Thân Hữu Tiếp Tay...
Ði và về - Huy Phương
Trở lại nơi mà
chúng ta đã từ đó ra đi, hẳn là về. Nhưng nếu một gia đình sau khi ở
Việt Nam vài tuần, đang sửa soạn hành lý ra sân bay, thì câu nói của
chúng ta là: “Anh chị về Mỹ bình an!” mà không ai nói đi… Mỹ. Vậy thì đi
đâu mà về đâu, hẳn nghĩa của hai tiếng “đi” và “về,” chẳng giống nhau!
Khi
đi thì “…cột đèn biết đi cũng đã ra đi,” lén lút, hiểm nguy, chia lìa,
vô định; khi về thì tấp nập, ồn ào, hể hả. Mấy ai nghĩ đến sự nghịch lý
của chuyện đi và về.
|
Tết năm 2008, chính phủ Việt Nam loan
báo có hơn 350,000 Việt Kiều (phải hiểu là người Việt ở ngoại quốc) về
ăn Tết. Con số này càng ngày càng tăng theo thời gian mà không hề giảm
sụt. Lý do người chưa về lần nào, thấy nhiều người về thì mạnh dạn về
theo, người về rồi thấy vui, “có tiền” thì về nữa, như lời “Ngài Chủ
Tịch Nước” nhắc nhở: “Ai chưa về thì về, ai về rồi thì về nữa!” Trong số
người “có tiền” này có những người nhận tiền trợ cấp dưới danh nghĩa tị
nạn, từ ngày đặt chân ướt lên Mỹ, Canada, Úc hay Âu Châu cho đến hôm
nay.
Người tị nạn là người chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để
thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn
cư ngụ. Căn cứ vào bằng chứng xác thực việc bị CS cầm tù trong nhiều
năm, những người cựu tù nhân chính trị được Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Thái
Lan cấp visa cho vào định cư tại Mỹ dưới danh nghĩa tị nạn. Còn tất cả
những người vượt biển, vượt biên khác, muốn được chấp nhận cho định cư
đều phải kê khai trên giấy tờ hay qua một cuộc phỏng vấn của nhân viên
Cao uỷ Tị Nạn LHQ về lý do họ phải bỏ nước ra đi đến đây.
Không như những người về ăn Tết ở trong nước, ở ngoại quốc kể cả Mỹ, Úc, Tây Âu, Canada,
người Việt về quê ăn Tết đều dùng máy bay. Vé máy bay đi Việt Nam vào
những dịp Tết Nguyên Ðán có khi đắt gấp đôi ngày thường mà người ta vẫn
chen chúc và vẫn có tiền đi, mua chậm thì hết vé.
Người Việt ở
tại các nước phương Tây sau biến cố Tháng Tư, 1975 là “định cư,” có hẳn
quốc tịch, đã trở thành công dân của các nước này rồi, chứ không phải là
người đi làm ăn xa, hay trú ngụ tạm thời như những người Việt trong
nước hay những người Hoa về ăn Tết ở ngay quê hương của họ.
Nhưng
đối với người Việt tỵ nạn đã bỏ nước, cứ hai người vượt biển, một vùi
thây dưới biển sâu, bỏ cửa bỏ nhà quyết chí ra đi, thì mấy danh từ “về
Việt Nam ăn Tết” nghe mỉa mai quá chừng!
Ở nước Úc vì gần với Việt Nam nên số người về ăn Tết rất cao. Ở thành phố Perth, miền Tây nước Úc, bay về Saigon
chỉ mất bảy tiếng, chỉ bằng số giờ lái xe tà tà từ Phước Lộc Thọ đi San
Jose, nghe mà ham. Về ăn Tết, đi du lịch thì có cả nghìn lý do mà biện
bạch. Thăm cha mẹ sắp lâm chung, dời mồ dời mả, bán nhà mua đất còn nghe
được, nhưng với những lý do xả tang, dự đám cưới con ông chú, bà bác
thì thà nói “đi Việt Nam chơi” còn hơn, còn chơi gì thì tùy ý thích của
quý vị.
