Xe cán chó
Xấu hổ với tật dối trá của một số người Việt khi đi nước ngoài
Sau khi đọc bài “5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" của người Việt ở nước ngoài, tôi xin kể hai mẩu chuyện mà tôi là nạn nhân như sau:
Chuyện thứ nhất: Quên đồ, đừng mơ tìm lại
Cuối năm 2007, tôi đi công tác ở Korea. Trên đường từ khách sạn ra sân bay Incheon, khi xuống xe taxi tôi để quên laptop trên xe, đến khi làm thủ tục checking thì mới nhớ. Tôi tìm đến nhân viên trợ giúp của sân bay trình bày sự việc. Seoul và phụ cận có tới 56 hãng taxi, tôi hoàn toàn không nhớ mình đi xe số mấy, của hãng nào, vì taxi ghi tiếng Korea, chỉ nhớ khoảng thời gian tới sân bay. Họ đã bằng các biện pháp nghiệp vụ để kiếm chiếc xe tôi để quên laptop, như tới phòng ghi hình để nhận diện hãng taxi chở tôi và các biện pháp khác… Sau một hồi tìm kiếm, họ vui vẻ thông báo cho biết đã kiếm ra chiếc xe tôi đã đi. Tôi đã kịp nhận lại nó chỉ ít phút trước khi lên máy bay về Việt Nam.
Sau đó khoảng một tuần, tôi đưa mẹ tôi từ TP.HCM ra Hà Nội trên một chuyến bay của Vietnam Airline. Vì chiếc ví có giấy tờ tùy thân, thẻ tín dụng và tiền mặt, v.v… để túi sau gây khó chịu khi ngồi, tôi mới lấy ra để ở khe ghế ngồi cho khỏi vướng, tới Nội Bài, khi mọi người xuống hết tôi mới đưa mẹ tôi xuống tàu bay. Khi vào tới cửa nhà ga, tôi sực nhớ là mình quên không lấy chiếc ví và quay ngược trở lại máy bay nhưng nhân viên đón khách không cho lên máy bay (mặc dù tôi trình bày là mình để quên ví trên chỗ ngồi) họ bảo nguyên tắc không cho hành khách quay lại chỗ ghế mình đã ngồi mà để họ báo nhân viên trợ giúp và yêu cầu tôi vào nhà ga chờ đợi. Đợi mãi không thấy ai quay lại giao trả, tôi buộc phải hỏi nhân viên trực soát vé và họ yêu cầu tới bộ phận đăng ký tìm kiếm hành lý thất lạc để khai báo.
Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kiếm người có trách nhiệm để trình báo nhưng vô vọng, cứ chỗ này chỉ chỗ kia, tầng trên chỉ xuống tầng dưới, v.v… quá mệt mỏi, tôi buộc phải nhờ người quen trợ giúp mới gặp được người trực để khai báo và đợi tiếp tới gần 12h khuya, người ta thông báo tàu bay mà tôi đi đã trở lại TP.HCM, họ sẽ thông báo cho tôi biết vào ngày làm việc hôm sau. Và tôi chờ cho đến… bây giờ????? Đó là chưa kể tới hành vi rất thiếu văn hóạ của nhân viên.
Chuyện thứ hai: Tật dối trá của người Việt Nam ta khi ra nước ngoài
Trong một dịp công tác Hongkong, đoàn chúng tôi gồm số doanh nhân và viên chức nhà nước ở TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Nội, Yên Bái, số nhiều là các cán bộ viên chức của TP.Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Trong những ngày ở Hongkong người dẫn đoàn có tạo điều kiện cho tham quan Macao, phí tham quan phải đóng (Đoàn được phía Hongkong tài trợ một phần kinh phí) và giao Passport để xin Visa nhập cảnh Macao. Hướng dẫn đoàn thông báo rất rõ chi phí sẽ được thu khi lên xe ra phà sang Macao, tuy nhiên một số đã không chịu đóng tiền với lý do để quên tiền ở khách sạn.
