Xe cán chó
Vụ cán bộ dùng súng thanh toán nhau ở Yên Bái
Vụ cán bộ dùng súng thanh toán nhau ở Yên Bái (xin lỗi là không thể tìm được cách diễn đạt nào khác hơn), đối với tôi, đó chỉ là một vết nhơ của chế độ này và là hồi chuông cảnh báo muộn cho bộ máy cầm quyền hiện hữu về những hiểm hoạ từ chính trong nội bộ của họ. Dù chưa rõ nguyên nhân ra sao, nhưng việc các cán bộ (chắc chắn tất cả đều là Đảng viên) dùng súng để giải quyết ân oán với nhau một cách tàn bạo như vậy đã làm dấy lên giả thuyết về khả năng tranh giành lợi ích hoặc mâu thuẫn phe nhóm ở đây…
Dù không định đề cập tới chuyện này nữa bởi sự tôn trọng với thân nhân những người đã chết, nhưng sáng nay đọc một số bài viết trên mạng ca ngợi người đã bắn chết các đồng chí của mình, tôi lại thấy cần phải viết. Điều đáng nói là có tới hàng vài chục ngàn người đã like, comment và share những bài viết đó với nội dung thương tiếc, cổ vũ hành động của người này, thậm chí tôn vinh anh ta như một người anh hùng đã dám đứng lên phản kháng, diệt trừ bọn sâu mọt của đất nước!
Ngược lại, trước đó, có tới hàng trăm ngàn người cũng đã like, comment và chia sẻ, bày tỏ sự hả hê vui mừng trước thông tin về cái chết của hai cán bộ lãnh đạo cao cấp tỉnh Yên Bái.
Có thể hiểu tâm lý chung của số đông qua vụ này. Sự chán ghét nạn tham nhũng kéo dài tràn lan, sự bất mãn với những cán bộ lãnh đạo dốt nát mà tham lam, sự oán hờn với những sách nhiễu của bộ máy chính quyền ở nhiều địa phương… Tất cả đã làm cho lòng dân ra như thế, làm nảy sinh ra một phản ứng xã hội kỳ lạ: Hễ cứ nghe tin lãnh đạo gặp nạn là hả hê, sung sướng, bất kể nguyên nhân ra sao và trong hoàn cảnh thế nào. Lãnh đạo ở vị trí càng cao thì sự hả hê càng lớn. Nếu xem đây là một liều thuốc thử để đo tình cảm cũng như sự tôn trọng của dân đối với những người dẫn dắt mình thì đáng buồn là dấu hiệu đã chỉ ở mức báo động! Và đó chính là lời cảnh báo nguy hiểm cho mọi chế độ!
Tuy nhiên, tôi có thể thông cảm với tâm lý số đông chứ không thể chia sẻ được thái độ tôn vinh người đang được coi là nghi phạm chính trong vụ này. Có hai điều “lệch chuẩn” cần được thấy rõ ở đây:
1/ Nghi phạm vốn là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm. Ở một tỉnh miền núi như Yên Bái, vị trí này không phải dễ giành được nếu không có “máu mặt”. Và tôi đồ rằng nếu không phải là con rể của nguyên Bí thư Tỉnh ủy đời trước, chưa chắc người này đã có thể ngồi vào chiếc “ghế nóng” đó ! (Xin lỗi vì nói ra điều nhạy cảm này có thể đụng chạm tới thân nhân người đã khuất).
Việc nghi phạm ra vào thoải mái ở nơi làm việc của Bí thư và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban tổ chức tỉnh cho thấy mức độ thân thiết (hoặc ít nhất là gần gũi mật thiết) trong mối quan hệ với các nạn nhân.
Vậy, lý do của việc dùng súng lạnh lùng “xử” một lúc hai đồng chí và cũng là cấp trên của mình trong tích tắc như thế là gì? Liệu có phải vì bức xúc cho dân, cho nước hay chỉ vì động cơ cá nhân?
