Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Xuất hành đầu năm - VIỆT NHÂN
(HNPĐ)
Chiều ba mươi Tết, ngồi cùng ông cụ Fugitive cứ ngỡ sẽ được nghe lời vui ngày
xuân, nhưng không, câu chuyện cuối năm nói cùng nhau, không là chuyện của ông,
cũng không là chuyện của mỗ tôi… Mà là chuyện bà vợ của Chuẩn tướng Lê Văn
Hưng, tướng tử thủ An Lộc, và cũng là vị tướng tự sát tại Cần Thơ vào tối ngày
miền Nam thất thủ 30/04/1975.
Đẩy
chiếc laptop về hướng tôi cụ nói: Chú mày đọc đi, bà Hưng đang cần sự giúp đỡ,
liệu có cách gì làm được để giúp, cái cần giúp là vật chất bài báo đã nói rõ, vậy
liệu có được một ai đứng ra để làm? Chú mày giúp tao, đem ít tiền đến đài
Little Saigon, nói họ cho góp vào tiền cứu trợ Thương Phế Binh VNCH, rồi hỏi
xem có cách nào chuyển riêng giùm đến tay bà Hưng cùng con gái, đây là việc cần
phải làm, ông Hưng tuẩn tiết, người thân của ông thì cũng là ông thôi, quý ông
dù có có làm lễ hay dựng tượng, thiết nghĩ sao bằng giúp được việc này!
*****
Không
khác các ông lính cũ miền Nam trước, cuộc đời mỗ tôi một nửa đầu gắn liền với
áo lính rồi áo tù, thời gian mặc hai thứ áo chúng cũng không chênh lệch nhau là
mấy, nhưng nếu đo đếm cho chính xác thì cơm tù ăn nhiều hơn cơm lính tí chút.
Nhưng có cái lạ, là chuyện đời tù thì ít khi mỗ tôi muốn nhớ đến, trong khi
chuyện đời lính, thì lúc buồn do gặp khó trong nửa đời sau thì lại lôi nó ra để
mà vui, rằng mình cũng đã có một thời sống không tệ!
Cái
đời lính để mà tự hào, để mà hãnh diện đó, cộng cái phải ăn cơm tù hơn chục
năm, lại là cái quý trong đôi mắt hai ông anh (có thể gọi là bạn vong niên),
ông Tư Bến Nghé hơn mỗ tôi gần chục tuổi, và ông cụ Fugitive tuổi còn cao hơn nữa,
tết này là ông đúng chín mươi. Một ông Nam kỳ giá sống, một ông thì Bắc kỳ rau
muống, cả hai ông không một năm lính không một năm tù, cùng mỗ tôi, do cái
duyên gặp nhau trên đường tha hương mà gắn bó làm anh em, nơi tôi cái quá khứ năm
tháng cũ không được êm như hai ông, đã khiến hai ông mến.
Không
chấp nhận cộng sản mà phải ra đi, có thể nói hai ông không là dân kinh tế, qua
những câu chuyện mà Việt Nhân tôi vẫn thoảng có nhắc đến, chắc bạn đọc thân mến
cũng đã biết, hai ông đều nặng lòng với quê nhà, nhưng mỗi người mang lấy một
nét riêng. Mỗ tôi đến đất tạm dung này so hai ông sau đúng mười lăm năm… Và câu
chuyện đầu năm lần này là câu chuyện của cụ Fugitive, và để riêng cho các bạn mới
được trôi câu chuyện, mà thấy cũng nên vài hàng nhắc lại chuyện hai ông.
Khi
hai ông đến đây khu này làm gì đã có tên Little Saigon, ngày đó còn thưa thớt
người Việt, lấy tên đường mà gọi như Westminster, Magnolia, và ông Tư gọi nó là
xóm nhỏ Bolsa, nó ‘lèo tèo’ không khác gì cái xóm của ông bên bờ rạch Bến Nghé
một thời Saigon xưa, và ông dựng quán cũng không ngoài gầy lại cái không gian
cho ông và cho cả những ai thích la cà quán xá, nó mang hình ảnh quán café đầu
ngỏ nơi xứ mình… Dĩ nhiên cũng cái không khí đó, khách đến đây bên ly café bàn
ra tán vô chuyện trong xóm, và cả chuyện từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Dân
tỵ nạn kéo về ngày càng đông, đất lành chim đậu, nhưng cũng không tránh được rắn
rết cũng theo đó mà bò tới, đất dung thân của những người Việt tỵ nạn cộng sản dần
không còn êm ả, thoạt đầu chỉ là những đứa xanh vỏ đỏ lòng, như lần ông Tư nổi
nóng dẹp bỏ cái ti vi thà rằng quán chịu ế chứ không chạy băng ca nhạc của
Paris by night theo khách yêu cầu… Cái tính ông Tư là vậy, luôn đòi hỏi sự rạch
ròi trắng đen, nhưng nay đất Saigon Nhỏ đầy lềnh vịt cộng, không biết rồi đây sẽ
có phải như ông nói, là treo bảng cấm vịt cộng và chó vào quán ông?
