Quán Bên Đường
Vũ Ánh: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền.
Lần chót tôi gặp cụ là vào khoảng 7 giờ tối ngày 28 tháng 4, 1975. Từ 8 giờ sáng ngày hôm đó, với tư cách là Phó Tổng Thống của “Big Minh,” cụ được giao nhiệm vụ vào trong trại Davis ở khu Tân Sơn Nhất, trụ sở của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, để theo lời cụ, thương lượng với viên tướng độc nhãn Việt Cộng Hoàng Anh Tuấn, hầu tránh một cuộc đổ máu vô ích. Lúc xẩm tối 28 tháng 4, khi vừa từ đài truyền hình THVN-9 trở về thì nhận được điện thoại của Tổng Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung là phải chuẩn bị để đón tiếp Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền và chuẩn bị sẵn một phòng vi âm để thu thanh hiệu triệu của cụ Huyền. Lý Quí Chung cho biết là cụ Huyền sẽ từ Tân Sơn Nhất đi thẳng về đài.
Tôi ra lệnh cho câu lạc bộ chuẩn bị sẵn một số khăn ướp lạnh và nước uống cho cụ trước khi cụ vào phòng vi âm, rồi gọi trưởng ban an ninh cho khám xét an ninh phòng vi âm B, tức là phòng vi âm chỉ để đón tiếp các khách VIP. Khoảng 10 phút sau, một toán an ninh từ Phủ Thủ Tướng sang để duyệt lại lần chót về an ninh trước khi cụ Huyền tới.
Vào khoảng thời gian đó, sức khỏe của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã xuống rất nhiều. Trước đây, khi còn làm Chủ Tịch Thượng Nghị Viện, mỗi khi lên các bậc thềm ở trụ sở Hội Trường Diên Hồng hay cửa trước Dinh Ðộc Lập, cụ mới cần người dìu lên. Nay đi đâu cũng phải có người dìu.
Là người Công Giáo thuần thành, cụ nổi tiếng là người đạo đức, thanh liêm. Dường như, suốt cuộc đời làm chính trị, cụ không bị dính tới bất cứ một vụ tai tiếng nào về tiền bạc hay đạo đức chính trị hoặc đối xử tệ hại đối với các đồng viện hoặc đối với những người biểu lộ rõ rệt là không thích quan điểm của cụ. Thực tế, cũng khó kiếm ra một người mà ngay cả vào lúc quyền lực cao trọng như cụ mà vẫn sống một đời sống khổ hạnh. Và có lẽ trong chính giới ở Quốc Hội VNCH, cũng khó tìm một người lúc nào cũng giữ giọng ôn tồn, nhẹ nhàng nhưng có sức nặng bằng những hòn đá tảng như cụ.
Người miền Nam, tính tình hiền hòa, cởi mở, không chấp nhất, câu nệ, nhưng rất cương quyết. Có một khoảng thời gian, một số những nhân vật thân chính ở trong chính phủ cũng như Quốc Hội toan tính vận động để sửa đổi số nhiệm kỳ mà một ứng cử viên tổng thống được quyền tranh cử, cụ đã thẳng thắn chống lại âm mưu này. Nếu kế hoạch thành công, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền về đến đài phát thanh Sài Gòn trước 7 giờ tối. Người sĩ quan tùy viên dìu cụ xuống xe. Tôi tiến tới bắt tay cụ và nói:
- “Chúng tôi nhận được lệnh đón tiếp Phó Tổng Thống. Phó Tổng Thống khỏe chứ ạ?”
Qua làn kính cận, đôi mắt cụ Huyền sáng quắc. Cụ nói:
- “Hổm rày cũng không được khỏe lắm. Mình làm việc ngay được chứ?”
- “Vâng, chúng tôi đã chuẩn bị xong.”
