Nhân Vật
Vụ bê bối Watergate – 40 năm sau còn vang vọng
04.08.2014
Thứ Bảy ngày 9 tháng 8 này đánh dấu 40 năm ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức. Ông Nixon từ chức vì dính líu đến vụ bê bối Watergate và vụ bưng bít sau đó, bắt đầu khi những nhân viên phụ trách vận động tranh cử của đảng Cộng hòa đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ trong tòa nhà văn phòng Watergate ở thủ đô Washington vào tháng 6 năm 1972.
Vụ Watergate gây chấn động chính trường Mỹ và một số cải cách được
ban hành sau vụ bê bối này vẫn còn để lại âm hưởng cho tới ngày nay.
Nhưng những tác động đó vẫn chưa lộ rõ vào đêm ngày 8 tháng 8 năm 1974,
khi canh bạc chính trị đầy kịch tính diễn ra trong Tòa Bạch Ốc. Đó là
đêm Richard Nixon xuất hiện trước ống kính truyền hình tại Phòng Bầu dục
và tuyên bố ông sẽ từ chức vào ngày hôm sau:
"Tôi chưa bao giờ là người bỏ cuộc. Rời khỏi văn phòng này trước khi
hoàn thành nhiệm kỳ của mình là ý nghĩ làm tôi căm ghét bản thân mình.
Nhưng là Tổng thống, tôi phải đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu."
Trong một bài phát biểu xúc động trước đội ngũ nhân viên Tòa Bạch Ốc vào
sáng hôm sau, ngày ông từ chức, Nixon dường như thoáng nhắc tới những
lý do dẫn tới sự sụp đổ chính trị của mình, mặc dù vào lúc đó ông có
thực sự biết hay không vẫn còn là điều gợi ra nhiều kiến giải:
"Hãy luôn nhớ, những người khác có thể ghét bạn. Nhưng những người
ghét bạn không giành chiến thắng, trừ phi bạn ghét họ. Đó là lúc bạn hủy
diệt chính mình."
Ngay sau đó tân tổng thống Gerald Ford tìm cách trấn an một quốc gia vừa
chứng kiến sự kiện lần đầu tiên tổng thống từ chức trong lịch sử. Ngôn
từ của ông giản đơn nhưng hùng hồn, và là sự tôn vinh bản chất trường
tồn của nền dân chủ Mỹ:
"Đồng bào Mỹ của tôi, cơn ác mộng dài của quốc gia chúng ta đã chấm
dứt. Hiến pháp của chúng ta vẫn nguyên giá trị. Nền cộng hòa vĩ đại của
chúng ta là một chính phủ của luật pháp chứ không phải của con người.
Nơi đây, người dân ngự trị."
Một số phụ tá của ông Nixon đi tù vì những tội và những sự lạm quyền
phạm phải trong vụ bê bối Watergate. Những cuốn băng ghi âm của Tòa Bạch
Ốc chứng minh ông Nixon có dính líu trong vụ che đậy khi ông ra lệnh
cho các phụ tá bảo CIA nói dối FBI trong một nỗ lực nhằm ngăn cuộc điều
tra vụ Watergate.
Tổng thống Ford sau đó ân xá cho ông Nixon khỏi phải chịu bất kỳ trách
nhiệm hình sự nào, một quyết định có lẽ đã khiến ông thất bại trong cuộc
bầu cử tổng thống năm 1976, với chiến thắng thuộc về ứng viên đảng Dân
chủ Jimmy Carter.
Allan Lichtman, giáo sư sử học chuyên nghiên cứu về các tổng thống Mỹ
thuộc Đại học American, nói rằng vụ bê bối Watergate vẫn là một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị của Mỹ. "Watergate vẫn mang ý
nghĩa hết sức to lớn. Cho đến giờ vụ này vẫn là nỗ lực toàn diện nhất
của một tổng thống và chính quyền của mình làm xói mòn tiến trình dân
chủ."
Vụ bê bối Watergate diễn tiến trong khoảng thời gian hai năm. Phần lớn
vụ bê bối bị hai phóng viên Bob Woodward và Carl Bernstein của báo
Washington Post phanh phui và viết bài tường thuật đầu tiên.
