Xe cán chó
Xe Cán Chó: "Việc cấm Bà Tưng biểu diễn là một hành vi lạm quyền
Đó là ý kiến của luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. HCM, hiện là Giám đốc Điều hành Công ty Luật Hợp Danh Nghiêm & Chính, một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Martin Luther (Halle, Đức) năm 1986,
Hình ảnh “bà Tưng” trong trang phục táo bạo được phát tán trên mạng
Những ngày qua, báo chí trong nước cũng như các mạng xã hội, trực tuyến “dậy sóng” với câu chuyện một cô gái trẻ - được cho là muốn thể hiện cá tính với những hình ảnh gợi cảm - bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.
“Bà Tưng” (Lê Thị Huyền Anh), 20 tuổi, hiện là sinh viên trường Quốc tế ADS – chuyên ngành Thiết kế nội thất, trong thời gian rất ngắn đã làm khuấy đảo cộng đồng mạng với những clip tự quay nội dung khiêu khích và trang phục hở hang, táo bạo theo quan điểm “muốn nổi tiếng, cực kỳ nổi tiếng” hay “có sóng gió thì đời mới vui”.
Cách hành xử ấy của “bà Tưng”, đương nhiên tạo nên cuộc tranh luận ầm ĩ trên các mặt báo, kẻ ưa, người ghét. Điều đó là bình thường, có chăng, bất thường là sự hiện diện nhanh chóng của chính quyền - dường như muốn xác lập vai trò quan tòa trong câu chuyện này - với một quyết định tiếp tục gây tranh cãi râm ran ở nhiều diễn đàn.
Hôm 7-8, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH, TT&DL) Nguyễn Đăng Chương đã ký một công văn hỏa tốc gửi các Sở VH, TT&DL về việc cấm “bà Tưng” tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc, cho dù trước mắt, “bà Tưng” chưa hề là một nghệ sĩ biểu diễn.
Trong phần lý giải, công văn số 633/NTBD-PQL nêu rõ lý do của sự cấm đoán này: “Trong thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội trực tuyến xuất hiện tràn lan nhiều ảnh, clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của nhân vật Lê Thị Huyền Anh (hay còn gọi là bà Tưng).
Nội dung các hình ảnh và clip nêu trên đã tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Qua công tác quản lý, Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhận được thông tin qua đường dây nóng nhân vật Lê Thị Huyền Anh đã cùng ê-kíp thực hiện chụp các hình ảnh, quay clip trên mạng Internet nhằm mục đích gây sự chú ý của công chúng để nổi tiếng và tham gia biểu diễn nghệ thuật”.
Những hình ảnh bị coi là “có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”, “tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội” - Ảnh: Internet
Viện dẫn lợi ích công cộng, lợi ích của xã hội, công văn hỏa tốc nói trên dường như muốn đẹp đi một “trò lố” của những kẻ tận dụng sự lan tỏa và các tính năng kỹ thuật của Liên mạng và các mạng xã hội để có được sự nổi tiếng một cách dễ dãi, không thông qua lao động nghệ thuật, cũng như sự trau dồi, rèn luyện cần thiết.
Tuy nhiên, ngay cả khi phục vụ một mục tiêu tạm coi là đúng đắn đi nữa, chính quyền (trong trường hợp này là Cục Nghệ thuật Biểu diễn) cũng cần phải trực diện với một câu hỏi: họ làm như vậy có đúng chức năng, thẩm quyền và trên hết, có đúng luật, hợp thức hay không?
Bởi lẽ, hơn ai hết, chính quyền phải là tấm gương của tinh thần “thượng tôn pháp luật” và không thể để những yếu tố cảm tính và lối suy nghĩ lỗi thời “không quản lý được thì cấm” len vào các quyết định mang tính hành chính của mình.
Trả lời các câu hỏi clip mà “bà Tưng” tự quay với nội dung gợi cảm và tự post lên mạng có vi phạm gì không, việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VH, TT&DL cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc có đúng không, luật sư Bùi Quang Nghiêm chia sẻ quan điểm của ông:
“Theo tôi trước hết phải trở lại với một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân được làm (thực hiện các hành vi) mà luật không cấm và công chức nhà nước chỉ được làm những việc mà luật cho phép.
