Kinh Đời
Xương sư tử thành món hàng đắt khách
Xương sư tử đang trở thành món hàng đắt khách, dùng trong y dược cổ truyền ở Á châu và khiến cho tình trạng xuất khẩu từ Nam Phi sang phương Đông tăng mạnh, gây ra quan ngại về sự tồn vong của loài động vật này.
Các nhà bảo tồn học vốn đã giận dữ về tình trạng săn bắn sư tử.
Xương sư tử thường được chở đến Việt Nam và Lào, càng khẳng định mối lo ngại rằng điều này sẽ làm tăng thêm tình trạng săn bắn, giống như nạn săn bắn trộm tê giác để lấy sừng.
"Đột nhiên gần đây có rất nhiều người Lào cực kỳ quan tâm tới việc săn bắn. Điều này chưa từng xảy ra trong toàn bộ lịch sử Lào!" Pieter Kat từ tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ sư tử, LionAid, nói.
Săn bắn hợp pháp
Chừng 500 con sư tử bị săn bắn hợp pháp mỗi năm tại Nam Phi, mà hầu hết đều thuộc các trang trại nuôi sư tử kinh doanh, nơi cũng cung cấp cho các sở thú trên toàn thế giới.
Cho tới gần đây, các thợ săn trả 20.000 đôla chỉ để săn bắn lấy đầu về treo trang trí trên lò sưởi, còn xương thì vứt cho chó.
Nhưng các bộ xương được đem nghiền ra nay trở nên phổ biến, được dùng để thay thế cho xương hổ; việc buôn bán xương hổ nay bị cấm theo luật quốc tế do loài động vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các thợ săn Á châu nay lùng mua giấy phép săn sư tử nhằm lấy xương.
"Họ thích săn sư tử cái hơn, bởi cái giá 4.000 đôla thì phải chăng hơn là giá sư tử đực," ông Kat nói với hãng tin AFP.
Hầu như ai cũng nói rằng họ săn bắn để lấy đầu làm kỷ niệm trưng bày, và điều đó có nghĩa là các nhà điều hành dịch vụ săn bắn cùng các trang trại nuôi sư tử sẽ có thể lấy bộ xương, kiếm thêm được thu nhập.
Một bộ xương sư tử hiện có giá tới 10.000 đôla.
Vài trăm bộ xương sư tử, cả trọn bộ và không nguyên vẹn, đã được gửi ra khỏi nước này bằng đường thủy trong năm 2010 một cách hoàn toàn hợp pháp, số liệu chính thức mới nhất cho hay.
Dịch vụ này bắt đầu có từ năm 2008.
"Kinh doanh hợp pháp"
"Ngành kinh doanh này được các quan chức cấp tỉnh giám sát hết sức chặt chẽ," Pieter Potgieter, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi Thú ăn thịt Nam Phi nói.
"Họ không cho phép mang xương ra trừ phi họ đảm bảo được rằng các bộ xương là từ các cuộc săn bắn sư tử hợp pháp hoặc từ các con sư tử chết vì những nguyên nhân tự nhiên."
Nhưng các nhà hoạt động nói có sự gian lận, và tình hình đang càng trở nên tồi tệ với việc sư tử nuôi bị giam giữ để phục vụ cho cách săn bắn "trong cũi".
"Sư tử hiện đang được nuôi nhốt nhằm "thu hoạch" xương," Paul Hart, người điều hành một khu bảo tồn sư tử ở tây nam nước này nói.
Các nhóm bảo vệ động vật cũng nói một số con thú thuộc họ mèo bị giết trộm.
Các cơ sở nuôi thú cũng ý tứ về số sư tử họ có trong trang trại.
Nam Phi được cho là có chừng 5.000 con đang bị cầm giữ.
Nhưng xương sư tử hoang, được cho là chất lượng hơn, có trị giá cao hơn tại Á châu. Điều này đe dọa tới tính mạng của chừng 3.000 con đang còn trong đời sống hoang dã ở nước này, các nhóm bảo vệ động vật nói.
Chừng 700.000 người đã ký bản thỉnh nguyện trực tuyến đòi Tổng thống Jacob Zuma ngưng việc xuất khẩu xương sư tử ra khỏi Nam Phi.
"Đây là câu hỏi về vấn đề thời gian, trước khi những kẻ săn bắn trộm tìm được lối đi vào thị trường này và giết hại sư tử. Tại sao họ lại tới và mua bộ xương đắt giá từ một cơ sở nuôi nếu như họ có thể săn bắn trộm và hầu như chả tốn kém gì," Chris Mercer từ Chiến dịch Vận động Chống săn bắn Thú nhốt cũi nói.
Các cơ sở nuôi thú thì bác bỏ việc buôn bán xương sư tử sẽ làm dấy lên tình trạng săn bắn trộm như đối với tê giác. Chừng 500 con tê giác đã bị sát hại để lấy sừng chỉ trong năm ngoái, và việc buôn bán sừng tê nay đã bị cấm.
"Nếu như xương sư tử có thể mua được một cách hợp pháp trên thị trường thì tại sao người ta lại chịu rủi ro và tốn tiền cho việc săn bắn trộm? Ngành công nghiệp nuôi sư tử Nam Phi có thể cung ứng tốt, và chúng tôi có thể góp phần vào việc cứu hổ Á châu cũng như sư tử Nam Phi," ông Potgieter phản bác.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Xương sư tử thành món hàng đắt khách
Xương sư tử đang trở thành món hàng đắt khách, dùng trong y dược cổ truyền ở Á châu và khiến cho tình trạng xuất khẩu từ Nam Phi sang phương Đông tăng mạnh, gây ra quan ngại về sự tồn vong của loài động vật này.
