Thân Hữu Tiếp Tay...
Xuân Lộc: những ngày cuối _ Lê Phùng Xuân
Xuân Lộc: những ngày cuối _ Lê Phùng Xuân
…Trớ trêu và mỉa mai, Hiệp Định đình chiến Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 ở đâu đâu, người chủ nhà hông hề biết rõ đến nội dung.Kẻ nhảy vào gây chiến tranh hông có ký một hiệp ước lộn lưng nào với nước chủ nhà.Và kẻ hưởng lợi lại ngang nhiên đi đêm, tiêu lòn với nhau xé nát mảnh đất Việt thân yêu, toa rập sắp xếp coi ai có quyền hưởng nhiều hay ít?Cọng Hoà Miền Nam thoát thai từ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, được thành lập vào năm 1960 của các dân trí thức mơ mộng ảo huyền thiên đàng Cộng Sản, con đẻ hoang của Hà Nội, là cái đếch (sic) gì mà cũng được hưởng phần ngồi vào bàn hội nghị?Và kẻ mang quân xâm chiếm miền Nam lại ngang nhiên hông chịu rút quân về, giữ nguyên trạng những vùng đất đã chiếm được để cho hơn 150 ngàn quân BắcViệt tiếp tục trú đóng.
Bất hạnh cho nước Việt mến yêu.Những người lãnh đạo Viêt Nam Cọng Hoà, bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực của các nước lớn, hông thể đương đầu với tình thế.Cộng thêm tình hình rối ren trong nước do VC giựt dây khuấy phá.Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn, những bản tình ca ủy mị, tham nhũng tràn lan, sinh viên biểu tình, báo chí xách bị, gậy đi ăn mày… góp phần làm hao mòn sinh lực người lính ngoài trận tuyến.Đủ thứ trò hề ngây ngô.Họ hông nghĩ đền quyền lợi tổ quốc.
VC ma mãnh.Biết là Mỹ hông còn muốn dính líu vào Việt Nam, nên họ ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 mà họ đã ký kết. Họ coi Hiệp Định đó như tờ giấy lộn, muốn xé lúc nào thì xé.Và VC bắt đầu mở những trận đánh nhỏ để thăm dò trong hai năm 1973 và 1974. Trung Cộng cũng hùa theo: đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974.
Và đúng như Bắc Việt tiên liệu, Mỹ có dấu hiệu bỏ rơi Việt Nam Cọng Hòa thực sự.Họ bắt đầu “thử lửa” chúng ta với trận đánh đồn Đức Huệ do Tiểu Đoàn 83 BĐQ trú đóng.Nhưng hông ngờ Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi lợi dụng đêm tối, vượt qua biên giới Việt- Miên, đã “bứng gốc” nguyên cả Sư Đoàn 5 VC ngày 28 tháng 04 năm 1974 tại khu Mỏ Vẹt.
Nhưng sau đó viện trợ bị bớt dần.Biết được, VC thừa cơ tấn công.Ngày 06 tháng 01 năm 1975 họ đánh chiếm Phước Long. Tiểu Đoàn của Thiếu Tá Lưu văn Cầm nổ lực cầm cự, nhưng hông chống được, đã tìm cách thoát khỏi vòng vây.Ngày 07 tháng 01 năm 1975, Bình Long thất thủ.Và ngày 08 tháng 01 năm 1975, họ bắt đầu xua quân tiến chiếm vùng I và II chiến thuật. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà bị bỏ rơi, hông còn đủ súng đạn để phản công, bắt đầu gom lại để đỡ đòn.Nhưng than ôi !sức lực đã mòn.Thế trận bắt đầu vỡ tan.Cuối tháng 03 năm 1975, toàn bộ vùng I và II, rơi vào tay VC.Chúng ta bị nốc ao nhưng còn đợi trọng tài đếm.Viễn ảnh mất nước ở trong tầm tay.
Lỗi tại ai?Lỗi tại tôi mọi đàng! Dựa vào thế lực kẻ xông vào nhà mình, nói lời ngon tiếng ngọt mà mình cũng nghe theo, như gái thơ ngây bị Sở Khanh dụ.Tới lúc mang cái bụng chửa, nó đá đít mình nó tháo chạy.Có phải Chánh phủ Mỹ cố tình đổ xương máu để giúp Việt Nam Cọng Hòa chống Cộng Sản hay nuôi dưỡng Cộng Sản?Vì trong trận chiến Bình Long, ít ra là có ba lần họ cố tình từ chối hông đánh B52 vào Bộ Chỉ Huy Tiền Phương VC và Bộ chỉ Trung Ương Cục Miền Nam.Hay là họ quá thực dụng, bỏ miếng mồi nầy bắt mồi khác ngon hơn?Ai mà biết được?
****
Buổi sáng ngày 08 tháng 04 năm 1975.Trời còn mờ mờ. Phùng Xuân vừa hút xong điếu thuốc, lấy tay búng mạnh, tàn thuốc văng ra xa.Chàng miên man nghĩ ngợi.Bỗng có nhiều tiếng tum tum vang lên từ hướng Đông Bắc Xuân Lộc. Binh lính quen chiến trận, biết có pháo kích, đồng loạt hô lên: “Pháo kí…ch” rồi mạnh ai nấy chui xuống hầm hố.
Có lẽ VC nhắm vào Tư dinh của vị tướng Tư lệnh Sư Đoàn 18BB, gần như đối diện với chợ Xuân Lộc.Chỉ có khỏang bốn trái là lọt vào Tư dinh, còn bao nhiêu là rớt xuống chợ.Đêm hôm đó, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo hông có ở trong dinh.Tiền sát viên nầy dở, chắc là mấy tay VC nằm vùng cở hạ sĩ quan, học hành hông bao nhiêu.Chớ nếu lấy được tọa độ chính xác là YT 458092 thì điều chỉnh giỏi, pháo sẽ dập nát dinh hông còn miếng gạch vụn!Hay là bọn họ hông có không ảnh tỷ lệ 1/25.000?Chúng lần đâu ra được?Lập tức, Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn đã dọt về rừng cao su bên hông quận Xuân Lộc, ở Tân Phong, cách nơi cũ độ 5km!
Sau đó, đặc công VC xâm nhập vào thị trấn đốt cháy một chiếc V-100 của Tiểu Khu Long Khánh ngay gần ngã ba vào Sư Đoàn, nhưng toán nầy bị tiêu diệt.Cũng giống như An Lộc, VC pháo tối đa vào những khu dân cư, hòng gây gánh nặng cho quân đội trong việc cứu giúp dân lành.
Tỉnh lỵ Xuân Lộc nhỏ bé, đầu trên xóm dưới khoảng hơn một cây số.Nhưng lợi thế của Xuân Lộc là còn vòng đai Ấp Chiến Lược bao bọc được một phần thành phố về phiá Đông, Đông Bắc, hướng Nam và một phần phía Tây.Bờ đất cao khoảng 2m, dầy khoảng 3m, còn thêm hàng kẽm gai lên chừng 2m nên rất an toàn cho đơn vị phòng thủ.Chiến xa VC tấn công rất nhiều lần ở hướng Đông nhưng đều bị đẩy lui.Mặt Tây Nam, những đơn vị VC bị Tiểu đoàn 1/48 của Thiếu Tá Trần Cẩm Tường và chiến xa của Thiết Đoàn 5 KB tiêu diệt trong rừng cao su.