Tôi đi chầm chậm hướng dẫn cụ Huyền vào sân cỏ hẹp chạy dọc theo các dãy phòng làm việc. Một số nhân viên mở cửa phòng tính đi theo cụ Huyền, nhưng bị trưởng ban an ninh mời ra. Ðúng theo kế hoạch và vì vấn đề an ninh, chỉ có những người nào có phận sự mới được lại gần khu vực phòng vi âm.
Thấy như vậy, cụ Huyền nói:
- “Thôi cứ để họ lại gần, qua muốn bắt tay và cảm ơn giờ này họ vẫn còn ở lại.”
Cụ bắt tay từng người, hỏi thăm gia cảnh và đích thân ngỏ lời cảm ơn các nhân viên và các biên tập viên. Hai “tài xế” chủ câu lạc bộ đưa cho cụ một khay gồm khăn bông nhỏ trắng phau ướp lạnh và ly nước. Cụ Huyền nói:
- “Thôi để vào trong phòng vi âm.”
Tôi hướng dẫn Phó Tổng Thống vào phòng vi âm và kéo ghế cho cụ ngồi trước microphone, rồi dặn dò cụ, rồi sau đó để cho ngoài phòng máy thử giọng và đo âm lượng. Loại máy hiệu Ampex mà từ lâu hệ thống truyền thanh quốc gia tín nhiệm có độ trung thực gần như 100%, nên cũng không cần thử máy nhiều lần. Cụ Huyền nói:
- “Qua quen mấy vụ này lắm rồi, em yên tâm.”
Như Tổng Thống Dương Văn Minh, cụ Huyền dùng từ “qua” làm ngôi thứ nhất.
Bài hiệu triệu của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền dài khoảng 7 phút đồng hồ, trong đó cụ chia làm hai phần. Phần đầu cụ tường trình về cuộc thương lượng với “phía bên kia” và phần thứ hai là kêu gọi mọi người tôn trọng luật pháp, tránh hoảng loạn, tránh những hành động có thể khiến lực lượng an ninh hiểu lầm. Cụ cũng kêu gọi lực lượng quân đội và cảnh sát sát cánh để giữ an ninh trật tự và thẳng tay đối với những kẻ cướp và hôi của. Bên ngoài phòng vi âm, nhân viên tụ tập vòng trong vòng ngoài và trời bỗng đổ xuống một cơn mưa nhẹ. Tiếng cụ Huyền trong hệ thống loa kiểm soát ngoài phòng máy vẫn lồng lộng, không vấp váp và đầy tình cảm. Cuối cùng, cụ Huyền kêu gọi mọi người bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi những quyết định của chính phủ. Khi cụ dứt lời, trên mắt mọi người từ trong và ngoài phòng vi âm đều đẫm nước.
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, rút trong túi áo chiếc khăn mù xoa trắng, chậm nước mắt. Cụ quay sang tôi và hỏi:
- “Trong đài hiện nay còn bao nhiêu người?”
Tôi trình bày:
- “Thưa Phó Tổng Thống, ngay bây giờ đây chúng tôi có khoảng 40 người, những người còn ở lại làm việc tối nay dựa trên nguyên tắc tình nguyện. Hồi trưa, ông Tổng Trưởng Thông Tin nhắc lại lệnh của Tổng Thống là chỉ để lại những người cần thiết. Tôi đã cho những người không cần thiết về rồi. Số còn đứng ngoài kia họ chưa chịu rời khỏi đài.”
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền chậm rãi, nhưng giọng đầy xúc động:
- “Thật tình là chúng ta tuyệt vọng rồi. Qua không biết lấy gì để cảm ơn mấy em còn ở đây cho đến giờ phút này. Ðiều mà chính phủ cần bây giờ là thương lượng để họ (VC) đừng tắm máu những người dân vô tội. Cho nên tiếng nói quốc gia bây giờ rất cần thiết. Thành phố còn tương đối yên lành, ít cướp bóc và hôi của cũng là nhờ còn có đài phát thanh. Còn đài, họ biết là chính quyền còn nên chưa dám làm bậy.”
Tôi hỏi cụ Huyền:
- “Cuộc thương lượng có kết quả gì không thưa Phó Tổng Thống?”