Chúng ta đã biểu tình, chúng ta đã chống Cộng, nhưng
chúng ta lại thích về Việt Nam, vì lý do này hay lý do nọ, thì Cộng Sản
không bao giờ sợ. Ðừng nghĩ là đi biểu tình thì Cộng Sản chụp ảnh, quay
phim làm khó dễ khi về Việt Nam, nếu bị bắt hay bị làm khó dễ thì một
đồn mười, ai mà dám về Việt Nam nữa. Cộng đồng chúng ta rất dễ giải,
“chín bỏ làm mười,” chống thì cứ chống, về thì cứ về. Ca
sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn với trung tâm nào có lập trường chống
Cộng, tôn vinh lá cờ VNCH thì về nước y như là bị khai trừ, bị chế tài,
bị cấm hát, trái lại ca sĩ hải ngoại cũng về Việt Nam hát xướng, tuyên
bố khen ngợi nhà nước Cộng Sản bên đó trở lại hải ngoại cũng không ai
tẩy chay, vì chúng ta không có “nhà nước hải ngoại” và chúng ta tự do.
Chúng
ta có sức mạnh của đô la mà chúng ta chưa sử dụng hết mười phần công
lực của nó. Chúng ta ủng hộ công cuộc đấu tranh dân chủ, chống Việt Nam
dâng đất dâng biển cho Trung Quốc mà vẫn về Việt Nam nườm nượp, vẫn đi
qua các phi trường, kẹp tờ $10 vào trong sổ thông hành, nở một nụ cười
“xã giao” với “công an cửa khẩu.”
Không phải đợi đến bây giờ mới
có người kêu gọi “đừng về Việt Nam trong Tháng Tư, mà cách đây 5 năm
(2009), trên nhật báo Người Việt, dưới mục tạp ghi, chúng tôi đã có bài
“Về Việt Nam.” Xin trích:
“Chúng ta sử dụng sức mạnh của chúng ta
thử một lần, dù là một lần thôi. Tôi không dám đề nghị đồng hương tỵ
nạn Cộng Sản đừng về Việt Nam nữa, về thời gian nào cũng được, mà hiệp
sức cùng không về Việt Nam trong một tháng thôi, như một ví dụ, đó là
Tháng Tư, 2009. Chúng ta đã gọi là “Tháng Tư Ðen” vì sao chúng ta lại về
Việt Nam trong tháng đó, chúng ta gọi là “mất nước” thì nước đâu nữa mà
về?
Nếu trong Tháng Tư, 2009, tất cả đồng bào tỵ nạn hải ngoại
không về thì chuyện gì sẽ xẩy ra ở Việt Nam? Phi trường vắng vẻ, khách
sạn ế khách, hải quan đói meo, hàng quán thưa thớt, mãi lực của Saigon
xuống thấp. Ðiều này có thể ảnh hưởng đến quần chúng lao động của các
dịch vụ, nhưng đây là lúc đồng bào trong nước chia sẻ tâm tình hải ngoại
và họ đang biết hải ngoại đang muốn gì, chống lại điều gì của đảng Cộng
Sản trong nước, tùy theo điều mà chúng ta muốn chống hay muốn tỏ thái
độ như việc Cộng Sản dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc, việc Cộng Sản đàn áp
các nhà tranh đấu dân chủ hay đây là dịp bày tỏ sự đồng tình với đồng
bào Công Giáo Thái Hà. Hải ngoại không có lãnh đạo, hải ngoại có nơi
đoàn kết nhưng cũng có nơi cấu xé nhau, hải ngoại nói và làm không đồng
nhất, chúng ta có dám nhìn sự thật như vậy không?”
Năm 2009, từ
trong ý nghĩ của cá nhân, chúng tôi đã tự túc in 2,000 truyền đơn và nhờ
anh Trần Trọng An Sơn (TTCS) cùng một vài anh em đi rải ở những nơi
đông người hay gắn lên kính xe của đồng bào ở Bolsa. Chúng tôi không có
phương tiện và uy tín để kêu gọi giới truyền thông hải ngoại tiếp tay,
cũng không có tiền để in bích chương, biểu ngữ để treo ở nơi đông người
như chợ búa, nhà chùa hay nhà thờ, chạy slogan hay script trên truyền
thanh, truyền hình khắp nước. Chúng tôi cũng hiểu rằng, điều quan trọng
nhất không phải ở chỗ phương tiện, mà là sự việc nêu ra không được sự
hưởng ứng của đồng bào, trừ những người đã nguyện là “không bao giờ về
Việt Nam khi còn chế độ Cộng Sản.” Tiếng kêu “không về, không gửi tiền
về Việt Nam trong Tháng Tư,” rõ ràng là “tiếng kêu trong sa mạc!”