Liên tiếp mấy ngày tấn công, nhiều đơn vị cấp Sư Đoàn VC hông vô được tỉnh lỵ.VC chỉ còn có nước là pháo dữ dội vào các nơi đóng quân các đơn vị của Sư Đoàn.Phùng Xuân ngờ rằng có nội tuyến nằm trong đơn vị.Có những lần Xuân rảo bước kiểm soát trong đêm, chàng bắt được một người lính đang nghe đài Hà Nội.Vị Tiểu Đoàn Trưởng trước- Đại Úy Đỗ Trung Chu- rời nhiệm sở mà hông bàn giao cho Xuân những điều quan trọng đó. Vị sĩ quan ban hai- Thiếu Úy Dư- còn quá trẻ, chắc cũng hông nắm vững hết tình trạng binh sĩ Tiểu Đoàn trong lúc nầy.
Quân phòng thủ tỉnh lỵ gồm có các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Trung Đoàn 43(-) với hai Tiểu Đoàn 1 và 3, được tăng phái thêm Tiểu Đoàn 1/52 hình như của Đại Úy Nguyễn văn Út là phải(?) và sau nầy, thêm Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long, quân số còn được một số ít.Anh chàng Long nầy lanh lợi.Đầu tiên là đơn vị đặt dưới quyền xài xể của Tiểu Khu, phòng thủ khu vực hậu cứ Tiểu Đoàn 183 PB, hướng Đông Xuân Lộc.Nhưng anh chàng thấy ở với Tiểu Khu hông ổn (tăng phái Tiểu Khu là bị xài tơi tả như cái mềm rách?), nên xin nhập vào với Trung đoàn 43, về phòng thủ nơi đầu sân bay.
Tiểu đoàn 2/43 do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy, ở ngoài tỉnh lỵ, phòng thủ Núi Thị.Nơi đây, từ lâu đã có Pháo đội 150 và 155 ly sẳn sàng yểm trợ cho Sư Đoàn.Ngọn núi nhỏ nầy có hình móng ngựa, có một dinh thự của Pháp rộng rãi, khang trang và mát mẻ.Khu nầy từ trước, khoảng năm 1966, 67… là Trung Tâm huấn Luyện của Sư Đoàn.Phùng Xuân đã dẫn Đại Đội về nơi đây để học cách bắn súng M72 LAW chống chiến xa. Xuân còn nhớ đến Trung Úy Wanatabe, người Mỹ gốc Nhựt. Sau khi đã dạy cho đại đội của Xuân xong, Wanatabé đã cùng chàng và ba thằng trung đội trưởng uống hết hai chai đế “Ông già chống gậy”.Wanatabe hông về đơn vị, lăn phè ra ngủ cho đến sáng hôm sau.Anh chàng chịu chơi thiệt.Bây giờ, những người từng gặp mặt Xuân, ra sao rồi?Họ có còn sống sót trong cuộc chiến ác liệt nầy hông, hở Manas, Don Porter, Wanatabe và Peter Maurice Arnie?
Ngày 12 tháng 04 năm 1975, Tiểu Đoàn 1/43 của Phùng Xuân vẫn giữ vững phòng tuyến hướng Đông Bắc và lấy được một số súng cùng một phóng đồ các đơn vị của Sư Đoàn 18.Vậy là có nhiều nội tuyến của VC đã nằm vùng trong Sư Đoàn.Chàng di chuyển Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn liên tục.Buổi sáng ở gần quán Ba Tiều, buổi chiều ở đầu chợ.Ban đêm ngủ trong tiệm chụp hình Xuân Sơn.Ban ngày trở về nhà thờ Tin Lành…
So ra trận đánh Xuân Lộc hông có đẫm máu bằng trận An Lộc: cường độ pháo kích, tấn công hông nhiều và VC hông chiếm được một góc nào của tỉnh lỵ.Phi pháo đã dập nát những vị trí xuất phát của VC trước khi họ có ý định tấn công vào Xuân Lộc.Hình như những vị chỉ huy của họ hơi kém cõi và binh sĩ hông được huấn luyện kỹ càng?
Hơn nữa, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, ngay ngày đầu, đã di chuyển toàn bộ Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn ra khỏi Xuân Lộc, trú đóng trong rừng cao su bên quận Xuân lộc, ở ngã ba Tân Phong, đối diện vườn cây chôm chôm và soài riêng của bác sỹ Sử.
Buổi chiều ngày 16 (?) tháng 04 năm 1975, Phùng Xuân cảm thấy đất rung chuyển mạnh dữ dội.Đồng thời chàng nhìn thấy một chiếc C-130 vừa rời khỏi vùng hướng Đông Đông Bắc Xuân Lộc.Bom CBU quái ác đã tiêu diệt hầu hết bộ đội VC ở gần núi Chứa Chan. Họ hông còn khả năng tiến vào tỉnh lỵ.Thành phần còn lại lần lần bị Lữ Đoàn 1 Dù thanh toán.Bắc Việt hông còn hy vọng chiếm lấy Xuân Lộc nữa.Một phần cũng là nhờ Biệt Đội Kỹ Thuật Sư Đoàn của Đại Úy Phát đã xác định được các vị trí đóng quân của VC, nhờ đó phi pháo hoạt động rất hữu hiệu.Từ ngày 14 tháng 04 năm 1975, bên trong tỉnh lỵ hoàn toàn yên tỉnh.VC chỉ còn quấy rối bằng pháo kích.
Đầu con trăng.Ánh sáng mờ nhạt vừa vươn lên khỏi ngọn cao su, len len qua những đống đổ nát hoang tàn.Những ụ gạch vụn nhấp nhô trong sương trăng như những ngôi mồ hoang đầy mùi chết chóc.Khói điếu thuốc sắp tàn bay mông lung hoà lẫn hơi trăng lạnh.Xuân rùng mình.Hình như oan hồn những kẻ vừa mới chết còn lãng vãng đâu đây, nương theo ánh trăng về thăm lại nơi chốn cũ.
Hơn hai ngàn năm trước, Kinh Thánh cho đến nay vẫn là một.Hơn hai ngàn năm trước, kinh sách nhà Phật cho đến nay vẫn là thế.Những giáo điều trên được xem là bất di bất dịch. Nhưng, dòng thời gian trôi chảy.Từ thế kỷ XVIII cho đến nay, nhiều phát minh khoa học được khám phá.Người ta giết nhau càng nhiều hơn.Hưởng thụ vật chất càng sa đọa hơn.Thiên đàng Xã hội Cộng Sản ma quái hơn, mê muội những con người mơ tưởng đến thế giới an bình.
Khoa học đã giúp xã hội tiến bộ hông ngừng.Và mọi người mong muốn thay đổi.Niềm tin bị xoáy mòn.Liệu Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi giáo, Khổng Giáo có còn đứng vững mãi với thời gian? Một ngày nào đó, con người biến thành ánh sáng để di chuyển trong không gian đi về một thế giới hiện hữu khác thì cái gì sẽ xảy ra trong cuộc sống nầy? Phùng Xuân hông nghĩ đến được.Mấy hôm nay chàng hút quá nhiều, từ điếu nầy châm đến điếu khác.Ngón tay cái và trỏ trở nên vàng nghịt.
