Xe cán chó
Xe Cán Chó: Nhạc sĩ Miên Đức Thắng: "Không đâu bằng tết quê nhà"
(TNO) Tết quê hương dằng dặt trong tâm tưởng những người xa xứ. Vì đôi lúc, giọng hát ru phát ra từ đĩa thu âm cũ cũng khiến người ta bật khóc...
Đối với những người xa xứ, lúc nào cũng vậy, hai tiếng "quê hương" vẫn chảy, chậm rãi nhưng bền gan, trong máu thịt họ. Nhưng dù thế nào, ở vào khoảnh khắc giao thời, cách biệt địa lý hữu hình vẫn khiến họ chạnh lòng.
Như tâm tình của một người nhạc sĩ nghe tiếng hát ru giữa trưa nước Đức mà bật khóc, vì đau đáu nỗi niềm quê hương. Như sự thủy chung của vị giáo sư, đi đâu đến đâu cũng muốn "khoe" cốt cách, tinh thần văn hóa Việt...
Năm 1989, nhạc sĩ Miên Đức Thắng mới chuyển sang CHLB Đức làm việc và định cư, ở cái tuổi tứ tuần...
Ông thừa nhận khi sống ở nước ngoài, mình may mắn hơn nhiều người khác, vì nhiều cái tết ông vẫn ở bên cạnh người thân, gia đình. Nhưng trong sâu thẳm, ông vẫn không thoát khỏi nỗi nhớ quê hương mỗi kỳ tết đến xuân về.
“Các bạn cứ đi xa quê hương đi, sẽ thấy nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương như thế nào mỗi khi tết đến. Xa quê hương thì không bao giờ có một cái tết như ở quê nhà cả”, nhạc sĩ Miên Đức Thắng tâm sự với Thanh Niên Online.
|
Đến tận bây giờ, cái tết xa quê hương đầu tiên năm 1990 vẫn là cái tết đáng nhớ nhất đối với nhạc sĩ Miên Đức Thắng. Khi ấy, ông rất ngạc nhiên và không hiểu vì sao ở một nơi xa xôi như nước Đức lại có đầy đủ các món ăn cổ truyền của Việt Nam.
“Năm đó, chúng tôi ăn tết ở Đức với đầy đủ bánh chưng, bánh tét, cho đến những bộ đồng phục áo dài do các mẹ, các chị, các em mặc. Thậm chí có cả lư hương, nhang đèn để khấn vái trời đất trong chiều 30 tết. Những điều này vốn là bình thường khi ở quê nhà, nhưng ở nước ngoài, thì rất kỳ lạ. Cảm giác trong tôi bồi hồi lắm”, ông thổ lộ.
Về sau, nhạc sĩ Miên Đức Thắng mới biết, để có được một cái tết đầm ấm, sum vầy như vậy thì Hội ái hữu Việt kiều - được lập ra bởi những người đi du học trước năm 1975 - có nhiệm vụ chuẩn bị tết trước đó mấy tháng trời.
Tuy nhiên, dù cố tạo ra đầy đủ những món ăn và hương vị ngày tết đến mấy thì những người Việt kiều sống ở nước ngoài xa xôi cũng không thể nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà.
|
Bởi theo nhạc sĩ Miên Đức Thắng, những ngày cận tết, khí hậu ở miền Nam nắng ấm thì ở Đức đang là những ngày giá rét, tuyết rơi đầy. Ngày 30 tết ở Việt Nam, mọi người quây quần sum vầy bên nhau thì thời điểm đó ở Đức, bạn bè và con cái vẫn phải đi làm.
Nhạc sĩ Thắng lý giải thêm: “Bạn thử tưởng tượng đi. Bạn đang sống ở một xã hội không dính dáng gì đến Việt Nam cả. Ngày tết của mình cũng không dính dáng đến cuộc sống của người ta. Cho nên ăn tết ở nước ngoài, chúng tôi phải cố gắng bày biện và tưởng tượng ra không khí tết quê hương”.
Trong một thoáng chốc, ông trầm ngâm, nhắc rằng trong tiếng Đức, từ “exil”, được dịch nghĩa tiếng Việt là “ly hương” nhưng cũng có nghĩa là “lưu đày”.
Cho nên, những người xa quê hương, nhất là trong dịp tết, có cảm giác như “một người bị lưu đày”. Cảm giác bị “lưu đày” này lại càng thấm thía hơn đối với những người lớn tuổi như ông.
Cho nên ông đúc kết: “Có trăm ngàn giờ ăn tết xa quê cũng không bằng một giờ ăn tết ở ngay chính quê hương mình. Được sống ở quê hương cũng đồng nghĩa với việc được ăn tết rồi”.
Ông tâm sự: “Càng xa quê hương chừng nào, sự hiện diện quê hương trong tâm tưởng tôi càng rõ chừng ấy. Có những buổi trưa trên Đức, những câu hò như lời mẹ ru phát ra từ đĩa nhạc làm tôi bật khóc”.
Với dòng chảy quê hương luôn dạt dào trong tâm tưởng, không ngạc nhiên khi nhạc sĩ Miên Đức Thắng luôn dành nhiều sáng tác mới viết về quê hương.
Miên Đức Thắng là nhạc sĩ được biết đến từ những năm 1965 - 1966 với tập ca khúc Từ đồng hoang phản đối chiến tranh, đòi hòa bình, tự do cho dân tộc. Năm 1989, ông chuyển sang sống và làm việc tại CHLB Đức.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng được biết đến như một nghệ sĩ đa tài bởi ngoài soạn nhạc, ca hát, ông còn làm thơ, vẽ tranh, nặn gốm sứ nghệ thuật... |
Bài, ảnh: Trung Hiếu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xe Cán Chó: Nhạc sĩ Miên Đức Thắng: "Không đâu bằng tết quê nhà"
(TNO) Tết quê hương dằng dặt trong tâm tưởng những người xa xứ. Vì đôi lúc, giọng hát ru phát ra từ đĩa thu âm cũ cũng khiến người ta bật khóc...