Suy xét từ góc nhìn của đạo đức, tôi cho rằng cần phải phê phán “bà Tưng” về việc tự quay clip với nội dung mà có người cho là “gợi cảm”, có người cho là “phản cảm”, tự post lên mạng để thu hút sự chú ý của cư dân mạng, để mình nhanh được nổi tiếng.
Nhưng tôi chưa tìm thấy căn cứ pháp lý để quy kết rằng “bà Tưng” vi phạm pháp luật của Việt Nam. Mặt khác, tôi chưa thấy các ý kiến của cư dân mạng nêu căn cứ pháp lý cho việc ra quyết định cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc.
Nếu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thấy rằng hành vi của “bà Tưng” vi phạm thì Cục căn cứ nội dung cụ thể của Nghị định 31.2001/NĐ-CP để xử phạt. Nghị định 31.2001 không trang bị cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn quyền cấm một công dân biểu diễn trên toàn quốc.
Theo tôi, việc cấm “bà Tưng” biểu diễn như một vài tờ báo đã đề cập là hành vi lạm quyền”.
Đó là ý kiến của luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. HCM, hiện là Giám đốc Điều hành Công ty Luật Hợp Danh Nghiêm & Chính, một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Martin Luther (Halle, Đức) năm 1986, ông Nghiêm là một trong những luật sư được cấp thẻ hành nghề luật sư đầu tiên tại Việt Nam.
Hình ảnh “bà Tưng” trong trang phục táo bạo được phát tán trên mạng
Những ngày qua, báo chí trong nước cũng như các mạng xã hội, trực tuyến “dậy sóng” với câu chuyện một cô gái trẻ - được cho là muốn thể hiện cá tính với những hình ảnh gợi cảm - bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.
“Bà Tưng” (Lê Thị Huyền Anh), 20 tuổi, hiện là sinh viên trường Quốc tế ADS – chuyên ngành Thiết kế nội thất, trong thời gian rất ngắn đã làm khuấy đảo cộng đồng mạng với những clip tự quay nội dung khiêu khích và trang phục hở hang, táo bạo theo quan điểm “muốn nổi tiếng, cực kỳ nổi tiếng” hay “có sóng gió thì đời mới vui”.
Cách hành xử ấy của “bà Tưng”, đương nhiên tạo nên cuộc tranh luận ầm ĩ trên các mặt báo, kẻ ưa, người ghét. Điều đó là bình thường, có chăng, bất thường là sự hiện diện nhanh chóng của chính quyền - dường như muốn xác lập vai trò quan tòa trong câu chuyện này - với một quyết định tiếp tục gây tranh cãi râm ran ở nhiều diễn đàn.
Hôm 7-8, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH, TT&DL) Nguyễn Đăng Chương đã ký một công văn hỏa tốc gửi các Sở VH, TT&DL về việc cấm “bà Tưng” tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc, cho dù trước mắt, “bà Tưng” chưa hề là một nghệ sĩ biểu diễn.
Trong phần lý giải, công văn số 633/NTBD-PQL nêu rõ lý do của sự cấm đoán này: “Trong thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội trực tuyến xuất hiện tràn lan nhiều ảnh, clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của nhân vật Lê Thị Huyền Anh (hay còn gọi là bà Tưng).
Nội dung các hình ảnh và clip nêu trên đã tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Qua công tác quản lý, Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhận được thông tin qua đường dây nóng nhân vật Lê Thị Huyền Anh đã cùng ê-kíp thực hiện chụp các hình ảnh, quay clip trên mạng Internet nhằm mục đích gây sự chú ý của công chúng để nổi tiếng và tham gia biểu diễn nghệ thuật”.
Những hình ảnh bị coi là “có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”, “tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội” - Ảnh: Internet
Viện dẫn lợi ích công cộng, lợi ích của xã hội, công văn hỏa tốc nói trên dường như muốn đẹp đi một “trò lố” của những kẻ tận dụng sự lan tỏa và các tính năng kỹ thuật của Liên mạng và các mạng xã hội để có được sự nổi tiếng một cách dễ dãi, không thông qua lao động nghệ thuật, cũng như sự trau dồi, rèn luyện cần thiết.