Khi tới cửa khẩu làm thị thực, hướng dẫn đoàn đã liên hệ với cơ quan hữu trách cửa khẩu nước bạn và họ đồng ý cấp thị thực nhập cảnh cho danh sách tập thể mà không phải khai báo từng cá nhân. Việc giao nhận passport giữa hướng dẫn đoàn và nhân viên công vụ phía bạn so với danh sách thì thiếu ba passport (đoàn có 115 người nhưng có 112 người giao passport) sự việc được thông báo đến các thành viên trong đoàn xem ai chưa đưa passport thì chuyển ngay cho họ để cấp thị thực. Sau ba lần thông báo nhưng không kết quả, vì là giờ cao điểm nên phía bạn buộc lòng phải cho đoàn di chuyển sang phòng cách ly. Ở phòng cách ly, mặc dù hướng dẫn đoàn và cả trưởng đoàn yêu cầu và đọc tên từng người trên passport, ai có tên thì đứng sang một bên, khi 112 passport được hướng dẫn xướng tên xong vẫn không tìm ra được ba người không có passport. Cuối cùng phía bạn phải yêu cầu passport của ai thì tiến đến làm thị thực nhập cảnh mới phát hiện được ba thành viên là công chức kia. Đáng lẽ sự việc chỉ mất khoảng 30 phút cho cả đoàn thì một chút nữa bị từ chối thị thực nhập cảnh và đã bị phía bạn đã giam ở phòng cách ly gần 4 giờ đồng hồ.
Không biết phía bạn suy nghĩ gì và giành thiện cảm gì cho người Việt Nam? Trong khi phái đoàn do tùy viên thương mại và một vị cán bộ cao cấp cấp tỉnh, thành phố làm trưởng đoàn. Còn việc ăn buffet thì khỏi phải nói rồi, ở cùng một khách sạn với một số đoàn, nhưng khi đoàn Việt Nam tới ăn thì họ tránh xa hết!
Duc Tuyen
Hoài Khánh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xấu hổ với tật dối trá của một số người Việt khi đi nước ngoài
Sau khi đọc bài “5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" của người Việt ở nước ngoài, tôi xin kể hai mẩu chuyện mà tôi là nạn nhân như sau:
Chuyện thứ nhất: Quên đồ, đừng mơ tìm lại
Cuối năm 2007, tôi đi công tác ở Korea. Trên đường từ khách sạn ra sân bay Incheon, khi xuống xe taxi tôi để quên laptop trên xe, đến khi làm thủ tục checking thì mới nhớ. Tôi tìm đến nhân viên trợ giúp của sân bay trình bày sự việc. Seoul và phụ cận có tới 56 hãng taxi, tôi hoàn toàn không nhớ mình đi xe số mấy, của hãng nào, vì taxi ghi tiếng Korea, chỉ nhớ khoảng thời gian tới sân bay. Họ đã bằng các biện pháp nghiệp vụ để kiếm chiếc xe tôi để quên laptop, như tới phòng ghi hình để nhận diện hãng taxi chở tôi và các biện pháp khác… Sau một hồi tìm kiếm, họ vui vẻ thông báo cho biết đã kiếm ra chiếc xe tôi đã đi. Tôi đã kịp nhận lại nó chỉ ít phút trước khi lên máy bay về Việt Nam.
Sau đó khoảng một tuần, tôi đưa mẹ tôi từ TP.HCM ra Hà Nội trên một chuyến bay của Vietnam Airline. Vì chiếc ví có giấy tờ tùy thân, thẻ tín dụng và tiền mặt, v.v… để túi sau gây khó chịu khi ngồi, tôi mới lấy ra để ở khe ghế ngồi cho khỏi vướng, tới Nội Bài, khi mọi người xuống hết tôi mới đưa mẹ tôi xuống tàu bay. Khi vào tới cửa nhà ga, tôi sực nhớ là mình quên không lấy chiếc ví và quay ngược trở lại máy bay nhưng nhân viên đón khách không cho lên máy bay (mặc dù tôi trình bày là mình để quên ví trên chỗ ngồi) họ bảo nguyên tắc không cho hành khách quay lại chỗ ghế mình đã ngồi mà để họ báo nhân viên trợ giúp và yêu cầu tôi vào nhà ga chờ đợi. Đợi mãi không thấy ai quay lại giao trả, tôi buộc phải hỏi nhân viên trực soát vé và họ yêu cầu tới bộ phận đăng ký tìm kiếm hành lý thất lạc để khai báo.
Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kiếm người có trách nhiệm để trình báo nhưng vô vọng, cứ chỗ này chỉ chỗ kia, tầng trên chỉ xuống tầng dưới, v.v… quá mệt mỏi, tôi buộc phải nhờ người quen trợ giúp mới gặp được người trực để khai báo và đợi tiếp tới gần 12h khuya, người ta thông báo tàu bay mà tôi đi đã trở lại TP.HCM, họ sẽ thông báo cho tôi biết vào ngày làm việc hôm sau. Và tôi chờ cho đến… bây giờ????? Đó là chưa kể tới hành vi rất thiếu văn hóạ của nhân viên.
Chuyện thứ hai: Tật dối trá của người Việt Nam ta khi ra nước ngoài
Trong một dịp công tác Hongkong, đoàn chúng tôi gồm số doanh nhân và viên chức nhà nước ở TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Nội, Yên Bái, số nhiều là các cán bộ viên chức của TP.Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Trong những ngày ở Hongkong người dẫn đoàn có tạo điều kiện cho tham quan Macao, phí tham quan phải đóng (Đoàn được phía Hongkong tài trợ một phần kinh phí) và giao Passport để xin Visa nhập cảnh Macao. Hướng dẫn đoàn thông báo rất rõ chi phí sẽ được thu khi lên xe ra phà sang Macao, tuy nhiên một số đã không chịu đóng tiền với lý do để quên tiền ở khách sạn.
Khi tới cửa khẩu làm thị thực, hướng dẫn đoàn đã liên hệ với cơ quan hữu trách cửa khẩu nước bạn và họ đồng ý cấp thị thực nhập cảnh cho danh sách tập thể mà không phải khai báo từng cá nhân. Việc giao nhận passport giữa hướng dẫn đoàn và nhân viên công vụ phía bạn so với danh sách thì thiếu ba passport (đoàn có 115 người nhưng có 112 người giao passport) sự việc được thông báo đến các thành viên trong đoàn xem ai chưa đưa passport thì chuyển ngay cho họ để cấp thị thực. Sau ba lần thông báo nhưng không kết quả, vì là giờ cao điểm nên phía bạn buộc lòng phải cho đoàn di chuyển sang phòng cách ly. Ở phòng cách ly, mặc dù hướng dẫn đoàn và cả trưởng đoàn yêu cầu và đọc tên từng người trên passport, ai có tên thì đứng sang một bên, khi 112 passport được hướng dẫn xướng tên xong vẫn không tìm ra được ba người không có passport. Cuối cùng phía bạn phải yêu cầu passport của ai thì tiến đến làm thị thực nhập cảnh mới phát hiện được ba thành viên là công chức kia. Đáng lẽ sự việc chỉ mất khoảng 30 phút cho cả đoàn thì một chút nữa bị từ chối thị thực nhập cảnh và đã bị phía bạn đã giam ở phòng cách ly gần 4 giờ đồng hồ.
Không biết phía bạn suy nghĩ gì và giành thiện cảm gì cho người Việt Nam? Trong khi phái đoàn do tùy viên thương mại và một vị cán bộ cao cấp cấp tỉnh, thành phố làm trưởng đoàn. Còn việc ăn buffet thì khỏi phải nói rồi, ở cùng một khách sạn với một số đoàn, nhưng khi đoàn Việt Nam tới ăn thì họ tránh xa hết!
Duc Tuyen
Hoài Khánh chuyển