Cụ trầm ngâm một chút rồi trả lời, ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa:
- “Lúc VNCH còn mạnh, họ cũng còn chưa chịu thỏa hiệp huống chi bây giờ. Chính phủ thì mới thành lập chưa được một ngày. Nhưng qua cũng nhịn nhục vào gặp họ chỉ để yêu cầu họ đừng tấn công bằng hỏa tiễn vào Sài Gòn, chết người thêm chi cho vô ích. Riêng qua và ông Minh thì còn kể số gì nữa, họ xử ra sao cũng được.”
Tôi hỏi cụ một câu chót:
- “Chúng tôi được biết, Phó Tổng Thống nhận lời ’Big Minh’ rất trễ. Như vậy Phó Tổng Thống cũng biết trước là tình hình sẽ diễn tiến như hiện nay?”
Cụ Huyền thẳng thắn:
- “Khi ông Thiệu bỏ đi, ai cũng đoán được là tình hình cuối cùng sẽ như hiện nay. Chúng tôi đứng ra nhận trách nhiệm khi biết rõ không còn phương sách nào có thể cứu vãn được. Trước khi chúng tôi quyết định, nhiều anh em đã nói, ngu dại gì mà bước vào làm việc trong hoàn cảnh này, nhưng tôi nghĩ đã là kẻ sĩ thì không thể nào thiếu trách nhiệm đến mức thời bình thì ngựa xe quyền lực, nhưng khi đất nước tan hoang thì lại bỏ đi tìm sự yên thân.”
Chờ đến khi trời dứt mưa hẳn, chúng tôi tiễn cụ Huyền ra xe. Cụ lại bắt tay từng người, mắt vẫn sáng quắc. Ðó là lần cuối cùng, tôi được gặp và nói chuyện với cụ, được biết tâm sự u uất của một người yêu nước. Khi vào trại cải tạo, chúng tôi có gặp lại một vài nhân viên đã từng được biệt phái làm việc trong văn phòng Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Họ cho biết cụ Huyền không bị đưa vào trại cải tạo nhưng bị quản thúc rất kỹ tại gia. Ngay cả vào chiều 29 tháng 4, sáng 30 tháng 4, 1975, cụ có nhiều cơ hội để ra đi, nhưng cụ đã từ chối. Và từ sau buổi sáng ngày 30 tháng 4 cách đây 35 năm, cụ Huyền giữ im lặng cho tới lúc qua đời. Và cũng từ đó không còn ai nhắc nhở đến cụ nữa.
Sang đến hải ngoại, tôi chỉ còn nghe thấy người ta gọi cụ Trần Văn Hương là kẻ sĩ cuối cùng của VNCH, chứ còn cụ Huyền thì thường là bị tiếng đời trách cứ vì cụ là phó của Tổng Thống Dương Văn Minh, trong khi “Big Minh” thường bị lên án là đã dâng miền Nam cho Cộng Sản.
Nhưng cá nhân, vốn là người từng học sử và đọc sử, tôi tin rằng những trách cứ bất công dành cho những nhà lãnh đạo cuối cùng của chế độ VNCH không có giá trị sử học. Vì nó không khách quan. Vì những người phán đoán còn có liên hệ đến biến cố lịch sử 30 tháng 4, 1975. Khi không còn lớp người này nữa thì thế hệ về sau sẽ truy cứu một cách độc lập những sử liệu, dùng sự đối chiếu khoa học để đưa ra các nhận xét vô tư hơn để tìm hiểu xem vì đâu, nguyên nhân nào dẫn tới sự đầu hàng vô điều kiện của VNCH chứ không phải ai là người ra lệnh đầu hàng.
Một vài người đạp một căn nhà mà cột kèo chưa bị mục, nó không thể đổ. Nhưng một căn nhà cột kèo đã mục nát hết nó cũng sẽ đổ mà không cần người đạp.
Vũ Ánh
(04/09/2010)
Nguồn: http://www.vietherald.com
Sinh Tồn chuyển
Vũ Ánh: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền.