Tuy nhiên, ngay cả khi phục vụ một mục tiêu tạm coi là đúng đắn đi nữa, chính quyền (trong trường hợp này là Cục Nghệ thuật Biểu diễn) cũng cần phải trực diện với một câu hỏi: họ làm như vậy có đúng chức năng, thẩm quyền và trên hết, có đúng luật, hợp thức hay không?
Bởi lẽ, hơn ai hết, chính quyền phải là tấm gương của tinh thần “thượng tôn pháp luật” và không thể để những yếu tố cảm tính và lối suy nghĩ lỗi thời “không quản lý được thì cấm” len vào các quyết định mang tính hành chính của mình.
Trả lời các câu hỏi clip mà “bà Tưng” tự quay với nội dung gợi cảm và tự post lên mạng có vi phạm gì không, việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VH, TT&DL cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc có đúng không, luật sư Bùi Quang Nghiêm chia sẻ quan điểm của ông:
“Theo tôi trước hết phải trở lại với một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân được làm (thực hiện các hành vi) mà luật không cấm và công chức nhà nước chỉ được làm những việc mà luật cho phép.
Suy xét từ góc nhìn của đạo đức, tôi cho rằng cần phải phê phán “bà Tưng” về việc tự quay clip với nội dung mà có người cho là “gợi cảm”, có người cho là “phản cảm”, tự post lên mạng để thu hút sự chú ý của cư dân mạng, để mình nhanh được nổi tiếng.
Nhưng tôi chưa tìm thấy căn cứ pháp lý để quy kết rằng “bà Tưng” vi phạm pháp luật của Việt Nam. Mặt khác, tôi chưa thấy các ý kiến của cư dân mạng nêu căn cứ pháp lý cho việc ra quyết định cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc.
Nếu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thấy rằng hành vi của “bà Tưng” vi phạm thì Cục căn cứ nội dung cụ thể của Nghị định 31.2001/NĐ-CP để xử phạt. Nghị định 31.2001 không trang bị cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn quyền cấm một công dân biểu diễn trên toàn quốc.
Theo tôi, việc cấm “bà Tưng” biểu diễn như một vài tờ báo đã đề cập là hành vi lạm quyền”.
Trần Lê
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xe Cán Chó: "Việc cấm Bà Tưng biểu diễn là một hành vi lạm quyền
Đó là ý kiến của luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. HCM, hiện là Giám đốc Điều hành Công ty Luật Hợp Danh Nghiêm & Chính, một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Martin Luther (Halle, Đức) năm 1986,
Đó là ý kiến của luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. HCM, hiện là Giám đốc Điều hành Công ty Luật Hợp Danh Nghiêm & Chính, một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Martin Luther (Halle, Đức) năm 1986, ông Nghiêm là một trong những luật sư được cấp thẻ hành nghề luật sư đầu tiên tại Việt Nam.
Hình ảnh “bà Tưng” trong trang phục táo bạo được phát tán trên mạng
Những ngày qua, báo chí trong nước cũng như các mạng xã hội, trực tuyến “dậy sóng” với câu chuyện một cô gái trẻ - được cho là muốn thể hiện cá tính với những hình ảnh gợi cảm - bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.
“Bà Tưng” (Lê Thị Huyền Anh), 20 tuổi, hiện là sinh viên trường Quốc tế ADS – chuyên ngành Thiết kế nội thất, trong thời gian rất ngắn đã làm khuấy đảo cộng đồng mạng với những clip tự quay nội dung khiêu khích và trang phục hở hang, táo bạo theo quan điểm “muốn nổi tiếng, cực kỳ nổi tiếng” hay “có sóng gió thì đời mới vui”.
Cách hành xử ấy của “bà Tưng”, đương nhiên tạo nên cuộc tranh luận ầm ĩ trên các mặt báo, kẻ ưa, người ghét. Điều đó là bình thường, có chăng, bất thường là sự hiện diện nhanh chóng của chính quyền - dường như muốn xác lập vai trò quan tòa trong câu chuyện này - với một quyết định tiếp tục gây tranh cãi râm ran ở nhiều diễn đàn.
