Kinh Đời
Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán
Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.
Cuộc đời của những người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia rồi biết trôi dạt về đâu
Photo by Sơn Trung RFA
Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo
lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể
tìm được nơi ở mới.
Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các
hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà
Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.
Thông báo di dời tất cả các hộ hợp pháp và bất hợp pháp
“Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết
rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt
dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền
bạc”.
Đó là lời của bà Nguyễn Thị Hường, ngoài 50 tuổi, nói với chúng tôi
trong bộ quần áo nhuộm màu phèn. Cũng theo bà Hường, lý do mà chính
quyền đưa ra là những hộ dân này sinh sống trên sông, gây ô nhiễm môi
trường và mất cảnh quan đô thị.
Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh
Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch
của thành phố Phnom Penh.
Riêng ông Bùi Văn Đức, đại diện hội Việt Kiều huyện Lvea Em, tỉnh
Kandal, cũng là một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết thông
báo của chính quyền địa phương nói rõ buộc các bè, chòi, nhà nổi phải di
dời do cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông này khẳng định rằng, tất cả
các hộ dân sống ở đây đều trình báo và có sự đồng ý của chính quyền địa
phương và việc viện lý do người dân sinh sống bất hợp pháp để buộc di
dời là hoàn toàn không hợp lý.
Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc
bà Nguyễn Thị Hường
Ông Đức bức xúc trình bày: “Mình sống ở đó trên mười mấy năm rồi. Còn
nếu nói dân ở bất hợp pháp, ở bất hợp pháp sao mà anh ra sổ gia đình
cho người ta, sổ vàng (sổ đăng ký thường trú) cho người ta, làm giấy cho
người ta ở đàng hoàng? Rồi nói luôn bè bất hợp pháp, bất hợp pháp cái
gì, kiểm (cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản) lại đóng đàng hoàng, kiểm
lại đóng giấy, nuôi cá gì, cá gì. Nó đóng giấy, đưa giấy cho mình cầm
đàng hoàng. Vậy người đó bất hợp pháp sao? Bất hợp pháp sao mà có giấy?”
Đi đâu về đâu?
Phần lớn những hộ dân sinh sống trên các nhà nổi làm nghề đánh bắt cá và
nuôi cá dưới nhà bè. Hiện tại, cá vừa mới thả giống và phải mất khoảng 5
tháng nữa mới có thể thu hoạch. Nếu buộc phải di dời ngay thì những
người này buộc phải bán cá nhỏ và chịu thua lỗ. Tuy vậy, dù muốn, dù
không thì vẫn không thể tiếp tục sống được nữa và dù chỉ còn mấy ngày
nữa là phải tự di dời nhưng phần lớn họ vẫn chưa biết sẽ ở đâu.
Trước hoàn cảnh khó khăn của đồng bào, Ông Trương Tới, trưởng ấp Aray Khsat, bày tỏ: “Lại
báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người
ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu. Rời này
thì không biết điểm, ai có thân thích hay quen ở đâu thì đi đó chứ đi
đâu bây giờ, còn lên bờ thì ở đây hết đất ở rồi”.
Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu
Ông Trương Tới
Ông Tới còn cho biết thêm rằng chính quyền chỉ yêu cầu rời khỏi khúc
sông này, còn những khu vực khác người ta không cấm nên người dân vẫn có
quyền sinh sống. Tuy nhiên việc tìm nơi có điều kiện thích hợp để có
thể dựng nhà bè và tiếp tục nuôi cá không phải là chuyện dễ.
Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA)
Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA) |
Những người Việt, hay nói đúng hơn là những người Campuchia gốc Việt
này sống nhiều đời trên dòng sông Mekong với nghề nuôi cá trên bè là
nghề cha truyền con nối. Ông Hồ Sáu tiếp xúc với chúng tôi trong ngôi
nhà bè nhỏ, bấp bênh theo từng đợt sóng và người vợ đang nằm trên sàn vì
cơn đau tim cho biết khi mở mắt chào đời ông đã thấy sông nước trên đất
Campuchia, gia đình ông đã bốn đời sống trên sông nước và dù có đi đâu
thì ông cũng không bỏ nghề nuôi cá vì ngoài nuôi cá ông không biết làm
nghề gì nữa cả. Ông Sáu nói: “Thì đi kiếm chỗ khác ở nữa, đi về cồn hai
(?)rồi xin người ta ở. Cũng ở dưới sông. Mình chưa từng ở trên bờ, mình
quen ở dưới sông để nuôi cá”.
