Đoạn Đường Chiến Binh
Vụ Tiên Lãng: Chó ngựa không thể bay
Như vậy là đúng như tôi dự đoán. Ðòi công lý ở phiên tòa Cộng Sản Việt Nam, nơi diễn hài của những bản án được định sẵn, chẳng khác nào đòi chó, ngựa biết bay.
Chiều 5 Tháng Tư, tòa tuyên án, xử phạt Ðoàn Văn Vươn 5 năm tù, Ðoàn Văn Quý 5 năm tù, Ðoàn Văn Sịnh 3.5 năm tù, Ðoàn Văn Vệ 2 năm tù, về tội “giết người và chống lại người thi hành công vụ”, bà Phạm Thị Báu 15 tháng tù treo, bà Nguyễn Thị Thương 18 tháng tù treo về tội “chống lại người thi hành công vụ”.
Cuộc tranh tụng đã diễn ra căng thẳng trong giữa luật sư và tòa án, đôi lúc tòa lấn sân của Viện Kiểm Sát (VKS), tranh tụng trực tiếp với luật sư và không ngớt ngắt lời luật sư. Tòa án đã tỏ ra lúng túng trong việc áp đặt tội trạng.
Ðiểm quan trọng nhất, xuyên suốt phiên tòa là VKS bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Ðiều này rõ ràng mâu thuẫn với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo chỉ đạo giải quyết hậu quả việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng trong cuộc họp ngày 10 Tháng Hai.
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản (...)Thủ tướng kết luận, huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng”. (VNExpress 21/02/2012)
Chúng ta hãy xem báo “Nông nghiệp” ngày 4 Tháng Tư 2013 tường thuật trong bài “Bị cáo khai gì?”:
“Sau khi xét hỏi các bị cáo Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Vệ và Nguyễn Thị Thương, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) ra trước vành móng ngựa:
- Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?
- Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi công an, Viện Kiểm Sát và tòa án TP. Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.
- Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?
- Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.
- Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?
- Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của thủ tướng chính phủ ngày 10 Tháng Hai 2012.
- Bị cáo có mua xăng không?
- Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: Mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.
Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ “có mặt ở hiện trường vụ nổ súng”.
Những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và hợp tình, hợp lý của chị Phạm Thị Báu đã nói lên tất cả. Bản án bỏ túi với sự đe dọa, dằn mặt trong bản cáo trạng, đã khiến VKS phải đem ra cân nhắc trước lời khai của các nạn nhân.
Anh Ðoàn Văn Vươn nói rằng, anh cũng đã cảnh báo trước sẽ chống đối và hoàn toàn không có ý giết người mà nổ súng cốt để đe dọa, gây chú ý với công luận về việc tiếp tục khiếu kiện của gia đình.
“Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Ðoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện”. (Nông Nghiệp 4/04/13)
Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Giêng 2013, Luật Sư Lê Ðức Tiết, phó chủ nhiệm Hội Ðồng Tư Vấn Dân Chủ và Pháp Luật, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nói:
“Trong vụ Ðoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng hiến pháp, đúng luật đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính thủ tướng chính phủ - người đứng đầu cơ quan hành pháp - cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ”. “Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Ðó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận”.
Một lực lượng hùng hậu bao gồm công an và cả bộ đội được sử dụng vào việc cưỡng chế thu hồi trái pháp luật, thực sự là một đám cướp giật. Chính những người lính, dù bị thương nhưng đã từ chối được “bồi thường thiệt hại”, vì họ nhận ra rằng, họ là nạn nhân của những người đã chấp hành một quyết định sai trái, và sự chống đối của gia đình Ðoàn Văn Vươn là tất yếu. Thế mới biết, thực thi một mệnh lệnh chính trị sai thì phải trả giá như thế nào. Tự những người lính sẽ hiểu và đồng cảm sâu sắc sau đó với bà con hàng xóm và gia đình anh Ðoàn Văn Vươn, nhà cửa bị ủi sập, cơ ngơi tan tác. Họ không thể nào cầm đồng tiền từ những người nông dân bị cướp đoạt trắng tay, lại lâm vào tù tội! Họ cho rằng anh Vươn “quá bức xúc” trước tình cảnh và đề nghị giảm án.
