Văn Học & Nghệ Thuật
XOÁ MỜ THƯƠNG NHỚ - CAO MỴ NHÂN
XOÁ MỜ THƯƠNG NHỚ - CAO MỴ
NHÂN
Đã hơn 50 năm qua , nghe thật dễ sợ
, thủa ấy tôi đang làm trưởng phòng xã hội Sư Đoàn 9 Bộ binh
, đồn trú ở Sa Đec , mùa xuân năm 1964 , tôi sắp
sửa được thuyên chuyển về Sư Đoàn 2 Bộ binh , ở
Đà Nẵng .
Vì thế tôi tha hồ rong chơi các tỉnh
miền tây , để mai mốt có ở luôn miền Trung
, cũng thú vị là cả 3 cái bắc lớn mình đều được
biết rồi : bắc Mỹ Thuận , bắc Cần Thơ
, bắc Long Xuyên .
Tôi không nhớ vị trưởng ty thông tin
Sa Đec hồi đó là ai , chỉ nhớ việc tôi cùng
mấy cô nhân viên xã hội chung nhau thuê một căn lầu tầng
3 ngôi nhà có mái nhọn hình bát giác , đối diện với cái phòng
phát thanh mà cứ mỗi sáng thông tin chừng 15 phút
, chiều tối thì ra rả cả giờ , vì mở thêm phần ca nhạc nữa .
Một hôm tôi nhận được thư từ ông giáo
sư dạy ở trường Trung học Sa Đec , ký tên
Văn Giảng , mời tôi làm một trong 3 người giám khảo buổi
thi hát tân nhạc do phòng thông tin nêu trên tổ chức .
Tôi rất ngạc nhiên là vì tôi không thuộc giới
ca nhạc , thì làm giám khảo thi hát cái gì , vả lại tôi
bấy giờ là một chuẩn uý mới ra trường , hằng ngày xe sư đoàn đưa
đón đi làm trong Bộ tư lệnh đóng ở bên kia sông , đâu
có liên quan tới ty thông tin , và trường Trung học Sa Đec chứ
.
Vị giáo sư giải thích : Sa Đec là một
thành phố nhỏ , ai ở đâu , làm gì , đều biết
nhau .
Ông trưởng ty thông tin và ông ấy đều biết
tôi có nhiều thơ đăng báo , là tác giả tập " Thơ Mỵ
" trước đó mấy năm , tinh thần văn nghệ thế
thì cứ ngồi nơi bàn giám khảo , cho đủ sắc thái
thôi , có người chấm điểm rồi .
Vừa xa nhà , vừa thích nghe ca
nhạc , tôi đã hiện diện ở cái bàn giám khảo cùng với Vị
thông tin và giáo sư Văn Giảng , nơi một hội trường cũng khá đông
thí sinh , thân nhân , thân hữu ...của các thí sinh
, cùng khách dự .
Mỗi người có một kẹp giấy , trong đó
có bản danh sách thí sinh với đầy đủ chi tiết ghi sẵn , chỉ
có mục tên bài hát và số điểm là để trống , dành cho
người chấm điểm điền vào .
Thí sinh đầu tiên , rồi tiếp tục.
.., bài hát đầu tiên , rồi tiếp tục. ..
Cứ thế , lần lượt hát ,
có người ấp úng , quên vài câu vv...,nói chung thì vui vẻ là
chính , vì ty thông tin muốn tạo không khí tin tưởng lạc quan
cho người dân trong thành phố thôi. .
Cũng vì thế mà giám khảo kiểu tôi lo
ra , hơn là chú tâm vào sự trình bày gồm cả hình thức lẫn
nội dung ...
Một nam thí sinh lên diễn tả bài hát có
câu : chiều chủ nhật buồn , ngồi trên căn gác đìu hiu .
Nghe cũng tình cảm thiết tha lắm , tôi nhớ
tới bây giờ , hình như tên Quốc thì phải . Nhưng tôi vẫn
chỉ ghi điểm : 17/20 .
Tất cả nếu không ...sai sót , tôi đều
giữ số điểm từ 13 tới 16 để có vẻ không đến nỗi
...khoắt khe .
Cho tới khi một nam thí sinh
khác trầm tĩnh đứng trước máy vi âm , cậu ta bắt đầu thả giọng
:
Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm
người em ...