Còn
nơi ông cụ Fugitive, ta thấy ở ông luôn đầy ắp tình cảm với những anh em lính
cũ, đã có hơn lần ông hỏi tôi câu hỏi, nghe mà không biết sẽ phải trả lời ông
như thế nào, ông hỏi là chuyện rồi đây các hoạt động như đại hội cám ơn anh người
thương binh VNCH hàng năm sẽ ra sao, một khi những người đầu tầu tuổi đã cao
qua đi? Khó trả lời câu hỏi của ông, vì ai biết chắc được chuyện ngày mai ra
sao, một cộng đồng người Việt tỵ nạn đã nhỏ bé thì chớ, lại thiếu đoàn kết,
trong khi bọn vịt cộng và bè lũ tay sai đánh phá ngày càng tăng.
Hai
lần trốn chạy giặc đỏ, 1954 bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vào Nam, hai mươi năm sống
yên bình bằng sự hy sinh xương máu của những người lính miền Nam chống cộng,
năm 1975 thêm một lần trốn chạy, lần này phải xa quê một bán cầu… Và cái ơn người
lính miền Nam, sự hy sinh của họ vẫn luôn mang đầy trong ông, đó là câu trả lời
tại sao không một ngày lính, không là đồng đội mà ông nặng lòng với những người
lính cũ, và có thể nói cụ Fugitive hơn hẳn những đứa vỗ ngực đã từng trận mạc,
nhưng nay lộ rõ là thứ cỏ đuôi chó bưng bô liếm phân.
Từ
lâu, chuyện vợ tướng Hưng và đứa con gái đang sống trong nước gặp khó, ngay từ
ngày còn tại quê nhà mỗ tôi cũng đã nghe, cái khó lúc đó là cái khó chung không
chỉ một riêng ai, nhưng nay đã không còn như xưa nữa, thêm vào đó phần lớn anh
em lính cũ cũng đã thoát cũi. Little Saigon, đất dân tỵ nạn cộng sản, hội đoàn
chiến sĩ nhiều nhóm nhiều tên, lễ lạc tưởng nhớ hàng năm nhiều bận, đó là lúc
những người một thời áo lính ngồi lại với nhau, mong lắm bớt đi cái hình thức vẫn
thường có nơi người Việt mình, mà quan tâm đến những việc thiết thực hơn.
Ông
cụ Fugitive muốn đền đáp người ông chịu ơn, đó là cái khỏi cần bàn, nhưng sao
phải chạy lòng vòng như thế, đã có địa chỉ bà Hưng cùng người con gái, sao
không trực tiếp gửi đến tận tay bà, bằng ngả công ty chuyển tiền, các công ty
này trong xóm nhỏ Bolsa thì đâu có thiếu. Một người làm được ta sẽ hê lên cho mọi
người cùng biết, ai muốn giúp cứ thế mà làm, anh bạn lính cũ (Nguyễn Đức Luận,
nhóm cứu trợ TPB.VNCH cùng Khởi kiện Formosa) cũng đồng ý: Làm đi, khi có kết
quả cho biết để thông báo trên đài, lúc đó sẽ không thiếu người làm theo.
Cầm
tờ giấy bạc của ông cụ Fugitive trao, cùng tấm giấy ghi địa chỉ của cô con gái
ông Hưng: Lê Ánh Tuyết, 74/6/125 đường số 9, Phường 16, Quận Gò Vấp Saigon, ĐT
(+84)122 2059 262. Biết rằng hạnh phúc là ở nơi người cho đi, nhưng lòng mỗ tôi
chùng xuống, thật sự xúc động không khác gì chính mình là kẻ được hưởng những đồng
tiền đó… Miếng khi đói gói khi no, cụ Fugitive đã bớt phần mình để sớt chia!
Mỗ
tôi nói cùng ông: Bên kia quê nhà, xuân này có một gia đình vui, thằng em biết
chắc chắn điều đó… Bây giờ bên đây là chiều ba mươi tết nhưng bên kia đã mùng một,
cụ cho thằng em ít hôm, nơi gởi tiền họ mở cửa tết thằng em sẽ đi gửi ngay. Cụ
cười!
Và
hôm nay công ty chuyển tiền họ làm việc, mỗ tôi làm chuyến xuất hành đầu năm!
VIỆT NHÂN (HNPĐ).
