Kinh Đời
Vong ơn tạo ra phản trắc
Người Việt vốn sống rất lâu trong những định kiến thời phong kiến, “ăn cây nào rào cây nấy” là câu ban đầu được diễn giải là hành vi trung thành, chung thủy với vật, người đã làm ơn cho mình, tuy nhiên sâu xa hơn nó còn mang tính răn đe của quyền lực đối với người dân. Quyền lực phong kiến là vua, mọi ban phát từ triều đình cần phải được trung thành. Cái cây quyền lực ấy phải được rào chắn, bảo vệ và gìn giữ cho nó luôn xanh tươi hầu tiếp tục ban phát cho kẻ khác.
Lòng biết ơn của người Việt qua câu chuyện “rào cây” dưới chế độ cộng sản đã trở thành biết ơn người ban phát. Khởi đầu từ đó “Ơn đảng ơn chính phủ” thay thế một cách trắng trợn, thô thiển câu mà vua quan phong kiến trám vào đầu người dân hàng ngàn năm trước.
Thể chế phong kiến và cộng sản không những giống nhau ở mặt kêu gọi người dân biết ơn mình mà nó còn tỏ ra giống nhau khi vô ơn với những cống hiến của người dân với chế độ.
Hay nói đúng hơn, nó chỉ biết ơn người dân “có điều kiện”. Sự biết ơn diễn ra khi thể chế muốn nâng cao hơn tầm ảnh hưởng của nó đối với quần chúng, ngược lại nó sẵn sàng có thái độ vô ơn để đạt mục đích bất kể lòng dân ta thán như thế nào.
Đảng cộng sản Việt Nam ra vẻ rất biết ơn liệt sĩ, những người đã bỏ mình trong các cuộc chiến đánh Pháp đuổi Mỹ. Những tượng đài, những mẫu chuyện anh hùng chiếm đầy các trang sách giáo khoa, kể cả những câu chuyện không có thật. Sở dĩ nó được nhắc tới một cách đáng nhàm chán vì chỉ có nhắc nhở công sức lãnh đạo thì đảng mới còn cái để mà nói. Người ta cho đó là “ăn mày dĩ vãng”, một thể loại mang huy chương vào nơi chợ búa để khoe hàng.
Còn các trận chiến khác thì thể chế này chẳng những tỏ ra vô ơn mà còn tàn ác. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trận hải chiến Hoàng Sa và cuộc tuẫn nạn của 64 chiến sĩ Gạc Ma hoàn toàn được lệnh không nhắc tới.
Luận định một cách khách quan thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang cúi đầu trước kẻ thù là Trung Quốc, kẻ đã gây ra những cuộc chiến ấy nhưng Đảng không dám đụng vào không những vì chủ nghĩa xã hội mà còn vì hèn, vì bám ghế.
Hèn vì sợ, nhưng cố bám ghế vì tham.
Sợ nên không dám một lời ghi ơn đồng bào chiến sĩ nằm xuống dưới tay Trung Quốc nhưng tham ghế buộc phải đàn áp, sách nhiễu những ai làm giúp việc ấy cho mình. Thể chế này đã và đang lún sâu vào hành vi vong ơn qua các việc đập bia căm thù Trung Quốc, đàn áp người thắp nhang tưởng niệm và thậm chí thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập người chống Trung Quốc.
Vong ơn hiển hiện trong các hành vi này.
Để xã hội không phát hiện, chính quyền không ngại phát tán hành vi vong ơn vào sâu hơn trong quần chúng, bởi nếu cả hai, quần chúng và chính quyền cùng có hành vi như nhau thì không ai thấy điều đó là tồi tệ, xấu xa.
VTV có lẽ là phương tiện hoàn hảo nhất để quảng bá sự vong ơn sâu rộng vào người xe, tức nhân dân, lâu dần số đông ấy sẽ quen với những khái niệm xa lạ từ các hành xử của những nhân vật xuất hiện trên phương tiện quen thuộc với mọi nhà.
Chương trình “60 phút mở” của MC Tạ Bích Loan có lẽ là chương trình thành công nhất vận động cho nếp nghĩ vô ơn một cách tuyệt vời. Với câu hỏi “Làm từ thiện với động cơ gì” sẽ là tiền đề khiến người dân nghi ngờ ngay với điều nhân ái và cao cả nhất. Làm từ thiện qua miệng lưỡi khách mời của Tạ Bích Loan, những câu phản đề, vặn tréo khái niệm, ngụy biện về sự không cần thiết để làm từ thiện nhằm gìn giữ bản sắc đã làm cho không ít người suy nghĩ như ngày xưa người ta mang tư tưởng cộng sản vào trường học lung lạc sinh viên học sinh. “Làm từ thiện với động cơ gì” được VTV dàn dựng công phu dù sao cũng là một thành công lớn của Đảng.
Vì VTV là công cụ tuyên truyền của đảng. Đừng quên điều đó.
