Thân Hữu Tiếp Tay...
Ðùa nhảm
Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng” đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 11 năm 2013, có đoạn
Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng” đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 11 năm 2013, có đoạn viết: “Sáng nay 7-11, lên tiếng tại QH, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương ‘vận động’ đại biểu QH trước mỗi kỳ họp: ‘Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng’.”
Sau khi bị một số blogger đưa lên facebook và blog, báo Tuổi Trẻ sửa nhan đề bài viết lại thành “Tham nhũng chưa bị sát thương”.
Dù có thay đổi nhan đề, riêng lời phát biểu của Lê Như Tiến, tự nó, đã tiết lộ được khá nhiều vấn đề:
Thứ nhất, trên nguyên tắc, đại biểu Quốc Hội là đại diện của dân, phát biểu các nguyện vọng của dân, giám sát ngành hành pháp và tranh đấu cho quyền lợi của dân, thế nhưng, ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu lại thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và không được nói chuyện khác. Tư cách đại diện và tính chất độc lập của họ ở đâu?
Thứ hai, tại sao lại “trừ tham nhũng”. Ai cũng biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là tham nhũng. Đảng cộng sản cố gắng thành lập ban này ban nọ để chống tham nhũng. Chính phủ cũng không ngớt rêu rao là họ quyết tâm diệt trừ tham nhũng. Thế nhưng tại sao trên diễn đàn Quốc Hội, các đại biểu lại không được quyền nói về tham nhũng? Tại sao? Như vậy, những cái gọi là nỗ lực chống tham nhũng của họ có thực hay không?
Thứ ba, tại sao lại sợ chuyện “vạch áo cho người xem lưng”? Chẳng lẽ lưng của chính quyền địa phương lại đầy những mụn nhọt tham nhũng?
Tuy nhiên, những vấn đề trên không quan trọng bằng cách lý giải của ông Dương Trung Quốc, nhà sử học kiêm đại biểu Quốc Hội, người vốn được dư luận khen là hay nói thẳng trong khá nhiều chuyện.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi ý kiến về lời phát biểu của Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, trước hết, xác nhận chính ông, với tư cách đại biểu Quốc Hội, cũng từng nghe những lời dặn dò như thế (“Chúng ta đều sống dưới một gầm trời và chịu những mối quan hệ đang chi phối hiện nay”). Sau đó, Dương Trung Quốc cho nguyên nhân của hiện tượng này là do “người ta e ngại trước các mối quan hệ, nhất là bộ phận các đại biểu Quốc hội hiện đang gánh vác công việc ở cơ quan hành pháp các cấp”.
Để cụ thể, ông nêu lên một ví dụ:
“có một con đường đi qua địa phương xuống cấp, muốn tu sửa đàng hoàng thì phải xin ngân sách trung ương, như vậy đại biểu Quốc hội là người có cương vị trong bộ máy chính quyền địa phương ngày nào đó sẽ phải ra Hà Nội gặp ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia. Nếu chỉ vì phát biểu ở nghị trường mà không bằng lòng nhau thì ai cũng e ngại dẫn đến ảnh hưởng.”
Cuối cùng, Dương Trung Quốc đề ra biện pháp: Để xóa bỏ những e ngại của các đại biểu Quốc Hội trong việc phê phán tham nhũng, “gốc rễ là phải xóa bỏ dần quan hệ xin cho […] chừng nào còn quan hệ xin cho là còn nể nang, né tránh”.
Sai.
Sai cả trong việc phát hiện nguyên nhân lẫn giải pháp được đề nghị.
Về nguyên nhân, Dương Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đánh lạc hướng vấn đề: Vấn đề trung tâm trong lời phát biểu của Lê Như Tiến và cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận nhất là việc chính quyền địa phương “vận động” hay “dặn dò” các đại biểu không được đề cập đến chuyện tham nhũng trong Quốc Hội chứ không phải là việc các đại biểu ấy “e ngại”. Hai vấn đề đó khác nhau. Cùng là “e ngại”, nhưng e ngại do sự tính toán của cá nhân khác với sự e ngại sau khi được “vận động”. Hơn nữa, bản thân việc “vận động” các đại biểu về những gì họ nên và không nên phát biểu trước Quốc Hội cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể cái gọi là “vận động” ở Việt Nam thường được hiểu là bao gồm cả sự thuyết phục lẫn sự đe dọa.
