Thân Hữu Tiếp Tay...
Vũ Lịch Nguyên - Đảng muốn lên ngôi vua?
Hỏi những cụ thuộc thế hệ U70 về lòng trung thành của quân đội, các cụ sẽ nói: Từ thuở 10 tuổi, tôi đã biết khẩu hiệu TỔ QUỐC TRÊN HẾT, do cụ Hồ nêu ra. Ngay
Sự đổi giọng sau ba thập kỷ
Hỏi những cụ thuộc thế hệ U70 về lòng trung thành của quân đội, các cụ sẽ nói: Từ thuở 10 tuổi, tôi đã biết khẩu hiệu TỔ QUỐC TRÊN HẾT, do cụ Hồ nêu ra. Ngay những người Cộng Sản cũng hô vậy, mặc dù mục tiêu cao nhất của họ là xóa biên giới, đem tổ quốc nhập vào “thế giới đại đồng”.
Suốt 3 thập kỷ, đảng tuyên bố ra rả trên báo, đài: Quân đội ta “trung với nước, hiếu với dân”. Nghe mỏi cả tai! Rồi 3 thập kỷ tiếp theo, vẫn đài ấy, báo ấy, lại đổi giọng: Từ nay, quân đội “trung với đảng”… Dẫu sao, tình thế chưa cho phép đảng CS đưa nó vào hiến pháp 1980. Phải đợi tới 2013. Câu hỏi: Liệu có phải sứ mạng quân đội thay đổi vì thời chiến đã chuyển sang thời bình? Hay là do vị thế của đảng đã quá lung lay? Từ từ, rồi coi!
Ba thập niên đầu, khi đảng còn rất cần dân để phát động chiến tranh
Từ 1946, khi bước vào cuộc chiến suốt ba chục năm, thế hệ U70 hiện nay – khi đó mới 10 tuổi – ngày đêm nghe đài, đọc báo… thấy đảng ta khẳng định: Quân Đội Nhân Dân từ nhân dân mà ra, do vậy phải “trung với nước… Lúc ấy, 98 hoặc 99% dân số là người ngoài đảng, nghe vậy, rất dễ đồng tình. Đây là quân đội của chế độ dân chủ chứ đâu phải của chế độ phong kiến “thối nát”, “phản động” xa xưa?. Từ “trung với vua” và “chống dân” nay Trung với nước, Hiếu với dân, là đương nhiên.
Nông dân khi ấy chiếm tới 95% dân số, không những được đảng hứa “người cày có ruộng” mà còn được đảng biểu dương vì sự đóng góp sinh lực cho quân đội. Đảng nói: Quân đội ta thực chất là nông dân mặc áo lính. Nghe mát cả lòng, cả dạ.
Nhờ vậy, dân rất nghèo vẫn không nề hà gian nan, dành mọi thứ nuôi dưỡng quân đội như cha mẹ nuôi con. Đáp lại, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng đoan chắc: “hiếu với dân” – coi dân như đấng sinh thành. Một câu phổ biến thời đó, nay ít được nhắc lại: Quân Đội sống nhờ dân, như cá sống nhờ nước.
Tóm lại: Hai đứa con (Đảng và Quân) đều do Nhân Dân sinh ra, nuôi nấng; trong đó thằng Đảng sinh trước, khôn hơn thằng em, được giao nghĩa vụ dìu dắt thằng em. Liệu có ai tưởng tượng nổi: sẽ tới lúc thằng anh bô bô nói rằng nó… đẻ ra thằng em (lời mấy ông tướng trên báo QĐND !), đòi thằng em từ nay có nghĩa vụ “trung với nó”?
Ba thập niên sau, khi đảng đã lên ngôi chễm chệ
Vẫn cái thế hệ U70 hiện thời, từ khi 40 tuổi đến nay - nghĩa là ba chục năm thời bình – các cụ cùng con cháu thấy có sự đổi giọng, nghe rất lạ tai. Từ chỗ “trung với nước”, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bỗng… “trung với đảng” (!). Tổ Quốc bị phế xuống hàng hai, còn cha mẹ xuống hàng bét.
Điều kiện nào?
- Đó là khi đảng đã có ngôi cao chễm chệ, đủ quyền, đủ sức – bất chấp lòng dân – cứ bắt quân đội trung thành với mình, không kém ngày xưa quân đội phong kiến trung với vua, đàn áp bấy cứ ai đụng đến ngôi vua.