Các nhà bảo tồn học vốn đã giận dữ về tình trạng săn bắn sư tử.
Xương sư tử thường được chở đến Việt Nam và Lào, càng khẳng định mối lo ngại rằng điều này sẽ làm tăng thêm tình trạng săn bắn, giống như nạn săn bắn trộm tê giác để lấy sừng.
"Đột nhiên gần đây có rất nhiều người Lào cực kỳ quan tâm tới việc săn bắn. Điều này chưa từng xảy ra trong toàn bộ lịch sử Lào!" Pieter Kat từ tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ sư tử, LionAid, nói.
Săn bắn hợp pháp
Chừng 500 con sư tử bị săn bắn hợp pháp mỗi năm tại Nam Phi, mà hầu hết đều thuộc các trang trại nuôi sư tử kinh doanh, nơi cũng cung cấp cho các sở thú trên toàn thế giới.
Cho tới gần đây, các thợ săn trả 20.000 đôla chỉ để săn bắn lấy đầu về treo trang trí trên lò sưởi, còn xương thì vứt cho chó.
Nhưng các bộ xương được đem nghiền ra nay trở nên phổ biến, được dùng để thay thế cho xương hổ; việc buôn bán xương hổ nay bị cấm theo luật quốc tế do loài động vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các thợ săn Á châu nay lùng mua giấy phép săn sư tử nhằm lấy xương.
"Họ thích săn sư tử cái hơn, bởi cái giá 4.000 đôla thì phải chăng hơn là giá sư tử đực," ông Kat nói với hãng tin AFP.
Hầu như ai cũng nói rằng họ săn bắn để lấy đầu làm kỷ niệm trưng bày, và điều đó có nghĩa là các nhà điều hành dịch vụ săn bắn cùng các trang trại nuôi sư tử sẽ có thể lấy bộ xương, kiếm thêm được thu nhập.
Một bộ xương sư tử hiện có giá tới 10.000 đôla.
Vài trăm bộ xương sư tử, cả trọn bộ và không nguyên vẹn, đã được gửi ra khỏi nước này bằng đường thủy trong năm 2010 một cách hoàn toàn hợp pháp, số liệu chính thức mới nhất cho hay.
Dịch vụ này bắt đầu có từ năm 2008.
"Kinh doanh hợp pháp"
"Ngành kinh doanh này được các quan chức cấp tỉnh giám sát hết sức chặt chẽ," Pieter Potgieter, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi Thú ăn thịt Nam Phi nói.
"Họ không cho phép mang xương ra trừ phi họ đảm bảo được rằng các bộ xương là từ các cuộc săn bắn sư tử hợp pháp hoặc từ các con sư tử chết vì những nguyên nhân tự nhiên."
Nhưng các nhà hoạt động nói có sự gian lận, và tình hình đang càng trở nên tồi tệ với việc sư tử nuôi bị giam giữ để phục vụ cho cách săn bắn "trong cũi".
"Sư tử hiện đang được nuôi nhốt nhằm "thu hoạch" xương," Paul Hart, người điều hành một khu bảo tồn sư tử ở tây nam nước này nói.
Các nhóm bảo vệ động vật cũng nói một số con thú thuộc họ mèo bị giết trộm.
Các cơ sở nuôi thú cũng ý tứ về số sư tử họ có trong trang trại.
Nam Phi được cho là có chừng 5.000 con đang bị cầm giữ.
Nhưng xương sư tử hoang, được cho là chất lượng hơn, có trị giá cao hơn tại Á châu. Điều này đe dọa tới tính mạng của chừng 3.000 con đang còn trong đời sống hoang dã ở nước này, các nhóm bảo vệ động vật nói.
Chừng 700.000 người đã ký bản thỉnh nguyện trực tuyến đòi Tổng thống Jacob Zuma ngưng việc xuất khẩu xương sư tử ra khỏi Nam Phi.
"Đây là câu hỏi về vấn đề thời gian, trước khi những kẻ săn bắn trộm tìm được lối đi vào thị trường này và giết hại sư tử. Tại sao họ lại tới và mua bộ xương đắt giá từ một cơ sở nuôi nếu như họ có thể săn bắn trộm và hầu như chả tốn kém gì," Chris Mercer từ Chiến dịch Vận động Chống săn bắn Thú nhốt cũi nói.
Các cơ sở nuôi thú thì bác bỏ việc buôn bán xương sư tử sẽ làm dấy lên tình trạng săn bắn trộm như đối với tê giác. Chừng 500 con tê giác đã bị sát hại để lấy sừng chỉ trong năm ngoái, và việc buôn bán sừng tê nay đã bị cấm.
"Nếu như xương sư tử có thể mua được một cách hợp pháp trên thị trường thì tại sao người ta lại chịu rủi ro và tốn tiền cho việc săn bắn trộm? Ngành công nghiệp nuôi sư tử Nam Phi có thể cung ứng tốt, và chúng tôi có thể góp phần vào việc cứu hổ Á châu cũng như sư tử Nam Phi," ông Potgieter phản bác.