Cà Kê Dê Ngỗng
đọc Oliver Sacks- bác sĩ thần kinh và người cầm bút
Nguyễn Minh
Tôi đọc Oliver Sacks ngày còn là sinh viên, và say mê tác phẩm của ông. Đọc sách của Sacks (thuộc loại không hư cấu) lúc nào cũng có cái vui tìm hiểu. Ông có thể viết về những vấn đề chuyên môn hóc búa bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Ông có phong thái của một thày giáo tận tụy – rất thông minh, dĩ nhiên hơi lập dị, nhưng cũng rất sâu sắc. Qua văn của ông, bạn có thể tưởng tượng một cái bàn cũ lung tung sách vở trong một văn phòng tôi tối với một cái máy chữ đâu đó (ông vẫn dùng máy đánh chữ để viết). Là một bác sĩ khoa thần kinh, ông đã viết nhiều về bệnh tật con người với trí tuệ phi thường và lòng nhân ái. Tôi được biết ông qua Thức dậy / Awakening – tác phẩm kinh điển được thực hiện thành cuốn phim nổi tiếng về một nhóm bệnh nhân bị hôn mê lâu năm trong một bệnh viện tâm thần được đánh thức trong một thời gian ngắn bởi một loại thuốc đặc biệt chỉ có tác dụng một lần. Sau đó tất cả đều trôi dạt trở lại vào sự lãng quên của hôn mê.
Ông có cái nhân từ của người thày thuốc thấy được cái bình thường trong bệnh tật. Gốc Do Thái, nhưng ông giúp đỡ các tổ chức phước thiện bất kể tôn giáo. Khác với Christopher Hitchens (mất năm 2011), nhà tư tưởng vô thần sắc bén sẵn sàng hạ bệ đối thủ trong tranh luận, Oliver Sacks là người vô thần trầm lặng — chấp nhận tôn giáo như một an ủi quen thuộc cho người có lòng tin.
Chúng ta đọc về ông lớn lên ở Anh trước thế chiến ở một trường nội trú cỡ trung bình, đồ ăn vừa dở vừa không bao giờ đủ, một số thày giáo hà khắc tàn ác. Không có nỗi tự thương thân, chỉ là một hỗn hợp thu thập khéo léo những quan sát thú vị và thích hợp. Tác phẩm Chú Tungsten (người chú thương yêu của ông có xưởng làm bóng đèn) là một kiệt tác về những điều kỳ diệu của thời thơ ấu (giấc mơ ngày bé của ông là trở thành một nhà hóa học). Ta có thể hình dung cảnh ông theo bố là bác sĩ đi chẩn bệnh tại tư gia, và nhìn họ được chào đón như bạn bè và được thết đãi ăn uống.
Ông đã viết về một bộ lạc Thái Bình Dương 100% mù màu sắc. Bộ óc con người là một kỳ quan tự nhiên trong trạng thái hoạt động kiểu mẫu cũng như trong những thiếu sót. Có người nhìn rất rõ nhưng không nhận diện được ai vào ai (Sacks bị bệnh này). Có người mù “nhìn” bằng cách tắc lưỡi. Nhiều thứ chúng ta “thấy” đã có sẵn trong bộ óc. Sacks cũng nghiên cứu về phân loại, nguyên do và cả đóng góp của ảo giác.
Người ta ít thấy thể chất của người kể chuyện, chỉ những câu chuyện và nhận xét thú vị của ông. Mãi về sau tôi mới tình cờ xem một cuộc phỏng vấn khi ông tiết lộ niềm đam mê xe mô tô, một thú tiêu khiển tôi cũng thích.
Để bớt giới thiệu dông dài, Oliver Sacks vừa khám phá ông sẽ chết vì ung thư gan. Dưới đây là cách ông nhìn cái chết, và quá trình chờ chết. Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng cảm thấy bàng hoàng sau khi đọc bài Cuộc đời tôi ông viết trong trang xã luận của New York Times. Ông đã dùng cùng nhan đề của bài luận ngắn triết gia David Hume – cha đẻ của triết thuyết khai sáng ở Anh – viết sau khi biết mình sắp chết ở tuổi 65. Theo chân David Hume, Oliver Sacks sống những ngày cuối đời theo đuổi niềm vui và sự khai phóng của tri thức.
Thấm thía hơn cho tôi nữa là năm nay tôi đã thấy vài cuộc đời qua đi – từ mẹ tôi cho đến bạn bè. Nay tôi lại đợi ánh đèn tắt đi nơi một gương anh hùng trí tuệ và nhân hậu.
