Thân Hữu Tiếp Tay...
Võ Thanh Liêm - Hỏi một người thôi ...
Khi mà đã nằm sâu trong cái hố thì không nên tiếp tục đào bới. Đó là hoàn cảnh của lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Họ bị chiếu tướng từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới
Khi mà đã nằm sâu trong cái hố thì không nên tiếp tục đào bới. Đó là hoàn cảnh của lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Họ bị chiếu tướng từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới. Từ biển đi vào đất liền. Nào là áp lực từ người Lạ, nước Lạ đang cướp biển cướp đất, đầu độc thức ăn; nào là thế lực thù địch quen quen; nào là đồng chí X nào đó làm kinh tế suy trầm; nào là một đàn sâu tham nhũng mà thuốc xịt rầy mang nhãn hiệu Made in China không giết chết được. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại nhằm ngay lúc bốn bề thọ địch này mà xin ý kiến nhân dân thay đổi hiến pháp. Họ rao lên là tự do góp ý suốt ba tháng không có điều chi cấm kỵ kể cả ý kiến về điều 4 Hiến pháp… Liền lập tức một làn sóng thần tsunami góp ý, phê phán Đảng tức tốc mãnh liệt dâng cao phủ ngập khắp nơi đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tư hữu đất đai, phi chính trị quân đội và nhiều điều thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng thiệt hại ghê gớm cho đảng CSVN và có thể đưa đảng đến một cái chết lâm sàng.
Ông Tổng Bí Thơ cộng sản Nguyễn Phú Trọng rao giảng tại Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc được phát đi trên Chương trình VTV1 hôm 25.02.2013, nguyên văn rằng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Ông Bí Trọng nói vừa xong thì nhà báo trẻ 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã viết những dòng trả lời phản bác hùng hồn, chắc nịch, gây nên tiếng vang khắp nơi đã được đăng tải trên mọi trang mạng không có đăng ký với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Vì sự vắng mặt của những lý luận phản biện của ông Bí Trọng trong suốt thời gian qua, theo thiển nghĩ, ông ấy bị cứng họng không sao trả lời được nữa rồi. Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn Hán hóa thì trường hợp này gọi làá khẩu lâm sàng.
Tôi cũng đã thử tự đặt mình vào vai trò ông Bí Trọng để xem mình phản biện với Nguyễn Đắc Kiên như thế nào cho nó vỡ mặt ra nhưng cũng bị á khẩu tắc tị. Không cãi vào đâu được. Đã vậy, các vị lão thành cách mạng, tướng lãnh quân đội, trí thức có địa vị còn ào ạt góp ý rằng đảng cộng sản nên tự kết liễu đời mình vì lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi của nhóm người này kéo theo hàng vạn người đồng ý. Tình trạng kinh tế yếu kém, bất công xã hội lan tràn làm thức tỉnh đa số thầm lặng chịu đựng trong xã hội khiến tình trạng thêm đau buồn cho đảng cộng sản vào lúc này.
Thông cảm cho hoàn cảnh ông Bí Trọng. Có lẽ ông phải mất ngủ nhiều đêm. Rút kinh nghiệm, lần đổi hiến pháp sau chỉ nên hỏi ý kiến đảng viên cộng sản thôi. Hỏi dân thì trong dân có quá nhiều thế lực thù địch nói năng lưu loát không thích người đại diện của họ, càng thêm nguy hiểm. Thời hạn ba tháng góp ý cũng quá dài, gây tranh cãi nguy hiểm. Rút kinh nghiệm, ông Bí Trọng chỉ nên cho góp ý trong một vài ngày và giới hạn trong một vài tiểu tiết đương nhiên không thể gây tranh cãi. Thí dụ như điều 21 mới tinh được đưa vào Hiến Pháp“Mọi người có quyền sống”. Có vẻ đây là điều lệ mà đảng CS vừa động não khám phá ra và nhất trí cho bổ sung cho Hiến Pháp hiện đại 2013 mà chắc bẩm không ai có thể phản biện được. Vậy mà đến cái quyền đương nhiên này cũng bị chất vấn sống như thế nào mới là sống, sống bầm dập trong các trại cải tạo, sống chờ được phục hồi nhân phẩm, sống không đủ cơm ăn, không việc làm, không tương lai, dù có cả đủ cả các bằng cấp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Sống thế chết còn sướng hơn. Có người còn cắc cớ đây là điều mới được bổ sung, vậy té ra, trong các hiến pháp trước, đảng CS không công nhận quyền được sống của nhân dân Việt Nam hay sao?
Xét cho sâu thì như vậy vẫn chưa toàn hảo, chưa bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức mà Bác Hồ đã làm gương. Điểm mặt những kẻ góp ý trái chiều, nhiều vị là lão thành cách mạng, đảng viên tuổi đời trên dưới 80. Người sắp chết nói lời nói phải. Nguy thay cho ông Bí Trọng là những cụ già này lại hướng dẫn người trẻ suy nghĩ trái chiều. Vậy hỏi ý kiến đảng viên cũng sẽ mang lại mối nguy khó khôn lường. Thiển nghĩ muốn chắc ăn lần thay đổi hiến pháp kế tiếp chỉ nên hỏi mỗi một người thôi. Người ấy sẽ chính là ông Bí Thơ đảng cộng sản. Hỏi ông này thì nhất định OK rồi đó nghen.
9 tháng 3 năm 2013
Võ Thanh Liêm
Cái Răng, Cần Thơ
(Thông luận)
Võ Thanh Liêm - Hỏi một người thôi ...