Lần chót tôi gặp cụ là vào khoảng 7 giờ tối ngày 28 tháng 4, 1975. Từ 8 giờ sáng ngày hôm đó, với tư cách là Phó Tổng Thống của “Big Minh,” cụ được giao nhiệm vụ vào trong trại Davis ở khu Tân Sơn Nhất, trụ sở của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, để theo lời cụ, thương lượng với viên tướng độc nhãn Việt Cộng Hoàng Anh Tuấn, hầu tránh một cuộc đổ máu vô ích. Lúc xẩm tối 28 tháng 4, khi vừa từ đài truyền hình THVN-9 trở về thì nhận được điện thoại của Tổng Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung là phải chuẩn bị để đón tiếp Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền và chuẩn bị sẵn một phòng vi âm để thu thanh hiệu triệu của cụ Huyền. Lý Quí Chung cho biết là cụ Huyền sẽ từ Tân Sơn Nhất đi thẳng về đài.
Tôi ra lệnh cho câu lạc bộ chuẩn bị sẵn một số khăn ướp lạnh và nước uống cho cụ trước khi cụ vào phòng vi âm, rồi gọi trưởng ban an ninh cho khám xét an ninh phòng vi âm B, tức là phòng vi âm chỉ để đón tiếp các khách VIP. Khoảng 10 phút sau, một toán an ninh từ Phủ Thủ Tướng sang để duyệt lại lần chót về an ninh trước khi cụ Huyền tới.
Vào khoảng thời gian đó, sức khỏe của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã xuống rất nhiều. Trước đây, khi còn làm Chủ Tịch Thượng Nghị Viện, mỗi khi lên các bậc thềm ở trụ sở Hội Trường Diên Hồng hay cửa trước Dinh Ðộc Lập, cụ mới cần người dìu lên. Nay đi đâu cũng phải có người dìu.
Là người Công Giáo thuần thành, cụ nổi tiếng là người đạo đức, thanh liêm. Dường như, suốt cuộc đời làm chính trị, cụ không bị dính tới bất cứ một vụ tai tiếng nào về tiền bạc hay đạo đức chính trị hoặc đối xử tệ hại đối với các đồng viện hoặc đối với những người biểu lộ rõ rệt là không thích quan điểm của cụ. Thực tế, cũng khó kiếm ra một người mà ngay cả vào lúc quyền lực cao trọng như cụ mà vẫn sống một đời sống khổ hạnh. Và có lẽ trong chính giới ở Quốc Hội VNCH, cũng khó tìm một người lúc nào cũng giữ giọng ôn tồn, nhẹ nhàng nhưng có sức nặng bằng những hòn đá tảng như cụ.
Người miền Nam, tính tình hiền hòa, cởi mở, không chấp nhất, câu nệ, nhưng rất cương quyết. Có một khoảng thời gian, một số những nhân vật thân chính ở trong chính phủ cũng như Quốc Hội toan tính vận động để sửa đổi số nhiệm kỳ mà một ứng cử viên tổng thống được quyền tranh cử, cụ đã thẳng thắn chống lại âm mưu này. Nếu kế hoạch thành công, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền về đến đài phát thanh Sài Gòn trước 7 giờ tối. Người sĩ quan tùy viên dìu cụ xuống xe. Tôi tiến tới bắt tay cụ và nói:
- “Chúng tôi nhận được lệnh đón tiếp Phó Tổng Thống. Phó Tổng Thống khỏe chứ ạ?”
Qua làn kính cận, đôi mắt cụ Huyền sáng quắc. Cụ nói:
- “Hổm rày cũng không được khỏe lắm. Mình làm việc ngay được chứ?”
- “Vâng, chúng tôi đã chuẩn bị xong.”
Tôi đi chầm chậm hướng dẫn cụ Huyền vào sân cỏ hẹp chạy dọc theo các dãy phòng làm việc. Một số nhân viên mở cửa phòng tính đi theo cụ Huyền, nhưng bị trưởng ban an ninh mời ra. Ðúng theo kế hoạch và vì vấn đề an ninh, chỉ có những người nào có phận sự mới được lại gần khu vực phòng vi âm.