Cuộc đời tôi
Oliver Sacks
Tháng trước, tôi cảm thấy mình có sức khỏe tốt, thậm chí còn cường tráng. Ở tuổi 81, tôi vẫn bơi một dặm một ngày. Nhưng vận may của tôi đã hết. Cách đây vài tuần, tôi được biết đã bị nhiều di căn trong gan. Chín năm trước họ đã phát hiện một khối u hiếm trong mắt tôi, một khối u ác tính. Mặc dù bức xạ và đốt bằng laser để loại bỏ khối u đã làm mù con mắt ấy, chỉ trong trường hợp rất hiếm hoi khối u đó mới để lại di căn. Tôi nằm trong 2 phần trăm không may.
Tôi biết ơn tôi đã được sống thêm chín năm với sức khỏe và hiệu quả làm việc cao kể từ chẩn đoán ban đầu, nhưng bây giờ tôi đang đối mặt với cái chết. Ung thư đã chiếm một phần ba lá gan của tôi, và mặc dù có thể giảm mức tăng triển, không thể ngăn chặn loại ung thư này.
Bây giờ tôi phải lựa chọn sống như thế nào những tháng ngày còn lại. Tôi phải ra sức sống phong phú nhất, sâu sắc nhất và hiệu quả nhất. Trong việc này, tôi được khích lệ bởi lời của một trong những triết gia ưa thích của tôi, David Hume – người sau khi biết ông bị bệnh nan y ở tuổi 65 đã hoàn tất một tự truyện ngắn chỉ trong vòng một ngày vào tháng Tư năm 1776 nhan đề "Cuộc đời tôi”.
"Giờ thì tôi đoán một sự phân hủy nhanh chóng", ông viết. "Tôi đã phải chịu đựng rất ít nỗi đau bệnh tật; và lạ hơn nữa, mặc dù thân thể xuống dốc, không bao giờ suy tinh thần. Tôi vẫn nhiệt thành như xưa trong học tập và vui vẻ bạn bè”.
Tôi đã may mắn được sống quá tuổi 80, và 15 năm dành cho tôi quá tuổi 65 của David Hume cũng tràn đầy công việc và yêu thương như thế. Trong thời gian đó, tôi đã xuất bản năm cuốn sách và hoàn thành một cuốn tự truyện (khá dài hơn vài trang của Hume) sẽ được xuất bản vào mùa xuân này; tôi cũng đã gần hoàn thành một số sách khác.
Hume tiếp tục, "Tôi là … một người ôn hòa, bình tĩnh, vui vẻ, cởi mở, thích giao tế, có thể gắn bó, chỉ hơi dễ thù ghét, và rất điều độ trong tất cả những niềm đam mê”.
Ở đây tôi bắt đầu khác Hume. Tuy tôi rất quí các mối quan hệ tình cảm yêu thương và bạn bè, không có cảm giác thù hằn, tôi không thể nói (và ai biết tôi cũng không thể nói) rằng tôi là một người ôn hòa. Ngược lại, tôi là một người với nhiều nhiệt huyết, nhiệt tình vũ bão, và rất quá khích trong tất cả những niềm đam mê”.
Tuy vậy, tôi thấy một câu trong bài của Hume rất đúng: "Khó mà có thể nhìn cuộc đời một cách khách quan hơn tôi lúc này”.
Trong vài ngày qua, tôi đã có thể nhìn cuộc đời tôi như từ trên cao nhìn xuống, như một loại phong cảnh, với ý thức sâu sắc hơn về sự kết nối của tất cả các thành phần. Điều này không có nghĩa là tôi đã kết thúc với cuộc sống. Ngược lại, tôi cảm thấy vô cùng sống động, và tôi muốn và hy vọng trong khoảng thời gian còn lại làm sâu sắc thêm tình cảm bạn bè, để nói lời chia tay với những người thân yêu, để viết nhiều hơn, để đi du lịch nếu tôi còn sức, để đạt được mức cao hơn trong hiểu biết và thấu triệt.
Điều này sẽ đòi hỏi sự táo bạo, minh bạch và ngôn ngữ đơn giản; cố gắng thanh toán tài khoản của mình với cuộc đời. Nhưng cũng sẽ có thời giờ cho tiêu khiển (và thậm chí một chút vớ vẩn).
