước từ lâu. Như vậy thì kết quả ai cũng biết, nồi sẽ nổ tung, gian bếp cũng sẽ cháy, cả ngôi nhà cũng sẽ bùng cháy…Nghĩa là xã hội sẽ mất kiểm soát, sẽ dẫn đến hiểm họa khôn lường. Lúc đó, thấm nhuần tận đường gân thớ thịt các kế sách của tổ tiên có gien bành trướng bá quyền, chắc chắn bạn “4 tốt 16 chữ vàng” sẽ không bỏ lỡ thời cơ, sẽ lập tức thi hành ngay kế sách Sấn hỏa đả kiếp (kế thứ 5 trong binh pháp Tôn Tử). Nghĩa là: thừa cơ nhà hàng xóm cháy thì xông vào đánh cướp.
Những năm gần đây, cả các ông trên lẫn người dân thường trong nước ta, và cả dư luận thế giới nữa, nhiều khi cũng không khỏi tính đến những khả năng có một phe hiếu chiến hoặc thâm độc nào đó trong giới cầm quyền Trung Quốc sẽ tìm cớ gây chiến, tiến đánh Việt Nam (để đạt nhiều mục đích, như đã thể hiện trong cuộc chiến tranh tiến công VN tháng 2/ 1979, mà thực tế Trung Quốc cũng đã nhiều lần dương Đông kích Tây để hù dọa rồi). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu,quan sát có bề dày chiêm nghiệm đều dự đoán rằng, với tình hình thế giới, cũng như trong nước của cả hai bên, khả năng xảy ra cuộc tấn công quân sự như tháng 2/79 là rất ít. Nhưng cái nguy hiểm thường xuyên là những động thái xâm lược “mềm” thì luôn hiện diện (như đã phân tích trong bài Viết cho các vị chưa lú hẳn – cũng đăng trên trang Ba Sàm).
Từ hệ quả của xâm lược mềm tiến đến sấn hỏa đả kiếp khi có thời cơ là một kết cục tất yếu, một tương lai chắc chắn, không có gì phải nghi ngờ. Chưa đến nỗi lú, chắc chắn các vị không khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra một khi các vị cứ đồng lòng cùng chất thêm củi lửa để làm cháy ngôi nhà chúng ta, để rồi bọn quân nhân trá hình vốn đang núp sẵn trong các khu công nghiệp, các dự án có vốn từ Trung Quốc nó sẽ nhảy ra đánh cướp, nó biến đất nhà ta thành đất nhà của “Thiên triều”. Nếu sự tưởng tượng của các vị chưa được phong phú thì mời tham khảo thêm bài viết của giáo sư Trần Đình Sử – Nhà giáo nhân dân đã đăng trên một số trang mạng với nhan đề: “Nếu Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung cộng thì sẽ ra sao?”.
Các vị đã bao giờ nghĩ đến phương án dự phòng cho cá nhân mình trước tình huống xấu đó chưa? Đô la, vàng, nhà cửa biệt thự ở nước ngoài liệu có chắc ăn không? Nhất là các vị đã bị dán những cái nhãn độc tài, tham nhũng trên trán mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nước dân chủ trên thế giới đã nắm được danh sách?
Thiết nghĩ, chẳng ở đâu hơn đất nước của ông cha để lại. Các vị còn nhiều thời cơ để sống yên ổn (giàu sang nữa) ngay trên đất nước mình. Các vị hãy nhìn sang đất nước Myanmar, đất nước của họ đã thoát khỏi nguy cơ cháy nổ một cách ngọan mục rồi đó. Mà tất cả các vị vốn trước đây cầm quyền ở Myanmar (trong đó có cả những người vốn gắn bó quyền lợi với Trung Quốc, vốn đã trót thi hành chính sách quân phiệt, có lỗi với nhân dân và đất nước họ) vẫn được sống yên ổn, không ai bị đụng chạm gì cả. Việt Nam ta có gì khác để không làm được như Myanmar? Hãy cố lên, Hỡi các vị chưa lú!