Mới
đây ba nhân vật của ba tổ chức có nhân sự và tầm vóc hoạt động lớn nhất
trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ là Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, chủ tịch
Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Giáo Sư Nguyễn Xuân
Vinh, chủ tịch hội đồng đại diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, và
Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, chủ tịch Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam, đã tổ
chức họp báo để “kêu gọi đồng bào hải ngoại không về và không gửi tiền
về Việt Nam trong suốt tuần lễ sau cùng của Tháng Tư Ðen, từ 24-30 Tháng
Tư, 2014.”
Lời kêu gọi chỉ khiêm nhượng gói gọn trong vòng một tuần lễ của Tháng Tư năm nay mà thôi.
Năm
xưa (2009) với một bài báo và 2,000 tờ truyền đơn của một ký giả nhỏ bé
không hề đem lại một kết quả nào, thì năm nay (2014) với ba đoàn thể
lớn “vào cuộc,” chúng ta có quyền hy vọng. Theo ông Hữu, ông đã có 36
cộng đồng người Việt ở Mỹ ký tên tham gia, gần như toàn thể người Việt ở
Mỹ, tổ chức của ông Vinh hiện nay có hơn 10 trung tâm điều hợp trong
nước Mỹ và trên thế giới… chúng ta mong mỏi ở kết quả của lời kêu gọi
thiết tha này. Xin các tổ chức chủ quản in bích chương, biểu ngữ để treo
ở nơi đông người như chợ búa, nhà chùa hay nhà thờ, chạy “slogan” hay
“script” trên truyền thanh, truyền hình khắp nước và trước hết, ngay các
nhân sự trong ba tổ chức này sẽ không có ai “rón rén” về Việt Nam hay
gửi tiền trong Tháng Tư.
Theo tôi thu gọn lại việc không về hay
gửi tiền trong chỉ “một tuần” cuối của Tháng Tư, 2014 là một chiến dịch
quá khiêm nhường (một năm có 52 tuần), nhưng kết quả hay không mới là
điều quan trọng. Không ai dại thức một mình khi mọi người đều ngủ.
Và
chúng ta thường chê trong nước vô cảm, nhưng chúng ta mới là người vô
cảm, xem chuyện đất nước này là của người khác, không dám bày tỏ, dù một
thái độ nhỏ nhoi.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Ði và về - Huy Phương
Trở lại nơi mà
chúng ta đã từ đó ra đi, hẳn là về. Nhưng nếu một gia đình sau khi ở
Việt Nam vài tuần, đang sửa soạn hành lý ra sân bay, thì câu nói của
chúng ta là: “Anh chị về Mỹ bình an!” mà không ai nói đi… Mỹ. Vậy thì đi
đâu mà về đâu, hẳn nghĩa của hai tiếng “đi” và “về,” chẳng giống nhau!
Khi
đi thì “…cột đèn biết đi cũng đã ra đi,” lén lút, hiểm nguy, chia lìa,
vô định; khi về thì tấp nập, ồn ào, hể hả. Mấy ai nghĩ đến sự nghịch lý
của chuyện đi và về.
|
Tết năm 2008, chính phủ Việt Nam loan
báo có hơn 350,000 Việt Kiều (phải hiểu là người Việt ở ngoại quốc) về
ăn Tết. Con số này càng ngày càng tăng theo thời gian mà không hề giảm
sụt. Lý do người chưa về lần nào, thấy nhiều người về thì mạnh dạn về
theo, người về rồi thấy vui, “có tiền” thì về nữa, như lời “Ngài Chủ
Tịch Nước” nhắc nhở: “Ai chưa về thì về, ai về rồi thì về nữa!” Trong số
người “có tiền” này có những người nhận tiền trợ cấp dưới danh nghĩa tị
nạn, từ ngày đặt chân ướt lên Mỹ, Canada, Úc hay Âu Châu cho đến hôm
nay.
Người tị nạn là người chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để
thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn
cư ngụ. Căn cứ vào bằng chứng xác thực việc bị CS cầm tù trong nhiều
năm, những người cựu tù nhân chính trị được Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Thái
Lan cấp visa cho vào định cư tại Mỹ dưới danh nghĩa tị nạn. Còn tất cả
những người vượt biển, vượt biên khác, muốn được chấp nhận cho định cư
đều phải kê khai trên giấy tờ hay qua một cuộc phỏng vấn của nhân viên
Cao uỷ Tị Nạn LHQ về lý do họ phải bỏ nước ra đi đến đây.
