Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ði coi hầu đồng ở xứ Mỹ
Ngay tại xứ Mỹ này, tình cờ chúng tôi được chứng kiến một buổi hầu đồng với đầy đủ những nghi thức mang tính chất tâm linh, long trọng một cách hiếm thấy
Giá đồng Quan Lớn múa cờ. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt) Ngay tại xứ Mỹ này, tình cờ chúng tôi được chứng kiến một buổi hầu đồng với đầy đủ những nghi thức mang tính chất tâm linh, long trọng một cách hiếm thấy. Khi trống chầu, nhạc hát văn nhịp ba nhịp bảy dồn dập vang lên, cũng là lúc thanh đồng trao thân xác của mình để thần linh nhập vào. Lúc đó thanh đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Có mặt tại đền Phúc Khánh Linh Từ của đồng đền Lê Tiến Ngọc (tự Minh Dung) ở Monterey Park, California, vào trung tuần Tháng Chín Âm Lịch, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì bên ngoài chỉ là một ngôi nhà bình thường, nhưng bên trong thì trang hoàng lộng lẫy, treo đầy hoành phi, cửa võng, câu đối, lộng mạch, tàn, tán… Ðập vào mắt là một không gian huyền bí với gam màu chủ đạo là đỏ, rồi hồng, vàng, xanh… cùng tiếng nhạc réo rắt, dễ có cảm giác lạc vào mê cung âm u tịch mịch.
Hơn một giờ làm lễ
Bên ngoài, các bà, các cô, các cậu trong trang phục áo dài, khăn đóng cũng với màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, cùng cờ, lộng, xếp hàng trang nghiêm, cung kính chuẩn bị bước vào đền hành lễ. Hôm nay đồng đền Minh Dung không làm thanh đồng để hầu thánh mà do đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, có ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Houston, Texas, bắc ghế hầu thánh.
Trước khi lên đồng, tại lễ khao thỉnh này, đồng đền Minh Dung dẫn đầu đoàn thắp hương cúng kính Mẫu, mời các thánh về. Ðoàn hành lễ gồm một pháp sư cùng hai người hầu, theo sau là 11 người rước lễ gồm một người là chánh tế, hai người là phó tế và tám người là giai tế.
Trên điện thờ, Thánh Mẫu ngồi uy nghi nơi cao nhất. Kế đến là Chúa Bà, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ Phủ Thánh Chầu, Tứ Phủ Ông Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu. Tổng cộng có đến 50-60 vị, những vị này làm việc cho Mẫu gọi là Công Ðồng Tứ Phủ, hay Tam Phủ Công Ðồng, hoặc Tứ Phủ Vạn Linh. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị trong 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị thánh nhập trong một nghi lễ lên đồng.
Phía dưới là các lễ vật gồm hoa, trái, tam sanh (heo, gà, cá), chè, xôi, bánh…. “Những lễ vật này tùy tâm sắm, có tiền nhiều thì sắm nhiều, tiền ít thì sắm ít, không bắt buộc,” đồng đền Minh Dung cho biết.
Lúc này, 11 người rước lễ bắt đầu hành lễ, gồm tám giai tế đứng hai bên, trên tay cầm bình hoa; hai phó tế đứng sau chánh tế. Nghi thức hành lễ bắt đầu khi pháp sư đọc sớ. Nhạc bắt đầu trỗi lên, réo rắt. Âm nhạc mang tính chất sôi nổi, náo động, cộng thêm tiếng trống phách, thanh la rộn ràng khiến cho buổi hầu đồng luôn tưng bừng, ồn ã. Các nhạc cụ chính gồm trống, thanh la, phách, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tranh, sáo, chuông, mõ… hòa quyện cùng nhang khói làm không khí hầu đồng thêm huyền bí.
Tiến hương. Dâng hoa. Dâng rượu. Quỳ. Bái. Tạ lễ. Ðó là một vài cử động trong số 49 cử động mà chánh tế phải làm khi hành lễ. Từng bước đi phải nhẹ nhàng, chậm rãi. Từng cử động phải dứt khoát, trang nghiêm. Phải hơn một giờ đồng hồ nghi thức hành lễ hầu đồng mới hoàn tất.
Lên đồng
Sau khi hành lễ mời các thánh về, lúc này lễ vật là đồ mặn như cá, thịt… đều phải mang ra ngoài. Trước mặt chỉ còn đồ chay.
Một bàn hầu thánh được đặt trước điện thờ để chuẩn bị lên đồng. Trên bàn phải có hai bình hoa, chính giữa là gương soi mặt, cặp đèn, một bộ ly để dâng rượu, dâng nước, tẩu hút thuốc, bình rượu, trầu cau.
Ðồng đền Minh Dung cho biết: “Lên đồng, hay hầu đồng, hầu bóng là một trong những tín ngưỡng của đạo Mẫu, như đạo Phật có tụng kinh, đạo Chúa có rước lễ thì đạo Mẫu có lên đồng. Lên đồng là xuất phàm nhập thánh. Tức là mình từ bỏ con người của mình ở thế gian để thần thánh của đạo Mẫu nhập vào mình. Có rất nhiều vị thánh, có vị là chúa, vị là quan, vị là chầu, vị là cô, vị là cậu… Các vị này nhảy múa, phán truyền, ban hạnh phúc, tài lộc cho con người.”
“Mặc dù lên đồng là Mẫu trở về trần gian, Mẫu nhập vào xác thân của mình để làm chuyện phước thiện như trừ tà, trị bệnh, mang lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, từ xưa đến giờ các cụ đồng chỉ hầu bóng dáng của Mẫu chứ không ai hầu Mẫu, bởi vì không phải dễ để Mẫu nhập vào người mình. Do vậy mới gọi là hầu bóng,” vị đồng đền cho biết thêm.
Rồi đồng đền nói tiếp: “Người muốn hầu bóng phải sạch sẽ, thanh tịnh. Sạch và thanh ở đây là phải ăn chay, không chung đụng xác thịt, không giận hờn, không vướng tang chế trước ba ngày chuẩn bị hầu bóng. Ðồng thời phải có hai hoặc bốn người hầu dưng, tức ngồi hai bên. Một người lo nhang đèn, một người lo quần áo để mỗi lần thay áo ra thay áo vào.”