Hôm 7-8, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH, TT&DL) Nguyễn Đăng Chương đã ký một công văn hỏa tốc gửi các Sở VH, TT&DL về việc cấm “bà Tưng” tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc, cho dù trước mắt, “bà Tưng” chưa hề là một nghệ sĩ biểu diễn.
Trong phần lý giải, công văn số 633/NTBD-PQL nêu rõ lý do của sự cấm đoán này: “Trong thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội trực tuyến xuất hiện tràn lan nhiều ảnh, clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của nhân vật Lê Thị Huyền Anh (hay còn gọi là bà Tưng).
Nội dung các hình ảnh và clip nêu trên đã tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Qua công tác quản lý, Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhận được thông tin qua đường dây nóng nhân vật Lê Thị Huyền Anh đã cùng ê-kíp thực hiện chụp các hình ảnh, quay clip trên mạng Internet nhằm mục đích gây sự chú ý của công chúng để nổi tiếng và tham gia biểu diễn nghệ thuật”.
Những hình ảnh bị coi là “có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”, “tác động xấu đến nhận thức, tâm lý, tình cảm của giới trẻ, gây bất bình trong dư luận xã hội” - Ảnh: Internet
Viện dẫn lợi ích công cộng, lợi ích của xã hội, công văn hỏa tốc nói trên dường như muốn đẹp đi một “trò lố” của những kẻ tận dụng sự lan tỏa và các tính năng kỹ thuật của Liên mạng và các mạng xã hội để có được sự nổi tiếng một cách dễ dãi, không thông qua lao động nghệ thuật, cũng như sự trau dồi, rèn luyện cần thiết.
Tuy nhiên, ngay cả khi phục vụ một mục tiêu tạm coi là đúng đắn đi nữa, chính quyền (trong trường hợp này là Cục Nghệ thuật Biểu diễn) cũng cần phải trực diện với một câu hỏi: họ làm như vậy có đúng chức năng, thẩm quyền và trên hết, có đúng luật, hợp thức hay không?
Bởi lẽ, hơn ai hết, chính quyền phải là tấm gương của tinh thần “thượng tôn pháp luật” và không thể để những yếu tố cảm tính và lối suy nghĩ lỗi thời “không quản lý được thì cấm” len vào các quyết định mang tính hành chính của mình.
Trả lời các câu hỏi clip mà “bà Tưng” tự quay với nội dung gợi cảm và tự post lên mạng có vi phạm gì không, việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VH, TT&DL cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc có đúng không, luật sư Bùi Quang Nghiêm chia sẻ quan điểm của ông:
“Theo tôi trước hết phải trở lại với một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân được làm (thực hiện các hành vi) mà luật không cấm và công chức nhà nước chỉ được làm những việc mà luật cho phép.
Suy xét từ góc nhìn của đạo đức, tôi cho rằng cần phải phê phán “bà Tưng” về việc tự quay clip với nội dung mà có người cho là “gợi cảm”, có người cho là “phản cảm”, tự post lên mạng để thu hút sự chú ý của cư dân mạng, để mình nhanh được nổi tiếng.
Nhưng tôi chưa tìm thấy căn cứ pháp lý để quy kết rằng “bà Tưng” vi phạm pháp luật của Việt Nam. Mặt khác, tôi chưa thấy các ý kiến của cư dân mạng nêu căn cứ pháp lý cho việc ra quyết định cấm “bà Tưng” biểu diễn trên toàn quốc.
Nếu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thấy rằng hành vi của “bà Tưng” vi phạm thì Cục căn cứ nội dung cụ thể của Nghị định 31.2001/NĐ-CP để xử phạt. Nghị định 31.2001 không trang bị cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn quyền cấm một công dân biểu diễn trên toàn quốc.
Theo tôi, việc cấm “bà Tưng” biểu diễn như một vài tờ báo đã đề cập là hành vi lạm quyền”.
Trần Lê