Không như những người về ăn Tết ở trong nước, ở ngoại quốc kể cả Mỹ, Úc, Tây Âu, Canada,
người Việt về quê ăn Tết đều dùng máy bay. Vé máy bay đi Việt Nam vào
những dịp Tết Nguyên Ðán có khi đắt gấp đôi ngày thường mà người ta vẫn
chen chúc và vẫn có tiền đi, mua chậm thì hết vé.
Người Việt ở
tại các nước phương Tây sau biến cố Tháng Tư, 1975 là “định cư,” có hẳn
quốc tịch, đã trở thành công dân của các nước này rồi, chứ không phải là
người đi làm ăn xa, hay trú ngụ tạm thời như những người Việt trong
nước hay những người Hoa về ăn Tết ở ngay quê hương của họ.
Nhưng
đối với người Việt tỵ nạn đã bỏ nước, cứ hai người vượt biển, một vùi
thây dưới biển sâu, bỏ cửa bỏ nhà quyết chí ra đi, thì mấy danh từ “về
Việt Nam ăn Tết” nghe mỉa mai quá chừng!
Ở nước Úc vì gần với Việt Nam nên số người về ăn Tết rất cao. Ở thành phố Perth, miền Tây nước Úc, bay về Saigon
chỉ mất bảy tiếng, chỉ bằng số giờ lái xe tà tà từ Phước Lộc Thọ đi San
Jose, nghe mà ham. Về ăn Tết, đi du lịch thì có cả nghìn lý do mà biện
bạch. Thăm cha mẹ sắp lâm chung, dời mồ dời mả, bán nhà mua đất còn nghe
được, nhưng với những lý do xả tang, dự đám cưới con ông chú, bà bác
thì thà nói “đi Việt Nam chơi” còn hơn, còn chơi gì thì tùy ý thích của
quý vị.
Chúng ta đã biểu tình, chúng ta đã chống Cộng, nhưng
chúng ta lại thích về Việt Nam, vì lý do này hay lý do nọ, thì Cộng Sản
không bao giờ sợ. Ðừng nghĩ là đi biểu tình thì Cộng Sản chụp ảnh, quay
phim làm khó dễ khi về Việt Nam, nếu bị bắt hay bị làm khó dễ thì một
đồn mười, ai mà dám về Việt Nam nữa. Cộng đồng chúng ta rất dễ giải,
“chín bỏ làm mười,” chống thì cứ chống, về thì cứ về. Ca
sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn với trung tâm nào có lập trường chống
Cộng, tôn vinh lá cờ VNCH thì về nước y như là bị khai trừ, bị chế tài,
bị cấm hát, trái lại ca sĩ hải ngoại cũng về Việt Nam hát xướng, tuyên
bố khen ngợi nhà nước Cộng Sản bên đó trở lại hải ngoại cũng không ai
tẩy chay, vì chúng ta không có “nhà nước hải ngoại” và chúng ta tự do.
Chúng
ta có sức mạnh của đô la mà chúng ta chưa sử dụng hết mười phần công
lực của nó. Chúng ta ủng hộ công cuộc đấu tranh dân chủ, chống Việt Nam
dâng đất dâng biển cho Trung Quốc mà vẫn về Việt Nam nườm nượp, vẫn đi
qua các phi trường, kẹp tờ $10 vào trong sổ thông hành, nở một nụ cười
“xã giao” với “công an cửa khẩu.”
Không phải đợi đến bây giờ mới
có người kêu gọi “đừng về Việt Nam trong Tháng Tư, mà cách đây 5 năm
(2009), trên nhật báo Người Việt, dưới mục tạp ghi, chúng tôi đã có bài
“Về Việt Nam.” Xin trích:
“Chúng ta sử dụng sức mạnh của chúng ta
thử một lần, dù là một lần thôi. Tôi không dám đề nghị đồng hương tỵ
nạn Cộng Sản đừng về Việt Nam nữa, về thời gian nào cũng được, mà hiệp
sức cùng không về Việt Nam trong một tháng thôi, như một ví dụ, đó là
Tháng Tư, 2009. Chúng ta đã gọi là “Tháng Tư Ðen” vì sao chúng ta lại về
Việt Nam trong tháng đó, chúng ta gọi là “mất nước” thì nước đâu nữa mà
về?