Đột nhiên tôi cảm thấy rõ chú tâm và quan điểm của mình. Không còn thời giờ cho những gì không quan trọng. Tôi phải tập trung vào bản thân, công việc và bạn bè. Tôi sẽ không còn xem tin thời sự mỗi tối. Tôi sẽ không còn để ý đến chính trị hay tranh luận về tăng nhiệt toàn cầu. Đây không phải là dửng dưng mà là tách biệt. Tôi vẫn rất quan tâm về Trung Đông, về tăng nhiệt toàn cầu, về bất bình đẳng gia tăng, nhưng đó không còn là việc của tôi nữa; đó là việc cho tương lai sau này. Tôi vui mừng khi gặp những người trẻ tài năng — ngay cả người đã làm sinh thiết và chẩn đoán ra di căn của tôi. Tôi cảm thấy tương lai nằm trong những bàn tay có năng lực.
Trong 10 năm trở lại đây, tôi đã đã ngày càng nhận thức những cái chết trong thế hệ của tôi. Thế hệ của tôi đang trên đường khóa sổ, và tôi cảm thấy mỗi cái chết như một gãy đổ, cắt lìa một phần chính mình. Sẽ không có ai giống chúng tôi khi chúng tôi đã ra đi, nhưng đâu có ai giống ai khác bao giờ. Người chết không thể được thay thế. Họ để lại những lỗ hổng không thể lấp, vì số phận — trong di truyền và cả thần kinh — của mỗi con người là trở thành một cá nhân độc đáo, để tìm con đường riêng, để sống cuộc đời riêng, để chết cái chết của riêng mình. Tôi không thể giả vờ tôi không lo sợ. Nhưng cảm giác chủ yếu của tôi là sự biết ơn. Tôi đã yêu thương và được yêu thương; tôi đã nhận được nhiều và đáp lại tôi đã hiến tặng vài thứ; tôi đã đọc, đã đi đây đi đó, đã suy nghĩ và đã viết. Tôi đã có một quan hệ với thế gian, cái quan hệ đặc biệt của người viết và người đọc.
Trên hết, tôi đã là một thực thể có tri giác, một sinh vật biết suy nghĩ, trên hành tinh đẹp đẽ này, và chỉ điều đó thôi đã là một đặc ân to lớn và một cuộc phiêu lưu đáng kể.
Oliver Sacks on Learning He Has Terminal Cancer
I am now face to face with dying. But I am not finished with living.
Reading Oliver Sacks- Neurologist and Writer
I started reading Oliver Sacks in college and was hooked. His nonfiction books are always a pleasure of discovery. He could write at length about very abstruse topics in the simplest language, and you are willing to absorb them. His style belongs to a kind conscientious school teacher– very smart, naturally a little eccentric, but also very profound. In his writing, you could imagine an old desk, strewn with books in a dark office with an old typewriter lying somewhere (he still writes on one). As a neurologist, he wrote prodigiously about human frailty with remarkable intellect and compassion. I first learned of him through Awakening – the classic book made into the famous movie about a group of comatose patients in an asylum briefly awakened by a special medication with a one-off effect. Afterwards they all drifted back into the oblivion of coma.
He has the kindness of a physician seeing the ordinariness in illness. Born Jewish, but he works for religious organizations doing good work regardless of affiliations. Different from the brilliant and abrasive atheist Christopher Hitchens (deceased 2011) who was always ready to trash his opponents, Oliver Sacks is a quiet atheist — accepting religions as a source of habitual comfort for their believers.
We read about his growing up in pre-war England in a mid-range boarding school where the food was bad and never enough, and some members of the teaching staff were borderline sadistic. There was no self-pity, just an amalgam of cleverly collected and relevant observations. His Uncle Tungsten (this is the favorite uncle with a light bulb factory) is a masterpiece about childhood wonders (his childhood dream was becoming a chemist). We could visualize his following his doctor father on house visits, and watch them being welcomed as friends and treated to home prepared treats.
He wrote about a Pacific tribe that was 100% color blind. The brain is a natural wonder, in its designed operational state as well as in shortcomings. Some could see perfectly, but cannot remember faces (Sacks himself has this affliction). Some blind people can see by tongue clucking. A lot of what we “see” is already in the brain. Sacks also investigates the different types, causes and even contributions of hallucinations.
One never learns much about the story teller’s physical self, only his interesting stories and observations. Only years later I happened to see an interview when he revealed his passion for motorcycling, a pastime I shared.