“Quan trọng nhất là cung văn (người hát nhạc) với các điệu nhạc, vì từng vị thánh có điệu nhạc riêng, lời văn riêng. Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp đảo phách. Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo, đạt đến một cảnh giới linh thiêng, trút bỏ những vất vả, lo âu, nhọc nhằn, thường nhật,” đồng đền Minh Dung tiếp lời.
Theo đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, người đứng giá hầu đồng gọi chung là thanh đồng, Thanh đồng là nam giới thì được gọi là “cậu,” nữ giới được gọi là “cô” hoặc “bà đồng.” Trong một buổi lên đồng sẽ có rất nhiều giá đồng (tức từ khi một vị thánh nào đó nhập hồn và xuất hồn). Mỗi lần thay giá, thanh đồng được phủ một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này thanh đồng đang ở một giá mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với giá này.
Ðể chuẩn bị lên đồng, thanh đồng phải chuẩn bị khăn chầu áo ngự, tức quần áo lên đồng với khăn đủ sắc, áo đủ màu. Quần áo này phải có nhiều màu sắc và có nhiều kiểu cách khác nhau như áo dài, yếm, áo tứ thân… bởi vì nhiều vị thánh cùng biến hóa nên phải có nhiều cách ăn mặc khác nhau. Tựu trung có năm màu chính là đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, và trắng. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ: Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Ðịa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn).
Nhập thánh
Lúc này, thanh đồng Nguyễn Vô Kỵ trong bộ quần áo trắng toát từ chân tới đầu nghiêm chỉnh ngồi trước bàn hầu thánh. Quần áo trắng để nói lên sự thanh khiết, trắng trẻo, không vướng bụi trần, thoát tục. Khi đó “cậu” quỳ xuống làm lễ, dâng sớ khai tên tuổi chuẩn bị hầu thánh.
Liền sau đó “cậu” ngồi khấn nguyện và trùm khăn đỏ lên đầu chuẩn bị “nhập thần,” khăn này gọi là khăn phủ diện, để khi mở ra thì thành con người khác. Lúc này dưới tiếng nhạc hối hả và giọng hát kể lể, hai người hầu nhanh chóng dâng lên “cậu” một bên tay hương, một bên tay áo, khoác lên người “cậu” bộ quần áo đàn bà màu đỏ may khá cầu kỳ, ấn vào tay thanh đồng nén hương. Ba hồi chuông vang lên. “Cậu” kêu khấn, thắp nhang và kéo khăn phủ diện xuống. Hai người hầu dưng kêu lên “Mẫu về.”
“Mẫu về” khá nhanh rồi “đi,” chỉ vài giây là trùm khăn đỏ, thay áo. Áo vừa thay xong thì khăn đỏ được kéo ra, ba hồi chuông vang lên. Lúc này nhạc đổi sang lời hát về Chúa Bà, còn người hầu dưng thì đeo bông tai, đeo vòng cổ, đội nón cho giá đồng. Giá đồng Chúa Bà miệng nhai trầu nhưng luôn cười vui vẻ, đứng lên nhảy múa. Tay luôn vỗ, múa theo điệu nhạc, chốc chốc lại lấy đèn cầy múa lửa theo.
Xong. Giá đồng ngồi xuống bàn hầu thánh, nhổ bã trà, lúc này người hầu dưng đưa ống nhổ, những người còn lại thì lấy quạt giấy che chắn. Trùm khăn đỏ. Thay áo. Gỡ khăn. Ba hồi chuông lại vang lên.
Tay đánh bốp một cái trên gối dựa. Ngồi oai phong lẫm liệt, giá đồng giờ là Quan Lớn. Quan Lớn đứng dậy thắp hương, đọc sớ cầu khấn bình an cho mọi người. Sau đó Quan Lớn cầm bó nhang đỏ rực lửa đứng múa. Tiếp theo cầm cờ múa, cầm đao vung. Quan Lớn ngồi xuống được hầu dưng hiến thuốc, hiến tửu (rượu). Rồi Quan Lớn mở hòm cho tiền, tất cả mọi người đều được cho nhiều hoặc ít tùy vào… sự vui vẻ của Quan Lớn.
Khăn đỏ lại trùm, gỡ khăn ra là giá đồng Chầu Bé. Mặc yếm, áo tứ thân, đeo bông tai, đeo vòng cổ, thoa son, trét phấn. Chầu Bé duyên dáng, yêu kiều, cầm quạt vui vẻ ca hát, tung tăng nhảy múa. Rồi Chầu Bé ban lộc cho mọi người, là tiền.
Trong gần ba tiếng đồng hồ lên đồng, hàng loạt giá đồng xuất hiện như Cô Ðôi Thượng, Cô Bơ Thoải, Cô Chín Sòng Sơn, Chầu Ðệ Tứ Khâm Sai, Chầu Lục, Ông Hoàng Mười, Cô Cả, Cô Bé, Cậu Bé Ðồi Ngang… Mỗi lần thay đổi giá đồng là mỗi lần trùm khăn đỏ, thay xiêm y và đánh ba hồi chuông.
Giá đồng lúc nào cũng luôn tươi vui. Mỗi khi thay giá đồng, thanh đồng đều nhìn vào gương của bàn hầu thánh để xem lại dung nhan của mình. Tùy vào mỗi giá đồng mà thanh đồng sẽ chải đầu, xịt keo, xức nước hoa, vẽ chân mày, thoa son, trét phấn, đeo chuỗi, cài trâm, đội tóc giả… Sau đó là một quá trình hầu với những màn khua hương, múa lửa, nhảy nhót rất điệu nghệ của giá đồng.
Lộc của các thánh, tức hiện thân thay đổi của giá đồng, không chỉ là tiền, mà còn là nước hoa giá đồng xức, khi đó chai nước hoa ấy cũng được chuyền cho mọi người. Hay điếu thuốc hút dang dở hoặc ly rượu còn sót lại của “thánh” cũng là lộc. Cả những bông hoa, trái cây được lấy từ bàn hầu thánh cũng là lộc mà người được ban luôn trân trọng!
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cho biết: “Thay giá đồng do thanh đồng quyết định. Có những giá đồng ngồi rất lâu, nhưng có giá cũng rất nhanh. Số lượng giá trong một buổi lên đồng không giới hạn, nhưng nhiều nhất là 36 giá. Khi vị thánh nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu Bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm.”