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Xuất hành đầu năm - VIỆT NHÂN
(HNPĐ)
Chiều ba mươi Tết, ngồi cùng ông cụ Fugitive cứ ngỡ sẽ được nghe lời vui ngày
xuân, nhưng không, câu chuyện cuối năm nói cùng nhau, không là chuyện của ông,
cũng không là chuyện của mỗ tôi… Mà là chuyện bà vợ của Chuẩn tướng Lê Văn
Hưng, tướng tử thủ An Lộc, và cũng là vị tướng tự sát tại Cần Thơ vào tối ngày
miền Nam thất thủ 30/04/1975.
Đẩy
chiếc laptop về hướng tôi cụ nói: Chú mày đọc đi, bà Hưng đang cần sự giúp đỡ,
liệu có cách gì làm được để giúp, cái cần giúp là vật chất bài báo đã nói rõ, vậy
liệu có được một ai đứng ra để làm? Chú mày giúp tao, đem ít tiền đến đài
Little Saigon, nói họ cho góp vào tiền cứu trợ Thương Phế Binh VNCH, rồi hỏi
xem có cách nào chuyển riêng giùm đến tay bà Hưng cùng con gái, đây là việc cần
phải làm, ông Hưng tuẩn tiết, người thân của ông thì cũng là ông thôi, quý ông
dù có có làm lễ hay dựng tượng, thiết nghĩ sao bằng giúp được việc này!
*****
Không
khác các ông lính cũ miền Nam trước, cuộc đời mỗ tôi một nửa đầu gắn liền với
áo lính rồi áo tù, thời gian mặc hai thứ áo chúng cũng không chênh lệch nhau là
mấy, nhưng nếu đo đếm cho chính xác thì cơm tù ăn nhiều hơn cơm lính tí chút.
Nhưng có cái lạ, là chuyện đời tù thì ít khi mỗ tôi muốn nhớ đến, trong khi
chuyện đời lính, thì lúc buồn do gặp khó trong nửa đời sau thì lại lôi nó ra để
mà vui, rằng mình cũng đã có một thời sống không tệ!
Cái
đời lính để mà tự hào, để mà hãnh diện đó, cộng cái phải ăn cơm tù hơn chục
năm, lại là cái quý trong đôi mắt hai ông anh (có thể gọi là bạn vong niên),
ông Tư Bến Nghé hơn mỗ tôi gần chục tuổi, và ông cụ Fugitive tuổi còn cao hơn nữa,
tết này là ông đúng chín mươi. Một ông Nam kỳ giá sống, một ông thì Bắc kỳ rau
muống, cả hai ông không một năm lính không một năm tù, cùng mỗ tôi, do cái
duyên gặp nhau trên đường tha hương mà gắn bó làm anh em, nơi tôi cái quá khứ năm
tháng cũ không được êm như hai ông, đã khiến hai ông mến.
Không
chấp nhận cộng sản mà phải ra đi, có thể nói hai ông không là dân kinh tế, qua
những câu chuyện mà Việt Nhân tôi vẫn thoảng có nhắc đến, chắc bạn đọc thân mến
cũng đã biết, hai ông đều nặng lòng với quê nhà, nhưng mỗi người mang lấy một
nét riêng. Mỗ tôi đến đất tạm dung này so hai ông sau đúng mười lăm năm… Và câu
chuyện đầu năm lần này là câu chuyện của cụ Fugitive, và để riêng cho các bạn mới
được trôi câu chuyện, mà thấy cũng nên vài hàng nhắc lại chuyện hai ông.
Khi
hai ông đến đây khu này làm gì đã có tên Little Saigon, ngày đó còn thưa thớt
người Việt, lấy tên đường mà gọi như Westminster, Magnolia, và ông Tư gọi nó là
xóm nhỏ Bolsa, nó ‘lèo tèo’ không khác gì cái xóm của ông bên bờ rạch Bến Nghé
một thời Saigon xưa, và ông dựng quán cũng không ngoài gầy lại cái không gian
cho ông và cho cả những ai thích la cà quán xá, nó mang hình ảnh quán café đầu
ngỏ nơi xứ mình… Dĩ nhiên cũng cái không khí đó, khách đến đây bên ly café bàn
ra tán vô chuyện trong xóm, và cả chuyện từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Dân
tỵ nạn kéo về ngày càng đông, đất lành chim đậu, nhưng cũng không tránh được rắn
rết cũng theo đó mà bò tới, đất dung thân của những người Việt tỵ nạn cộng sản dần
không còn êm ả, thoạt đầu chỉ là những đứa xanh vỏ đỏ lòng, như lần ông Tư nổi
nóng dẹp bỏ cái ti vi thà rằng quán chịu ế chứ không chạy băng ca nhạc của
Paris by night theo khách yêu cầu… Cái tính ông Tư là vậy, luôn đòi hỏi sự rạch
ròi trắng đen, nhưng nay đất Saigon Nhỏ đầy lềnh vịt cộng, không biết rồi đây sẽ
có phải như ông nói, là treo bảng cấm vịt cộng và chó vào quán ông?