To cut a long introduction short, Oliver Sacks has learned that he is dying of liver cancer. Below is how he looks at death, and dying. I never met him, but was quite shaken reading his My Own Life in the New York Times Op Ed page. He uses the same title as the brief essay David Hume – forefather of British enlightenment – wrote upon learning of his impending mortality at 65. In Hume’s footsteps, Oliver Sacks lives out his life seeking the pleasure and liberation of enlightenment.
It’s even more poignant for me this year having seen a few lives gone by — first my mother’s and then some contemporaries’. Now, I’m waiting for the light to go out on a humane intellectual hero.
My Own Life
Oliver Sacks
A month ago, I felt that I was in good health, even robust health. At 81, I still swim a mile a day. But my luck has run out — a few weeks ago I learned that I have multiple metastases in the liver. Nine years ago it was discovered that I had a rare tumor of the eye, an ocular melanoma. Although the radiation and lasering to remove the tumor ultimately left me blind in that eye, only in very rare cases do such tumors metastasize. I am among the unlucky 2 percent.
I feel grateful that I have been granted nine years of good health and productivity since the original diagnosis, but now I am face to face with dying. The cancer occupies a third of my liver, and though its advance may be slowed, this particular sort of cancer cannot be halted.
It is up to me now to choose how to live out the months that remain to me. I have to live in the richest, deepest, most productive way I can. In this I am encouraged by the words of one of my favorite philosophers, David Hume, who, upon learning that he was mortally ill at age 65, wrote a short autobiography in a single day in April of 1776. He titled it “My Own Life.”
“I now reckon upon a speedy dissolution,” he wrote. “I have suffered very little pain from my disorder; and what is more strange, have, notwithstanding the great decline of my person, never suffered a moment’s abatement of my spirits. I possess the same ardour as ever in study, and the same gaiety in company.”
I have been lucky enough to live past 80, and the 15 years allotted to me beyond Hume’s three score and five have been equally rich in work and love. In that time, I have published five books and completed an autobiography (rather longer than Hume’s few pages) to be published this spring; I have several other books nearly finished.
Hume continued, “I am … a man of mild dispositions, of command of temper, of an open, social, and cheerful humour, capable of attachment, but little susceptible of enmity, and of great moderation in all my passions.”
Here I depart from Hume. While I have enjoyed loving relationships and friendships and have no real enmities, I cannot say (nor would anyone who knows me say) that I am a man of mild dispositions. On the contrary, I am a man of vehement disposition, with violent enthusiasms, and extreme immoderation in all my passions.
And yet, one line from Hume’s essay strikes me as especially true: “It is difficult,” he wrote, “to be more detached from life than I am at present.”
Over the last few days, I have been able to see my life as from a great altitude, as a sort of landscape, and with a deepening sense of the connection of all its parts. This does not mean I am finished with life. On the contrary, I feel intensely alive, and I want and hope in the time that remains to deepen my friendships, to say farewell to those I love, to write more, to travel if I have the strength, to achieve new levels of understanding and insight.
This will involve audacity, clarity and plain speaking; trying to straighten my accounts with the world. But there will be time, too, for some fun (and even some silliness, as well).
I feel a sudden clear focus and perspective. There is no time for anything inessential. I must focus on myself, my work and my friends. I shall no longer look at “NewsHour” every night. I shall no longer pay any attention to politics or arguments about global warming. This is not indifference but detachment — I still care deeply about the Middle East, about global warming, about growing inequality, but these are no longer my business; they belong to the future. I rejoice when I meet gifted young people — even the one who biopsied and diagnosed my metastases. I feel the future is in good hands.
I have been increasingly conscious, for the last 10 years or so, of deaths among my contemporaries. My generation is on the way out, and each death I have felt as an abruption, a tearing away of part of myself. There will be no one like us when we are gone, but then there is no one like anyone else, ever. When people die, they cannot be replaced. They leave holes that cannot be filled, for it is the fate — the genetic and neural fate — of every human being to be a unique individual, to find his own path, to live his own life, to die his own death.
I cannot pretend I am without fear. But my predominant feeling is one of gratitude. I have loved and been loved; I have been given much and I have given something in return; I have read and traveled and thought and written. I have had an intercourse with the world, the special intercourse of writers and readers.