Thấy như vậy, cụ Huyền nói:
- “Thôi cứ để họ lại gần, qua muốn bắt tay và cảm ơn giờ này họ vẫn còn ở lại.”
Cụ bắt tay từng người, hỏi thăm gia cảnh và đích thân ngỏ lời cảm ơn các nhân viên và các biên tập viên. Hai “tài xế” chủ câu lạc bộ đưa cho cụ một khay gồm khăn bông nhỏ trắng phau ướp lạnh và ly nước. Cụ Huyền nói:
- “Thôi để vào trong phòng vi âm.”
Tôi hướng dẫn Phó Tổng Thống vào phòng vi âm và kéo ghế cho cụ ngồi trước microphone, rồi dặn dò cụ, rồi sau đó để cho ngoài phòng máy thử giọng và đo âm lượng. Loại máy hiệu Ampex mà từ lâu hệ thống truyền thanh quốc gia tín nhiệm có độ trung thực gần như 100%, nên cũng không cần thử máy nhiều lần. Cụ Huyền nói:
- “Qua quen mấy vụ này lắm rồi, em yên tâm.”
Như Tổng Thống Dương Văn Minh, cụ Huyền dùng từ “qua” làm ngôi thứ nhất.
Bài hiệu triệu của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền dài khoảng 7 phút đồng hồ, trong đó cụ chia làm hai phần. Phần đầu cụ tường trình về cuộc thương lượng với “phía bên kia” và phần thứ hai là kêu gọi mọi người tôn trọng luật pháp, tránh hoảng loạn, tránh những hành động có thể khiến lực lượng an ninh hiểu lầm. Cụ cũng kêu gọi lực lượng quân đội và cảnh sát sát cánh để giữ an ninh trật tự và thẳng tay đối với những kẻ cướp và hôi của. Bên ngoài phòng vi âm, nhân viên tụ tập vòng trong vòng ngoài và trời bỗng đổ xuống một cơn mưa nhẹ. Tiếng cụ Huyền trong hệ thống loa kiểm soát ngoài phòng máy vẫn lồng lộng, không vấp váp và đầy tình cảm. Cuối cùng, cụ Huyền kêu gọi mọi người bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi những quyết định của chính phủ. Khi cụ dứt lời, trên mắt mọi người từ trong và ngoài phòng vi âm đều đẫm nước.
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, rút trong túi áo chiếc khăn mù xoa trắng, chậm nước mắt. Cụ quay sang tôi và hỏi:
- “Trong đài hiện nay còn bao nhiêu người?”
Tôi trình bày:
- “Thưa Phó Tổng Thống, ngay bây giờ đây chúng tôi có khoảng 40 người, những người còn ở lại làm việc tối nay dựa trên nguyên tắc tình nguyện. Hồi trưa, ông Tổng Trưởng Thông Tin nhắc lại lệnh của Tổng Thống là chỉ để lại những người cần thiết. Tôi đã cho những người không cần thiết về rồi. Số còn đứng ngoài kia họ chưa chịu rời khỏi đài.”
Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền chậm rãi, nhưng giọng đầy xúc động:
- “Thật tình là chúng ta tuyệt vọng rồi. Qua không biết lấy gì để cảm ơn mấy em còn ở đây cho đến giờ phút này. Ðiều mà chính phủ cần bây giờ là thương lượng để họ (VC) đừng tắm máu những người dân vô tội. Cho nên tiếng nói quốc gia bây giờ rất cần thiết. Thành phố còn tương đối yên lành, ít cướp bóc và hôi của cũng là nhờ còn có đài phát thanh. Còn đài, họ biết là chính quyền còn nên chưa dám làm bậy.”
Tôi hỏi cụ Huyền:
- “Cuộc thương lượng có kết quả gì không thưa Phó Tổng Thống?”