Nhà dân chúng dọc theo đường rầy xe lửa sập tan tành hết.Doanh trại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 43 cũng ngã nghiêng.Nhiều căn phố ở chợ hông còn nguyên vẹn.Rạp hát Đồng Tâm còn trơ bảng hiệu.Chắc ngay phút đầu tiên, dân chúng khu vực chợ bị trúng đạn pháo bị thương và chết cũng khá nhiều.May là ngày hôm đó, VC pháo kích vào tỉnh lỵ rất sớm.Chưa họp chợ đông.Nếu trễ chừng một giờ nữa thì số dân chúng chắc chắn là chết rất nhiều.
Trung Úy Trần Văn Thân, Trưởng Ban ba Tiểu Đoàn hay lùng sục từ những căn nhà đổ nát tìm người sống sót, nhưng dân chúng đã hoảng sợ bỏ chạy từ những ngày đầu tiên.Một hôm, Trung Úy Thân đưa cho Phùng Xuân một xấp hình.
- Thẩm quyền xem cái nầy cho đỡ buồn!
Chàng cầm lấy.Một cọc dày hình 6x9 đen trắng in trên giấy láng, chụp đủ kiểu.Hông có một miếng vải nào hết, truồng như những con nhộng trắng bông bốc, lăng quăng trong nồi nước sôi ươm tơ.Tư thế rất khêu gợi: ngồi ngửa, nằm nghiêng, chổng mông, chổng khu, hẩy người, banh hai chơn, khép hai tay che đậy, giơ cao hai tay.Mình mẫy chè bè trơ trẽn.Chè hẻ đì đóc nhơ nhớp.Thấy nguyên hết bộ sậu.Những gương mặt còn non choẹt chịu chơi mà lại “chơi chịu” như thế nầy? Chắc có lẽ, có một nhóm nữ sinh yêu tinh đã lập cái hội “CTY” ở cái tỉnh nhỏ bé nầy?
- Tôi đoán chắc là các cô ở Xuân Lộc đây, chớ hông có ai khác hơn đâu.Xung quanh đây toàn ruộng rẩy, dân nhà quê. Làm gì họ có dư dả để “ ngựa” như vầy.
- Còn một tấm nầy.Mê lắm Thiếu Tá ơi! Bà L…
Thân kêu anh chàng Hậu mang máy C-25 chìa ra cho Xuân một tấm hình chụp khổ 9x12 đen trắng in trên giấy “soa” đã “rờ tuốt”.Một người đàn bà còn trẻ, nằm dài trên nệm trắng, nuột nà như con đuông chà là.Thân thể cực kỳ sung mãn, rất cân đối.Vẻ đẹp đang thời sắc sảo, mặn mà.Tất cả những gì trên cơ thể đều lộ ra trong tư thế nằm nghiêng.
- Anh moi ra những thứ nầy ở đâu vậy?
- Mấy thằng nhỏ tụi nó lục lạo rồi đưa cho tôi.Sấp hình 6x9 là ở tiệm chụp hình Xuân Sơn.Còn cái hình người đàn bà nầy là bà L… ở tiệm thuốc tây … cuối chợ.
- Vậy mà tự nảy giờ, hai thằng mang máy tụi bây cứ thậm thà thậm thọt, như là quí lắm vậy? Tụi bây có quen cô nào trong sấp hình đó hông?Tao thấy, tụi mình thằng nào thằng nấy, khi coi hình, trái cấm trồi lên tuột xuống, nuốt nước miếng đã đời.
Phùng Xuân đưa hết hình cho Đại Úy Ngô văn Đấu, Tiểu Đoàn Phó.Chàng thẩn thờ nhìn qua phía bên kia đường.Nắng tháng tư ngùn ngụt trong không khí chiến tranh.Thoáng đâu đây tiếng người than khóc trong bom đạn.Họ, những người được sống an bình nơi hậu phương lại bày trò ăn chơi như thế nầy à?Ở cái tỉnh lẻ còn như vậy thì hông hiểu ở Sài Gòn như thế nào? Hổng lẽ, Sài Gòn lại còn hơn như thế nữa?Chàng tin là chắc như thế.Phòng trà, ca nhạc đầy ấp những bản tình ca ủy mị chìm trong khói thuốc, trong những ly cà phê.Chẳng có ai nhớ tới hình bóng người lính, họa chăng thỉnh thoảng có một vài bài hát của Chiến Tranh Chánh Trị.
Bấy lâu nay Xuân hông được về Sài Gòn thường, nhưng có những tin tức phong phanh qua lời đồn: Sài Gòn bây giờ ăn chơi dữ lắm ông ơi, tham nhũng tràn lan, hông những ở ngoài mà còn ở trong nhà binh nữa! Rồi còn nạn bè phái nữa!Nhưng như thế nào là dữ?Mình chỉ đọc qua báo chí vụ còi hụ Long An thôi mà!
Tội nghiệp cho những người lính thân yêu của tôi.Ngày đêm ở tuyến đầu, liều mình sống chết, họ hông có biết về một lớp người phía sau họ hưởng thụ, xa xỉ đàng điếm.Có phải tầng lớp ăn trên ngồi trước họ cho là họ có đặc quyền đó hông?Lính ở đây bao nhiêu người chết và bị thương rồi? Gia đình của họ có bình yên hôn?Chàng hông còn thấy bóng dáng một người vợ lính nào ở đây.Đường sá vắng teo.Họ chạy đi mất rồi, mang theo nổi lo sợ cho tính mạng của người chồng.Hông hiểu gia đình chị Hiền ở trong rẩy có bị gì hôn?Loan hông còn bán ba ở khu đường rầy từ lâu.Hổng hiểu Loan đi đâu mất, hông thấy nàng trở lại để rước thằng Ken?
Xuân tính đi vào khu xóm nhà phía sau chợ, tìm đến nhà chị Kim Sa, vợ của Nguyễn Thanh Liêm, nhưng ngỗn ngang gạch vụn và la liệt cây ngã bín kín tất cả mọi đường.Bao nhiêu người dân hông chạy thoát khỏi trong những đợt pháo kích?
Cơn mưa đầu mùa chưa đến.Nắng nổ xé tóe mắt.Không khí bay mùi tanh lợm giọng trong nắng chói chan.Phùng Xuân mơ màng nghĩ đến tuổi thanh xuân của mình đã cống hiến cho nước Việt mến yêu sắp hông còn nữa.Và những thằng bạn mình sẽ ra sao? Thằng Chúc ở bên Tiểu Đoàn 3/43 với Thiếu Tá Nguyễn văn Dư trấn giữ hậu cứ Sư Đoàn có bị gì hôn?Thằng Nguyễn Bá Lai đã chết từ lâu rồi.Và Sư Đoàn 18 chống giữ nơi nầy được bao lâu vì trọng tài trên võ đài đã đếm đến gần số mười?
17:00H ngày 20 tháng 04 năm 1975, Phùng Xuân đi họp ở Trung Đoàn.Lịnh rút lui là 20:00H.Bỏ lại mọi thứ. Mà lính có gì bỏ lại, ngoài ba lô và súng đạn và gánh hàng xén của họ.