- Nhưng trước sau, đảng vẫn lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối cơ mà? Có ai tranh giành đâu? Sao phải đòi quân đội trung thành với mình?
Vậy, do nguyên nhân nào?
- Có lẽ, do được đảng ưu đãi – dù thời bình – mà thằng em thay lòng, quay sang nịnh anh. Chứng cớ? Số trung tá nhiều gấp đôi số giáo sư, nhưng đảng vẫn chịu tốn để trả lương ngang giáo sư. Số tướng lĩnh thời bình nhiều gấp đôi thời chiến, lương như bộ trưởng… Đủ chưa?
- Tuy nhiên, nếu đảng không nhận cái “lòng trung” bất chính và đảo lộn luân thường, mà còn mắng thằng em… thì đâu có chuyện ầm ỹ như hiện nay? Vậy, phải nói rằng tim đen của đảng đã nung nấu và chuẩn bị dư luận tới 30 năm rồi. Đó là suốt 30 năm cứ mặc thằng em hô “trung với đảng”. Đến 2013 mới dám đưa lời hô này vào hiến pháp.
Vậy nguyên nhân của nguyên nhân là gì?
- Chỉ có thể là địa vị thống trị của đảng cứ lung lay, lung lay… cho tới khi Điều 4 không còn đủ thiêng. Đảng bị dân quay lưng lại, rồi chống lại. Nay, cần dựa vào quân đội để dọa dân và chống dân.
Thôi, cứ nói trắng phớ ra: Đảng quyết lên ngôi vua, lập lại chế độ phong kiến.
Đương nhiên, các vị tướng phải nói thế
Chẳng cần thông minh cũng thấy trước: Hàng “đống” các ông tướng sẵn sàng nhảy ra nói leo lẻo, để cắt nghĩa vì sao họ chuyển từ “trung với nước” sang “trung với đảng”. Mọi lý lẽ vòng vèo của họ, kể cả vận dụng tới Mác và Lê, rút cuộc phải đi đến 2 kết luận trẻ em cũng đoán được:
1) Thế mới hợp lẽ, hợp lý luận và hợp với thực tế VN;
2) Đảng thời nay chính cũng là… Tổ Quốc. Xin cha mẹ đứng ngại.
Chớ mất thì giờ cãi nhau với những cái lưỡi này. Có cho chúng ngậm kẹo chúng cũng không dám nói “trung với nước” nữa đâu.
Quan hệ giữa Trung và Hiếu – tức giữa Vua và Cha Mẹ
Trung và Hiếu là những khái niệm đạo đức, lễ giáo và quy tắc của chế độ phong kiến xa xưa, trong quan hệ Vua-Tôi và Cha-Con. Chúng được cụ Hồ vận dụng để nói về quan hệ của Quân Đội thời dân chủ với Tổ Quốc và Nhân Dân. Sử dụng hai khái niệm có sẵn (Trung và Hiếu), cụ Hồ đã trung thành với nội hàm gốc của khái niệm này và đó là tính lương thiện phải có. Vậy quan hệ giữa trung và hiếu ở thời phong kiến ra sao?
- Mọi thần dân (bề tôi và người dân) phải trung thành với Vua. Tội khi quân (dối vua) đã đủ chết suýt soát 100%, hiếm khi thoát chết. Còn bất trung là tội chết 100%+ liên lụy toàn gia, không châm chước. Giết vua là tội chết (tru di) cả ba họ…
- Dưới vua có Thầy (phải trọng thầy), dưới Thầy có Cha (phải hiếu với cha). Thứ tự là Quân – Sư – Phụ. Nhưng thuở xưa, số người có thầy rất hiếm (1% biết chữ) trong khi đó bất cứ ai cũng có cha… Bất hiếu là tội cực nặng.
- Đứng trước vua, “Cha”, hay “Thầy” cũng chỉ là một thần dân, chẳng là cái quái gì hết. Vua bắt chết, vẫn phải chết.
Nay, quân đội chính thức coi đảng là Vua (đã bày tỏ lòng trung), tuy vẫn coi dân là cha mẹ (hứa hẹn có hiếu). Nhưng Cha, Mẹ có là cái cóc khô gì khi so với vua? Đứa con sẵn sàng “thí” cha mẹ, để được lòng vua.