Vụ án Ðoàn Văn Vươn mang tính điển hình, thu hút dư luận, vì là lần đầu tiên người nông dân Việt Nam nổ súng chống lại nhà cầm quyền - đám quan lại Tiên Lãng và Hải Phòng - bảo vệ thành quả lao động của mình.
Những quan tòa Hải Phòng không chỉ đại diện cho riêng đất Cảng mà đại diện cho cả hệ thống tham nhũng, đầu cơ, trục lợi đất đai.
Suốt hơn hai thập niên qua, đất đai trở thành miếng mồi ngon cho các phe nhóm trục lợi. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011), tổng thanh tra chính phủ cho biết trong 4 năm đã có hơn 1.57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư, trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai (theo dra.org.vn). Sau vụ Ðoàn Văn Vươn, đã tăng lên rất nhanh các cuộc khiếu kiện. Trong năm 2013, thời hạn sử dụng đất sẽ đồng loạt hết hạn (kể từ luật đất đai sửa đổi 1993), sẽ có bao nhiêu vụ Tiên Lãng nữa?
Cách đây không lâu, vụ án bà Trần Ngọc Sương, hai lần anh hùng lao động, cũng đã gây chấn động dư luận xã hội. Nhiều quan chức về hưu hoặc còn tại vị đã lên tiếng, phải đưa ra bàn bạc tại Quốc Hội. Hơn trăm nông dân sẵn sàng đi tù thay cho bà Ba Sương. Tòa Án Tối Cao xử giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết tội bà 8 năm tù. Cuối cùng ngày 17 Tháng Giêng 2013, tòa án Cần Thơ đình chỉ vụ án, khôi phục lại sinh hoạt đảng cho bà. Nhưng công lý cuối cùng là gì? Bà Ba Sương không bị đi tù, nhưng đã phải bỏ nông trường, bị đày đọa cùng cực suốt mấy năm trời, và bây giờ bơ vơ, không nhà cửa. Còn đất nông trường thì đã nằm trong tay của những tên kẻ cướp, nhân danh “nhà nước thống nhất quản lý”.
Vụ án bà Ba Sương, tưởng chừng như một quả bom “điểm huyệt chế độ” nhưng nhà cầm quyền đã đủ khôn ngoan để dẹp yên, nhưng tình tiết vụ án này khác hắn. Vụ Ðoàn Văn Vươn là hành động chống đối, chưa có tiền lệ.
Tiếng súng Ðoàn Văn Vươn có thể thức tỉnh một số người dân bị oan ức, mất mát, nhưng sẽ chìm vào quên lãng trong một xã hội mà con người chỉ biết cam phận, bằng lòng với những nhu cầu thường nhật và cao lắm cũng chỉ dừng ở thái độ ca thán. Sự phản ứng trước bất công, ủng hộ Ðoàn Văn Vương tuy là biểu hiện can đảm của một số blogger và tình đoàn kết của một số ít nông dân Văn Giang, Dương Nội, nhưng vẫn chỉ là sự tập hợp nhỏ, rời rạc, thiếu tổ chức và phương pháp, chỉ cần một trận càn quét của an ninh là tan hoang, rã đám.
Nhà cầm quyền đã không thể cho công lý có cơ hội được thực thi, vì phải bao che những khuôn mặt mập mỡ ăn chặn, phải đè bẹp mọi sự chống đối, phải dằn mặt mọi mầm mống phản kháng. Bản án là tín hiệu cảnh báo cho những Ðoàn Văn Vươn khác có thể xảy ra ở khắp nơi trên đất nước này.
Nhà cầm quyền CSVN, như ông Nguyễn Trung viết, đã “để cho sa đọa của bản thân mình dấn sâu hơn nữa vào con đường thù nghịch với nhân dân và cuối cùng sẽ khó tránh khỏi cảnh dân lật thuyền”.
Nhưng khó mà lật được khi công lý đang nằm trong tay bạo quyền bên cạnh tinh thần nô lệ của công chúng.
“Sẽ dễ dàng có công lý hơn khi trái tim không còn sợ hãi”! - (Seneka).