Đối với những người xa xứ, lúc nào cũng vậy, hai tiếng "quê hương" vẫn chảy, chậm rãi nhưng bền gan, trong máu thịt họ. Nhưng dù thế nào, ở vào khoảnh khắc giao thời, cách biệt địa lý hữu hình vẫn khiến họ chạnh lòng.
Như tâm tình của một người nhạc sĩ nghe tiếng hát ru giữa trưa nước Đức mà bật khóc, vì đau đáu nỗi niềm quê hương. Như sự thủy chung của vị giáo sư, đi đâu đến đâu cũng muốn "khoe" cốt cách, tinh thần văn hóa Việt...
Năm 1989, nhạc sĩ Miên Đức Thắng mới chuyển sang CHLB Đức làm việc và định cư, ở cái tuổi tứ tuần...
Ông thừa nhận khi sống ở nước ngoài, mình may mắn hơn nhiều người khác, vì nhiều cái tết ông vẫn ở bên cạnh người thân, gia đình. Nhưng trong sâu thẳm, ông vẫn không thoát khỏi nỗi nhớ quê hương mỗi kỳ tết đến xuân về.
“Các bạn cứ đi xa quê hương đi, sẽ thấy nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương như thế nào mỗi khi tết đến. Xa quê hương thì không bao giờ có một cái tết như ở quê nhà cả”, nhạc sĩ Miên Đức Thắng tâm sự với Thanh Niên Online.
|
Đến tận bây giờ, cái tết xa quê hương đầu tiên năm 1990 vẫn là cái tết đáng nhớ nhất đối với nhạc sĩ Miên Đức Thắng. Khi ấy, ông rất ngạc nhiên và không hiểu vì sao ở một nơi xa xôi như nước Đức lại có đầy đủ các món ăn cổ truyền của Việt Nam.
“Năm đó, chúng tôi ăn tết ở Đức với đầy đủ bánh chưng, bánh tét, cho đến những bộ đồng phục áo dài do các mẹ, các chị, các em mặc. Thậm chí có cả lư hương, nhang đèn để khấn vái trời đất trong chiều 30 tết. Những điều này vốn là bình thường khi ở quê nhà, nhưng ở nước ngoài, thì rất kỳ lạ. Cảm giác trong tôi bồi hồi lắm”, ông thổ lộ.
Về sau, nhạc sĩ Miên Đức Thắng mới biết, để có được một cái tết đầm ấm, sum vầy như vậy thì Hội ái hữu Việt kiều - được lập ra bởi những người đi du học trước năm 1975 - có nhiệm vụ chuẩn bị tết trước đó mấy tháng trời.
Tuy nhiên, dù cố tạo ra đầy đủ những món ăn và hương vị ngày tết đến mấy thì những người Việt kiều sống ở nước ngoài xa xôi cũng không thể nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà.
|
Bởi theo nhạc sĩ Miên Đức Thắng, những ngày cận tết, khí hậu ở miền Nam nắng ấm thì ở Đức đang là những ngày giá rét, tuyết rơi đầy. Ngày 30 tết ở Việt Nam, mọi người quây quần sum vầy bên nhau thì thời điểm đó ở Đức, bạn bè và con cái vẫn phải đi làm.
Nhạc sĩ Thắng lý giải thêm: “Bạn thử tưởng tượng đi. Bạn đang sống ở một xã hội không dính dáng gì đến Việt Nam cả. Ngày tết của mình cũng không dính dáng đến cuộc sống của người ta. Cho nên ăn tết ở nước ngoài, chúng tôi phải cố gắng bày biện và tưởng tượng ra không khí tết quê hương”.
Trong một thoáng chốc, ông trầm ngâm, nhắc rằng trong tiếng Đức, từ “exil”, được dịch nghĩa tiếng Việt là “ly hương” nhưng cũng có nghĩa là “lưu đày”.
Cho nên, những người xa quê hương, nhất là trong dịp tết, có cảm giác như “một người bị lưu đày”. Cảm giác bị “lưu đày” này lại càng thấm thía hơn đối với những người lớn tuổi như ông.
Cho nên ông đúc kết: “Có trăm ngàn giờ ăn tết xa quê cũng không bằng một giờ ăn tết ở ngay chính quê hương mình. Được sống ở quê hương cũng đồng nghĩa với việc được ăn tết rồi”.
Ông tâm sự: “Càng xa quê hương chừng nào, sự hiện diện quê hương trong tâm tưởng tôi càng rõ chừng ấy. Có những buổi trưa trên Đức, những câu hò như lời mẹ ru phát ra từ đĩa nhạc làm tôi bật khóc”.
Với dòng chảy quê hương luôn dạt dào trong tâm tưởng, không ngạc nhiên khi nhạc sĩ Miên Đức Thắng luôn dành nhiều sáng tác mới viết về quê hương.
Miên Đức Thắng là nhạc sĩ được biết đến từ những năm 1965 - 1966 với tập ca khúc Từ đồng hoang phản đối chiến tranh, đòi hòa bình, tự do cho dân tộc. Năm 1989, ông chuyển sang sống và làm việc tại CHLB Đức.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng được biết đến như một nghệ sĩ đa tài bởi ngoài soạn nhạc, ca hát, ông còn làm thơ, vẽ tranh, nặn gốm sứ nghệ thuật... |
Bài, ảnh: Trung Hiếu