Hầu đồng – một sự huyền bí
Vì sao hầu đồng có sức hấp dẫn đến vậy? Theo đồng đền Minh Dung, hầu đồng là một trong những hoạt động liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ, thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có bề dày hàng nghìn năm với các hệ giá trị độc đáo, gắn liền việc thờ nữ thần, thờ bà mẹ thiên nhiên với các khát vọng về sức khỏe, tài lộc của con người.
Những người theo đạo Mẫu tin rằng, các hoạt động diễn xướng này giúp con người có thể nhập hồn của thần linh. Từ đó, người ta có thể cầu mong thần linh ban cho sức khỏe, tiền tài, quan lộc và sự vui vẻ trong cuộc sống, gây hưng phấn cao độ khi khai mở nhu cầu giao hòa giữa con người với thần linh… Không những vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là văn hóa. Ðó là văn hóa nghệ thuật truyền thống rất phong phú, với truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, văn hóa truyền miệng, đặc biệt là diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa…
Ðồng đền Nguyễn Thị Thu Thủy ở đền Mẫu Hòa Phước Linh Từ, đệ tử con nhang thường gọi là Ðền Mẫu Ngã Năm Bình Hòa (Quận Bình Thạnh, Sài Gòn) vừa từ Việt Nam sang dự hầu đồng, cho biết: “Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Ðạo Mẫu Tứ Phủ vào thân xác các cô đồng hay cậu đồng, để cầu sức khỏe, tài, lộc. Các cô đồng hay cậu đồng không phải là những người tự nguyện trở thành như vậy, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.”
“Người nào có ‘căn’ mà chưa ra trình thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh ‘âm,’ chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là ‘cơ đày,’ tức người đang bị thánh đày ải. Nhưng ra hầu đồng rồi thì thường sức khỏe hồi phục, làm ăn được hanh thông. Như tôi, từ bé đã được sinh trưởng ở đền thờ Mẫu có tuổi thọ hơn 80 năm, cũng là cha truyền con nối, đến đời tôi là đời thứ tư,” đồng đền Thu Thủy cho biết thêm.
Rồi vị đồng đền kể: “‘Mình quyền bóng quý’ mới được thánh chọn. Một người đồng đền thì ví như vị trụ trì trong chùa hay vị cha trong nhà thờ. Muốn ra làm đồng đền cũng là việc tâm linh, phải do bề trên cát cử mới được, chứ không thể xếp nhau hay tự đưa lên, rồi tự lập đền lập phủ thờ nhưng có số không thờ được thì cũng phải tan rã. Từ nhỏ tôi đã ở đền để lo nhang khói. Năm 28 tuổi mới được trình đồng để hầu. Ðúng 40 tuổi mới nhập tự để làm đồng đền. Trước khi làm đồng đền cũng làm cung văn, tức hát chầu văn. Ðến nay thì tôi hầu đồng đã 22 năm.”
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cũng cho hay: “Từ xa xưa, dân gian Việt Nam theo tín ngưỡng tứ phủ (thờ trời, đất, núi, sông) tin rằng nghi thức lên đồng giúp họ có thể giao tiếp với thần linh thông qua các cậu đồng hay cô đồng. Hầu đồng không phải ai muốn làm cũng được bởi chỉ những người có cơ duyên đặc biệt mới được thần linh nhập hồn vào xác để ban phúc lộc cho người đời, trừ tà, chữa bệnh… Những vị thánh trong đạo Mẫu đều là anh hùng dân tộc có công dựng nước, giữ nước.”
Còn đồng đền Minh Dung nói: “Ðạo Mẫu xuất phát từ Việt Nam, mang tinh thần Việt Nam, mang tâm hồn Việt Nam. Hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào, chỉ riêng tục thờ Mẫu, được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài. Ngoài ra, điều khác biệt cơ bản giữa đạo Mẫu và các hình thức tín ngưỡng khác là ở chỗ đạo Mẫu không hướng về ‘đời sống bên kia’ của con người sau cái chết, mà là ‘đời sống thực tại’ với ước vọng sức khỏe, tài lộc và may mắn. Ðó là ước vọng huyền bí và hấp dẫn đối với tất cả mọi người ở mọi thời đại.”
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, trình diễn hầu đồng và hát văn đã bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan, làm mất đi giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này và gây rối loạn ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, phản lại tính nhân bản, tính văn hóa vốn có của tôn giáo tín ngưỡng.
Quốc Dũng
( Người Việt)
Giá đồng Quan Lớn múa cờ. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt) Ngay tại xứ Mỹ này, tình cờ chúng tôi được chứng kiến một buổi hầu đồng với đầy đủ những nghi thức mang tính chất tâm linh, long trọng một cách hiếm thấy. Khi trống chầu, nhạc hát văn nhịp ba nhịp bảy dồn dập vang lên, cũng là lúc thanh đồng trao thân xác của mình để thần linh nhập vào. Lúc đó thanh đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Có mặt tại đền Phúc Khánh Linh Từ của đồng đền Lê Tiến Ngọc (tự Minh Dung) ở Monterey Park, California, vào trung tuần Tháng Chín Âm Lịch, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì bên ngoài chỉ là một ngôi nhà bình thường, nhưng bên trong thì trang hoàng lộng lẫy, treo đầy hoành phi, cửa võng, câu đối, lộng mạch, tàn, tán… Ðập vào mắt là một không gian huyền bí với gam màu chủ đạo là đỏ, rồi hồng, vàng, xanh… cùng tiếng nhạc réo rắt, dễ có cảm giác lạc vào mê cung âm u tịch mịch.
Hơn một giờ làm lễ
Bên ngoài, các bà, các cô, các cậu trong trang phục áo dài, khăn đóng cũng với màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, cùng cờ, lộng, xếp hàng trang nghiêm, cung kính chuẩn bị bước vào đền hành lễ. Hôm nay đồng đền Minh Dung không làm thanh đồng để hầu thánh mà do đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, có ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Houston, Texas, bắc ghế hầu thánh.
Trước khi lên đồng, tại lễ khao thỉnh này, đồng đền Minh Dung dẫn đầu đoàn thắp hương cúng kính Mẫu, mời các thánh về. Ðoàn hành lễ gồm một pháp sư cùng hai người hầu, theo sau là 11 người rước lễ gồm một người là chánh tế, hai người là phó tế và tám người là giai tế.