Lê Diễn Ðức
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164399&zoneid=97#.UWYUKFcx6M8
Bàn ra tán vào (0)
Vụ Tiên Lãng: Chó ngựa không thể bay
Như vậy là đúng như tôi dự đoán. Ðòi công lý ở phiên tòa Cộng Sản Việt Nam, nơi diễn hài của những bản án được định sẵn, chẳng khác nào đòi chó, ngựa biết bay.
Chiều 5 Tháng Tư, tòa tuyên án, xử phạt Ðoàn Văn Vươn 5 năm tù, Ðoàn Văn Quý 5 năm tù, Ðoàn Văn Sịnh 3.5 năm tù, Ðoàn Văn Vệ 2 năm tù, về tội “giết người và chống lại người thi hành công vụ”, bà Phạm Thị Báu 15 tháng tù treo, bà Nguyễn Thị Thương 18 tháng tù treo về tội “chống lại người thi hành công vụ”.
Cuộc tranh tụng đã diễn ra căng thẳng trong giữa luật sư và tòa án, đôi lúc tòa lấn sân của Viện Kiểm Sát (VKS), tranh tụng trực tiếp với luật sư và không ngớt ngắt lời luật sư. Tòa án đã tỏ ra lúng túng trong việc áp đặt tội trạng.
Ðiểm quan trọng nhất, xuyên suốt phiên tòa là VKS bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Ðiều này rõ ràng mâu thuẫn với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo chỉ đạo giải quyết hậu quả việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng trong cuộc họp ngày 10 Tháng Hai.
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản (...)Thủ tướng kết luận, huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng”. (VNExpress 21/02/2012)
Chúng ta hãy xem báo “Nông nghiệp” ngày 4 Tháng Tư 2013 tường thuật trong bài “Bị cáo khai gì?”:
“Sau khi xét hỏi các bị cáo Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Vệ và Nguyễn Thị Thương, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) ra trước vành móng ngựa:
- Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?
- Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi công an, Viện Kiểm Sát và tòa án TP. Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.
- Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?
- Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.
- Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?
- Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của thủ tướng chính phủ ngày 10 Tháng Hai 2012.
- Bị cáo có mua xăng không?
- Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: Mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.
Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ “có mặt ở hiện trường vụ nổ súng”.
Những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và hợp tình, hợp lý của chị Phạm Thị Báu đã nói lên tất cả. Bản án bỏ túi với sự đe dọa, dằn mặt trong bản cáo trạng, đã khiến VKS phải đem ra cân nhắc trước lời khai của các nạn nhân.
Anh Ðoàn Văn Vươn nói rằng, anh cũng đã cảnh báo trước sẽ chống đối và hoàn toàn không có ý giết người mà nổ súng cốt để đe dọa, gây chú ý với công luận về việc tiếp tục khiếu kiện của gia đình.
“Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Ðoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện”. (Nông Nghiệp 4/04/13)
Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Giêng 2013, Luật Sư Lê Ðức Tiết, phó chủ nhiệm Hội Ðồng Tư Vấn Dân Chủ và Pháp Luật, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nói:
“Trong vụ Ðoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng hiến pháp, đúng luật đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính thủ tướng chính phủ - người đứng đầu cơ quan hành pháp - cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ”. “Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Ðó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận”.
Một lực lượng hùng hậu bao gồm công an và cả bộ đội được sử dụng vào việc cưỡng chế thu hồi trái pháp luật, thực sự là một đám cướp giật. Chính những người lính, dù bị thương nhưng đã từ chối được “bồi thường thiệt hại”, vì họ nhận ra rằng, họ là nạn nhân của những người đã chấp hành một quyết định sai trái, và sự chống đối của gia đình Ðoàn Văn Vươn là tất yếu. Thế mới biết, thực thi một mệnh lệnh chính trị sai thì phải trả giá như thế nào. Tự những người lính sẽ hiểu và đồng cảm sâu sắc sau đó với bà con hàng xóm và gia đình anh Ðoàn Văn Vươn, nhà cửa bị ủi sập, cơ ngơi tan tác. Họ không thể nào cầm đồng tiền từ những người nông dân bị cướp đoạt trắng tay, lại lâm vào tù tội! Họ cho rằng anh Vươn “quá bức xúc” trước tình cảnh và đề nghị giảm án.