Nếu trong Tháng Tư, 2009, tất cả đồng bào tỵ nạn hải ngoại
không về thì chuyện gì sẽ xẩy ra ở Việt Nam? Phi trường vắng vẻ, khách
sạn ế khách, hải quan đói meo, hàng quán thưa thớt, mãi lực của Saigon
xuống thấp. Ðiều này có thể ảnh hưởng đến quần chúng lao động của các
dịch vụ, nhưng đây là lúc đồng bào trong nước chia sẻ tâm tình hải ngoại
và họ đang biết hải ngoại đang muốn gì, chống lại điều gì của đảng Cộng
Sản trong nước, tùy theo điều mà chúng ta muốn chống hay muốn tỏ thái
độ như việc Cộng Sản dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc, việc Cộng Sản đàn áp
các nhà tranh đấu dân chủ hay đây là dịp bày tỏ sự đồng tình với đồng
bào Công Giáo Thái Hà. Hải ngoại không có lãnh đạo, hải ngoại có nơi
đoàn kết nhưng cũng có nơi cấu xé nhau, hải ngoại nói và làm không đồng
nhất, chúng ta có dám nhìn sự thật như vậy không?”
Năm 2009, từ
trong ý nghĩ của cá nhân, chúng tôi đã tự túc in 2,000 truyền đơn và nhờ
anh Trần Trọng An Sơn (TTCS) cùng một vài anh em đi rải ở những nơi
đông người hay gắn lên kính xe của đồng bào ở Bolsa. Chúng tôi không có
phương tiện và uy tín để kêu gọi giới truyền thông hải ngoại tiếp tay,
cũng không có tiền để in bích chương, biểu ngữ để treo ở nơi đông người
như chợ búa, nhà chùa hay nhà thờ, chạy slogan hay script trên truyền
thanh, truyền hình khắp nước. Chúng tôi cũng hiểu rằng, điều quan trọng
nhất không phải ở chỗ phương tiện, mà là sự việc nêu ra không được sự
hưởng ứng của đồng bào, trừ những người đã nguyện là “không bao giờ về
Việt Nam khi còn chế độ Cộng Sản.” Tiếng kêu “không về, không gửi tiền
về Việt Nam trong Tháng Tư,” rõ ràng là “tiếng kêu trong sa mạc!”
Mới
đây ba nhân vật của ba tổ chức có nhân sự và tầm vóc hoạt động lớn nhất
trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ là Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, chủ tịch
Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Giáo Sư Nguyễn Xuân
Vinh, chủ tịch hội đồng đại diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, và
Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, chủ tịch Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam, đã tổ
chức họp báo để “kêu gọi đồng bào hải ngoại không về và không gửi tiền
về Việt Nam trong suốt tuần lễ sau cùng của Tháng Tư Ðen, từ 24-30 Tháng
Tư, 2014.”
Lời kêu gọi chỉ khiêm nhượng gói gọn trong vòng một tuần lễ của Tháng Tư năm nay mà thôi.
Năm
xưa (2009) với một bài báo và 2,000 tờ truyền đơn của một ký giả nhỏ bé
không hề đem lại một kết quả nào, thì năm nay (2014) với ba đoàn thể
lớn “vào cuộc,” chúng ta có quyền hy vọng. Theo ông Hữu, ông đã có 36
cộng đồng người Việt ở Mỹ ký tên tham gia, gần như toàn thể người Việt ở
Mỹ, tổ chức của ông Vinh hiện nay có hơn 10 trung tâm điều hợp trong
nước Mỹ và trên thế giới… chúng ta mong mỏi ở kết quả của lời kêu gọi
thiết tha này. Xin các tổ chức chủ quản in bích chương, biểu ngữ để treo
ở nơi đông người như chợ búa, nhà chùa hay nhà thờ, chạy “slogan” hay
“script” trên truyền thanh, truyền hình khắp nước và trước hết, ngay các
nhân sự trong ba tổ chức này sẽ không có ai “rón rén” về Việt Nam hay
gửi tiền trong Tháng Tư.
Theo tôi thu gọn lại việc không về hay
gửi tiền trong chỉ “một tuần” cuối của Tháng Tư, 2014 là một chiến dịch
quá khiêm nhường (một năm có 52 tuần), nhưng kết quả hay không mới là
điều quan trọng. Không ai dại thức một mình khi mọi người đều ngủ.
Và
chúng ta thường chê trong nước vô cảm, nhưng chúng ta mới là người vô
cảm, xem chuyện đất nước này là của người khác, không dám bày tỏ, dù một
thái độ nhỏ nhoi.
Song Phương chuyển