Có người so sánh hành vi này của nghi phạm giống như anh Đoàn Văn Vươn khi bị dồn tới bước đường cùng. Đó lại là một sự “lệch chuẩn” nữa! Sự phản kháng tự phát của một người nông dân nghèo bị chính quyền địa phương o ép và trấn lột đến cùng quẫn, hoàn toàn khác về bản chất với sự tự phát thanh toán nhau vì động cơ cá nhân giữa các “đầy tớ của dân” (nếu đây là nguyên nhân đích thực của vụ việc ở Yên Bái). Tôi ủng hộ những phát súng đòi công lý của công dân Đoàn Văn Vươn nhưng tôi không thấy có lý do gì để cho rằng những phát súng ở Yên Bái vừa qua là từ sự cùng quẫn và chọn lựa quyết liệt của một người hùng vì dân, vì nước như nhiều người đang ca ngợi. So sánh như thế là khập khiễng và thật khôi hài!
2/ Bất luận thế nào, chúng ta cũng không thể cổ vũ cho hành vi cuồng sát. Một kẻ lấy đi vài mạng người rồi sau đó tự sát không thể được tung hô theo kiểu “buông đao thành Phật” như vậy! Trước thần Công lý, không thể phân biệt theo kiểu vì đây là quan nên đáng chết còn đây là dân nên đáng sống, trừ khi chúng ta chứng minh được họ (quan) có tội với những bằng chứng cụ thể. Chúng ta phản đối một xã hội bạo lực và không mong muốn con cháu chúng ta phải sống trong một xã hội như thế, vậy thì tại sao lại cổ súy cho hành vi cuồng sát? Con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì và chúng ta sẽ dạy bọn trẻ ra sao nếu xã hội có thể đồng lòng tôn vinh một kẻ cuồng sát như vậy?
Điều cuối cùng, tôi nghĩ rằng tử tế nhất lúc này là hãy thôi đừng nói về những người đã chết, để cho thân nhân của họ đỡ đau. Đám tang kiểu gì thì họ cũng đã về với đất. Chỉ không biết các đồng chí của họ thì có ngẫm nghĩ gì không? Cá nhân tôi, thực lòng chẳng vui, chẳng buồn trước sự kiện này, bởi từ lâu đã không còn biết ngạc nhiên !
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Vụ cán bộ dùng súng thanh toán nhau ở Yên Bái
Vụ cán bộ dùng súng thanh toán nhau ở Yên Bái (xin lỗi là không thể tìm được cách diễn đạt nào khác hơn), đối với tôi, đó chỉ là một vết nhơ của chế độ này và là hồi chuông cảnh báo muộn cho bộ máy cầm quyền hiện hữu về những hiểm hoạ từ chính trong nội bộ của họ. Dù chưa rõ nguyên nhân ra sao, nhưng việc các cán bộ (chắc chắn tất cả đều là Đảng viên) dùng súng để giải quyết ân oán với nhau một cách tàn bạo như vậy đã làm dấy lên giả thuyết về khả năng tranh giành lợi ích hoặc mâu thuẫn phe nhóm ở đây…
Dù không định đề cập tới chuyện này nữa bởi sự tôn trọng với thân nhân những người đã chết, nhưng sáng nay đọc một số bài viết trên mạng ca ngợi người đã bắn chết các đồng chí của mình, tôi lại thấy cần phải viết. Điều đáng nói là có tới hàng vài chục ngàn người đã like, comment và share những bài viết đó với nội dung thương tiếc, cổ vũ hành động của người này, thậm chí tôn vinh anh ta như một người anh hùng đã dám đứng lên phản kháng, diệt trừ bọn sâu mọt của đất nước!
Ngược lại, trước đó, có tới hàng trăm ngàn người cũng đã like, comment và chia sẻ, bày tỏ sự hả hê vui mừng trước thông tin về cái chết của hai cán bộ lãnh đạo cao cấp tỉnh Yên Bái.