Vụ án Ðoàn Văn Vươn mang tính điển hình, thu hút dư luận, vì là lần đầu tiên người nông dân Việt Nam nổ súng chống lại nhà cầm quyền - đám quan lại Tiên Lãng và Hải Phòng - bảo vệ thành quả lao động của mình.
Những quan tòa Hải Phòng không chỉ đại diện cho riêng đất Cảng mà đại diện cho cả hệ thống tham nhũng, đầu cơ, trục lợi đất đai.
Suốt hơn hai thập niên qua, đất đai trở thành miếng mồi ngon cho các phe nhóm trục lợi. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011), tổng thanh tra chính phủ cho biết trong 4 năm đã có hơn 1.57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư, trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai (theo dra.org.vn). Sau vụ Ðoàn Văn Vươn, đã tăng lên rất nhanh các cuộc khiếu kiện. Trong năm 2013, thời hạn sử dụng đất sẽ đồng loạt hết hạn (kể từ luật đất đai sửa đổi 1993), sẽ có bao nhiêu vụ Tiên Lãng nữa?
Cách đây không lâu, vụ án bà Trần Ngọc Sương, hai lần anh hùng lao động, cũng đã gây chấn động dư luận xã hội. Nhiều quan chức về hưu hoặc còn tại vị đã lên tiếng, phải đưa ra bàn bạc tại Quốc Hội. Hơn trăm nông dân sẵn sàng đi tù thay cho bà Ba Sương. Tòa Án Tối Cao xử giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết tội bà 8 năm tù. Cuối cùng ngày 17 Tháng Giêng 2013, tòa án Cần Thơ đình chỉ vụ án, khôi phục lại sinh hoạt đảng cho bà. Nhưng công lý cuối cùng là gì? Bà Ba Sương không bị đi tù, nhưng đã phải bỏ nông trường, bị đày đọa cùng cực suốt mấy năm trời, và bây giờ bơ vơ, không nhà cửa. Còn đất nông trường thì đã nằm trong tay của những tên kẻ cướp, nhân danh “nhà nước thống nhất quản lý”.
Vụ án bà Ba Sương, tưởng chừng như một quả bom “điểm huyệt chế độ” nhưng nhà cầm quyền đã đủ khôn ngoan để dẹp yên, nhưng tình tiết vụ án này khác hắn. Vụ Ðoàn Văn Vươn là hành động chống đối, chưa có tiền lệ.
Tiếng súng Ðoàn Văn Vươn có thể thức tỉnh một số người dân bị oan ức, mất mát, nhưng sẽ chìm vào quên lãng trong một xã hội mà con người chỉ biết cam phận, bằng lòng với những nhu cầu thường nhật và cao lắm cũng chỉ dừng ở thái độ ca thán. Sự phản ứng trước bất công, ủng hộ Ðoàn Văn Vương tuy là biểu hiện can đảm của một số blogger và tình đoàn kết của một số ít nông dân Văn Giang, Dương Nội, nhưng vẫn chỉ là sự tập hợp nhỏ, rời rạc, thiếu tổ chức và phương pháp, chỉ cần một trận càn quét của an ninh là tan hoang, rã đám.
Nhà cầm quyền đã không thể cho công lý có cơ hội được thực thi, vì phải bao che những khuôn mặt mập mỡ ăn chặn, phải đè bẹp mọi sự chống đối, phải dằn mặt mọi mầm mống phản kháng. Bản án là tín hiệu cảnh báo cho những Ðoàn Văn Vươn khác có thể xảy ra ở khắp nơi trên đất nước này.
Nhà cầm quyền CSVN, như ông Nguyễn Trung viết, đã “để cho sa đọa của bản thân mình dấn sâu hơn nữa vào con đường thù nghịch với nhân dân và cuối cùng sẽ khó tránh khỏi cảnh dân lật thuyền”.
Nhưng khó mà lật được khi công lý đang nằm trong tay bạo quyền bên cạnh tinh thần nô lệ của công chúng.
“Sẽ dễ dàng có công lý hơn khi trái tim không còn sợ hãi”! - (Seneka).
Lê Diễn Ðức
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164399&zoneid=97#.UWYUKFcx6M8