Vũ Lịch Nguyên
(Dân luận)
Vũ Lịch Nguyên - Đảng muốn lên ngôi vua?
Hỏi những cụ thuộc thế hệ U70 về lòng trung thành của quân đội, các cụ sẽ nói: Từ thuở 10 tuổi, tôi đã biết khẩu hiệu TỔ QUỐC TRÊN HẾT, do cụ Hồ nêu ra. Ngay
Sự đổi giọng sau ba thập kỷ
Hỏi những cụ thuộc thế hệ U70 về lòng trung thành của quân đội, các cụ sẽ nói: Từ thuở 10 tuổi, tôi đã biết khẩu hiệu TỔ QUỐC TRÊN HẾT, do cụ Hồ nêu ra. Ngay những người Cộng Sản cũng hô vậy, mặc dù mục tiêu cao nhất của họ là xóa biên giới, đem tổ quốc nhập vào “thế giới đại đồng”.
Suốt 3 thập kỷ, đảng tuyên bố ra rả trên báo, đài: Quân đội ta “trung với nước, hiếu với dân”. Nghe mỏi cả tai! Rồi 3 thập kỷ tiếp theo, vẫn đài ấy, báo ấy, lại đổi giọng: Từ nay, quân đội “trung với đảng”… Dẫu sao, tình thế chưa cho phép đảng CS đưa nó vào hiến pháp 1980. Phải đợi tới 2013. Câu hỏi: Liệu có phải sứ mạng quân đội thay đổi vì thời chiến đã chuyển sang thời bình? Hay là do vị thế của đảng đã quá lung lay? Từ từ, rồi coi!
Ba thập niên đầu, khi đảng còn rất cần dân để phát động chiến tranh
Từ 1946, khi bước vào cuộc chiến suốt ba chục năm, thế hệ U70 hiện nay – khi đó mới 10 tuổi – ngày đêm nghe đài, đọc báo… thấy đảng ta khẳng định: Quân Đội Nhân Dân từ nhân dân mà ra, do vậy phải “trung với nước… Lúc ấy, 98 hoặc 99% dân số là người ngoài đảng, nghe vậy, rất dễ đồng tình. Đây là quân đội của chế độ dân chủ chứ đâu phải của chế độ phong kiến “thối nát”, “phản động” xa xưa?. Từ “trung với vua” và “chống dân” nay Trung với nước, Hiếu với dân, là đương nhiên.
Nông dân khi ấy chiếm tới 95% dân số, không những được đảng hứa “người cày có ruộng” mà còn được đảng biểu dương vì sự đóng góp sinh lực cho quân đội. Đảng nói: Quân đội ta thực chất là nông dân mặc áo lính. Nghe mát cả lòng, cả dạ.
Nhờ vậy, dân rất nghèo vẫn không nề hà gian nan, dành mọi thứ nuôi dưỡng quân đội như cha mẹ nuôi con. Đáp lại, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng đoan chắc: “hiếu với dân” – coi dân như đấng sinh thành. Một câu phổ biến thời đó, nay ít được nhắc lại: Quân Đội sống nhờ dân, như cá sống nhờ nước.
Tóm lại: Hai đứa con (Đảng và Quân) đều do Nhân Dân sinh ra, nuôi nấng; trong đó thằng Đảng sinh trước, khôn hơn thằng em, được giao nghĩa vụ dìu dắt thằng em. Liệu có ai tưởng tượng nổi: sẽ tới lúc thằng anh bô bô nói rằng nó… đẻ ra thằng em (lời mấy ông tướng trên báo QĐND !), đòi thằng em từ nay có nghĩa vụ “trung với nó”?
Ba thập niên sau, khi đảng đã lên ngôi chễm chệ
Vẫn cái thế hệ U70 hiện thời, từ khi 40 tuổi đến nay - nghĩa là ba chục năm thời bình – các cụ cùng con cháu thấy có sự đổi giọng, nghe rất lạ tai. Từ chỗ “trung với nước”, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bỗng… “trung với đảng” (!). Tổ Quốc bị phế xuống hàng hai, còn cha mẹ xuống hàng bét.
Điều kiện nào?
- Đó là khi đảng đã có ngôi cao chễm chệ, đủ quyền, đủ sức – bất chấp lòng dân – cứ bắt quân đội trung thành với mình, không kém ngày xưa quân đội phong kiến trung với vua, đàn áp bấy cứ ai đụng đến ngôi vua.