Hông hiểu dân chúng ở đâu và làm thế nào biết được quân đội rút đi, họ ùn ùn kéo theo.Trên đường đông nghẹt Cảnh Sát và dân.Họ đùm túm mang theo những thứ gì có thể mang được. Mẹ, tay xách nách mang.Cha, lưng đeo con nhỏ, lóc nhóc dắt theo một đàn con.Họ hối hả bước theo những người lính Sư Đoàn bỏ lại thành phố thân yêu.Những chiếc Lô Bồi của công binh nhóc nhách người ngồi.Và họ cũng tự động leo lên mấy chiếc GMC khác.Nhiều ngàn dân sợ VC.Họ đi theo lính Sư Đoàn rời bỏ Long Khánh trong ngày hôm đó.Tiểu đoàn 1/43 có một GMC chất đủ mọi thứ -nhiều nhứt là gánh hàng xén của Đại Đội Chỉ Huy( Trung Úy Nguyễn văn Thành) và của Ban Tư (Trung Úy Nguyễn văn Phẩm)-nối đuôi theo đoàn xe của những đơn vị yễm trợ chạy theo Liên Tỉnh Lộ 2 xuôi Nam về Bà Rịa.
Liên tỉnh lộ 2 nối liền Quốc Lộ 1 tại ngã ba Tân Phong và Quốc Lộ 15 tại Bà Rịa, dài khoảng 50km ( từ Xuân Lộc đến Hậu cứ Trung đoàn 48 khoảng 12km. Từ Hậu cứ Trung Đoàn 48 đến Núi Đất khoảng 28km. Từ Núi Đất đến Bà Rịa 12km ).Đoạn đường nằm trong địa phận tỉnh Long Khánh, chạy giữa Mật Khu Mây Tào và Hát Dịch, có hai Trung Đoàn 275 và 33 của VC thường xuyên hoạt động.Từ ngã ba Tân Phong đến Cẩm Mỹ tương đối an ninh, có nhiều đồn điền cao su, do Tiểu Đoàn 323(?) Địa Phương Quân bảo vệ an ninh.Từ đồi Con Rắn, xã Cẩm Mỹ, xuống đến ranh giới tỉnh Long Khánh và Bà Riạ, từ lâu hông có đơn vị nào của quân đội VNCH kiểm soát, gần như bỏ ngõ cho VC hoạt động.Từ Bình Giã về Bà Riạ tương đối an toàn vì nằm trong vùng trách nhiệm của chi khu Đức Thạnh do Thiếu Tá Giao làm Quận Trưởng.
Rút lui về Bà Riạ ban đêm bằng Liên tỉnh lộ 2 là một hành động bất ngờ, táo bạo và liều lĩnh.Và VC cũng hông ngờ là Sư Đoàn 18 thối lui về ngã nầy.Cho nên đoàn xe các đơn vị yễm trợ Sư Đoàn vượt thoát một cách an toàn.Khoảng hai, ba giờ sáng, Tiểu Đoàn 18 Công Binh của Thiếu Tá Nguyễn văn Nên đã đến Bình Giã.Đại Úy Nguyễn Trí Dũng một mình lái chiếc Jeep A2 của Phòng Ba Sư Đoàn chạy một mạch đến Chi Khu Đức Thạnh lúc một giờ sáng mà hông có một người lính nào đi theo.Nếu tin tức lộ ra, chỉ cần một trung đoàn VC khóa đầu khoá đuôi rồi tấn công vào giữa là Sư Đoàn 18 tan tác.Mà cũng khó lộ ra.Vì Trung Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư Lịnh Quân Đoàn III, đích thân đáp xuống Tân Phong cho lịnh miệng rút quân.Và chính Đại Úy Nguyễn Trí Dũng ở P3/SĐ cầm từng tờ công điện rút lui đến giao cho các đơn vị trưởng và các đơn vị trực thuộc trong tiếng pháo đì đùng của VC.
Vị Tư Lịnh Sư Đoàn cũng cuốc bộ với anh em.Một bầu đoàn thê tử đầy nhóc đi theo, máy truyền tin được lịnh im lặng vô tuyến, chạy lè xè.Và tiếng nói chuyện của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo với Đại Tá Lê Xuân Hiếu râm ran khi đi ngang qua chỗ Phùng Xuân.Một lời thăm hỏi và khích lệ.Xong rồi, tất cả hối hả bước theo những bước đàng trước.
Rừng cây cao su bên trái bạt ngàn.Mỗi cây to lớn như những hình nộm núp trong bóng đêm trăng suông mờ nhạt, chập chờn ma quái như hù dọa.Bên phải là rừng già, cây cao to cồ nghều nghệu, chen lẫn dây rừng đan cao thấp như những màn lưới sắp quăng một mẻ chụp cả đoàn người đi.Và đoàn người đi và đi, và đi cắm cúi, đi lầm lũi trong đêm trăng non yên lặng.Họ bỏ lại đàng sau những đồng đội đã chết, có khi chôn vùi sơ sài đâu đó, có khi hông kịp chôn nằm vất vưởng bên đường và trong rừng…
Đoàn xe Thiếu Tá Đoàn Hữu Mỹ di chuyển cùng Trung Tâm Hành Quân, Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn đến Bình Giã khoảng bốn giờ sáng.Và khi Phùng Xuân qua khỏi Nhượng Địa Xa Bang, bỏ lại sau lưng rừng cao su mờ mịt thì trời vừa hừng sáng.Chàng nghe nhiều tiếng nổ của đủ loại súng.Chàng biết VC đang truy kích những lực lượng đi sau cùng: Điạ Phương Quân và Liên Đoàn 1 Dù. Hông hiểu Tiểu Đoàn 324 Điạ Phương Quân của Thiếu Tá Hà Công Hách đóng ở Bảo Định rút lui có an toàn cùng với Nhảy Dù hôn? Và chắc chắn là dân chúng vùng Bảo Vinh, Bảo Bình, Suối Cát thế nào cũng ùn ùn đi theo.Họ đã biết cái hoạ Cộng Sản từ năm 1954 rồi mà!
Riêng Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, hông thể đi về Nam cùng rút lui theo Sư Đoàn, đành chọn một lộ trình gian nan và nguy hiểm: băng rừng về hướng Tây đến Long Thành, Biên Hoà
Vào trong khu ấp Bình Giả, ngủ môt đêm,Xuân vẫn còn chập chờn nhớ nhung những hình ảnh bỏ lại sau lưng.Tỉnh lỵ nhỏ bé hơn mười năm gắn bó có nhiều kỷ niệm: nắng bụi và mưa sình. Những con đường lầy lội, bùn đỏ văng tóe lên mình người đi một cách tàn bạo, lốm đốm như rẫy mực.Mùa hè bụi bay mù mịt hông thấy người đi khi xe tuôn qua.Áo trắng biến thành áo màu đỏ.Nhiều khi khịt mũi đầy màu đất đỏ.
Ai mà thích đất trời như thế?Vậy mà có người trả lời là em hông muốn đi khỏi nơi đây.Cô Nguyễn thị Kiều, nữ sinh trường trung học Xuân Lộc, nói hình như bụi và bùn đỏ đã tan vào chén cơm và tô canh của em.Hơn nữa ba em đã hy sinh ở nơi đây.Em hông muốn đi đâu đâu.Thế mà bây giờ em ở đâu rồi hở Kiều? Biết bao giờ nhìn thấy lại những người lính năm xưa.Có người chơn chất thật thà, có người khôn lanh lém lỉnh, nhưng đều là những người hăm hở, gan dạ đứng đầu trước tiếng súng.