Có thể hiểu tâm lý chung của số đông qua vụ này. Sự chán ghét nạn tham nhũng kéo dài tràn lan, sự bất mãn với những cán bộ lãnh đạo dốt nát mà tham lam, sự oán hờn với những sách nhiễu của bộ máy chính quyền ở nhiều địa phương… Tất cả đã làm cho lòng dân ra như thế, làm nảy sinh ra một phản ứng xã hội kỳ lạ: Hễ cứ nghe tin lãnh đạo gặp nạn là hả hê, sung sướng, bất kể nguyên nhân ra sao và trong hoàn cảnh thế nào. Lãnh đạo ở vị trí càng cao thì sự hả hê càng lớn. Nếu xem đây là một liều thuốc thử để đo tình cảm cũng như sự tôn trọng của dân đối với những người dẫn dắt mình thì đáng buồn là dấu hiệu đã chỉ ở mức báo động! Và đó chính là lời cảnh báo nguy hiểm cho mọi chế độ!
Tuy nhiên, tôi có thể thông cảm với tâm lý số đông chứ không thể chia sẻ được thái độ tôn vinh người đang được coi là nghi phạm chính trong vụ này. Có hai điều “lệch chuẩn” cần được thấy rõ ở đây:
1/ Nghi phạm vốn là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm. Ở một tỉnh miền núi như Yên Bái, vị trí này không phải dễ giành được nếu không có “máu mặt”. Và tôi đồ rằng nếu không phải là con rể của nguyên Bí thư Tỉnh ủy đời trước, chưa chắc người này đã có thể ngồi vào chiếc “ghế nóng” đó ! (Xin lỗi vì nói ra điều nhạy cảm này có thể đụng chạm tới thân nhân người đã khuất).
Việc nghi phạm ra vào thoải mái ở nơi làm việc của Bí thư và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban tổ chức tỉnh cho thấy mức độ thân thiết (hoặc ít nhất là gần gũi mật thiết) trong mối quan hệ với các nạn nhân.
Vậy, lý do của việc dùng súng lạnh lùng “xử” một lúc hai đồng chí và cũng là cấp trên của mình trong tích tắc như thế là gì? Liệu có phải vì bức xúc cho dân, cho nước hay chỉ vì động cơ cá nhân?
Có người so sánh hành vi này của nghi phạm giống như anh Đoàn Văn Vươn khi bị dồn tới bước đường cùng. Đó lại là một sự “lệch chuẩn” nữa! Sự phản kháng tự phát của một người nông dân nghèo bị chính quyền địa phương o ép và trấn lột đến cùng quẫn, hoàn toàn khác về bản chất với sự tự phát thanh toán nhau vì động cơ cá nhân giữa các “đầy tớ của dân” (nếu đây là nguyên nhân đích thực của vụ việc ở Yên Bái). Tôi ủng hộ những phát súng đòi công lý của công dân Đoàn Văn Vươn nhưng tôi không thấy có lý do gì để cho rằng những phát súng ở Yên Bái vừa qua là từ sự cùng quẫn và chọn lựa quyết liệt của một người hùng vì dân, vì nước như nhiều người đang ca ngợi. So sánh như thế là khập khiễng và thật khôi hài!
2/ Bất luận thế nào, chúng ta cũng không thể cổ vũ cho hành vi cuồng sát. Một kẻ lấy đi vài mạng người rồi sau đó tự sát không thể được tung hô theo kiểu “buông đao thành Phật” như vậy! Trước thần Công lý, không thể phân biệt theo kiểu vì đây là quan nên đáng chết còn đây là dân nên đáng sống, trừ khi chúng ta chứng minh được họ (quan) có tội với những bằng chứng cụ thể. Chúng ta phản đối một xã hội bạo lực và không mong muốn con cháu chúng ta phải sống trong một xã hội như thế, vậy thì tại sao lại cổ súy cho hành vi cuồng sát? Con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì và chúng ta sẽ dạy bọn trẻ ra sao nếu xã hội có thể đồng lòng tôn vinh một kẻ cuồng sát như vậy?
Điều cuối cùng, tôi nghĩ rằng tử tế nhất lúc này là hãy thôi đừng nói về những người đã chết, để cho thân nhân của họ đỡ đau. Đám tang kiểu gì thì họ cũng đã về với đất. Chỉ không biết các đồng chí của họ thì có ngẫm nghĩ gì không? Cá nhân tôi, thực lòng chẳng vui, chẳng buồn trước sự kiện này, bởi từ lâu đã không còn biết ngạc nhiên !