Ông Lichtman nói các nhà báo điều tra vụ Watergate và sự dính líu của tổng thống trong vụ che đậy chính trị là rất hệ trọng:
"Nếu không nhờ những bài báo của Bob Woodward và Carl Bernstein và
nguồn tin nội bộ của họ thì Nixon có lẽ đã thoát hiểm. Do đó hệ thống
nói chung vẫn còn công hiệu nhưng công hiệu ở mức bấp bênh, và bài học
rút ra là lúc nào cũng phải cảnh giác."
Vụ bê bối Watergate cũng dẫn tới việc quốc hội ban hành cải cách về hệ
thống tài chính trong chiến dịch tranh cử, mặc dù một số những cải cách
này mới đây đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ.
Vụ Watergate cũng mở ra một kỷ nguyên chính trị mới chia rẽ hơn, và trở
nên phân cực hơn trong những năm gần đây. Ông Norman Ornstein, một nhà
phân tích chính trị tham gia vào một cuộc thảo luận gần đây về vụ bê bối
Watergate tại Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, nói:
"[Khi đó] chúng ta bắt đầu thấy căng thẳng gia tăng nhưng không đến
mức như bây giờ. Những gì tôi thấy hiện nay là sự phân hóa phe phái,
không chỉ đơn giản là phân cực. Đó là điều mà chúng ta chưa từng chứng
kiến ở nước này kể từ thời kỳ Nội chiến."
Người Mỹ đã thay đổi suy nghĩ của họ về một khía cạnh của vụ bê bối
Watergate. Năm 1974, 59 phần trăm người Mỹ phản đối quyết định của Tổng
thống Ford ân xá cho Richard Nixon. Nhưng đến năm 2002, một cuộc khảo
sát của ABC News cho thấy 59 phần trăm tin rằng ông Ford đã làm điều
đúng đắn khi ban hành quyết định ân xá như một phần của nỗ lực thống
nhất đất nước sau một trong những vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất trong
lịch sử Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-be-boi-watergate-40-nam-sau-con-vang-vong/1971606.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Vụ bê bối Watergate – 40 năm sau còn vang vọng
04.08.2014
Thứ Bảy ngày 9 tháng 8 này đánh dấu 40 năm ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức. Ông Nixon từ chức vì dính líu đến vụ bê bối Watergate và vụ bưng bít sau đó, bắt đầu khi những nhân viên phụ trách vận động tranh cử của đảng Cộng hòa đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ trong tòa nhà văn phòng Watergate ở thủ đô Washington vào tháng 6 năm 1972.
Vụ Watergate gây chấn động chính trường Mỹ và một số cải cách được
ban hành sau vụ bê bối này vẫn còn để lại âm hưởng cho tới ngày nay.
Nhưng những tác động đó vẫn chưa lộ rõ vào đêm ngày 8 tháng 8 năm 1974,
khi canh bạc chính trị đầy kịch tính diễn ra trong Tòa Bạch Ốc. Đó là
đêm Richard Nixon xuất hiện trước ống kính truyền hình tại Phòng Bầu dục
và tuyên bố ông sẽ từ chức vào ngày hôm sau:
"Tôi chưa bao giờ là người bỏ cuộc. Rời khỏi văn phòng này trước khi
hoàn thành nhiệm kỳ của mình là ý nghĩ làm tôi căm ghét bản thân mình.
Nhưng là Tổng thống, tôi phải đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu."
Trong một bài phát biểu xúc động trước đội ngũ nhân viên Tòa Bạch Ốc vào
sáng hôm sau, ngày ông từ chức, Nixon dường như thoáng nhắc tới những
lý do dẫn tới sự sụp đổ chính trị của mình, mặc dù vào lúc đó ông có
thực sự biết hay không vẫn còn là điều gợi ra nhiều kiến giải:
"Hãy luôn nhớ, những người khác có thể ghét bạn. Nhưng những người
ghét bạn không giành chiến thắng, trừ phi bạn ghét họ. Đó là lúc bạn hủy
diệt chính mình."