Dưới sông bị đuổi, trên bờ cũng chưa chắc được yên
Người sống trên sông lo sợ là thế, riêng những người Việt sống trên bờ
cũng không thể thoát khỏi cảnh lo sợ bị đuổi mất kỳ lúc nào.
Sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh chia làm bốn nhánh, làng Aray
Khsat nằm ở phía đông với hơn 300 hộ gia đình người Việt sinh sống.
Người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, phụ hồ và buôn bán hàng
rong. Ở đây cũng có một ngôi nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến
là “Nhà thờ Đức mẹ Mekong”. Tuy nhiên, anh Sang, một thanh niên mồ côi
từ nhỏ và sống nhờ sự cứu giúp của nhà thờ cho biết trong tương lai hơn
300 nhà dân và cả nhà thờ này cũng sẽ bị giải tỏa. Anh Sang cho biết:
“Mình cũng có nghe phong phanh là có đuổi, nhưng mà không biết là người
ta quyết định đuổi ngày nào mà có nghe đuổi, tại vì nghe nói sau này
chỗ này sát nhập vô thành phố, về thành phố. Cũng rầu, cũng lo, không
biết người ta đuổi mình, người ta có lo chỗ cho mình ở hay không”.
Đi theo con đường dọc bờ sông, chúng tôi thấy hai ông bà cụ già yếu ngồi
trên nhà sàn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông bà cho biết cả hai ông bà đều
sinh ra tại Campuchia và đã trãi qua nhiều biến cố thăng trầm theo lịch
sử của Campuchia. Khi được chúng tôi hỏi rằng, “nếu người ta đuổi
không cho ở đây nữa thì ông bà sẽ đi đâu?” Họ cười đáp: “Người ta đuổi
thì do nhà nước thôi. Không biết đâu đâu bây giờ. Không biết có còn sống
tới đó để bị đuổi hay không nữa. Ai sao mình vậy chứ không biết sao
nữa”.
Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch...Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ
Ông Sovanna Rith
Người Việt luôn là đề tài nóng ở Campuchia, nhiều đảng phái chính trị
cho rằng người Việt nhập cư là một trong những chiêu bài thôn tính lãnh
thổ, còn một số tổ chức xã hội dân sự như tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc
thiểu số ở Campuchia (MIRO) thì cho rằng Việt Kiều Campuchia là nạn nhân
của các quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia.
Ông Sovanna Rith, đại diện MIRO chia sẽ: “Họ là những nạn nhân chính
trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp
theo luật quốc tịch. Riêng một số ít người có tiền, hoặc là thành viên
của đảng phái chính trị có quyền lực nào đó thì họ có thể liên hệ để có
được giấy tờ hợp sinh sống hợp pháp, còn tuyệt đại đa số là không có
giấy tờ. Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời
Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa
nhận họ, buộc họ phải sống co cụm ở khu Chrey Thum (giáp với cửa khẩu
Long Bình, tỉnh An Giang), hồi đợt bầu cử đa đảng do Liên Hiệp Quốc tổ
chức (năm 1993) người Việt cũng bị trục xuất nhưng một lần nữa Việt Nam
không thừa nhận họ là người Việt”.
Không có chỗ ở ổn định, không có giấy tờ cư trú hợp pháp, rồi số phận
những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Campuchia sẽ ra
sao? Chúng tôi xin mượn câu trả lời của ông Tới, trưởng ấp Aray Khsat
để kết thúc cho bài viết này: “Tương lai mấy đứa nhỏ, không biết sẽ ra sao nữa. Tôi nói chừng nữa, ngày sau không biết sẽ ra sao đây”.
Sơn Trung tường trình từ Campuchia.
