Cà Kê Dê Ngỗng
Vương quốc Anh công chiếu bộ phim về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
London – Nữ diễn viên Canada gốc Trung Quốc Anastasia Lin là một nhân vật nằm trong danh sách truy nã gắt gao của Trung Quốc. Sau khi được trao vương miện Hoa hậu Thế giới Canada vào năm 2015, thay vì theo đuổi một cuộc sống quyến rũ của một nữ hoàng sắc đẹp, cô đã chọn hành động lên tiếng về những vụ vi phạm nhân quyền ngay tại quê hương của cô.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2016, cô được mời đến cung điện Westminster, Vương quốc Anh để tham dự buổi công chiếu bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (The Bleading Edge). Đây là một bộ phim đầy xúc cảm thương tâm, miêu tả sự kinh hoàng của ngành công nghiệp cưỡng bức thu hoạch nội tạng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Bộ phim đã được trình chiếu tại Hạ viện Anh ngay sau khi Thủ tướng Theresa May đến Trung Quốc để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.
Nữ diễn viên 26 tuổi này đã được chọn đóng vai chính trong nhiều bộ phim nêu rõ các vấn đề về nhân quyền tại quốc gia cộng sản này. Và chính vì vậy, những nhà sản xuất phim tại Mỹ đã nói với cô ấy rằng, rất có thể cô ấy sẽ nằm trong “danh sách đen” ở Hollywood.
Dẫu thế nào thì câu chuyện đau lòng được mô tả trong bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”, liên quan đến việc thu hoạch và mua bán nội tạng của các tù nhân lương tâm do nhà cầm quyền chỉ đạo, dựa trên các câu chuyện hoàn toàn có thật. Những nạn nhân bao gồm Phật giáo Tây Tạng, tín đồ Công giáo, tộc người Duy Ngô Nhĩ, và các học viên Pháp Luân Công.
“Tôi cho rằng tạng người được hiểu là một món quà của một người nào đó muốn hiến tặng cho người khác. Nó không thể được sử dụng bằng vũ lực, vì như vậy sẽ làm cho người hiến tặng nội tạng cũng sẽ trở thành nạn nhân”, cô Lin phát biểu sau buổi chiếu phim.
Hơn một thập kỷ trước đây, Trung Quốc hầu như không có hệ thống hiến tạng, nhưng số lượng các ca cấy ghép nội tạng cao một cách bất thường, cũng như sự chênh lệch [về số lượng ca cấy ghép thực tế so với số lượng có trong báo cáo] đã khiến cho các nhà nghiên cứu phải tiến hành những cuộc điều tra
Ông Ethan Gutmann đã thực hiện nhiều cuộc điều tra sâu rộng về tình trạng buôn bán nội tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc, phát hiện ra rằng nguồn nội tạng chủ yếu đã bị khai thác trái phép là từ các học viên Pháp Luân Công – môn tu luyện tâm linh truyền thống Trung Hoa đã bị chính quyền Trung Quốc cấm phổ biến từ năm 1999. Người ta cho rằng hàng trăm ngàn người đã trở thành tù nhân lương tâm trên toàn Trung Quốc.
“Rõ ràng là hệ thống cấy ghép nội tạng [ở Trung Quốc] đã phát triển tỷ lệ thuận với số lượng các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam”, ông Gutmann nói.
Nghiên cứu gần đây nhất của Gutmann cho thấy rằng, số lượng ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc tăng theo cấp số nhân thì cao hơn rất nhiều so với “số liệu thống kê chính thức” của nhà cầm quyền khi họ cho rằng chỉ có từ 10.000 đến 20.000 ca trong một năm. Những nghiên cứu được công bố trong cuốn “Thu hoạch đẫm máu/ Cuộc thảm sát: Thông tin mới nhất” liệt kê rằng, kể từ năm 2000, mỗi năm có khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép diễn ra tại Trung Quốc.
Cô Lin, cũng là học viên Pháp Luân Công, rất xúc động trước sự dũng cảm của những người bị áp bức ở Trung Quốc, nhưng luôn vẫn giữ niềm tin kiên định của họ. Cô nói: “Họ là những người rất can đảm”.
“Cuộc đời của những người này đã bị đày đọa trong tù, không phải vì họ đã làm điều gì sai trái, chỉ vì hệ thống của nhà cầm quyền mà thôi”, cô Lin nói.
Cô hy vọng bộ phim sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về tình trạng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải hành động.
Đầu năm nay, cô đã tham gia điều trần tại Quốc hội Anh về về tình hình đàn áp tự do tín ngưỡng tộc người thiểu số và tình trạng thực tế của việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cô cũng đã tham gia điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về việc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2016, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật lên án tình trạng mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Và đến tháng 7, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật ngăn cấm việc thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.