Khi mà đã nằm sâu trong cái hố thì không nên tiếp tục đào bới. Đó là hoàn cảnh của lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Họ bị chiếu tướng từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới
Khi mà đã nằm sâu trong cái hố thì không nên tiếp tục đào bới. Đó là hoàn cảnh của lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Họ bị chiếu tướng từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới. Từ biển đi vào đất liền. Nào là áp lực từ người Lạ, nước Lạ đang cướp biển cướp đất, đầu độc thức ăn; nào là thế lực thù địch quen quen; nào là đồng chí X nào đó làm kinh tế suy trầm; nào là một đàn sâu tham nhũng mà thuốc xịt rầy mang nhãn hiệu Made in China không giết chết được. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại nhằm ngay lúc bốn bề thọ địch này mà xin ý kiến nhân dân thay đổi hiến pháp. Họ rao lên là tự do góp ý suốt ba tháng không có điều chi cấm kỵ kể cả ý kiến về điều 4 Hiến pháp… Liền lập tức một làn sóng thần tsunami góp ý, phê phán Đảng tức tốc mãnh liệt dâng cao phủ ngập khắp nơi đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tư hữu đất đai, phi chính trị quân đội và nhiều điều thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng thiệt hại ghê gớm cho đảng CSVN và có thể đưa đảng đến một cái chết lâm sàng.
Ông Tổng Bí Thơ cộng sản Nguyễn Phú Trọng rao giảng tại Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc được phát đi trên Chương trình VTV1 hôm 25.02.2013, nguyên văn rằng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Ông Bí Trọng nói vừa xong thì nhà báo trẻ 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã viết những dòng trả lời phản bác hùng hồn, chắc nịch, gây nên tiếng vang khắp nơi đã được đăng tải trên mọi trang mạng không có đăng ký với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Vì sự vắng mặt của những lý luận phản biện của ông Bí Trọng trong suốt thời gian qua, theo thiển nghĩ, ông ấy bị cứng họng không sao trả lời được nữa rồi. Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn Hán hóa thì trường hợp này gọi làá khẩu lâm sàng.
Tôi cũng đã thử tự đặt mình vào vai trò ông Bí Trọng để xem mình phản biện với Nguyễn Đắc Kiên như thế nào cho nó vỡ mặt ra nhưng cũng bị á khẩu tắc tị. Không cãi vào đâu được. Đã vậy, các vị lão thành cách mạng, tướng lãnh quân đội, trí thức có địa vị còn ào ạt góp ý rằng đảng cộng sản nên tự kết liễu đời mình vì lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi của nhóm người này kéo theo hàng vạn người đồng ý. Tình trạng kinh tế yếu kém, bất công xã hội lan tràn làm thức tỉnh đa số thầm lặng chịu đựng trong xã hội khiến tình trạng thêm đau buồn cho đảng cộng sản vào lúc này.
Thông cảm cho hoàn cảnh ông Bí Trọng. Có lẽ ông phải mất ngủ nhiều đêm. Rút kinh nghiệm, lần đổi hiến pháp sau chỉ nên hỏi ý kiến đảng viên cộng sản thôi. Hỏi dân thì trong dân có quá nhiều thế lực thù địch nói năng lưu loát không thích người đại diện của họ, càng thêm nguy hiểm. Thời hạn ba tháng góp ý cũng quá dài, gây tranh cãi nguy hiểm. Rút kinh nghiệm, ông Bí Trọng chỉ nên cho góp ý trong một vài ngày và giới hạn trong một vài tiểu tiết đương nhiên không thể gây tranh cãi. Thí dụ như điều 21 mới tinh được đưa vào Hiến Pháp“Mọi người có quyền sống”. Có vẻ đây là điều lệ mà đảng CS vừa động não khám phá ra và nhất trí cho bổ sung cho Hiến Pháp hiện đại 2013 mà chắc bẩm không ai có thể phản biện được. Vậy mà đến cái quyền đương nhiên này cũng bị chất vấn sống như thế nào mới là sống, sống bầm dập trong các trại cải tạo, sống chờ được phục hồi nhân phẩm, sống không đủ cơm ăn, không việc làm, không tương lai, dù có cả đủ cả các bằng cấp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Sống thế chết còn sướng hơn. Có người còn cắc cớ đây là điều mới được bổ sung, vậy té ra, trong các hiến pháp trước, đảng CS không công nhận quyền được sống của nhân dân Việt Nam hay sao?
Xét cho sâu thì như vậy vẫn chưa toàn hảo, chưa bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức mà Bác Hồ đã làm gương. Điểm mặt những kẻ góp ý trái chiều, nhiều vị là lão thành cách mạng, đảng viên tuổi đời trên dưới 80. Người sắp chết nói lời nói phải. Nguy thay cho ông Bí Trọng là những cụ già này lại hướng dẫn người trẻ suy nghĩ trái chiều. Vậy hỏi ý kiến đảng viên cũng sẽ mang lại mối nguy khó khôn lường. Thiển nghĩ muốn chắc ăn lần thay đổi hiến pháp kế tiếp chỉ nên hỏi mỗi một người thôi. Người ấy sẽ chính là ông Bí Thơ đảng cộng sản. Hỏi ông này thì nhất định OK rồi đó nghen.
9 tháng 3 năm 2013
Võ Thanh Liêm
Cái Răng, Cần Thơ
(Thông luận)