Trên điện thờ, Thánh Mẫu ngồi uy nghi nơi cao nhất. Kế đến là Chúa Bà, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ Phủ Thánh Chầu, Tứ Phủ Ông Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu. Tổng cộng có đến 50-60 vị, những vị này làm việc cho Mẫu gọi là Công Ðồng Tứ Phủ, hay Tam Phủ Công Ðồng, hoặc Tứ Phủ Vạn Linh. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị trong 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị thánh nhập trong một nghi lễ lên đồng.
Phía dưới là các lễ vật gồm hoa, trái, tam sanh (heo, gà, cá), chè, xôi, bánh…. “Những lễ vật này tùy tâm sắm, có tiền nhiều thì sắm nhiều, tiền ít thì sắm ít, không bắt buộc,” đồng đền Minh Dung cho biết.
Lúc này, 11 người rước lễ bắt đầu hành lễ, gồm tám giai tế đứng hai bên, trên tay cầm bình hoa; hai phó tế đứng sau chánh tế. Nghi thức hành lễ bắt đầu khi pháp sư đọc sớ. Nhạc bắt đầu trỗi lên, réo rắt. Âm nhạc mang tính chất sôi nổi, náo động, cộng thêm tiếng trống phách, thanh la rộn ràng khiến cho buổi hầu đồng luôn tưng bừng, ồn ã. Các nhạc cụ chính gồm trống, thanh la, phách, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tranh, sáo, chuông, mõ… hòa quyện cùng nhang khói làm không khí hầu đồng thêm huyền bí.
Tiến hương. Dâng hoa. Dâng rượu. Quỳ. Bái. Tạ lễ. Ðó là một vài cử động trong số 49 cử động mà chánh tế phải làm khi hành lễ. Từng bước đi phải nhẹ nhàng, chậm rãi. Từng cử động phải dứt khoát, trang nghiêm. Phải hơn một giờ đồng hồ nghi thức hành lễ hầu đồng mới hoàn tất.
Trùm khăn đỏ chuẩn bị “nhập thần.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Lên đồng
Sau khi hành lễ mời các thánh về, lúc này lễ vật là đồ mặn như cá, thịt… đều phải mang ra ngoài. Trước mặt chỉ còn đồ chay.
Một bàn hầu thánh được đặt trước điện thờ để chuẩn bị lên đồng. Trên bàn phải có hai bình hoa, chính giữa là gương soi mặt, cặp đèn, một bộ ly để dâng rượu, dâng nước, tẩu hút thuốc, bình rượu, trầu cau.
Ðồng đền Minh Dung cho biết: “Lên đồng, hay hầu đồng, hầu bóng là một trong những tín ngưỡng của đạo Mẫu, như đạo Phật có tụng kinh, đạo Chúa có rước lễ thì đạo Mẫu có lên đồng. Lên đồng là xuất phàm nhập thánh. Tức là mình từ bỏ con người của mình ở thế gian để thần thánh của đạo Mẫu nhập vào mình. Có rất nhiều vị thánh, có vị là chúa, vị là quan, vị là chầu, vị là cô, vị là cậu… Các vị này nhảy múa, phán truyền, ban hạnh phúc, tài lộc cho con người.”
“Mặc dù lên đồng là Mẫu trở về trần gian, Mẫu nhập vào xác thân của mình để làm chuyện phước thiện như trừ tà, trị bệnh, mang lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, từ xưa đến giờ các cụ đồng chỉ hầu bóng dáng của Mẫu chứ không ai hầu Mẫu, bởi vì không phải dễ để Mẫu nhập vào người mình. Do vậy mới gọi là hầu bóng,” vị đồng đền cho biết thêm.
Rồi đồng đền nói tiếp: “Người muốn hầu bóng phải sạch sẽ, thanh tịnh. Sạch và thanh ở đây là phải ăn chay, không chung đụng xác thịt, không giận hờn, không vướng tang chế trước ba ngày chuẩn bị hầu bóng. Ðồng thời phải có hai hoặc bốn người hầu dưng, tức ngồi hai bên. Một người lo nhang đèn, một người lo quần áo để mỗi lần thay áo ra thay áo vào.”
“Quan trọng nhất là cung văn (người hát nhạc) với các điệu nhạc, vì từng vị thánh có điệu nhạc riêng, lời văn riêng. Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp đảo phách. Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo, đạt đến một cảnh giới linh thiêng, trút bỏ những vất vả, lo âu, nhọc nhằn, thường nhật,” đồng đền Minh Dung tiếp lời.
Theo đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, người đứng giá hầu đồng gọi chung là thanh đồng, Thanh đồng là nam giới thì được gọi là “cậu,” nữ giới được gọi là “cô” hoặc “bà đồng.” Trong một buổi lên đồng sẽ có rất nhiều giá đồng (tức từ khi một vị thánh nào đó nhập hồn và xuất hồn). Mỗi lần thay giá, thanh đồng được phủ một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này thanh đồng đang ở một giá mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với giá này.
Ðể chuẩn bị lên đồng, thanh đồng phải chuẩn bị khăn chầu áo ngự, tức quần áo lên đồng với khăn đủ sắc, áo đủ màu. Quần áo này phải có nhiều màu sắc và có nhiều kiểu cách khác nhau như áo dài, yếm, áo tứ thân… bởi vì nhiều vị thánh cùng biến hóa nên phải có nhiều cách ăn mặc khác nhau. Tựu trung có năm màu chính là đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, và trắng. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ: Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Ðịa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn).
Khung cảnh trong điện thờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Nhập thánh
Lúc này, thanh đồng Nguyễn Vô Kỵ trong bộ quần áo trắng toát từ chân tới đầu nghiêm chỉnh ngồi trước bàn hầu thánh. Quần áo trắng để nói lên sự thanh khiết, trắng trẻo, không vướng bụi trần, thoát tục. Khi đó “cậu” quỳ xuống làm lễ, dâng sớ khai tên tuổi chuẩn bị hầu thánh.
Liền sau đó “cậu” ngồi khấn nguyện và trùm khăn đỏ lên đầu chuẩn bị “nhập thần,” khăn này gọi là khăn phủ diện, để khi mở ra thì thành con người khác. Lúc này dưới tiếng nhạc hối hả và giọng hát kể lể, hai người hầu nhanh chóng dâng lên “cậu” một bên tay hương, một bên tay áo, khoác lên người “cậu” bộ quần áo đàn bà màu đỏ may khá cầu kỳ, ấn vào tay thanh đồng nén hương. Ba hồi chuông vang lên. “Cậu” kêu khấn, thắp nhang và kéo khăn phủ diện xuống. Hai người hầu dưng kêu lên “Mẫu về.”