Nữ hoàng sắc đẹp này đã bị từ chối nhập cảnh để tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới vòng chung kết vào năm 2015, được tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc, và bị chính phủ Trung Quốc gán nhãn là “nhân vật không được hoan nghênh”. Nhưng cô sẽ đại diện cho Canada trong những cuộc thi sắc đẹp sẽ được tổ chức tại Washington DC vào cuối năm 2016 nàyhttp://vietdaikynguyen.com/v3/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vương quốc Anh công chiếu bộ phim về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
London – Nữ diễn viên Canada gốc Trung Quốc Anastasia Lin là một nhân vật nằm trong danh sách truy nã gắt gao của Trung Quốc. Sau khi được trao vương miện Hoa hậu Thế giới Canada vào năm 2015, thay vì theo đuổi một cuộc sống quyến rũ của một nữ hoàng sắc đẹp, cô đã chọn hành động lên tiếng về những vụ vi phạm nhân quyền ngay tại quê hương của cô.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2016, cô được mời đến cung điện Westminster, Vương quốc Anh để tham dự buổi công chiếu bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (The Bleading Edge). Đây là một bộ phim đầy xúc cảm thương tâm, miêu tả sự kinh hoàng của ngành công nghiệp cưỡng bức thu hoạch nội tạng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Bộ phim đã được trình chiếu tại Hạ viện Anh ngay sau khi Thủ tướng Theresa May đến Trung Quốc để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.
Nữ diễn viên 26 tuổi này đã được chọn đóng vai chính trong nhiều bộ phim nêu rõ các vấn đề về nhân quyền tại quốc gia cộng sản này. Và chính vì vậy, những nhà sản xuất phim tại Mỹ đã nói với cô ấy rằng, rất có thể cô ấy sẽ nằm trong “danh sách đen” ở Hollywood.
Dẫu thế nào thì câu chuyện đau lòng được mô tả trong bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”, liên quan đến việc thu hoạch và mua bán nội tạng của các tù nhân lương tâm do nhà cầm quyền chỉ đạo, dựa trên các câu chuyện hoàn toàn có thật. Những nạn nhân bao gồm Phật giáo Tây Tạng, tín đồ Công giáo, tộc người Duy Ngô Nhĩ, và các học viên Pháp Luân Công.
“Tôi cho rằng tạng người được hiểu là một món quà của một người nào đó muốn hiến tặng cho người khác. Nó không thể được sử dụng bằng vũ lực, vì như vậy sẽ làm cho người hiến tặng nội tạng cũng sẽ trở thành nạn nhân”, cô Lin phát biểu sau buổi chiếu phim.
Hơn một thập kỷ trước đây, Trung Quốc hầu như không có hệ thống hiến tạng, nhưng số lượng các ca cấy ghép nội tạng cao một cách bất thường, cũng như sự chênh lệch [về số lượng ca cấy ghép thực tế so với số lượng có trong báo cáo] đã khiến cho các nhà nghiên cứu phải tiến hành những cuộc điều tra
Ông Ethan Gutmann đã thực hiện nhiều cuộc điều tra sâu rộng về tình trạng buôn bán nội tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc, phát hiện ra rằng nguồn nội tạng chủ yếu đã bị khai thác trái phép là từ các học viên Pháp Luân Công – môn tu luyện tâm linh truyền thống Trung Hoa đã bị chính quyền Trung Quốc cấm phổ biến từ năm 1999. Người ta cho rằng hàng trăm ngàn người đã trở thành tù nhân lương tâm trên toàn Trung Quốc.
“Rõ ràng là hệ thống cấy ghép nội tạng [ở Trung Quốc] đã phát triển tỷ lệ thuận với số lượng các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam”, ông Gutmann nói.
Nghiên cứu gần đây nhất của Gutmann cho thấy rằng, số lượng ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc tăng theo cấp số nhân thì cao hơn rất nhiều so với “số liệu thống kê chính thức” của nhà cầm quyền khi họ cho rằng chỉ có từ 10.000 đến 20.000 ca trong một năm. Những nghiên cứu được công bố trong cuốn “Thu hoạch đẫm máu/ Cuộc thảm sát: Thông tin mới nhất” liệt kê rằng, kể từ năm 2000, mỗi năm có khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép diễn ra tại Trung Quốc.
Cô Lin, cũng là học viên Pháp Luân Công, rất xúc động trước sự dũng cảm của những người bị áp bức ở Trung Quốc, nhưng luôn vẫn giữ niềm tin kiên định của họ. Cô nói: “Họ là những người rất can đảm”.
“Cuộc đời của những người này đã bị đày đọa trong tù, không phải vì họ đã làm điều gì sai trái, chỉ vì hệ thống của nhà cầm quyền mà thôi”, cô Lin nói.
Cô hy vọng bộ phim sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về tình trạng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải hành động.
Đầu năm nay, cô đã tham gia điều trần tại Quốc hội Anh về về tình hình đàn áp tự do tín ngưỡng tộc người thiểu số và tình trạng thực tế của việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cô cũng đã tham gia điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về việc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2016, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật lên án tình trạng mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Và đến tháng 7, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật ngăn cấm việc thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.
Nữ hoàng sắc đẹp này đã bị từ chối nhập cảnh để tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới vòng chung kết vào năm 2015, được tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc, và bị chính phủ Trung Quốc gán nhãn là “nhân vật không được hoan nghênh”. Nhưng cô sẽ đại diện cho Canada trong những cuộc thi sắc đẹp sẽ được tổ chức tại Washington DC vào cuối năm 2016 nàyhttp://vietdaikynguyen.com/v3/