Lê Phùng Xuân
(Trích trong Trăng Suông )
Xuân Lộc: những ngày cuối _ Lê Phùng Xuân
Xuân Lộc: những ngày cuối _ Lê Phùng Xuân
…Trớ trêu và mỉa mai, Hiệp Định đình chiến Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 ở đâu đâu, người chủ nhà hông hề biết rõ đến nội dung.Kẻ nhảy vào gây chiến tranh hông có ký một hiệp ước lộn lưng nào với nước chủ nhà.Và kẻ hưởng lợi lại ngang nhiên đi đêm, tiêu lòn với nhau xé nát mảnh đất Việt thân yêu, toa rập sắp xếp coi ai có quyền hưởng nhiều hay ít?Cọng Hoà Miền Nam thoát thai từ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, được thành lập vào năm 1960 của các dân trí thức mơ mộng ảo huyền thiên đàng Cộng Sản, con đẻ hoang của Hà Nội, là cái đếch (sic) gì mà cũng được hưởng phần ngồi vào bàn hội nghị?Và kẻ mang quân xâm chiếm miền Nam lại ngang nhiên hông chịu rút quân về, giữ nguyên trạng những vùng đất đã chiếm được để cho hơn 150 ngàn quân BắcViệt tiếp tục trú đóng.
Bất hạnh cho nước Việt mến yêu.Những người lãnh đạo Viêt Nam Cọng Hoà, bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực của các nước lớn, hông thể đương đầu với tình thế.Cộng thêm tình hình rối ren trong nước do VC giựt dây khuấy phá.Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn, những bản tình ca ủy mị, tham nhũng tràn lan, sinh viên biểu tình, báo chí xách bị, gậy đi ăn mày… góp phần làm hao mòn sinh lực người lính ngoài trận tuyến.Đủ thứ trò hề ngây ngô.Họ hông nghĩ đền quyền lợi tổ quốc.
VC ma mãnh.Biết là Mỹ hông còn muốn dính líu vào Việt Nam, nên họ ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 mà họ đã ký kết. Họ coi Hiệp Định đó như tờ giấy lộn, muốn xé lúc nào thì xé.Và VC bắt đầu mở những trận đánh nhỏ để thăm dò trong hai năm 1973 và 1974. Trung Cộng cũng hùa theo: đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974.
Và đúng như Bắc Việt tiên liệu, Mỹ có dấu hiệu bỏ rơi Việt Nam Cọng Hòa thực sự.Họ bắt đầu “thử lửa” chúng ta với trận đánh đồn Đức Huệ do Tiểu Đoàn 83 BĐQ trú đóng.Nhưng hông ngờ Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi lợi dụng đêm tối, vượt qua biên giới Việt- Miên, đã “bứng gốc” nguyên cả Sư Đoàn 5 VC ngày 28 tháng 04 năm 1974 tại khu Mỏ Vẹt.
Nhưng sau đó viện trợ bị bớt dần.Biết được, VC thừa cơ tấn công.Ngày 06 tháng 01 năm 1975 họ đánh chiếm Phước Long. Tiểu Đoàn của Thiếu Tá Lưu văn Cầm nổ lực cầm cự, nhưng hông chống được, đã tìm cách thoát khỏi vòng vây.Ngày 07 tháng 01 năm 1975, Bình Long thất thủ.Và ngày 08 tháng 01 năm 1975, họ bắt đầu xua quân tiến chiếm vùng I và II chiến thuật. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà bị bỏ rơi, hông còn đủ súng đạn để phản công, bắt đầu gom lại để đỡ đòn.Nhưng than ôi !sức lực đã mòn.Thế trận bắt đầu vỡ tan.Cuối tháng 03 năm 1975, toàn bộ vùng I và II, rơi vào tay VC.Chúng ta bị nốc ao nhưng còn đợi trọng tài đếm.Viễn ảnh mất nước ở trong tầm tay.
Lỗi tại ai?Lỗi tại tôi mọi đàng! Dựa vào thế lực kẻ xông vào nhà mình, nói lời ngon tiếng ngọt mà mình cũng nghe theo, như gái thơ ngây bị Sở Khanh dụ.Tới lúc mang cái bụng chửa, nó đá đít mình nó tháo chạy.Có phải Chánh phủ Mỹ cố tình đổ xương máu để giúp Việt Nam Cọng Hòa chống Cộng Sản hay nuôi dưỡng Cộng Sản?Vì trong trận chiến Bình Long, ít ra là có ba lần họ cố tình từ chối hông đánh B52 vào Bộ Chỉ Huy Tiền Phương VC và Bộ chỉ Trung Ương Cục Miền Nam.Hay là họ quá thực dụng, bỏ miếng mồi nầy bắt mồi khác ngon hơn?Ai mà biết được?
****
Buổi sáng ngày 08 tháng 04 năm 1975.Trời còn mờ mờ. Phùng Xuân vừa hút xong điếu thuốc, lấy tay búng mạnh, tàn thuốc văng ra xa.Chàng miên man nghĩ ngợi.Bỗng có nhiều tiếng tum tum vang lên từ hướng Đông Bắc Xuân Lộc. Binh lính quen chiến trận, biết có pháo kích, đồng loạt hô lên: “Pháo kí…ch” rồi mạnh ai nấy chui xuống hầm hố.
Có lẽ VC nhắm vào Tư dinh của vị tướng Tư lệnh Sư Đoàn 18BB, gần như đối diện với chợ Xuân Lộc.Chỉ có khỏang bốn trái là lọt vào Tư dinh, còn bao nhiêu là rớt xuống chợ.Đêm hôm đó, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo hông có ở trong dinh.Tiền sát viên nầy dở, chắc là mấy tay VC nằm vùng cở hạ sĩ quan, học hành hông bao nhiêu.Chớ nếu lấy được tọa độ chính xác là YT 458092 thì điều chỉnh giỏi, pháo sẽ dập nát dinh hông còn miếng gạch vụn!Hay là bọn họ hông có không ảnh tỷ lệ 1/25.000?Chúng lần đâu ra được?Lập tức, Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn đã dọt về rừng cao su bên hông quận Xuân Lộc, ở Tân Phong, cách nơi cũ độ 5km!
Sau đó, đặc công VC xâm nhập vào thị trấn đốt cháy một chiếc V-100 của Tiểu Khu Long Khánh ngay gần ngã ba vào Sư Đoàn, nhưng toán nầy bị tiêu diệt.Cũng giống như An Lộc, VC pháo tối đa vào những khu dân cư, hòng gây gánh nặng cho quân đội trong việc cứu giúp dân lành.
Tỉnh lỵ Xuân Lộc nhỏ bé, đầu trên xóm dưới khoảng hơn một cây số.Nhưng lợi thế của Xuân Lộc là còn vòng đai Ấp Chiến Lược bao bọc được một phần thành phố về phiá Đông, Đông Bắc, hướng Nam và một phần phía Tây.Bờ đất cao khoảng 2m, dầy khoảng 3m, còn thêm hàng kẽm gai lên chừng 2m nên rất an toàn cho đơn vị phòng thủ.Chiến xa VC tấn công rất nhiều lần ở hướng Đông nhưng đều bị đẩy lui.Mặt Tây Nam, những đơn vị VC bị Tiểu đoàn 1/48 của Thiếu Tá Trần Cẩm Tường và chiến xa của Thiết Đoàn 5 KB tiêu diệt trong rừng cao su.