VTV cũng là nơi kinh doanh để nuôi quyền lực. Vòi bạch tuộc của nó vói tới khắp mọi miền đất nước. Tiền ngân sách tài trợ cho nó toàn quyền sử dụng dẫn tới những chương trình mục ruỗng, phi đạo dức, nhảm nhí và rẻ tiền, miễn sao kiếm được view và kiếm được quảng cáo.
VTV nuôi dưỡng những gameshow mà tầm nhận thức của người làm chương trình không khác gì những bầu show hàng đêm xuất hiện bán vé dạo cho khách vãng lai. VTV nuôi những con bệnh khoe mẻ, khoác chiếc áo danh hài lên sân khấu làm giám khảo chỉ cốt đánh bóng khuôn mặt mình còn người dự thi thì xem như cỏ rác. Không hiếm trường hợp thí sinh phê phán thẳng mặt giám khảo vì lố lăng, nhí nhố vượt thẩm quyền khi ngồi chấm giải.
Một trong những “giám khảo” trong chương trình “Thách thức danh hài” là Trấn Thành, một danh hài có số lượng scandal nhiều hơn vé hát mỗi đêm. Trấn Thành thích diễn cương, tức là không cần kịch bản, diễn lố, thích múa may tạo hình một cách phản cảm, ăn nói bổ bã thậm chí tục tĩu và rẻ tiền trên sân khấu của VTV.
Mới đây do không chịu đựng nỗi những cái gọi là hài ấy, khán giả đã phê phán mãnh liệt trên mạng xã hội lẫn báo chí lề phải. Trả lời những phê phán ấy Trấn Thành to tiếng: “Nếu thấy Trấn Thành diễn hài nhảm, hãy tắt TV”
Cá tính Trấn Thành là thế hay vì cái gì khác nữa?
Không, câu nói phản trắc ấy đến với khán giả có điều kiện. Khi VTV muốn cho khán giả ăn gì thì người ta phải ăn cái nấy. Truyền thông độc quyền nhằm mục đích tẩy não Đảng cộng sản muốn toàn dân quên hẳn sự biết ơn đối với bất cứ ai ngoài đảng.
Trấn Thành lăn lộn trong môi trường VTV thì không thể trách anh ta học được cách hành xử của Tạ Bích Loan hay Trần Bình Minh, vốn là trợ thủ đắc lực của đảng.
Đảng nuôi dưỡng những hành vi như thế cũng không có gì lạ. Bởi ăn cây nào rào cây nấy. Trấn Thành đang góp sức nuôi cái cây vong ơn bằng thứ phân bón của hành vi phản trắc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vong ơn tạo ra phản trắc
Người Việt vốn sống rất lâu trong những định kiến thời phong kiến, “ăn cây nào rào cây nấy” là câu ban đầu được diễn giải là hành vi trung thành, chung thủy với vật, người đã làm ơn cho mình, tuy nhiên sâu xa hơn nó còn mang tính răn đe của quyền lực đối với người dân. Quyền lực phong kiến là vua, mọi ban phát từ triều đình cần phải được trung thành. Cái cây quyền lực ấy phải được rào chắn, bảo vệ và gìn giữ cho nó luôn xanh tươi hầu tiếp tục ban phát cho kẻ khác.
Lòng biết ơn của người Việt qua câu chuyện “rào cây” dưới chế độ cộng sản đã trở thành biết ơn người ban phát. Khởi đầu từ đó “Ơn đảng ơn chính phủ” thay thế một cách trắng trợn, thô thiển câu mà vua quan phong kiến trám vào đầu người dân hàng ngàn năm trước.
Thể chế phong kiến và cộng sản không những giống nhau ở mặt kêu gọi người dân biết ơn mình mà nó còn tỏ ra giống nhau khi vô ơn với những cống hiến của người dân với chế độ.
Hay nói đúng hơn, nó chỉ biết ơn người dân “có điều kiện”. Sự biết ơn diễn ra khi thể chế muốn nâng cao hơn tầm ảnh hưởng của nó đối với quần chúng, ngược lại nó sẵn sàng có thái độ vô ơn để đạt mục đích bất kể lòng dân ta thán như thế nào.
Đảng cộng sản Việt Nam ra vẻ rất biết ơn liệt sĩ, những người đã bỏ mình trong các cuộc chiến đánh Pháp đuổi Mỹ. Những tượng đài, những mẫu chuyện anh hùng chiếm đầy các trang sách giáo khoa, kể cả những câu chuyện không có thật. Sở dĩ nó được nhắc tới một cách đáng nhàm chán vì chỉ có nhắc nhở công sức lãnh đạo thì đảng mới còn cái để mà nói. Người ta cho đó là “ăn mày dĩ vãng”, một thể loại mang huy chương vào nơi chợ búa để khoe hàng.
Còn các trận chiến khác thì thể chế này chẳng những tỏ ra vô ơn mà còn tàn ác. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trận hải chiến Hoàng Sa và cuộc tuẫn nạn của 64 chiến sĩ Gạc Ma hoàn toàn được lệnh không nhắc tới.