Còn
nơi ông cụ Fugitive, ta thấy ở ông luôn đầy ắp tình cảm với những anh em lính
cũ, đã có hơn lần ông hỏi tôi câu hỏi, nghe mà không biết sẽ phải trả lời ông
như thế nào, ông hỏi là chuyện rồi đây các hoạt động như đại hội cám ơn anh người
thương binh VNCH hàng năm sẽ ra sao, một khi những người đầu tầu tuổi đã cao
qua đi? Khó trả lời câu hỏi của ông, vì ai biết chắc được chuyện ngày mai ra
sao, một cộng đồng người Việt tỵ nạn đã nhỏ bé thì chớ, lại thiếu đoàn kết,
trong khi bọn vịt cộng và bè lũ tay sai đánh phá ngày càng tăng.
Hai
lần trốn chạy giặc đỏ, 1954 bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vào Nam, hai mươi năm sống
yên bình bằng sự hy sinh xương máu của những người lính miền Nam chống cộng,
năm 1975 thêm một lần trốn chạy, lần này phải xa quê một bán cầu… Và cái ơn người
lính miền Nam, sự hy sinh của họ vẫn luôn mang đầy trong ông, đó là câu trả lời
tại sao không một ngày lính, không là đồng đội mà ông nặng lòng với những người
lính cũ, và có thể nói cụ Fugitive hơn hẳn những đứa vỗ ngực đã từng trận mạc,
nhưng nay lộ rõ là thứ cỏ đuôi chó bưng bô liếm phân.
Từ
lâu, chuyện vợ tướng Hưng và đứa con gái đang sống trong nước gặp khó, ngay từ
ngày còn tại quê nhà mỗ tôi cũng đã nghe, cái khó lúc đó là cái khó chung không
chỉ một riêng ai, nhưng nay đã không còn như xưa nữa, thêm vào đó phần lớn anh
em lính cũ cũng đã thoát cũi. Little Saigon, đất dân tỵ nạn cộng sản, hội đoàn
chiến sĩ nhiều nhóm nhiều tên, lễ lạc tưởng nhớ hàng năm nhiều bận, đó là lúc
những người một thời áo lính ngồi lại với nhau, mong lắm bớt đi cái hình thức vẫn
thường có nơi người Việt mình, mà quan tâm đến những việc thiết thực hơn.
Ông
cụ Fugitive muốn đền đáp người ông chịu ơn, đó là cái khỏi cần bàn, nhưng sao
phải chạy lòng vòng như thế, đã có địa chỉ bà Hưng cùng người con gái, sao
không trực tiếp gửi đến tận tay bà, bằng ngả công ty chuyển tiền, các công ty
này trong xóm nhỏ Bolsa thì đâu có thiếu. Một người làm được ta sẽ hê lên cho mọi
người cùng biết, ai muốn giúp cứ thế mà làm, anh bạn lính cũ (Nguyễn Đức Luận,
nhóm cứu trợ TPB.VNCH cùng Khởi kiện Formosa) cũng đồng ý: Làm đi, khi có kết
quả cho biết để thông báo trên đài, lúc đó sẽ không thiếu người làm theo.
Cầm
tờ giấy bạc của ông cụ Fugitive trao, cùng tấm giấy ghi địa chỉ của cô con gái
ông Hưng: Lê Ánh Tuyết, 74/6/125 đường số 9, Phường 16, Quận Gò Vấp Saigon, ĐT
(+84)122 2059 262. Biết rằng hạnh phúc là ở nơi người cho đi, nhưng lòng mỗ tôi
chùng xuống, thật sự xúc động không khác gì chính mình là kẻ được hưởng những đồng
tiền đó… Miếng khi đói gói khi no, cụ Fugitive đã bớt phần mình để sớt chia!
Mỗ
tôi nói cùng ông: Bên kia quê nhà, xuân này có một gia đình vui, thằng em biết
chắc chắn điều đó… Bây giờ bên đây là chiều ba mươi tết nhưng bên kia đã mùng một,
cụ cho thằng em ít hôm, nơi gởi tiền họ mở cửa tết thằng em sẽ đi gửi ngay. Cụ
cười!
Và
hôm nay công ty chuyển tiền họ làm việc, mỗ tôi làm chuyến xuất hành đầu năm!
VIỆT NHÂN (HNPĐ).