Liên tiếp mấy ngày tấn công, nhiều đơn vị cấp Sư Đoàn VC hông vô được tỉnh lỵ.VC chỉ còn có nước là pháo dữ dội vào các nơi đóng quân các đơn vị của Sư Đoàn.Phùng Xuân ngờ rằng có nội tuyến nằm trong đơn vị.Có những lần Xuân rảo bước kiểm soát trong đêm, chàng bắt được một người lính đang nghe đài Hà Nội.Vị Tiểu Đoàn Trưởng trước- Đại Úy Đỗ Trung Chu- rời nhiệm sở mà hông bàn giao cho Xuân những điều quan trọng đó. Vị sĩ quan ban hai- Thiếu Úy Dư- còn quá trẻ, chắc cũng hông nắm vững hết tình trạng binh sĩ Tiểu Đoàn trong lúc nầy.
Quân phòng thủ tỉnh lỵ gồm có các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Trung Đoàn 43(-) với hai Tiểu Đoàn 1 và 3, được tăng phái thêm Tiểu Đoàn 1/52 hình như của Đại Úy Nguyễn văn Út là phải(?) và sau nầy, thêm Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long, quân số còn được một số ít.Anh chàng Long nầy lanh lợi.Đầu tiên là đơn vị đặt dưới quyền xài xể của Tiểu Khu, phòng thủ khu vực hậu cứ Tiểu Đoàn 183 PB, hướng Đông Xuân Lộc.Nhưng anh chàng thấy ở với Tiểu Khu hông ổn (tăng phái Tiểu Khu là bị xài tơi tả như cái mềm rách?), nên xin nhập vào với Trung đoàn 43, về phòng thủ nơi đầu sân bay.
Tiểu đoàn 2/43 do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy, ở ngoài tỉnh lỵ, phòng thủ Núi Thị.Nơi đây, từ lâu đã có Pháo đội 150 và 155 ly sẳn sàng yểm trợ cho Sư Đoàn.Ngọn núi nhỏ nầy có hình móng ngựa, có một dinh thự của Pháp rộng rãi, khang trang và mát mẻ.Khu nầy từ trước, khoảng năm 1966, 67… là Trung Tâm huấn Luyện của Sư Đoàn.Phùng Xuân đã dẫn Đại Đội về nơi đây để học cách bắn súng M72 LAW chống chiến xa. Xuân còn nhớ đến Trung Úy Wanatabe, người Mỹ gốc Nhựt. Sau khi đã dạy cho đại đội của Xuân xong, Wanatabé đã cùng chàng và ba thằng trung đội trưởng uống hết hai chai đế “Ông già chống gậy”.Wanatabe hông về đơn vị, lăn phè ra ngủ cho đến sáng hôm sau.Anh chàng chịu chơi thiệt.Bây giờ, những người từng gặp mặt Xuân, ra sao rồi?Họ có còn sống sót trong cuộc chiến ác liệt nầy hông, hở Manas, Don Porter, Wanatabe và Peter Maurice Arnie?
Ngày 12 tháng 04 năm 1975, Tiểu Đoàn 1/43 của Phùng Xuân vẫn giữ vững phòng tuyến hướng Đông Bắc và lấy được một số súng cùng một phóng đồ các đơn vị của Sư Đoàn 18.Vậy là có nhiều nội tuyến của VC đã nằm vùng trong Sư Đoàn.Chàng di chuyển Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn liên tục.Buổi sáng ở gần quán Ba Tiều, buổi chiều ở đầu chợ.Ban đêm ngủ trong tiệm chụp hình Xuân Sơn.Ban ngày trở về nhà thờ Tin Lành…
So ra trận đánh Xuân Lộc hông có đẫm máu bằng trận An Lộc: cường độ pháo kích, tấn công hông nhiều và VC hông chiếm được một góc nào của tỉnh lỵ.Phi pháo đã dập nát những vị trí xuất phát của VC trước khi họ có ý định tấn công vào Xuân Lộc.Hình như những vị chỉ huy của họ hơi kém cõi và binh sĩ hông được huấn luyện kỹ càng?
Hơn nữa, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, ngay ngày đầu, đã di chuyển toàn bộ Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn ra khỏi Xuân Lộc, trú đóng trong rừng cao su bên quận Xuân lộc, ở ngã ba Tân Phong, đối diện vườn cây chôm chôm và soài riêng của bác sỹ Sử.
Buổi chiều ngày 16 (?) tháng 04 năm 1975, Phùng Xuân cảm thấy đất rung chuyển mạnh dữ dội.Đồng thời chàng nhìn thấy một chiếc C-130 vừa rời khỏi vùng hướng Đông Đông Bắc Xuân Lộc.Bom CBU quái ác đã tiêu diệt hầu hết bộ đội VC ở gần núi Chứa Chan. Họ hông còn khả năng tiến vào tỉnh lỵ.Thành phần còn lại lần lần bị Lữ Đoàn 1 Dù thanh toán.Bắc Việt hông còn hy vọng chiếm lấy Xuân Lộc nữa.Một phần cũng là nhờ Biệt Đội Kỹ Thuật Sư Đoàn của Đại Úy Phát đã xác định được các vị trí đóng quân của VC, nhờ đó phi pháo hoạt động rất hữu hiệu.Từ ngày 14 tháng 04 năm 1975, bên trong tỉnh lỵ hoàn toàn yên tỉnh.VC chỉ còn quấy rối bằng pháo kích.
Đầu con trăng.Ánh sáng mờ nhạt vừa vươn lên khỏi ngọn cao su, len len qua những đống đổ nát hoang tàn.Những ụ gạch vụn nhấp nhô trong sương trăng như những ngôi mồ hoang đầy mùi chết chóc.Khói điếu thuốc sắp tàn bay mông lung hoà lẫn hơi trăng lạnh.Xuân rùng mình.Hình như oan hồn những kẻ vừa mới chết còn lãng vãng đâu đây, nương theo ánh trăng về thăm lại nơi chốn cũ.
Hơn hai ngàn năm trước, Kinh Thánh cho đến nay vẫn là một.Hơn hai ngàn năm trước, kinh sách nhà Phật cho đến nay vẫn là thế.Những giáo điều trên được xem là bất di bất dịch. Nhưng, dòng thời gian trôi chảy.Từ thế kỷ XVIII cho đến nay, nhiều phát minh khoa học được khám phá.Người ta giết nhau càng nhiều hơn.Hưởng thụ vật chất càng sa đọa hơn.Thiên đàng Xã hội Cộng Sản ma quái hơn, mê muội những con người mơ tưởng đến thế giới an bình.
Khoa học đã giúp xã hội tiến bộ hông ngừng.Và mọi người mong muốn thay đổi.Niềm tin bị xoáy mòn.Liệu Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi giáo, Khổng Giáo có còn đứng vững mãi với thời gian? Một ngày nào đó, con người biến thành ánh sáng để di chuyển trong không gian đi về một thế giới hiện hữu khác thì cái gì sẽ xảy ra trong cuộc sống nầy? Phùng Xuân hông nghĩ đến được.Mấy hôm nay chàng hút quá nhiều, từ điếu nầy châm đến điếu khác.Ngón tay cái và trỏ trở nên vàng nghịt.