Em ơi chờ anh về , đừng cho năm
tháng xoá mờ thương nhớ ...
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh , nhất
định lời hát thực sự đi vào tâm
tư tình cảm người nghe , là tôi ...
Rồi thì : Người ơi , nếu còn vầng
trăng soi dòng Hương , núi Ngự còn thông reo chiều buông..., tôi vẫn
còn thương. ...
Như vậy thì cái điểm làm sao thoát khỏi con số
20/20 chứ nhỉ ?
Tất nhiên tôi ghi ngay số điểm đó bên cạnh
đề bài : Thương về miền Trung , đồng thời còn bị
nửa như ma ám ảnh , nửa như nỗi dại khờ không thoát khỏi
ý tưởng : Dẫu xa muôn trùng tôi vẫn còn thương sao là
thương ...
Sau này khi đã ở giữa lòng miền
Trung , tôi vẫn còn thiên lệch tư duy về giải đất không giàu
của cải , nhưng lại dư thừa tính chất lãng mạn , tình cảm
dạt dào , khiến tôi sợ hãi cái định mệnh
lúc nào cũng gắn bó , mê cảm miền Trung thơ mộng của
...tôi .
Năm năm sau mùa xuân tôi đi làm giám
khảo ...chập chờn , mùa xuân 1968 , tức Tết Mậu
Thân , Giáo sư Văn Giảng từ đâu đó mà tôi không liên lạc
, ông ta về Huế ăn Tết với gia đình , ông ta đã bị Việt Cộng
sát hại , xác bị vùi chung nơi mồ tập thể nào đó .
Một người bạn Huế của ông xã tôi đã cho
tin này , buổi đó ông xã tôi nói rằng : Mỵ
có nhớ " thằng " Giảng dạy ở Sa Đec, bạn bè hay kêu nhau
bằng "thằng", nó bị chết ở Huế
khi nó về thăm nhà Tết Mậu Thân đấy.
Một chút gì luyến nhớ kỷ niệm xưa, Sa Đec,
những người đi rồi chẳng trở về lại, nhưng dĩ vãng nào ai xoá mờ được
...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
XOÁ MỜ THƯƠNG NHỚ - CAO MỴ NHÂN
XOÁ MỜ THƯƠNG NHỚ - CAO MỴ
NHÂN
Đã hơn 50 năm qua , nghe thật dễ sợ
, thủa ấy tôi đang làm trưởng phòng xã hội Sư Đoàn 9 Bộ binh
, đồn trú ở Sa Đec , mùa xuân năm 1964 , tôi sắp
sửa được thuyên chuyển về Sư Đoàn 2 Bộ binh , ở
Đà Nẵng .
Vì thế tôi tha hồ rong chơi các tỉnh
miền tây , để mai mốt có ở luôn miền Trung
, cũng thú vị là cả 3 cái bắc lớn mình đều được
biết rồi : bắc Mỹ Thuận , bắc Cần Thơ
, bắc Long Xuyên .
Tôi không nhớ vị trưởng ty thông tin
Sa Đec hồi đó là ai , chỉ nhớ việc tôi cùng
mấy cô nhân viên xã hội chung nhau thuê một căn lầu tầng
3 ngôi nhà có mái nhọn hình bát giác , đối diện với cái phòng
phát thanh mà cứ mỗi sáng thông tin chừng 15 phút
, chiều tối thì ra rả cả giờ , vì mở thêm phần ca nhạc nữa .
Một hôm tôi nhận được thư từ ông giáo
sư dạy ở trường Trung học Sa Đec , ký tên
Văn Giảng , mời tôi làm một trong 3 người giám khảo buổi
thi hát tân nhạc do phòng thông tin nêu trên tổ chức .
Tôi rất ngạc nhiên là vì tôi không thuộc giới
ca nhạc , thì làm giám khảo thi hát cái gì , vả lại tôi
bấy giờ là một chuẩn uý mới ra trường , hằng ngày xe sư đoàn đưa
đón đi làm trong Bộ tư lệnh đóng ở bên kia sông , đâu
có liên quan tới ty thông tin , và trường Trung học Sa Đec chứ
.
Vị giáo sư giải thích : Sa Đec là một
thành phố nhỏ , ai ở đâu , làm gì , đều biết
nhau .