Above all, I have been a sentient being, a thinking animal, on this
beautiful planet, and that in itself has been an enormous privilege and
adventure.
http://damau.org/archives/36008
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
đọc Oliver Sacks- bác sĩ thần kinh và người cầm bút
Nguyễn Minh
Tôi đọc Oliver Sacks ngày còn là sinh viên, và say mê tác phẩm của ông. Đọc sách của Sacks (thuộc loại không hư cấu) lúc nào cũng có cái vui tìm hiểu. Ông có thể viết về những vấn đề chuyên môn hóc búa bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Ông có phong thái của một thày giáo tận tụy – rất thông minh, dĩ nhiên hơi lập dị, nhưng cũng rất sâu sắc. Qua văn của ông, bạn có thể tưởng tượng một cái bàn cũ lung tung sách vở trong một văn phòng tôi tối với một cái máy chữ đâu đó (ông vẫn dùng máy đánh chữ để viết). Là một bác sĩ khoa thần kinh, ông đã viết nhiều về bệnh tật con người với trí tuệ phi thường và lòng nhân ái. Tôi được biết ông qua Thức dậy / Awakening – tác phẩm kinh điển được thực hiện thành cuốn phim nổi tiếng về một nhóm bệnh nhân bị hôn mê lâu năm trong một bệnh viện tâm thần được đánh thức trong một thời gian ngắn bởi một loại thuốc đặc biệt chỉ có tác dụng một lần. Sau đó tất cả đều trôi dạt trở lại vào sự lãng quên của hôn mê.
Ông có cái nhân từ của người thày thuốc thấy được cái bình thường trong bệnh tật. Gốc Do Thái, nhưng ông giúp đỡ các tổ chức phước thiện bất kể tôn giáo. Khác với Christopher Hitchens (mất năm 2011), nhà tư tưởng vô thần sắc bén sẵn sàng hạ bệ đối thủ trong tranh luận, Oliver Sacks là người vô thần trầm lặng — chấp nhận tôn giáo như một an ủi quen thuộc cho người có lòng tin.
Chúng ta đọc về ông lớn lên ở Anh trước thế chiến ở một trường nội trú cỡ trung bình, đồ ăn vừa dở vừa không bao giờ đủ, một số thày giáo hà khắc tàn ác. Không có nỗi tự thương thân, chỉ là một hỗn hợp thu thập khéo léo những quan sát thú vị và thích hợp. Tác phẩm Chú Tungsten (người chú thương yêu của ông có xưởng làm bóng đèn) là một kiệt tác về những điều kỳ diệu của thời thơ ấu (giấc mơ ngày bé của ông là trở thành một nhà hóa học). Ta có thể hình dung cảnh ông theo bố là bác sĩ đi chẩn bệnh tại tư gia, và nhìn họ được chào đón như bạn bè và được thết đãi ăn uống.
Ông đã viết về một bộ lạc Thái Bình Dương 100% mù màu sắc. Bộ óc con người là một kỳ quan tự nhiên trong trạng thái hoạt động kiểu mẫu cũng như trong những thiếu sót. Có người nhìn rất rõ nhưng không nhận diện được ai vào ai (Sacks bị bệnh này). Có người mù “nhìn” bằng cách tắc lưỡi. Nhiều thứ chúng ta “thấy” đã có sẵn trong bộ óc. Sacks cũng nghiên cứu về phân loại, nguyên do và cả đóng góp của ảo giác.
Người ta ít thấy thể chất của người kể chuyện, chỉ những câu chuyện và nhận xét thú vị của ông. Mãi về sau tôi mới tình cờ xem một cuộc phỏng vấn khi ông tiết lộ niềm đam mê xe mô tô, một thú tiêu khiển tôi cũng thích.
Để bớt giới thiệu dông dài, Oliver Sacks vừa khám phá ông sẽ chết vì ung thư gan. Dưới đây là cách ông nhìn cái chết, và quá trình chờ chết. Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng cảm thấy bàng hoàng sau khi đọc bài Cuộc đời tôi ông viết trong trang xã luận của New York Times. Ông đã dùng cùng nhan đề của bài luận ngắn triết gia David Hume – cha đẻ của triết thuyết khai sáng ở Anh – viết sau khi biết mình sắp chết ở tuổi 65. Theo chân David Hume, Oliver Sacks sống những ngày cuối đời theo đuổi niềm vui và sự khai phóng của tri thức.
Thấm thía hơn cho tôi nữa là năm nay tôi đã thấy vài cuộc đời qua đi – từ mẹ tôi cho đến bạn bè. Nay tôi lại đợi ánh đèn tắt đi nơi một gương anh hùng trí tuệ và nhân hậu.