Nhà dân chúng dọc theo đường rầy xe lửa sập tan tành hết.Doanh trại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 43 cũng ngã nghiêng.Nhiều căn phố ở chợ hông còn nguyên vẹn.Rạp hát Đồng Tâm còn trơ bảng hiệu.Chắc ngay phút đầu tiên, dân chúng khu vực chợ bị trúng đạn pháo bị thương và chết cũng khá nhiều.May là ngày hôm đó, VC pháo kích vào tỉnh lỵ rất sớm.Chưa họp chợ đông.Nếu trễ chừng một giờ nữa thì số dân chúng chắc chắn là chết rất nhiều.
Trung Úy Trần Văn Thân, Trưởng Ban ba Tiểu Đoàn hay lùng sục từ những căn nhà đổ nát tìm người sống sót, nhưng dân chúng đã hoảng sợ bỏ chạy từ những ngày đầu tiên.Một hôm, Trung Úy Thân đưa cho Phùng Xuân một xấp hình.
- Thẩm quyền xem cái nầy cho đỡ buồn!
Chàng cầm lấy.Một cọc dày hình 6x9 đen trắng in trên giấy láng, chụp đủ kiểu.Hông có một miếng vải nào hết, truồng như những con nhộng trắng bông bốc, lăng quăng trong nồi nước sôi ươm tơ.Tư thế rất khêu gợi: ngồi ngửa, nằm nghiêng, chổng mông, chổng khu, hẩy người, banh hai chơn, khép hai tay che đậy, giơ cao hai tay.Mình mẫy chè bè trơ trẽn.Chè hẻ đì đóc nhơ nhớp.Thấy nguyên hết bộ sậu.Những gương mặt còn non choẹt chịu chơi mà lại “chơi chịu” như thế nầy? Chắc có lẽ, có một nhóm nữ sinh yêu tinh đã lập cái hội “CTY” ở cái tỉnh nhỏ bé nầy?
- Tôi đoán chắc là các cô ở Xuân Lộc đây, chớ hông có ai khác hơn đâu.Xung quanh đây toàn ruộng rẩy, dân nhà quê. Làm gì họ có dư dả để “ ngựa” như vầy.
- Còn một tấm nầy.Mê lắm Thiếu Tá ơi! Bà L…
Thân kêu anh chàng Hậu mang máy C-25 chìa ra cho Xuân một tấm hình chụp khổ 9x12 đen trắng in trên giấy “soa” đã “rờ tuốt”.Một người đàn bà còn trẻ, nằm dài trên nệm trắng, nuột nà như con đuông chà là.Thân thể cực kỳ sung mãn, rất cân đối.Vẻ đẹp đang thời sắc sảo, mặn mà.Tất cả những gì trên cơ thể đều lộ ra trong tư thế nằm nghiêng.
- Anh moi ra những thứ nầy ở đâu vậy?
- Mấy thằng nhỏ tụi nó lục lạo rồi đưa cho tôi.Sấp hình 6x9 là ở tiệm chụp hình Xuân Sơn.Còn cái hình người đàn bà nầy là bà L… ở tiệm thuốc tây … cuối chợ.
- Vậy mà tự nảy giờ, hai thằng mang máy tụi bây cứ thậm thà thậm thọt, như là quí lắm vậy? Tụi bây có quen cô nào trong sấp hình đó hông?Tao thấy, tụi mình thằng nào thằng nấy, khi coi hình, trái cấm trồi lên tuột xuống, nuốt nước miếng đã đời.
Phùng Xuân đưa hết hình cho Đại Úy Ngô văn Đấu, Tiểu Đoàn Phó.Chàng thẩn thờ nhìn qua phía bên kia đường.Nắng tháng tư ngùn ngụt trong không khí chiến tranh.Thoáng đâu đây tiếng người than khóc trong bom đạn.Họ, những người được sống an bình nơi hậu phương lại bày trò ăn chơi như thế nầy à?Ở cái tỉnh lẻ còn như vậy thì hông hiểu ở Sài Gòn như thế nào? Hổng lẽ, Sài Gòn lại còn hơn như thế nữa?Chàng tin là chắc như thế.Phòng trà, ca nhạc đầy ấp những bản tình ca ủy mị chìm trong khói thuốc, trong những ly cà phê.Chẳng có ai nhớ tới hình bóng người lính, họa chăng thỉnh thoảng có một vài bài hát của Chiến Tranh Chánh Trị.
Bấy lâu nay Xuân hông được về Sài Gòn thường, nhưng có những tin tức phong phanh qua lời đồn: Sài Gòn bây giờ ăn chơi dữ lắm ông ơi, tham nhũng tràn lan, hông những ở ngoài mà còn ở trong nhà binh nữa! Rồi còn nạn bè phái nữa!Nhưng như thế nào là dữ?Mình chỉ đọc qua báo chí vụ còi hụ Long An thôi mà!
Tội nghiệp cho những người lính thân yêu của tôi.Ngày đêm ở tuyến đầu, liều mình sống chết, họ hông có biết về một lớp người phía sau họ hưởng thụ, xa xỉ đàng điếm.Có phải tầng lớp ăn trên ngồi trước họ cho là họ có đặc quyền đó hông?Lính ở đây bao nhiêu người chết và bị thương rồi? Gia đình của họ có bình yên hôn?Chàng hông còn thấy bóng dáng một người vợ lính nào ở đây.Đường sá vắng teo.Họ chạy đi mất rồi, mang theo nổi lo sợ cho tính mạng của người chồng.Hông hiểu gia đình chị Hiền ở trong rẩy có bị gì hôn?Loan hông còn bán ba ở khu đường rầy từ lâu.Hổng hiểu Loan đi đâu mất, hông thấy nàng trở lại để rước thằng Ken?
Xuân tính đi vào khu xóm nhà phía sau chợ, tìm đến nhà chị Kim Sa, vợ của Nguyễn Thanh Liêm, nhưng ngỗn ngang gạch vụn và la liệt cây ngã bín kín tất cả mọi đường.Bao nhiêu người dân hông chạy thoát khỏi trong những đợt pháo kích?
Cơn mưa đầu mùa chưa đến.Nắng nổ xé tóe mắt.Không khí bay mùi tanh lợm giọng trong nắng chói chan.Phùng Xuân mơ màng nghĩ đến tuổi thanh xuân của mình đã cống hiến cho nước Việt mến yêu sắp hông còn nữa.Và những thằng bạn mình sẽ ra sao? Thằng Chúc ở bên Tiểu Đoàn 3/43 với Thiếu Tá Nguyễn văn Dư trấn giữ hậu cứ Sư Đoàn có bị gì hôn?Thằng Nguyễn Bá Lai đã chết từ lâu rồi.Và Sư Đoàn 18 chống giữ nơi nầy được bao lâu vì trọng tài trên võ đài đã đếm đến gần số mười?
17:00H ngày 20 tháng 04 năm 1975, Phùng Xuân đi họp ở Trung Đoàn.Lịnh rút lui là 20:00H.Bỏ lại mọi thứ. Mà lính có gì bỏ lại, ngoài ba lô và súng đạn và gánh hàng xén của họ.