“Mẫu về” khá nhanh rồi “đi,” chỉ vài giây là trùm khăn đỏ, thay áo. Áo vừa thay xong thì khăn đỏ được kéo ra, ba hồi chuông vang lên. Lúc này nhạc đổi sang lời hát về Chúa Bà, còn người hầu dưng thì đeo bông tai, đeo vòng cổ, đội nón cho giá đồng. Giá đồng Chúa Bà miệng nhai trầu nhưng luôn cười vui vẻ, đứng lên nhảy múa. Tay luôn vỗ, múa theo điệu nhạc, chốc chốc lại lấy đèn cầy múa lửa theo.
Xong. Giá đồng ngồi xuống bàn hầu thánh, nhổ bã trà, lúc này người hầu dưng đưa ống nhổ, những người còn lại thì lấy quạt giấy che chắn. Trùm khăn đỏ. Thay áo. Gỡ khăn. Ba hồi chuông lại vang lên.
Tay đánh bốp một cái trên gối dựa. Ngồi oai phong lẫm liệt, giá đồng giờ là Quan Lớn. Quan Lớn đứng dậy thắp hương, đọc sớ cầu khấn bình an cho mọi người. Sau đó Quan Lớn cầm bó nhang đỏ rực lửa đứng múa. Tiếp theo cầm cờ múa, cầm đao vung. Quan Lớn ngồi xuống được hầu dưng hiến thuốc, hiến tửu (rượu). Rồi Quan Lớn mở hòm cho tiền, tất cả mọi người đều được cho nhiều hoặc ít tùy vào… sự vui vẻ của Quan Lớn.
Khăn đỏ lại trùm, gỡ khăn ra là giá đồng Chầu Bé. Mặc yếm, áo tứ thân, đeo bông tai, đeo vòng cổ, thoa son, trét phấn. Chầu Bé duyên dáng, yêu kiều, cầm quạt vui vẻ ca hát, tung tăng nhảy múa. Rồi Chầu Bé ban lộc cho mọi người, là tiền.
Trong gần ba tiếng đồng hồ lên đồng, hàng loạt giá đồng xuất hiện như Cô Ðôi Thượng, Cô Bơ Thoải, Cô Chín Sòng Sơn, Chầu Ðệ Tứ Khâm Sai, Chầu Lục, Ông Hoàng Mười, Cô Cả, Cô Bé, Cậu Bé Ðồi Ngang… Mỗi lần thay đổi giá đồng là mỗi lần trùm khăn đỏ, thay xiêm y và đánh ba hồi chuông.
Giá đồng lúc nào cũng luôn tươi vui. Mỗi khi thay giá đồng, thanh đồng đều nhìn vào gương của bàn hầu thánh để xem lại dung nhan của mình. Tùy vào mỗi giá đồng mà thanh đồng sẽ chải đầu, xịt keo, xức nước hoa, vẽ chân mày, thoa son, trét phấn, đeo chuỗi, cài trâm, đội tóc giả… Sau đó là một quá trình hầu với những màn khua hương, múa lửa, nhảy nhót rất điệu nghệ của giá đồng.
Lộc của các thánh, tức hiện thân thay đổi của giá đồng, không chỉ là tiền, mà còn là nước hoa giá đồng xức, khi đó chai nước hoa ấy cũng được chuyền cho mọi người. Hay điếu thuốc hút dang dở hoặc ly rượu còn sót lại của “thánh” cũng là lộc. Cả những bông hoa, trái cây được lấy từ bàn hầu thánh cũng là lộc mà người được ban luôn trân trọng!
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cho biết: “Thay giá đồng do thanh đồng quyết định. Có những giá đồng ngồi rất lâu, nhưng có giá cũng rất nhanh. Số lượng giá trong một buổi lên đồng không giới hạn, nhưng nhiều nhất là 36 giá. Khi vị thánh nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu Bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm.”
Giá đồng Chúa Bà đang tung tăng nhảy múa. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Hầu đồng – một sự huyền bí
Vì sao hầu đồng có sức hấp dẫn đến vậy? Theo đồng đền Minh Dung, hầu đồng là một trong những hoạt động liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ, thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có bề dày hàng nghìn năm với các hệ giá trị độc đáo, gắn liền việc thờ nữ thần, thờ bà mẹ thiên nhiên với các khát vọng về sức khỏe, tài lộc của con người.
Những người theo đạo Mẫu tin rằng, các hoạt động diễn xướng này giúp con người có thể nhập hồn của thần linh. Từ đó, người ta có thể cầu mong thần linh ban cho sức khỏe, tiền tài, quan lộc và sự vui vẻ trong cuộc sống, gây hưng phấn cao độ khi khai mở nhu cầu giao hòa giữa con người với thần linh… Không những vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là văn hóa. Ðó là văn hóa nghệ thuật truyền thống rất phong phú, với truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, văn hóa truyền miệng, đặc biệt là diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa…
Ðồng đền Nguyễn Thị Thu Thủy ở đền Mẫu Hòa Phước Linh Từ, đệ tử con nhang thường gọi là Ðền Mẫu Ngã Năm Bình Hòa (Quận Bình Thạnh, Sài Gòn) vừa từ Việt Nam sang dự hầu đồng, cho biết: “Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Ðạo Mẫu Tứ Phủ vào thân xác các cô đồng hay cậu đồng, để cầu sức khỏe, tài, lộc. Các cô đồng hay cậu đồng không phải là những người tự nguyện trở thành như vậy, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.”
“Người nào có ‘căn’ mà chưa ra trình thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh ‘âm,’ chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là ‘cơ đày,’ tức người đang bị thánh đày ải. Nhưng ra hầu đồng rồi thì thường sức khỏe hồi phục, làm ăn được hanh thông. Như tôi, từ bé đã được sinh trưởng ở đền thờ Mẫu có tuổi thọ hơn 80 năm, cũng là cha truyền con nối, đến đời tôi là đời thứ tư,” đồng đền Thu Thủy cho biết thêm.
Rồi vị đồng đền kể: “‘Mình quyền bóng quý’ mới được thánh chọn. Một người đồng đền thì ví như vị trụ trì trong chùa hay vị cha trong nhà thờ. Muốn ra làm đồng đền cũng là việc tâm linh, phải do bề trên cát cử mới được, chứ không thể xếp nhau hay tự đưa lên, rồi tự lập đền lập phủ thờ nhưng có số không thờ được thì cũng phải tan rã. Từ nhỏ tôi đã ở đền để lo nhang khói. Năm 28 tuổi mới được trình đồng để hầu. Ðúng 40 tuổi mới nhập tự để làm đồng đền. Trước khi làm đồng đền cũng làm cung văn, tức hát chầu văn. Ðến nay thì tôi hầu đồng đã 22 năm.”