Cuộc đời tôi
Oliver Sacks
Tháng trước, tôi cảm thấy mình có sức khỏe tốt, thậm chí còn cường tráng. Ở tuổi 81, tôi vẫn bơi một dặm một ngày. Nhưng vận may của tôi đã hết. Cách đây vài tuần, tôi được biết đã bị nhiều di căn trong gan. Chín năm trước họ đã phát hiện một khối u hiếm trong mắt tôi, một khối u ác tính. Mặc dù bức xạ và đốt bằng laser để loại bỏ khối u đã làm mù con mắt ấy, chỉ trong trường hợp rất hiếm hoi khối u đó mới để lại di căn. Tôi nằm trong 2 phần trăm không may.
Tôi biết ơn tôi đã được sống thêm chín năm với sức khỏe và hiệu quả làm việc cao kể từ chẩn đoán ban đầu, nhưng bây giờ tôi đang đối mặt với cái chết. Ung thư đã chiếm một phần ba lá gan của tôi, và mặc dù có thể giảm mức tăng triển, không thể ngăn chặn loại ung thư này.
Bây giờ tôi phải lựa chọn sống như thế nào những tháng ngày còn lại. Tôi phải ra sức sống phong phú nhất, sâu sắc nhất và hiệu quả nhất. Trong việc này, tôi được khích lệ bởi lời của một trong những triết gia ưa thích của tôi, David Hume – người sau khi biết ông bị bệnh nan y ở tuổi 65 đã hoàn tất một tự truyện ngắn chỉ trong vòng một ngày vào tháng Tư năm 1776 nhan đề "Cuộc đời tôi”.
"Giờ thì tôi đoán một sự phân hủy nhanh chóng", ông viết. "Tôi đã phải chịu đựng rất ít nỗi đau bệnh tật; và lạ hơn nữa, mặc dù thân thể xuống dốc, không bao giờ suy tinh thần. Tôi vẫn nhiệt thành như xưa trong học tập và vui vẻ bạn bè”.
Tôi đã may mắn được sống quá tuổi 80, và 15 năm dành cho tôi quá tuổi 65 của David Hume cũng tràn đầy công việc và yêu thương như thế. Trong thời gian đó, tôi đã xuất bản năm cuốn sách và hoàn thành một cuốn tự truyện (khá dài hơn vài trang của Hume) sẽ được xuất bản vào mùa xuân này; tôi cũng đã gần hoàn thành một số sách khác.
Hume tiếp tục, "Tôi là … một người ôn hòa, bình tĩnh, vui vẻ, cởi mở, thích giao tế, có thể gắn bó, chỉ hơi dễ thù ghét, và rất điều độ trong tất cả những niềm đam mê”.
Ở đây tôi bắt đầu khác Hume. Tuy tôi rất quí các mối quan hệ tình cảm yêu thương và bạn bè, không có cảm giác thù hằn, tôi không thể nói (và ai biết tôi cũng không thể nói) rằng tôi là một người ôn hòa. Ngược lại, tôi là một người với nhiều nhiệt huyết, nhiệt tình vũ bão, và rất quá khích trong tất cả những niềm đam mê”.
Tuy vậy, tôi thấy một câu trong bài của Hume rất đúng: "Khó mà có thể nhìn cuộc đời một cách khách quan hơn tôi lúc này”.
Trong vài ngày qua, tôi đã có thể nhìn cuộc đời tôi như từ trên cao nhìn xuống, như một loại phong cảnh, với ý thức sâu sắc hơn về sự kết nối của tất cả các thành phần. Điều này không có nghĩa là tôi đã kết thúc với cuộc sống. Ngược lại, tôi cảm thấy vô cùng sống động, và tôi muốn và hy vọng trong khoảng thời gian còn lại làm sâu sắc thêm tình cảm bạn bè, để nói lời chia tay với những người thân yêu, để viết nhiều hơn, để đi du lịch nếu tôi còn sức, để đạt được mức cao hơn trong hiểu biết và thấu triệt.
Điều này sẽ đòi hỏi sự táo bạo, minh bạch và ngôn ngữ đơn giản; cố gắng thanh toán tài khoản của mình với cuộc đời. Nhưng cũng sẽ có thời giờ cho tiêu khiển (và thậm chí một chút vớ vẩn).
