Tham Khảo
Xung đột ở Gaza, chỉ Iran chịu thất bại
Trước hết về những ai đã thắng. Số một là Hamas. Israel đã tiến đến rất gần đến khả năng đưa quân đội vào dải Gaza và tính sổ với chính phủ của Hamas một cách đầy đủ và sòng phẳng. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Người chiến thắng thứ hai là Israel. Thủ tướng Benyamin Netanyahu hiểu là nếu có chiến dịch trên bộ ở dải Gaza thì Nhà nước Do Thái sẽ phải gánh chịu sự phê phán quốc tế rất khắc nghiệt, đặc biệt của những nước châu Âu, và phải đối mặt với việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết hết sức bất lợi cho bản thân ông. Ông Netanyahu đã tránh được điều đó.
Thứ ba, Chính phủ mới ở Ai Cập, đứng đầu là Tổng thống Mohamed Mursi. Ông Mursi đã trở thành nhà trung gian hoà giải thành công giữa Hamas và Israel. Trong mắt người Arab và toàn thế giới ông đã trở thành nhà hoạt động quốc gia có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp. Tuy vậy, ông Mursi khó đạt được như vậy nếu không có người chiến thắng thứ tư, chính là Hoa Kỳ. Không có sự ủng hộ của Washington, Mursi sẽ khó khăn hơn nhiều khi đàm phán với với lãnh đạo Israel.
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đã thể hiện tài nghệ ngoại giao rất cao trong chuyến công du 24 giờ của mình ở khu vực này. Người Mỹ đã tỏ rõ là có thể dễ dàng làm việc với các thủ lĩnh Arab mới kiểu như Mursi cũng như trước đây họ đã làm việc với Hosni Mubara, và cho thấy số điện thoại của đại sứ Mỹ ở Cairo vẫn đứng thứ nhất trong điện thoại di động của tổng thống Ai Cập.
Ông Mohamed Mursi duy trì đối thoại hoà bình và quan hệ ngoại giao với Israel, đến nay điều này là hoàn toàn rõ ràng. Đó là yếu tố then chốt của toàn bộ chính trị khu vực.
Các quân vương giàu có của vùng Vịnh Ba Tư, trước hết là Qatar, những người đã dành cho dải Gaza sự giúp đỡ tập trung và đang đắm mình trong hào quang của sự biết ơn của quần chúng Arab đã giành phần thắng.
Ở mức độ nào đó điện Kremlin cũng đã giành phần thắng. Theo yêu cầu của Washington, Moscow đã không đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết bất lợi cho Israel. Điều đó đã giúp bà Clinton và ông Mursi thực hiện sứ mệnh trung gian hoà giải. (Ông Putin sẽ đòi hỏi Obama đáp trả như thế nào thì chắc chúng ta sau này mới biết được).
Cuối cùng, về kẻ thua duy nhất, đó là Iran, nước gánh chịu đòn đau đối với ảnh hưởng vốn mạnh mẽ của nó đối với dải Gaza. Đại bản doanh chính trị của Hamas đã chuyển từ Damascus (chịu sự kiểm soát của Iran) sang Cairo luôn rộng mở trước người Mỹ và Israel.
Tiền của các hoàng thân Saudi Arabia bây giờ sẽ đổ về Gaza đổi lấy điều kiện là Hamas sẽ không nhận lấy một đồng từ giáo chủ ở Teheran. Việc kết thúc khủng hoảng ở dải Gaza gỡ bỏ rào cản đối với Obama để có thể thử giải quyết khủng hoảng Syria và bắt đầu gây áp lực nghiêm trọng lên Iran trong bối cảnh có sự ủng hộ thậm chí không bí mật lắm nữa của thế giới Arab.
Nguyễn Vũ (theo Kommersant FM)
( Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Xung đột ở Gaza, chỉ Iran chịu thất bại
Trước hết về những ai đã thắng. Số một là Hamas. Israel đã tiến đến rất gần đến khả năng đưa quân đội vào dải Gaza và tính sổ với chính phủ của Hamas một cách đầy đủ và sòng phẳng. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Người chiến thắng thứ hai là Israel. Thủ tướng Benyamin Netanyahu hiểu là nếu có chiến dịch trên bộ ở dải Gaza thì Nhà nước Do Thái sẽ phải gánh chịu sự phê phán quốc tế rất khắc nghiệt, đặc biệt của những nước châu Âu, và phải đối mặt với việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết hết sức bất lợi cho bản thân ông. Ông Netanyahu đã tránh được điều đó.
Thứ ba, Chính phủ mới ở Ai Cập, đứng đầu là Tổng thống Mohamed Mursi. Ông Mursi đã trở thành nhà trung gian hoà giải thành công giữa Hamas và Israel. Trong mắt người Arab và toàn thế giới ông đã trở thành nhà hoạt động quốc gia có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp. Tuy vậy, ông Mursi khó đạt được như vậy nếu không có người chiến thắng thứ tư, chính là Hoa Kỳ. Không có sự ủng hộ của Washington, Mursi sẽ khó khăn hơn nhiều khi đàm phán với với lãnh đạo Israel.
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đã thể hiện tài nghệ ngoại giao rất cao trong chuyến công du 24 giờ của mình ở khu vực này. Người Mỹ đã tỏ rõ là có thể dễ dàng làm việc với các thủ lĩnh Arab mới kiểu như Mursi cũng như trước đây họ đã làm việc với Hosni Mubara, và cho thấy số điện thoại của đại sứ Mỹ ở Cairo vẫn đứng thứ nhất trong điện thoại di động của tổng thống Ai Cập.
Ông Mohamed Mursi duy trì đối thoại hoà bình và quan hệ ngoại giao với Israel, đến nay điều này là hoàn toàn rõ ràng. Đó là yếu tố then chốt của toàn bộ chính trị khu vực.
Các quân vương giàu có của vùng Vịnh Ba Tư, trước hết là Qatar, những người đã dành cho dải Gaza sự giúp đỡ tập trung và đang đắm mình trong hào quang của sự biết ơn của quần chúng Arab đã giành phần thắng.
Ở mức độ nào đó điện Kremlin cũng đã giành phần thắng. Theo yêu cầu của Washington, Moscow đã không đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết bất lợi cho Israel. Điều đó đã giúp bà Clinton và ông Mursi thực hiện sứ mệnh trung gian hoà giải. (Ông Putin sẽ đòi hỏi Obama đáp trả như thế nào thì chắc chúng ta sau này mới biết được).
Cuối cùng, về kẻ thua duy nhất, đó là Iran, nước gánh chịu đòn đau đối với ảnh hưởng vốn mạnh mẽ của nó đối với dải Gaza. Đại bản doanh chính trị của Hamas đã chuyển từ Damascus (chịu sự kiểm soát của Iran) sang Cairo luôn rộng mở trước người Mỹ và Israel.
Tiền của các hoàng thân Saudi Arabia bây giờ sẽ đổ về Gaza đổi lấy điều kiện là Hamas sẽ không nhận lấy một đồng từ giáo chủ ở Teheran. Việc kết thúc khủng hoảng ở dải Gaza gỡ bỏ rào cản đối với Obama để có thể thử giải quyết khủng hoảng Syria và bắt đầu gây áp lực nghiêm trọng lên Iran trong bối cảnh có sự ủng hộ thậm chí không bí mật lắm nữa của thế giới Arab.
Nguyễn Vũ (theo Kommersant FM)
( Phương chuyển )