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cũng cho hay: “Từ xa xưa, dân gian Việt Nam theo tín ngưỡng tứ phủ (thờ trời, đất, núi, sông) tin rằng nghi thức lên đồng giúp họ có thể giao tiếp với thần linh thông qua các cậu đồng hay cô đồng. Hầu đồng không phải ai muốn làm cũng được bởi chỉ những người có cơ duyên đặc biệt mới được thần linh nhập hồn vào xác để ban phúc lộc cho người đời, trừ tà, chữa bệnh… Những vị thánh trong đạo Mẫu đều là anh hùng dân tộc có công dựng nước, giữ nước.”
Còn đồng đền Minh Dung nói: “Ðạo Mẫu xuất phát từ Việt Nam, mang tinh thần Việt Nam, mang tâm hồn Việt Nam. Hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào, chỉ riêng tục thờ Mẫu, được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài. Ngoài ra, điều khác biệt cơ bản giữa đạo Mẫu và các hình thức tín ngưỡng khác là ở chỗ đạo Mẫu không hướng về ‘đời sống bên kia’ của con người sau cái chết, mà là ‘đời sống thực tại’ với ước vọng sức khỏe, tài lộc và may mắn. Ðó là ước vọng huyền bí và hấp dẫn đối với tất cả mọi người ở mọi thời đại.”
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, trình diễn hầu đồng và hát văn đã bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan, làm mất đi giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này và gây rối loạn ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, phản lại tính nhân bản, tính văn hóa vốn có của tôn giáo tín ngưỡng.
Quốc Dũng
( Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ði coi hầu đồng ở xứ Mỹ
Ngay tại xứ Mỹ này, tình cờ chúng tôi được chứng kiến một buổi hầu đồng với đầy đủ những nghi thức mang tính chất tâm linh, long trọng một cách hiếm thấy
Giá đồng Quan Lớn múa cờ. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt) Ngay tại xứ Mỹ này, tình cờ chúng tôi được chứng kiến một buổi hầu đồng với đầy đủ những nghi thức mang tính chất tâm linh, long trọng một cách hiếm thấy. Khi trống chầu, nhạc hát văn nhịp ba nhịp bảy dồn dập vang lên, cũng là lúc thanh đồng trao thân xác của mình để thần linh nhập vào. Lúc đó thanh đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Có mặt tại đền Phúc Khánh Linh Từ của đồng đền Lê Tiến Ngọc (tự Minh Dung) ở Monterey Park, California, vào trung tuần Tháng Chín Âm Lịch, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì bên ngoài chỉ là một ngôi nhà bình thường, nhưng bên trong thì trang hoàng lộng lẫy, treo đầy hoành phi, cửa võng, câu đối, lộng mạch, tàn, tán… Ðập vào mắt là một không gian huyền bí với gam màu chủ đạo là đỏ, rồi hồng, vàng, xanh… cùng tiếng nhạc réo rắt, dễ có cảm giác lạc vào mê cung âm u tịch mịch.
Hơn một giờ làm lễ
Bên ngoài, các bà, các cô, các cậu trong trang phục áo dài, khăn đóng cũng với màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, cùng cờ, lộng, xếp hàng trang nghiêm, cung kính chuẩn bị bước vào đền hành lễ. Hôm nay đồng đền Minh Dung không làm thanh đồng để hầu thánh mà do đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, có ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Houston, Texas, bắc ghế hầu thánh.
Trước khi lên đồng, tại lễ khao thỉnh này, đồng đền Minh Dung dẫn đầu đoàn thắp hương cúng kính Mẫu, mời các thánh về. Ðoàn hành lễ gồm một pháp sư cùng hai người hầu, theo sau là 11 người rước lễ gồm một người là chánh tế, hai người là phó tế và tám người là giai tế.
Trên điện thờ, Thánh Mẫu ngồi uy nghi nơi cao nhất. Kế đến là Chúa Bà, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ Phủ Thánh Chầu, Tứ Phủ Ông Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu. Tổng cộng có đến 50-60 vị, những vị này làm việc cho Mẫu gọi là Công Ðồng Tứ Phủ, hay Tam Phủ Công Ðồng, hoặc Tứ Phủ Vạn Linh. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị trong 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị thánh nhập trong một nghi lễ lên đồng.
Phía dưới là các lễ vật gồm hoa, trái, tam sanh (heo, gà, cá), chè, xôi, bánh…. “Những lễ vật này tùy tâm sắm, có tiền nhiều thì sắm nhiều, tiền ít thì sắm ít, không bắt buộc,” đồng đền Minh Dung cho biết.
Lúc này, 11 người rước lễ bắt đầu hành lễ, gồm tám giai tế đứng hai bên, trên tay cầm bình hoa; hai phó tế đứng sau chánh tế. Nghi thức hành lễ bắt đầu khi pháp sư đọc sớ. Nhạc bắt đầu trỗi lên, réo rắt. Âm nhạc mang tính chất sôi nổi, náo động, cộng thêm tiếng trống phách, thanh la rộn ràng khiến cho buổi hầu đồng luôn tưng bừng, ồn ã. Các nhạc cụ chính gồm trống, thanh la, phách, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tranh, sáo, chuông, mõ… hòa quyện cùng nhang khói làm không khí hầu đồng thêm huyền bí.
Tiến hương. Dâng hoa. Dâng rượu. Quỳ. Bái. Tạ lễ. Ðó là một vài cử động trong số 49 cử động mà chánh tế phải làm khi hành lễ. Từng bước đi phải nhẹ nhàng, chậm rãi. Từng cử động phải dứt khoát, trang nghiêm. Phải hơn một giờ đồng hồ nghi thức hành lễ hầu đồng mới hoàn tất.
Trùm khăn đỏ chuẩn bị “nhập thần.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Lên đồng
Sau khi hành lễ mời các thánh về, lúc này lễ vật là đồ mặn như cá, thịt… đều phải mang ra ngoài. Trước mặt chỉ còn đồ chay.