Đột nhiên tôi cảm thấy rõ chú tâm và quan điểm của mình. Không còn thời giờ cho những gì không quan trọng. Tôi phải tập trung vào bản thân, công việc và bạn bè. Tôi sẽ không còn xem tin thời sự mỗi tối. Tôi sẽ không còn để ý đến chính trị hay tranh luận về tăng nhiệt toàn cầu. Đây không phải là dửng dưng mà là tách biệt. Tôi vẫn rất quan tâm về Trung Đông, về tăng nhiệt toàn cầu, về bất bình đẳng gia tăng, nhưng đó không còn là việc của tôi nữa; đó là việc cho tương lai sau này. Tôi vui mừng khi gặp những người trẻ tài năng — ngay cả người đã làm sinh thiết và chẩn đoán ra di căn của tôi. Tôi cảm thấy tương lai nằm trong những bàn tay có năng lực.
Trong 10 năm trở lại đây, tôi đã đã ngày càng nhận thức những cái chết trong thế hệ của tôi. Thế hệ của tôi đang trên đường khóa sổ, và tôi cảm thấy mỗi cái chết như một gãy đổ, cắt lìa một phần chính mình. Sẽ không có ai giống chúng tôi khi chúng tôi đã ra đi, nhưng đâu có ai giống ai khác bao giờ. Người chết không thể được thay thế. Họ để lại những lỗ hổng không thể lấp, vì số phận — trong di truyền và cả thần kinh — của mỗi con người là trở thành một cá nhân độc đáo, để tìm con đường riêng, để sống cuộc đời riêng, để chết cái chết của riêng mình. Tôi không thể giả vờ tôi không lo sợ. Nhưng cảm giác chủ yếu của tôi là sự biết ơn. Tôi đã yêu thương và được yêu thương; tôi đã nhận được nhiều và đáp lại tôi đã hiến tặng vài thứ; tôi đã đọc, đã đi đây đi đó, đã suy nghĩ và đã viết. Tôi đã có một quan hệ với thế gian, cái quan hệ đặc biệt của người viết và người đọc.
Trên hết, tôi đã là một thực thể có tri giác, một sinh vật biết suy nghĩ, trên hành tinh đẹp đẽ này, và chỉ điều đó thôi đã là một đặc ân to lớn và một cuộc phiêu lưu đáng kể.
Oliver Sacks on Learning He Has Terminal Cancer
I am now face to face with dying. But I am not finished with living.
Reading Oliver Sacks- Neurologist and Writer
I started reading Oliver Sacks in college and was hooked. His nonfiction books are always a pleasure of discovery. He could write at length about very abstruse topics in the simplest language, and you are willing to absorb them. His style belongs to a kind conscientious school teacher– very smart, naturally a little eccentric, but also very profound. In his writing, you could imagine an old desk, strewn with books in a dark office with an old typewriter lying somewhere (he still writes on one). As a neurologist, he wrote prodigiously about human frailty with remarkable intellect and compassion. I first learned of him through Awakening – the classic book made into the famous movie about a group of comatose patients in an asylum briefly awakened by a special medication with a one-off effect. Afterwards they all drifted back into the oblivion of coma.
He has the kindness of a physician seeing the ordinariness in illness. Born Jewish, but he works for religious organizations doing good work regardless of affiliations. Different from the brilliant and abrasive atheist Christopher Hitchens (deceased 2011) who was always ready to trash his opponents, Oliver Sacks is a quiet atheist — accepting religions as a source of habitual comfort for their believers.
We read about his growing up in pre-war England in a mid-range boarding school where the food was bad and never enough, and some members of the teaching staff were borderline sadistic. There was no self-pity, just an amalgam of cleverly collected and relevant observations. His Uncle Tungsten (this is the favorite uncle with a light bulb factory) is a masterpiece about childhood wonders (his childhood dream was becoming a chemist). We could visualize his following his doctor father on house visits, and watch them being welcomed as friends and treated to home prepared treats.
He wrote about a Pacific tribe that was 100% color blind. The brain is a natural wonder, in its designed operational state as well as in shortcomings. Some could see perfectly, but cannot remember faces (Sacks himself has this affliction). Some blind people can see by tongue clucking. A lot of what we “see” is already in the brain. Sacks also investigates the different types, causes and even contributions of hallucinations.
One never learns much about the story teller’s physical self, only his interesting stories and observations. Only years later I happened to see an interview when he revealed his passion for motorcycling, a pastime I shared.