Hông hiểu dân chúng ở đâu và làm thế nào biết được quân đội rút đi, họ ùn ùn kéo theo.Trên đường đông nghẹt Cảnh Sát và dân.Họ đùm túm mang theo những thứ gì có thể mang được. Mẹ, tay xách nách mang.Cha, lưng đeo con nhỏ, lóc nhóc dắt theo một đàn con.Họ hối hả bước theo những người lính Sư Đoàn bỏ lại thành phố thân yêu.Những chiếc Lô Bồi của công binh nhóc nhách người ngồi.Và họ cũng tự động leo lên mấy chiếc GMC khác.Nhiều ngàn dân sợ VC.Họ đi theo lính Sư Đoàn rời bỏ Long Khánh trong ngày hôm đó.Tiểu đoàn 1/43 có một GMC chất đủ mọi thứ -nhiều nhứt là gánh hàng xén của Đại Đội Chỉ Huy( Trung Úy Nguyễn văn Thành) và của Ban Tư (Trung Úy Nguyễn văn Phẩm)-nối đuôi theo đoàn xe của những đơn vị yễm trợ chạy theo Liên Tỉnh Lộ 2 xuôi Nam về Bà Rịa.
Liên tỉnh lộ 2 nối liền Quốc Lộ 1 tại ngã ba Tân Phong và Quốc Lộ 15 tại Bà Rịa, dài khoảng 50km ( từ Xuân Lộc đến Hậu cứ Trung đoàn 48 khoảng 12km. Từ Hậu cứ Trung Đoàn 48 đến Núi Đất khoảng 28km. Từ Núi Đất đến Bà Rịa 12km ).Đoạn đường nằm trong địa phận tỉnh Long Khánh, chạy giữa Mật Khu Mây Tào và Hát Dịch, có hai Trung Đoàn 275 và 33 của VC thường xuyên hoạt động.Từ ngã ba Tân Phong đến Cẩm Mỹ tương đối an ninh, có nhiều đồn điền cao su, do Tiểu Đoàn 323(?) Địa Phương Quân bảo vệ an ninh.Từ đồi Con Rắn, xã Cẩm Mỹ, xuống đến ranh giới tỉnh Long Khánh và Bà Riạ, từ lâu hông có đơn vị nào của quân đội VNCH kiểm soát, gần như bỏ ngõ cho VC hoạt động.Từ Bình Giã về Bà Riạ tương đối an toàn vì nằm trong vùng trách nhiệm của chi khu Đức Thạnh do Thiếu Tá Giao làm Quận Trưởng.
Rút lui về Bà Riạ ban đêm bằng Liên tỉnh lộ 2 là một hành động bất ngờ, táo bạo và liều lĩnh.Và VC cũng hông ngờ là Sư Đoàn 18 thối lui về ngã nầy.Cho nên đoàn xe các đơn vị yễm trợ Sư Đoàn vượt thoát một cách an toàn.Khoảng hai, ba giờ sáng, Tiểu Đoàn 18 Công Binh của Thiếu Tá Nguyễn văn Nên đã đến Bình Giã.Đại Úy Nguyễn Trí Dũng một mình lái chiếc Jeep A2 của Phòng Ba Sư Đoàn chạy một mạch đến Chi Khu Đức Thạnh lúc một giờ sáng mà hông có một người lính nào đi theo.Nếu tin tức lộ ra, chỉ cần một trung đoàn VC khóa đầu khoá đuôi rồi tấn công vào giữa là Sư Đoàn 18 tan tác.Mà cũng khó lộ ra.Vì Trung Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư Lịnh Quân Đoàn III, đích thân đáp xuống Tân Phong cho lịnh miệng rút quân.Và chính Đại Úy Nguyễn Trí Dũng ở P3/SĐ cầm từng tờ công điện rút lui đến giao cho các đơn vị trưởng và các đơn vị trực thuộc trong tiếng pháo đì đùng của VC.
Vị Tư Lịnh Sư Đoàn cũng cuốc bộ với anh em.Một bầu đoàn thê tử đầy nhóc đi theo, máy truyền tin được lịnh im lặng vô tuyến, chạy lè xè.Và tiếng nói chuyện của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo với Đại Tá Lê Xuân Hiếu râm ran khi đi ngang qua chỗ Phùng Xuân.Một lời thăm hỏi và khích lệ.Xong rồi, tất cả hối hả bước theo những bước đàng trước.
Rừng cây cao su bên trái bạt ngàn.Mỗi cây to lớn như những hình nộm núp trong bóng đêm trăng suông mờ nhạt, chập chờn ma quái như hù dọa.Bên phải là rừng già, cây cao to cồ nghều nghệu, chen lẫn dây rừng đan cao thấp như những màn lưới sắp quăng một mẻ chụp cả đoàn người đi.Và đoàn người đi và đi, và đi cắm cúi, đi lầm lũi trong đêm trăng non yên lặng.Họ bỏ lại đàng sau những đồng đội đã chết, có khi chôn vùi sơ sài đâu đó, có khi hông kịp chôn nằm vất vưởng bên đường và trong rừng…
Đoàn xe Thiếu Tá Đoàn Hữu Mỹ di chuyển cùng Trung Tâm Hành Quân, Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn đến Bình Giã khoảng bốn giờ sáng.Và khi Phùng Xuân qua khỏi Nhượng Địa Xa Bang, bỏ lại sau lưng rừng cao su mờ mịt thì trời vừa hừng sáng.Chàng nghe nhiều tiếng nổ của đủ loại súng.Chàng biết VC đang truy kích những lực lượng đi sau cùng: Điạ Phương Quân và Liên Đoàn 1 Dù. Hông hiểu Tiểu Đoàn 324 Điạ Phương Quân của Thiếu Tá Hà Công Hách đóng ở Bảo Định rút lui có an toàn cùng với Nhảy Dù hôn? Và chắc chắn là dân chúng vùng Bảo Vinh, Bảo Bình, Suối Cát thế nào cũng ùn ùn đi theo.Họ đã biết cái hoạ Cộng Sản từ năm 1954 rồi mà!
Riêng Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, hông thể đi về Nam cùng rút lui theo Sư Đoàn, đành chọn một lộ trình gian nan và nguy hiểm: băng rừng về hướng Tây đến Long Thành, Biên Hoà
Vào trong khu ấp Bình Giả, ngủ môt đêm,Xuân vẫn còn chập chờn nhớ nhung những hình ảnh bỏ lại sau lưng.Tỉnh lỵ nhỏ bé hơn mười năm gắn bó có nhiều kỷ niệm: nắng bụi và mưa sình. Những con đường lầy lội, bùn đỏ văng tóe lên mình người đi một cách tàn bạo, lốm đốm như rẫy mực.Mùa hè bụi bay mù mịt hông thấy người đi khi xe tuôn qua.Áo trắng biến thành áo màu đỏ.Nhiều khi khịt mũi đầy màu đất đỏ.
Ai mà thích đất trời như thế?Vậy mà có người trả lời là em hông muốn đi khỏi nơi đây.Cô Nguyễn thị Kiều, nữ sinh trường trung học Xuân Lộc, nói hình như bụi và bùn đỏ đã tan vào chén cơm và tô canh của em.Hơn nữa ba em đã hy sinh ở nơi đây.Em hông muốn đi đâu đâu.Thế mà bây giờ em ở đâu rồi hở Kiều? Biết bao giờ nhìn thấy lại những người lính năm xưa.Có người chơn chất thật thà, có người khôn lanh lém lỉnh, nhưng đều là những người hăm hở, gan dạ đứng đầu trước tiếng súng.
Lê Phùng Xuân
(Trích trong Trăng Suông )