Một bàn hầu thánh được đặt trước điện thờ để chuẩn bị lên đồng. Trên bàn phải có hai bình hoa, chính giữa là gương soi mặt, cặp đèn, một bộ ly để dâng rượu, dâng nước, tẩu hút thuốc, bình rượu, trầu cau.
Ðồng đền Minh Dung cho biết: “Lên đồng, hay hầu đồng, hầu bóng là một trong những tín ngưỡng của đạo Mẫu, như đạo Phật có tụng kinh, đạo Chúa có rước lễ thì đạo Mẫu có lên đồng. Lên đồng là xuất phàm nhập thánh. Tức là mình từ bỏ con người của mình ở thế gian để thần thánh của đạo Mẫu nhập vào mình. Có rất nhiều vị thánh, có vị là chúa, vị là quan, vị là chầu, vị là cô, vị là cậu… Các vị này nhảy múa, phán truyền, ban hạnh phúc, tài lộc cho con người.”
“Mặc dù lên đồng là Mẫu trở về trần gian, Mẫu nhập vào xác thân của mình để làm chuyện phước thiện như trừ tà, trị bệnh, mang lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, từ xưa đến giờ các cụ đồng chỉ hầu bóng dáng của Mẫu chứ không ai hầu Mẫu, bởi vì không phải dễ để Mẫu nhập vào người mình. Do vậy mới gọi là hầu bóng,” vị đồng đền cho biết thêm.
Rồi đồng đền nói tiếp: “Người muốn hầu bóng phải sạch sẽ, thanh tịnh. Sạch và thanh ở đây là phải ăn chay, không chung đụng xác thịt, không giận hờn, không vướng tang chế trước ba ngày chuẩn bị hầu bóng. Ðồng thời phải có hai hoặc bốn người hầu dưng, tức ngồi hai bên. Một người lo nhang đèn, một người lo quần áo để mỗi lần thay áo ra thay áo vào.”
“Quan trọng nhất là cung văn (người hát nhạc) với các điệu nhạc, vì từng vị thánh có điệu nhạc riêng, lời văn riêng. Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp đảo phách. Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo, đạt đến một cảnh giới linh thiêng, trút bỏ những vất vả, lo âu, nhọc nhằn, thường nhật,” đồng đền Minh Dung tiếp lời.
Theo đồng đền Nguyễn Vô Kỵ, người đứng giá hầu đồng gọi chung là thanh đồng, Thanh đồng là nam giới thì được gọi là “cậu,” nữ giới được gọi là “cô” hoặc “bà đồng.” Trong một buổi lên đồng sẽ có rất nhiều giá đồng (tức từ khi một vị thánh nào đó nhập hồn và xuất hồn). Mỗi lần thay giá, thanh đồng được phủ một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này thanh đồng đang ở một giá mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với giá này.
Ðể chuẩn bị lên đồng, thanh đồng phải chuẩn bị khăn chầu áo ngự, tức quần áo lên đồng với khăn đủ sắc, áo đủ màu. Quần áo này phải có nhiều màu sắc và có nhiều kiểu cách khác nhau như áo dài, yếm, áo tứ thân… bởi vì nhiều vị thánh cùng biến hóa nên phải có nhiều cách ăn mặc khác nhau. Tựu trung có năm màu chính là đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, và trắng. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ: Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Ðịa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn).
Khung cảnh trong điện thờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Nhập thánh
Lúc này, thanh đồng Nguyễn Vô Kỵ trong bộ quần áo trắng toát từ chân tới đầu nghiêm chỉnh ngồi trước bàn hầu thánh. Quần áo trắng để nói lên sự thanh khiết, trắng trẻo, không vướng bụi trần, thoát tục. Khi đó “cậu” quỳ xuống làm lễ, dâng sớ khai tên tuổi chuẩn bị hầu thánh.
Liền sau đó “cậu” ngồi khấn nguyện và trùm khăn đỏ lên đầu chuẩn bị “nhập thần,” khăn này gọi là khăn phủ diện, để khi mở ra thì thành con người khác. Lúc này dưới tiếng nhạc hối hả và giọng hát kể lể, hai người hầu nhanh chóng dâng lên “cậu” một bên tay hương, một bên tay áo, khoác lên người “cậu” bộ quần áo đàn bà màu đỏ may khá cầu kỳ, ấn vào tay thanh đồng nén hương. Ba hồi chuông vang lên. “Cậu” kêu khấn, thắp nhang và kéo khăn phủ diện xuống. Hai người hầu dưng kêu lên “Mẫu về.”
“Mẫu về” khá nhanh rồi “đi,” chỉ vài giây là trùm khăn đỏ, thay áo. Áo vừa thay xong thì khăn đỏ được kéo ra, ba hồi chuông vang lên. Lúc này nhạc đổi sang lời hát về Chúa Bà, còn người hầu dưng thì đeo bông tai, đeo vòng cổ, đội nón cho giá đồng. Giá đồng Chúa Bà miệng nhai trầu nhưng luôn cười vui vẻ, đứng lên nhảy múa. Tay luôn vỗ, múa theo điệu nhạc, chốc chốc lại lấy đèn cầy múa lửa theo.
Xong. Giá đồng ngồi xuống bàn hầu thánh, nhổ bã trà, lúc này người hầu dưng đưa ống nhổ, những người còn lại thì lấy quạt giấy che chắn. Trùm khăn đỏ. Thay áo. Gỡ khăn. Ba hồi chuông lại vang lên.
Tay đánh bốp một cái trên gối dựa. Ngồi oai phong lẫm liệt, giá đồng giờ là Quan Lớn. Quan Lớn đứng dậy thắp hương, đọc sớ cầu khấn bình an cho mọi người. Sau đó Quan Lớn cầm bó nhang đỏ rực lửa đứng múa. Tiếp theo cầm cờ múa, cầm đao vung. Quan Lớn ngồi xuống được hầu dưng hiến thuốc, hiến tửu (rượu). Rồi Quan Lớn mở hòm cho tiền, tất cả mọi người đều được cho nhiều hoặc ít tùy vào… sự vui vẻ của Quan Lớn.
Khăn đỏ lại trùm, gỡ khăn ra là giá đồng Chầu Bé. Mặc yếm, áo tứ thân, đeo bông tai, đeo vòng cổ, thoa son, trét phấn. Chầu Bé duyên dáng, yêu kiều, cầm quạt vui vẻ ca hát, tung tăng nhảy múa. Rồi Chầu Bé ban lộc cho mọi người, là tiền.
