Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Việt tộc dựng nêu ngày Tết
Việt tộc dựng nêu ngày Tết
Cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt
“Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn”
Cây nêu là một cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn tre có đeo một vòng tròn nhỏ ,có khi cái lồng tre ,cái niêu đất chứa vôi và treo nhiều cờ phướng
Dựng nêu là hy vọng mang lại điều tốt đẹp và xua đuổi quỷ dữ,cái xui rủi trong năm mới
Ngày dựng nêu là 23 Tháng Chạp ,ngày hạ nêu là ngày mùng 7 tháng Giêng.
Trước khi hạ nêu, cần tránh động thổ để cho đất được hội tụ sanh khí,tránh chạm khí thiêng đầu năm
Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng rào để xua đuổi tà ma.
Người Việt xưa quan niệm tam tài (Thiên-Địa-Nhơn) trong cuộc sống
Thành ra ngày tết Nguyên Đán trong tháng Giêng Đất Trời giao hòa , cây nêu cao phất phơ chỉa lên cao là hòa vào vũ trụ, là cột nối giữa Trời và Đất.
Cây tre có đốt là cái thang đi lên xuống của thần thánh giúp sanh khí của Trời xuống Đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sanh khí giúp mùa màng tốt tươi,một năm ấm no sẽ tới
Cây tre khi chôn xuống đất có ngả nghiêng gió thổi phất phơ đến mấy cũng không gãy,thể hiện sức sống rất dẻo dai của con người
Cây tre cũng thẳng thuốm,là tấm lòng người quân tử
Dân Nam Kỳ xưa cũng dựng nêu
Trong Đại Nam nhứt thống phong tục của tỉnh Gia Định có đoạn viết:
“Ngoài ra những việc tiễn năm cũ mừng năm mới, các tiết Nguyên Đán, Đoan Dương, thờ cúng tổ tiên cho đến khi gặp sanh nhật thì mời khách, gặp tiết tốt vui mừng, đại khái các tỉnh Nam Kỳ đều giống nhau cả”
Ăn mừng năm mới
Chữ an, chữ thới
Dán trước hàng ba
Phú quới vinh hoa
Dán vô trước cửa
Tài lợi lộc phước
Dán trước hàng nhì
Vạn trực duy tân
Dán vô trước cửa.
Tức là xưa dân Nam Kỳ xưa cũng bắt chước người Tàu dán liễn đối chữ Tàu trước cửa,nhưng nó không thông dụng là mấy
Ông bà ta dạy :"Dán đỏ lòm đỏ loét là gốc Tàu đó con ơi"
Nguyễn Gia Việt 25/01/2019
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt tộc dựng nêu ngày Tết
Việt tộc dựng nêu ngày Tết
Cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt
“Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn”
Cây nêu là một cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn tre có đeo một vòng tròn nhỏ ,có khi cái lồng tre ,cái niêu đất chứa vôi và treo nhiều cờ phướng
Dựng nêu là hy vọng mang lại điều tốt đẹp và xua đuổi quỷ dữ,cái xui rủi trong năm mới
Ngày dựng nêu là 23 Tháng Chạp ,ngày hạ nêu là ngày mùng 7 tháng Giêng.
Trước khi hạ nêu, cần tránh động thổ để cho đất được hội tụ sanh khí,tránh chạm khí thiêng đầu năm
Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng rào để xua đuổi tà ma.
Người Việt xưa quan niệm tam tài (Thiên-Địa-Nhơn) trong cuộc sống
Thành ra ngày tết Nguyên Đán trong tháng Giêng Đất Trời giao hòa , cây nêu cao phất phơ chỉa lên cao là hòa vào vũ trụ, là cột nối giữa Trời và Đất.
Cây tre có đốt là cái thang đi lên xuống của thần thánh giúp sanh khí của Trời xuống Đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sanh khí giúp mùa màng tốt tươi,một năm ấm no sẽ tới
Cây tre khi chôn xuống đất có ngả nghiêng gió thổi phất phơ đến mấy cũng không gãy,thể hiện sức sống rất dẻo dai của con người
Cây tre cũng thẳng thuốm,là tấm lòng người quân tử
Dân Nam Kỳ xưa cũng dựng nêu
Trong Đại Nam nhứt thống phong tục của tỉnh Gia Định có đoạn viết:
“Ngoài ra những việc tiễn năm cũ mừng năm mới, các tiết Nguyên Đán, Đoan Dương, thờ cúng tổ tiên cho đến khi gặp sanh nhật thì mời khách, gặp tiết tốt vui mừng, đại khái các tỉnh Nam Kỳ đều giống nhau cả”
Ăn mừng năm mới
Chữ an, chữ thới
Dán trước hàng ba
Phú quới vinh hoa
Dán vô trước cửa
Tài lợi lộc phước
Dán trước hàng nhì
Vạn trực duy tân
Dán vô trước cửa.
Tức là xưa dân Nam Kỳ xưa cũng bắt chước người Tàu dán liễn đối chữ Tàu trước cửa,nhưng nó không thông dụng là mấy
Ông bà ta dạy :"Dán đỏ lòm đỏ loét là gốc Tàu đó con ơi"
Nguyễn Gia Việt 25/01/2019