Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Xôi Thịt bàn về “Trí phú địa hào..”
Bài viết của anh Xôi Thịt trên blog http://web.xoithit.com/2014/11/12/tri-phu-dia-hao/
Mấy hôm nay, báo chí đưa tin ầm ĩ việc cha con ông Trần Quốc Hải và anh Trần Quốc Thanh sang giúp Campuchia sửa chữa/đóng mới xe thiết giáp được chính phủ Campuchia tặng huy chương “Đại tướng quân”. Ông Hải trước đấy cũng lên báo mấy lần khi ông tự nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng.
Không quá ngạc nhiên, sau khi tin cha con ông Hải lan ra, báo chí và “cộng đồng mạng” lại nổi lên những so sánh về thành quả của cha con ông “Hai Lúa” này với các GS.TS của Việt Nam và không tránh khỏi những lời mỉa mai, dè bỉu giới trí thức, khoa học nước nhà.
Entry này không có ý định bênh giới trí thức, khoa học Việt Nam mà muốn nói vài lời để cùng nhìn vấn đề công tâm hơn. Chế máy bay hay sửa xe thiết giáp như cha con ông Hải, ông Thanh thiên về “kỹ thuật” và có chút công nghệ hơn là khoa học.
Khoa học, công nghệ và kỹ thuật không hoàn toàn giống nhau, thậm chí khác nhau khá nhiều mặc dù hay bị gộp làm một. Nói một cách nôm na, khoa học (science) là các nghiên cứu lý thuyết.
Công nghệ (technology) là đưa các ý tưởng khoa học áp dụng vào các sản phẩm ( trong lĩnh vực thương mại, quân sự, nghiên cứu…) và kỹ thuật (engineering) là quá trình dùng công nghệ để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng cho người dùng.
Từ khoa học ra đến công nghệ và kỹ thuật đòi hỏi nguồn vốn và chính sách (về mặt nhà nước), chiến lược marketing, phát triển sản phẩm (về phía các doanh nghiệp) … và thực sự, vai trò các nhà khoa học chiếm không quá nhiều.
Giới trí thức, khoa học Việt Nam bị kìm kẹp, dồn nén, đàn áp sau bao nhiêu năm nên giờ quá lép vế, so với đồng nghiệp ở những nước xung quanh hay cũng như những giới khác trong nước. Ở Việt Nam, viết CSGT ăn tiền thì bị CA bắt và kiện, tranh chấp đất với chính quyền thì chính quyền đòi rút sổ đỏ, nói luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền cũng bị đám luật sự đòi kiện….
Chửi đám nhà khoa học, trí thức là sướng nhất vì chả ai lên tiếng bảo vệ mà lại được dân tình hùa theo ủng hộ. Báo chí có thể thiếu hiểu biết, có thể cố tình đưa tin theo hướng này nhưng vấn đề cũng cần được nhìn nhận tỉnh táo hơn.
Nỗ lực, đam mê, tài năng của bố con ông Hải đã được ghi nhận thỏa đáng (dù hơi buồn là không phải tại nước mình) còn đem điều đấy dìm hàng giới khoa học Việt Nam lại không được công bằng.
“Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. “Trí” thậm chí còn được xếp trên cùng. Đảng (viết hoa vì đứng đầu câu) nhận biết khá rõ những lực lượng nào có khả năng cản trở mình nên đã có những chính sách “phù hợp”. Nhìn vào giới khoa học, trí thức hiện tại thì có thể thấy họ đã thành công. Những tiếng nói phản biện, dù là nhỏ nhoi của giới trí thức, khoa học là vô cùng quí báu.
Bám vào những sự kiện không mấy liên quan để làm “bỉ mặt” giới khoa học Việt Nam thì vô tình hay hữu ý cũng không thoát ra được chính sách “trốc tận rễ” này.
Xôi Thịt, Australia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Xôi Thịt bàn về “Trí phú địa hào..”
Bài viết của anh Xôi Thịt trên blog http://web.xoithit.com/2014/11/12/tri-phu-dia-hao/
Mấy hôm nay, báo chí đưa tin ầm ĩ việc cha con ông Trần Quốc Hải và anh Trần Quốc Thanh sang giúp Campuchia sửa chữa/đóng mới xe thiết giáp được chính phủ Campuchia tặng huy chương “Đại tướng quân”. Ông Hải trước đấy cũng lên báo mấy lần khi ông tự nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng.
Không quá ngạc nhiên, sau khi tin cha con ông Hải lan ra, báo chí và “cộng đồng mạng” lại nổi lên những so sánh về thành quả của cha con ông “Hai Lúa” này với các GS.TS của Việt Nam và không tránh khỏi những lời mỉa mai, dè bỉu giới trí thức, khoa học nước nhà.
Entry này không có ý định bênh giới trí thức, khoa học Việt Nam mà muốn nói vài lời để cùng nhìn vấn đề công tâm hơn. Chế máy bay hay sửa xe thiết giáp như cha con ông Hải, ông Thanh thiên về “kỹ thuật” và có chút công nghệ hơn là khoa học.
Khoa học, công nghệ và kỹ thuật không hoàn toàn giống nhau, thậm chí khác nhau khá nhiều mặc dù hay bị gộp làm một. Nói một cách nôm na, khoa học (science) là các nghiên cứu lý thuyết.
Công nghệ (technology) là đưa các ý tưởng khoa học áp dụng vào các sản phẩm ( trong lĩnh vực thương mại, quân sự, nghiên cứu…) và kỹ thuật (engineering) là quá trình dùng công nghệ để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng cho người dùng.
Từ khoa học ra đến công nghệ và kỹ thuật đòi hỏi nguồn vốn và chính sách (về mặt nhà nước), chiến lược marketing, phát triển sản phẩm (về phía các doanh nghiệp) … và thực sự, vai trò các nhà khoa học chiếm không quá nhiều.
Giới trí thức, khoa học Việt Nam bị kìm kẹp, dồn nén, đàn áp sau bao nhiêu năm nên giờ quá lép vế, so với đồng nghiệp ở những nước xung quanh hay cũng như những giới khác trong nước. Ở Việt Nam, viết CSGT ăn tiền thì bị CA bắt và kiện, tranh chấp đất với chính quyền thì chính quyền đòi rút sổ đỏ, nói luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền cũng bị đám luật sự đòi kiện….
Chửi đám nhà khoa học, trí thức là sướng nhất vì chả ai lên tiếng bảo vệ mà lại được dân tình hùa theo ủng hộ. Báo chí có thể thiếu hiểu biết, có thể cố tình đưa tin theo hướng này nhưng vấn đề cũng cần được nhìn nhận tỉnh táo hơn.
Nỗ lực, đam mê, tài năng của bố con ông Hải đã được ghi nhận thỏa đáng (dù hơi buồn là không phải tại nước mình) còn đem điều đấy dìm hàng giới khoa học Việt Nam lại không được công bằng.
“Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. “Trí” thậm chí còn được xếp trên cùng. Đảng (viết hoa vì đứng đầu câu) nhận biết khá rõ những lực lượng nào có khả năng cản trở mình nên đã có những chính sách “phù hợp”. Nhìn vào giới khoa học, trí thức hiện tại thì có thể thấy họ đã thành công. Những tiếng nói phản biện, dù là nhỏ nhoi của giới trí thức, khoa học là vô cùng quí báu.
Bám vào những sự kiện không mấy liên quan để làm “bỉ mặt” giới khoa học Việt Nam thì vô tình hay hữu ý cũng không thoát ra được chính sách “trốc tận rễ” này.
Xôi Thịt, Australia.