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán
Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.
Cuộc đời của những người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia rồi biết trôi dạt về đâu
Photo by Sơn Trung RFA
Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo
lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể
tìm được nơi ở mới.
Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các
hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà
Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.
Thông báo di dời tất cả các hộ hợp pháp và bất hợp pháp
“Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết
rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt
dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền
bạc”.
Đó là lời của bà Nguyễn Thị Hường, ngoài 50 tuổi, nói với chúng tôi
trong bộ quần áo nhuộm màu phèn. Cũng theo bà Hường, lý do mà chính
quyền đưa ra là những hộ dân này sinh sống trên sông, gây ô nhiễm môi
trường và mất cảnh quan đô thị.
Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh
Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch
của thành phố Phnom Penh.
Riêng ông Bùi Văn Đức, đại diện hội Việt Kiều huyện Lvea Em, tỉnh
Kandal, cũng là một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết thông
báo của chính quyền địa phương nói rõ buộc các bè, chòi, nhà nổi phải di
dời do cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông này khẳng định rằng, tất cả
các hộ dân sống ở đây đều trình báo và có sự đồng ý của chính quyền địa
phương và việc viện lý do người dân sinh sống bất hợp pháp để buộc di
dời là hoàn toàn không hợp lý.
Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc
bà Nguyễn Thị Hường
Ông Đức bức xúc trình bày: “Mình sống ở đó trên mười mấy năm rồi. Còn
nếu nói dân ở bất hợp pháp, ở bất hợp pháp sao mà anh ra sổ gia đình
cho người ta, sổ vàng (sổ đăng ký thường trú) cho người ta, làm giấy cho
người ta ở đàng hoàng? Rồi nói luôn bè bất hợp pháp, bất hợp pháp cái
gì, kiểm (cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản) lại đóng đàng hoàng, kiểm
lại đóng giấy, nuôi cá gì, cá gì. Nó đóng giấy, đưa giấy cho mình cầm
đàng hoàng. Vậy người đó bất hợp pháp sao? Bất hợp pháp sao mà có giấy?”
Đi đâu về đâu?
Phần lớn những hộ dân sinh sống trên các nhà nổi làm nghề đánh bắt cá và
nuôi cá dưới nhà bè. Hiện tại, cá vừa mới thả giống và phải mất khoảng 5
tháng nữa mới có thể thu hoạch. Nếu buộc phải di dời ngay thì những
người này buộc phải bán cá nhỏ và chịu thua lỗ. Tuy vậy, dù muốn, dù
không thì vẫn không thể tiếp tục sống được nữa và dù chỉ còn mấy ngày
nữa là phải tự di dời nhưng phần lớn họ vẫn chưa biết sẽ ở đâu.
Trước hoàn cảnh khó khăn của đồng bào, Ông Trương Tới, trưởng ấp Aray Khsat, bày tỏ: “Lại
báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người
ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu. Rời này
thì không biết điểm, ai có thân thích hay quen ở đâu thì đi đó chứ đi
đâu bây giờ, còn lên bờ thì ở đây hết đất ở rồi”.
Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu
Ông Trương Tới
Ông Tới còn cho biết thêm rằng chính quyền chỉ yêu cầu rời khỏi khúc
sông này, còn những khu vực khác người ta không cấm nên người dân vẫn có
quyền sinh sống. Tuy nhiên việc tìm nơi có điều kiện thích hợp để có
thể dựng nhà bè và tiếp tục nuôi cá không phải là chuyện dễ.
Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA)
Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA) |
Những người Việt, hay nói đúng hơn là những người Campuchia gốc Việt
này sống nhiều đời trên dòng sông Mekong với nghề nuôi cá trên bè là
nghề cha truyền con nối. Ông Hồ Sáu tiếp xúc với chúng tôi trong ngôi
nhà bè nhỏ, bấp bênh theo từng đợt sóng và người vợ đang nằm trên sàn vì
cơn đau tim cho biết khi mở mắt chào đời ông đã thấy sông nước trên đất
Campuchia, gia đình ông đã bốn đời sống trên sông nước và dù có đi đâu
thì ông cũng không bỏ nghề nuôi cá vì ngoài nuôi cá ông không biết làm
nghề gì nữa cả. Ông Sáu nói: “Thì đi kiếm chỗ khác ở nữa, đi về cồn hai
(?)rồi xin người ta ở. Cũng ở dưới sông. Mình chưa từng ở trên bờ, mình
quen ở dưới sông để nuôi cá”.