Ông trưởng ty thông tin và ông ấy đều biết
tôi có nhiều thơ đăng báo , là tác giả tập " Thơ Mỵ
" trước đó mấy năm , tinh thần văn nghệ thế
thì cứ ngồi nơi bàn giám khảo , cho đủ sắc thái
thôi , có người chấm điểm rồi .
Vừa xa nhà , vừa thích nghe ca
nhạc , tôi đã hiện diện ở cái bàn giám khảo cùng với Vị
thông tin và giáo sư Văn Giảng , nơi một hội trường cũng khá đông
thí sinh , thân nhân , thân hữu ...của các thí sinh
, cùng khách dự .
Mỗi người có một kẹp giấy , trong đó
có bản danh sách thí sinh với đầy đủ chi tiết ghi sẵn , chỉ
có mục tên bài hát và số điểm là để trống , dành cho
người chấm điểm điền vào .
Thí sinh đầu tiên , rồi tiếp tục.
.., bài hát đầu tiên , rồi tiếp tục. ..
Cứ thế , lần lượt hát ,
có người ấp úng , quên vài câu vv...,nói chung thì vui vẻ là
chính , vì ty thông tin muốn tạo không khí tin tưởng lạc quan
cho người dân trong thành phố thôi. .
Cũng vì thế mà giám khảo kiểu tôi lo
ra , hơn là chú tâm vào sự trình bày gồm cả hình thức lẫn
nội dung ...
Một nam thí sinh lên diễn tả bài hát có
câu : chiều chủ nhật buồn , ngồi trên căn gác đìu hiu .
Nghe cũng tình cảm thiết tha lắm , tôi nhớ
tới bây giờ , hình như tên Quốc thì phải . Nhưng tôi vẫn
chỉ ghi điểm : 17/20 .
Tất cả nếu không ...sai sót , tôi đều
giữ số điểm từ 13 tới 16 để có vẻ không đến nỗi
...khoắt khe .
Cho tới khi một nam thí sinh
khác trầm tĩnh đứng trước máy vi âm , cậu ta bắt đầu thả giọng
:
Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm
người em ...
Em ơi chờ anh về , đừng cho năm
tháng xoá mờ thương nhớ ...
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh , nhất
định lời hát thực sự đi vào tâm
tư tình cảm người nghe , là tôi ...
Rồi thì : Người ơi , nếu còn vầng
trăng soi dòng Hương , núi Ngự còn thông reo chiều buông..., tôi vẫn
còn thương. ...
Như vậy thì cái điểm làm sao thoát khỏi con số
20/20 chứ nhỉ ?
Tất nhiên tôi ghi ngay số điểm đó bên cạnh
đề bài : Thương về miền Trung , đồng thời còn bị
nửa như ma ám ảnh , nửa như nỗi dại khờ không thoát khỏi
ý tưởng : Dẫu xa muôn trùng tôi vẫn còn thương sao là
thương ...
Sau này khi đã ở giữa lòng miền
Trung , tôi vẫn còn thiên lệch tư duy về giải đất không giàu
của cải , nhưng lại dư thừa tính chất lãng mạn , tình cảm
dạt dào , khiến tôi sợ hãi cái định mệnh
lúc nào cũng gắn bó , mê cảm miền Trung thơ mộng của
...tôi .
Năm năm sau mùa xuân tôi đi làm giám
khảo ...chập chờn , mùa xuân 1968 , tức Tết Mậu
Thân , Giáo sư Văn Giảng từ đâu đó mà tôi không liên lạc
, ông ta về Huế ăn Tết với gia đình , ông ta đã bị Việt Cộng
sát hại , xác bị vùi chung nơi mồ tập thể nào đó .
Một người bạn Huế của ông xã tôi đã cho
tin này , buổi đó ông xã tôi nói rằng : Mỵ
có nhớ " thằng " Giảng dạy ở Sa Đec, bạn bè hay kêu nhau
bằng "thằng", nó bị chết ở Huế
khi nó về thăm nhà Tết Mậu Thân đấy.
Một chút gì luyến nhớ kỷ niệm xưa, Sa Đec,
những người đi rồi chẳng trở về lại, nhưng dĩ vãng nào ai xoá mờ được
...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)