- Nhưng trước sau, đảng vẫn lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối cơ mà? Có ai tranh giành đâu? Sao phải đòi quân đội trung thành với mình?
Vậy, do nguyên nhân nào?
- Có lẽ, do được đảng ưu đãi – dù thời bình – mà thằng em thay lòng, quay sang nịnh anh. Chứng cớ? Số trung tá nhiều gấp đôi số giáo sư, nhưng đảng vẫn chịu tốn để trả lương ngang giáo sư. Số tướng lĩnh thời bình nhiều gấp đôi thời chiến, lương như bộ trưởng… Đủ chưa?
- Tuy nhiên, nếu đảng không nhận cái “lòng trung” bất chính và đảo lộn luân thường, mà còn mắng thằng em… thì đâu có chuyện ầm ỹ như hiện nay? Vậy, phải nói rằng tim đen của đảng đã nung nấu và chuẩn bị dư luận tới 30 năm rồi. Đó là suốt 30 năm cứ mặc thằng em hô “trung với đảng”. Đến 2013 mới dám đưa lời hô này vào hiến pháp.
Vậy nguyên nhân của nguyên nhân là gì?
- Chỉ có thể là địa vị thống trị của đảng cứ lung lay, lung lay… cho tới khi Điều 4 không còn đủ thiêng. Đảng bị dân quay lưng lại, rồi chống lại. Nay, cần dựa vào quân đội để dọa dân và chống dân.
Thôi, cứ nói trắng phớ ra: Đảng quyết lên ngôi vua, lập lại chế độ phong kiến.
Đương nhiên, các vị tướng phải nói thế
Chẳng cần thông minh cũng thấy trước: Hàng “đống” các ông tướng sẵn sàng nhảy ra nói leo lẻo, để cắt nghĩa vì sao họ chuyển từ “trung với nước” sang “trung với đảng”. Mọi lý lẽ vòng vèo của họ, kể cả vận dụng tới Mác và Lê, rút cuộc phải đi đến 2 kết luận trẻ em cũng đoán được:
1) Thế mới hợp lẽ, hợp lý luận và hợp với thực tế VN;
2) Đảng thời nay chính cũng là… Tổ Quốc. Xin cha mẹ đứng ngại.
Chớ mất thì giờ cãi nhau với những cái lưỡi này. Có cho chúng ngậm kẹo chúng cũng không dám nói “trung với nước” nữa đâu.
Quan hệ giữa Trung và Hiếu – tức giữa Vua và Cha Mẹ
Trung và Hiếu là những khái niệm đạo đức, lễ giáo và quy tắc của chế độ phong kiến xa xưa, trong quan hệ Vua-Tôi và Cha-Con. Chúng được cụ Hồ vận dụng để nói về quan hệ của Quân Đội thời dân chủ với Tổ Quốc và Nhân Dân. Sử dụng hai khái niệm có sẵn (Trung và Hiếu), cụ Hồ đã trung thành với nội hàm gốc của khái niệm này và đó là tính lương thiện phải có. Vậy quan hệ giữa trung và hiếu ở thời phong kiến ra sao?
- Mọi thần dân (bề tôi và người dân) phải trung thành với Vua. Tội khi quân (dối vua) đã đủ chết suýt soát 100%, hiếm khi thoát chết. Còn bất trung là tội chết 100%+ liên lụy toàn gia, không châm chước. Giết vua là tội chết (tru di) cả ba họ…
- Dưới vua có Thầy (phải trọng thầy), dưới Thầy có Cha (phải hiếu với cha). Thứ tự là Quân – Sư – Phụ. Nhưng thuở xưa, số người có thầy rất hiếm (1% biết chữ) trong khi đó bất cứ ai cũng có cha… Bất hiếu là tội cực nặng.
- Đứng trước vua, “Cha”, hay “Thầy” cũng chỉ là một thần dân, chẳng là cái quái gì hết. Vua bắt chết, vẫn phải chết.
Nay, quân đội chính thức coi đảng là Vua (đã bày tỏ lòng trung), tuy vẫn coi dân là cha mẹ (hứa hẹn có hiếu). Nhưng Cha, Mẹ có là cái cóc khô gì khi so với vua? Đứa con sẵn sàng “thí” cha mẹ, để được lòng vua.
Vũ Lịch Nguyên
(Dân luận)