Luận định một cách khách quan thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang cúi đầu trước kẻ thù là Trung Quốc, kẻ đã gây ra những cuộc chiến ấy nhưng Đảng không dám đụng vào không những vì chủ nghĩa xã hội mà còn vì hèn, vì bám ghế.
Hèn vì sợ, nhưng cố bám ghế vì tham.
Sợ nên không dám một lời ghi ơn đồng bào chiến sĩ nằm xuống dưới tay Trung Quốc nhưng tham ghế buộc phải đàn áp, sách nhiễu những ai làm giúp việc ấy cho mình. Thể chế này đã và đang lún sâu vào hành vi vong ơn qua các việc đập bia căm thù Trung Quốc, đàn áp người thắp nhang tưởng niệm và thậm chí thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập người chống Trung Quốc.
Vong ơn hiển hiện trong các hành vi này.
Để xã hội không phát hiện, chính quyền không ngại phát tán hành vi vong ơn vào sâu hơn trong quần chúng, bởi nếu cả hai, quần chúng và chính quyền cùng có hành vi như nhau thì không ai thấy điều đó là tồi tệ, xấu xa.
VTV có lẽ là phương tiện hoàn hảo nhất để quảng bá sự vong ơn sâu rộng vào người xe, tức nhân dân, lâu dần số đông ấy sẽ quen với những khái niệm xa lạ từ các hành xử của những nhân vật xuất hiện trên phương tiện quen thuộc với mọi nhà.
Chương trình “60 phút mở” của MC Tạ Bích Loan có lẽ là chương trình thành công nhất vận động cho nếp nghĩ vô ơn một cách tuyệt vời. Với câu hỏi “Làm từ thiện với động cơ gì” sẽ là tiền đề khiến người dân nghi ngờ ngay với điều nhân ái và cao cả nhất. Làm từ thiện qua miệng lưỡi khách mời của Tạ Bích Loan, những câu phản đề, vặn tréo khái niệm, ngụy biện về sự không cần thiết để làm từ thiện nhằm gìn giữ bản sắc đã làm cho không ít người suy nghĩ như ngày xưa người ta mang tư tưởng cộng sản vào trường học lung lạc sinh viên học sinh. “Làm từ thiện với động cơ gì” được VTV dàn dựng công phu dù sao cũng là một thành công lớn của Đảng.
Vì VTV là công cụ tuyên truyền của đảng. Đừng quên điều đó.
VTV cũng là nơi kinh doanh để nuôi quyền lực. Vòi bạch tuộc của nó vói tới khắp mọi miền đất nước. Tiền ngân sách tài trợ cho nó toàn quyền sử dụng dẫn tới những chương trình mục ruỗng, phi đạo dức, nhảm nhí và rẻ tiền, miễn sao kiếm được view và kiếm được quảng cáo.
VTV nuôi dưỡng những gameshow mà tầm nhận thức của người làm chương trình không khác gì những bầu show hàng đêm xuất hiện bán vé dạo cho khách vãng lai. VTV nuôi những con bệnh khoe mẻ, khoác chiếc áo danh hài lên sân khấu làm giám khảo chỉ cốt đánh bóng khuôn mặt mình còn người dự thi thì xem như cỏ rác. Không hiếm trường hợp thí sinh phê phán thẳng mặt giám khảo vì lố lăng, nhí nhố vượt thẩm quyền khi ngồi chấm giải.
Một trong những “giám khảo” trong chương trình “Thách thức danh hài” là Trấn Thành, một danh hài có số lượng scandal nhiều hơn vé hát mỗi đêm. Trấn Thành thích diễn cương, tức là không cần kịch bản, diễn lố, thích múa may tạo hình một cách phản cảm, ăn nói bổ bã thậm chí tục tĩu và rẻ tiền trên sân khấu của VTV.
Mới đây do không chịu đựng nỗi những cái gọi là hài ấy, khán giả đã phê phán mãnh liệt trên mạng xã hội lẫn báo chí lề phải. Trả lời những phê phán ấy Trấn Thành to tiếng: “Nếu thấy Trấn Thành diễn hài nhảm, hãy tắt TV”
Cá tính Trấn Thành là thế hay vì cái gì khác nữa?
Không, câu nói phản trắc ấy đến với khán giả có điều kiện. Khi VTV muốn cho khán giả ăn gì thì người ta phải ăn cái nấy. Truyền thông độc quyền nhằm mục đích tẩy não Đảng cộng sản muốn toàn dân quên hẳn sự biết ơn đối với bất cứ ai ngoài đảng.
Trấn Thành lăn lộn trong môi trường VTV thì không thể trách anh ta học được cách hành xử của Tạ Bích Loan hay Trần Bình Minh, vốn là trợ thủ đắc lực của đảng.
Đảng nuôi dưỡng những hành vi như thế cũng không có gì lạ. Bởi ăn cây nào rào cây nấy. Trấn Thành đang góp sức nuôi cái cây vong ơn bằng thứ phân bón của hành vi phản trắc.