To cut a long introduction short, Oliver Sacks has learned that he is dying of liver cancer. Below is how he looks at death, and dying. I never met him, but was quite shaken reading his My Own Life in the New York Times Op Ed page. He uses the same title as the brief essay David Hume – forefather of British enlightenment – wrote upon learning of his impending mortality at 65. In Hume’s footsteps, Oliver Sacks lives out his life seeking the pleasure and liberation of enlightenment.
It’s even more poignant for me this year having seen a few lives gone by — first my mother’s and then some contemporaries’. Now, I’m waiting for the light to go out on a humane intellectual hero.
My Own Life
Oliver Sacks
A month ago, I felt that I was in good health, even robust health. At 81, I still swim a mile a day. But my luck has run out — a few weeks ago I learned that I have multiple metastases in the liver. Nine years ago it was discovered that I had a rare tumor of the eye, an ocular melanoma. Although the radiation and lasering to remove the tumor ultimately left me blind in that eye, only in very rare cases do such tumors metastasize. I am among the unlucky 2 percent.
I feel grateful that I have been granted nine years of good health and productivity since the original diagnosis, but now I am face to face with dying. The cancer occupies a third of my liver, and though its advance may be slowed, this particular sort of cancer cannot be halted.
It is up to me now to choose how to live out the months that remain to me. I have to live in the richest, deepest, most productive way I can. In this I am encouraged by the words of one of my favorite philosophers, David Hume, who, upon learning that he was mortally ill at age 65, wrote a short autobiography in a single day in April of 1776. He titled it “My Own Life.”
“I now reckon upon a speedy dissolution,” he wrote. “I have suffered very little pain from my disorder; and what is more strange, have, notwithstanding the great decline of my person, never suffered a moment’s abatement of my spirits. I possess the same ardour as ever in study, and the same gaiety in company.”
I have been lucky enough to live past 80, and the 15 years allotted to me beyond Hume’s three score and five have been equally rich in work and love. In that time, I have published five books and completed an autobiography (rather longer than Hume’s few pages) to be published this spring; I have several other books nearly finished.
Hume continued, “I am … a man of mild dispositions, of command of temper, of an open, social, and cheerful humour, capable of attachment, but little susceptible of enmity, and of great moderation in all my passions.”
Here I depart from Hume. While I have enjoyed loving relationships and friendships and have no real enmities, I cannot say (nor would anyone who knows me say) that I am a man of mild dispositions. On the contrary, I am a man of vehement disposition, with violent enthusiasms, and extreme immoderation in all my passions.
And yet, one line from Hume’s essay strikes me as especially true: “It is difficult,” he wrote, “to be more detached from life than I am at present.”
Over the last few days, I have been able to see my life as from a great altitude, as a sort of landscape, and with a deepening sense of the connection of all its parts. This does not mean I am finished with life. On the contrary, I feel intensely alive, and I want and hope in the time that remains to deepen my friendships, to say farewell to those I love, to write more, to travel if I have the strength, to achieve new levels of understanding and insight.
This will involve audacity, clarity and plain speaking; trying to straighten my accounts with the world. But there will be time, too, for some fun (and even some silliness, as well).
I feel a sudden clear focus and perspective. There is no time for anything inessential. I must focus on myself, my work and my friends. I shall no longer look at “NewsHour” every night. I shall no longer pay any attention to politics or arguments about global warming. This is not indifference but detachment — I still care deeply about the Middle East, about global warming, about growing inequality, but these are no longer my business; they belong to the future. I rejoice when I meet gifted young people — even the one who biopsied and diagnosed my metastases. I feel the future is in good hands.
I have been increasingly conscious, for the last 10 years or so, of deaths among my contemporaries. My generation is on the way out, and each death I have felt as an abruption, a tearing away of part of myself. There will be no one like us when we are gone, but then there is no one like anyone else, ever. When people die, they cannot be replaced. They leave holes that cannot be filled, for it is the fate — the genetic and neural fate — of every human being to be a unique individual, to find his own path, to live his own life, to die his own death.
I cannot pretend I am without fear. But my predominant feeling is one of gratitude. I have loved and been loved; I have been given much and I have given something in return; I have read and traveled and thought and written. I have had an intercourse with the world, the special intercourse of writers and readers.
Above all, I have been a sentient being, a thinking animal, on this
beautiful planet, and that in itself has been an enormous privilege and
adventure.
http://damau.org/archives/36008