Dưới sông bị đuổi, trên bờ cũng chưa chắc được yên
Người sống trên sông lo sợ là thế, riêng những người Việt sống trên bờ
cũng không thể thoát khỏi cảnh lo sợ bị đuổi mất kỳ lúc nào.
Sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh chia làm bốn nhánh, làng Aray
Khsat nằm ở phía đông với hơn 300 hộ gia đình người Việt sinh sống.
Người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, phụ hồ và buôn bán hàng
rong. Ở đây cũng có một ngôi nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến
là “Nhà thờ Đức mẹ Mekong”. Tuy nhiên, anh Sang, một thanh niên mồ côi
từ nhỏ và sống nhờ sự cứu giúp của nhà thờ cho biết trong tương lai hơn
300 nhà dân và cả nhà thờ này cũng sẽ bị giải tỏa. Anh Sang cho biết:
“Mình cũng có nghe phong phanh là có đuổi, nhưng mà không biết là người
ta quyết định đuổi ngày nào mà có nghe đuổi, tại vì nghe nói sau này
chỗ này sát nhập vô thành phố, về thành phố. Cũng rầu, cũng lo, không
biết người ta đuổi mình, người ta có lo chỗ cho mình ở hay không”.
Đi theo con đường dọc bờ sông, chúng tôi thấy hai ông bà cụ già yếu ngồi
trên nhà sàn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông bà cho biết cả hai ông bà đều
sinh ra tại Campuchia và đã trãi qua nhiều biến cố thăng trầm theo lịch
sử của Campuchia. Khi được chúng tôi hỏi rằng, “nếu người ta đuổi
không cho ở đây nữa thì ông bà sẽ đi đâu?” Họ cười đáp: “Người ta đuổi
thì do nhà nước thôi. Không biết đâu đâu bây giờ. Không biết có còn sống
tới đó để bị đuổi hay không nữa. Ai sao mình vậy chứ không biết sao
nữa”.
Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch...Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ
Ông Sovanna Rith
Người Việt luôn là đề tài nóng ở Campuchia, nhiều đảng phái chính trị
cho rằng người Việt nhập cư là một trong những chiêu bài thôn tính lãnh
thổ, còn một số tổ chức xã hội dân sự như tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc
thiểu số ở Campuchia (MIRO) thì cho rằng Việt Kiều Campuchia là nạn nhân
của các quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia.
Ông Sovanna Rith, đại diện MIRO chia sẽ: “Họ là những nạn nhân chính
trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp
theo luật quốc tịch. Riêng một số ít người có tiền, hoặc là thành viên
của đảng phái chính trị có quyền lực nào đó thì họ có thể liên hệ để có
được giấy tờ hợp sinh sống hợp pháp, còn tuyệt đại đa số là không có
giấy tờ. Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời
Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa
nhận họ, buộc họ phải sống co cụm ở khu Chrey Thum (giáp với cửa khẩu
Long Bình, tỉnh An Giang), hồi đợt bầu cử đa đảng do Liên Hiệp Quốc tổ
chức (năm 1993) người Việt cũng bị trục xuất nhưng một lần nữa Việt Nam
không thừa nhận họ là người Việt”.
Không có chỗ ở ổn định, không có giấy tờ cư trú hợp pháp, rồi số phận
những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Campuchia sẽ ra
sao? Chúng tôi xin mượn câu trả lời của ông Tới, trưởng ấp Aray Khsat
để kết thúc cho bài viết này: “Tương lai mấy đứa nhỏ, không biết sẽ ra sao nữa. Tôi nói chừng nữa, ngày sau không biết sẽ ra sao đây”.
Sơn Trung tường trình từ Campuchia.
(RFA)