Ngay sau đó tân tổng thống Gerald Ford tìm cách trấn an một quốc gia vừa
chứng kiến sự kiện lần đầu tiên tổng thống từ chức trong lịch sử. Ngôn
từ của ông giản đơn nhưng hùng hồn, và là sự tôn vinh bản chất trường
tồn của nền dân chủ Mỹ:
"Đồng bào Mỹ của tôi, cơn ác mộng dài của quốc gia chúng ta đã chấm
dứt. Hiến pháp của chúng ta vẫn nguyên giá trị. Nền cộng hòa vĩ đại của
chúng ta là một chính phủ của luật pháp chứ không phải của con người.
Nơi đây, người dân ngự trị."
Một số phụ tá của ông Nixon đi tù vì những tội và những sự lạm quyền
phạm phải trong vụ bê bối Watergate. Những cuốn băng ghi âm của Tòa Bạch
Ốc chứng minh ông Nixon có dính líu trong vụ che đậy khi ông ra lệnh
cho các phụ tá bảo CIA nói dối FBI trong một nỗ lực nhằm ngăn cuộc điều
tra vụ Watergate.
Tổng thống Ford sau đó ân xá cho ông Nixon khỏi phải chịu bất kỳ trách
nhiệm hình sự nào, một quyết định có lẽ đã khiến ông thất bại trong cuộc
bầu cử tổng thống năm 1976, với chiến thắng thuộc về ứng viên đảng Dân
chủ Jimmy Carter.
Allan Lichtman, giáo sư sử học chuyên nghiên cứu về các tổng thống Mỹ
thuộc Đại học American, nói rằng vụ bê bối Watergate vẫn là một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị của Mỹ. "Watergate vẫn mang ý
nghĩa hết sức to lớn. Cho đến giờ vụ này vẫn là nỗ lực toàn diện nhất
của một tổng thống và chính quyền của mình làm xói mòn tiến trình dân
chủ."
Vụ bê bối Watergate diễn tiến trong khoảng thời gian hai năm. Phần lớn
vụ bê bối bị hai phóng viên Bob Woodward và Carl Bernstein của báo
Washington Post phanh phui và viết bài tường thuật đầu tiên.
Ông Lichtman nói các nhà báo điều tra vụ Watergate và sự dính líu của tổng thống trong vụ che đậy chính trị là rất hệ trọng:
"Nếu không nhờ những bài báo của Bob Woodward và Carl Bernstein và
nguồn tin nội bộ của họ thì Nixon có lẽ đã thoát hiểm. Do đó hệ thống
nói chung vẫn còn công hiệu nhưng công hiệu ở mức bấp bênh, và bài học
rút ra là lúc nào cũng phải cảnh giác."
Vụ bê bối Watergate cũng dẫn tới việc quốc hội ban hành cải cách về hệ
thống tài chính trong chiến dịch tranh cử, mặc dù một số những cải cách
này mới đây đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ.
Vụ Watergate cũng mở ra một kỷ nguyên chính trị mới chia rẽ hơn, và trở
nên phân cực hơn trong những năm gần đây. Ông Norman Ornstein, một nhà
phân tích chính trị tham gia vào một cuộc thảo luận gần đây về vụ bê bối
Watergate tại Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, nói:
"[Khi đó] chúng ta bắt đầu thấy căng thẳng gia tăng nhưng không đến
mức như bây giờ. Những gì tôi thấy hiện nay là sự phân hóa phe phái,
không chỉ đơn giản là phân cực. Đó là điều mà chúng ta chưa từng chứng
kiến ở nước này kể từ thời kỳ Nội chiến."
Người Mỹ đã thay đổi suy nghĩ của họ về một khía cạnh của vụ bê bối
Watergate. Năm 1974, 59 phần trăm người Mỹ phản đối quyết định của Tổng
thống Ford ân xá cho Richard Nixon. Nhưng đến năm 2002, một cuộc khảo
sát của ABC News cho thấy 59 phần trăm tin rằng ông Ford đã làm điều
đúng đắn khi ban hành quyết định ân xá như một phần của nỗ lực thống
nhất đất nước sau một trong những vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất trong
lịch sử Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-be-boi-watergate-40-nam-sau-con-vang-vong/1971606.html