Trong gần ba tiếng đồng hồ lên đồng, hàng loạt giá đồng xuất hiện như Cô Ðôi Thượng, Cô Bơ Thoải, Cô Chín Sòng Sơn, Chầu Ðệ Tứ Khâm Sai, Chầu Lục, Ông Hoàng Mười, Cô Cả, Cô Bé, Cậu Bé Ðồi Ngang… Mỗi lần thay đổi giá đồng là mỗi lần trùm khăn đỏ, thay xiêm y và đánh ba hồi chuông.
Giá đồng lúc nào cũng luôn tươi vui. Mỗi khi thay giá đồng, thanh đồng đều nhìn vào gương của bàn hầu thánh để xem lại dung nhan của mình. Tùy vào mỗi giá đồng mà thanh đồng sẽ chải đầu, xịt keo, xức nước hoa, vẽ chân mày, thoa son, trét phấn, đeo chuỗi, cài trâm, đội tóc giả… Sau đó là một quá trình hầu với những màn khua hương, múa lửa, nhảy nhót rất điệu nghệ của giá đồng.
Lộc của các thánh, tức hiện thân thay đổi của giá đồng, không chỉ là tiền, mà còn là nước hoa giá đồng xức, khi đó chai nước hoa ấy cũng được chuyền cho mọi người. Hay điếu thuốc hút dang dở hoặc ly rượu còn sót lại của “thánh” cũng là lộc. Cả những bông hoa, trái cây được lấy từ bàn hầu thánh cũng là lộc mà người được ban luôn trân trọng!
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cho biết: “Thay giá đồng do thanh đồng quyết định. Có những giá đồng ngồi rất lâu, nhưng có giá cũng rất nhanh. Số lượng giá trong một buổi lên đồng không giới hạn, nhưng nhiều nhất là 36 giá. Khi vị thánh nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu Bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm.”
Giá đồng Chúa Bà đang tung tăng nhảy múa. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Hầu đồng – một sự huyền bí
Vì sao hầu đồng có sức hấp dẫn đến vậy? Theo đồng đền Minh Dung, hầu đồng là một trong những hoạt động liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ, thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có bề dày hàng nghìn năm với các hệ giá trị độc đáo, gắn liền việc thờ nữ thần, thờ bà mẹ thiên nhiên với các khát vọng về sức khỏe, tài lộc của con người.
Những người theo đạo Mẫu tin rằng, các hoạt động diễn xướng này giúp con người có thể nhập hồn của thần linh. Từ đó, người ta có thể cầu mong thần linh ban cho sức khỏe, tiền tài, quan lộc và sự vui vẻ trong cuộc sống, gây hưng phấn cao độ khi khai mở nhu cầu giao hòa giữa con người với thần linh… Không những vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là văn hóa. Ðó là văn hóa nghệ thuật truyền thống rất phong phú, với truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, văn hóa truyền miệng, đặc biệt là diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa…
Ðồng đền Nguyễn Thị Thu Thủy ở đền Mẫu Hòa Phước Linh Từ, đệ tử con nhang thường gọi là Ðền Mẫu Ngã Năm Bình Hòa (Quận Bình Thạnh, Sài Gòn) vừa từ Việt Nam sang dự hầu đồng, cho biết: “Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Ðạo Mẫu Tứ Phủ vào thân xác các cô đồng hay cậu đồng, để cầu sức khỏe, tài, lộc. Các cô đồng hay cậu đồng không phải là những người tự nguyện trở thành như vậy, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.”
“Người nào có ‘căn’ mà chưa ra trình thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh ‘âm,’ chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là ‘cơ đày,’ tức người đang bị thánh đày ải. Nhưng ra hầu đồng rồi thì thường sức khỏe hồi phục, làm ăn được hanh thông. Như tôi, từ bé đã được sinh trưởng ở đền thờ Mẫu có tuổi thọ hơn 80 năm, cũng là cha truyền con nối, đến đời tôi là đời thứ tư,” đồng đền Thu Thủy cho biết thêm.
Rồi vị đồng đền kể: “‘Mình quyền bóng quý’ mới được thánh chọn. Một người đồng đền thì ví như vị trụ trì trong chùa hay vị cha trong nhà thờ. Muốn ra làm đồng đền cũng là việc tâm linh, phải do bề trên cát cử mới được, chứ không thể xếp nhau hay tự đưa lên, rồi tự lập đền lập phủ thờ nhưng có số không thờ được thì cũng phải tan rã. Từ nhỏ tôi đã ở đền để lo nhang khói. Năm 28 tuổi mới được trình đồng để hầu. Ðúng 40 tuổi mới nhập tự để làm đồng đền. Trước khi làm đồng đền cũng làm cung văn, tức hát chầu văn. Ðến nay thì tôi hầu đồng đã 22 năm.”
Ðồng đền Nguyễn Vô Kỵ cũng cho hay: “Từ xa xưa, dân gian Việt Nam theo tín ngưỡng tứ phủ (thờ trời, đất, núi, sông) tin rằng nghi thức lên đồng giúp họ có thể giao tiếp với thần linh thông qua các cậu đồng hay cô đồng. Hầu đồng không phải ai muốn làm cũng được bởi chỉ những người có cơ duyên đặc biệt mới được thần linh nhập hồn vào xác để ban phúc lộc cho người đời, trừ tà, chữa bệnh… Những vị thánh trong đạo Mẫu đều là anh hùng dân tộc có công dựng nước, giữ nước.”
Còn đồng đền Minh Dung nói: “Ðạo Mẫu xuất phát từ Việt Nam, mang tinh thần Việt Nam, mang tâm hồn Việt Nam. Hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào, chỉ riêng tục thờ Mẫu, được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài. Ngoài ra, điều khác biệt cơ bản giữa đạo Mẫu và các hình thức tín ngưỡng khác là ở chỗ đạo Mẫu không hướng về ‘đời sống bên kia’ của con người sau cái chết, mà là ‘đời sống thực tại’ với ước vọng sức khỏe, tài lộc và may mắn. Ðó là ước vọng huyền bí và hấp dẫn đối với tất cả mọi người ở mọi thời đại.”
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, trình diễn hầu đồng và hát văn đã bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan, làm mất đi giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này và gây rối loạn ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, phản lại tính nhân bản, tính văn hóa vốn có của tôn giáo tín ngưỡng.
Quốc Dũng
( Người Việt)