Cụ trầm ngâm một chút rồi trả lời, ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa:
- “Lúc VNCH còn mạnh, họ cũng còn chưa chịu thỏa hiệp huống chi bây giờ. Chính phủ thì mới thành lập chưa được một ngày. Nhưng qua cũng nhịn nhục vào gặp họ chỉ để yêu cầu họ đừng tấn công bằng hỏa tiễn vào Sài Gòn, chết người thêm chi cho vô ích. Riêng qua và ông Minh thì còn kể số gì nữa, họ xử ra sao cũng được.”
Tôi hỏi cụ một câu chót:
- “Chúng tôi được biết, Phó Tổng Thống nhận lời ’Big Minh’ rất trễ. Như vậy Phó Tổng Thống cũng biết trước là tình hình sẽ diễn tiến như hiện nay?”
Cụ Huyền thẳng thắn:
- “Khi ông Thiệu bỏ đi, ai cũng đoán được là tình hình cuối cùng sẽ như hiện nay. Chúng tôi đứng ra nhận trách nhiệm khi biết rõ không còn phương sách nào có thể cứu vãn được. Trước khi chúng tôi quyết định, nhiều anh em đã nói, ngu dại gì mà bước vào làm việc trong hoàn cảnh này, nhưng tôi nghĩ đã là kẻ sĩ thì không thể nào thiếu trách nhiệm đến mức thời bình thì ngựa xe quyền lực, nhưng khi đất nước tan hoang thì lại bỏ đi tìm sự yên thân.”
Chờ đến khi trời dứt mưa hẳn, chúng tôi tiễn cụ Huyền ra xe. Cụ lại bắt tay từng người, mắt vẫn sáng quắc. Ðó là lần cuối cùng, tôi được gặp và nói chuyện với cụ, được biết tâm sự u uất của một người yêu nước. Khi vào trại cải tạo, chúng tôi có gặp lại một vài nhân viên đã từng được biệt phái làm việc trong văn phòng Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Họ cho biết cụ Huyền không bị đưa vào trại cải tạo nhưng bị quản thúc rất kỹ tại gia. Ngay cả vào chiều 29 tháng 4, sáng 30 tháng 4, 1975, cụ có nhiều cơ hội để ra đi, nhưng cụ đã từ chối. Và từ sau buổi sáng ngày 30 tháng 4 cách đây 35 năm, cụ Huyền giữ im lặng cho tới lúc qua đời. Và cũng từ đó không còn ai nhắc nhở đến cụ nữa.
Sang đến hải ngoại, tôi chỉ còn nghe thấy người ta gọi cụ Trần Văn Hương là kẻ sĩ cuối cùng của VNCH, chứ còn cụ Huyền thì thường là bị tiếng đời trách cứ vì cụ là phó của Tổng Thống Dương Văn Minh, trong khi “Big Minh” thường bị lên án là đã dâng miền Nam cho Cộng Sản.
Nhưng cá nhân, vốn là người từng học sử và đọc sử, tôi tin rằng những trách cứ bất công dành cho những nhà lãnh đạo cuối cùng của chế độ VNCH không có giá trị sử học. Vì nó không khách quan. Vì những người phán đoán còn có liên hệ đến biến cố lịch sử 30 tháng 4, 1975. Khi không còn lớp người này nữa thì thế hệ về sau sẽ truy cứu một cách độc lập những sử liệu, dùng sự đối chiếu khoa học để đưa ra các nhận xét vô tư hơn để tìm hiểu xem vì đâu, nguyên nhân nào dẫn tới sự đầu hàng vô điều kiện của VNCH chứ không phải ai là người ra lệnh đầu hàng.
Một vài người đạp một căn nhà mà cột kèo chưa bị mục, nó không thể đổ. Nhưng một căn nhà cột kèo đã mục nát hết nó cũng sẽ đổ mà không cần người đạp.
Vũ Ánh
(04/09/2010)
Nguồn: http://www.vietherald.com
Sinh Tồn chuyển