Ngoài ra, vấn đề cũng không phải là “e ngại”. Trên 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành chỉ thị của đảng: Cái gọi là “lãnh đạo địa phương” ấy cũng đồng thời là lãnh đạo đảng. Do đó không được đề cập đến chuyện tham nhũng không phải chỉ là chuyện “dặn dò” suông mà còn là vấn đề kỷ luật. Với lời dặn dò, người ta còn có thể có sự lựa chọn theo hay không theo. Với kỷ luật, người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp hành.
Bắt bệnh sai, phương pháp chữa trị cũng sai nốt.
Sai ở ba điểm:
Thứ nhất, đề nghị xóa bỏ dần quan hệ xin cho của Dương Trung Quốc, thực chất, cũng là một lời… xin. Xin đảng và chính phủ xóa bỏ. Mà không cần xóa bỏ ngay. Chỉ cần xóa bỏ dần. Đó không phải là một lời xin thì còn là gì nữa? Ở những nơi khác, hoặc với những người khác, nếu xem đó là nguyên nhân, người ta sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để xóa bỏ hoặc để ngăn chận chứ không nói chung chung và yếu ớt như vậy.
Thứ hai, Dương Trung Quốc cũng, cố tình hay vô ý, làm lạc hướng vấn đề khi dùng chữ “quan hệ xin cho”. Trước đây, đề cập đến vấn đề tương tự, một số người đã dùng chữ khác, đúng hơn: “cơ chế xin cho”. Quan hệ và cơ chế khác nhau. Dùng chữ quan hệ là giới hạn trong phạm vi cá nhân và có tính chất chủ quan: Có người thế này, có người thế khác. Cơ chế, ngược lại, nằm ngoài tính cách cá nhân: Bất cứ người nào, dù tốt hay xấu, nằm trong cơ chế như thế thì cũng sẽ hành xử như thế. Ngoài sự khác biệt ấy, còn một sự khác biệt nữa: quan hệ thuộc phạm vi liên cá nhân và phạm trù đạo đức; cơ chế thuộc phạm vi tổ chức và phạm trù chính trị cũng như luật pháp.
Thứ ba, nếu xin cho là một cơ chế gây nên sự thỏa hiệp trước vấn đề tham nhũng, để thay đổi, cần nhất là thay đổi cơ chế. Xin lưu ý là, tự bản chất, nói theo Lord Acton, một giáo sư Sử tại Đại học Cambridge ở Anh vào cuối thế kỷ 19, “Tất cả quyền lực đều tham nhũng; quyền lực tuyệt đối tham nhũng một cách tuyệt đối” (All power corrupts; absolute power corrupts absolutely).
Không có hy vọng gì có thể xóa bỏ hết tham nhũng khi trên thế giới vẫn còn quyền lực. Không xóa bỏ hết, người ta chỉ hy vọng hạn chế nó. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tham nhũng là hạn chế quyền lực. Đa đảng, tam quyền phân lập, tính chất độc lập của quân đội và cảnh sát, quyền đối lập và các quyền liên quan đến tự do ngôn luận… là những sự hạn chế ấy.
Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai.
Lại đùa nhảm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sau khi bị một số blogger đưa lên facebook và blog, báo Tuổi Trẻ sửa nhan đề bài viết lại thành “Tham nhũng chưa bị sát thương”.
Dù có thay đổi nhan đề, riêng lời phát biểu của Lê Như Tiến, tự nó, đã tiết lộ được khá nhiều vấn đề:
Thứ nhất, trên nguyên tắc, đại biểu Quốc Hội là đại diện của dân, phát biểu các nguyện vọng của dân, giám sát ngành hành pháp và tranh đấu cho quyền lợi của dân, thế nhưng, ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu lại thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và không được nói chuyện khác. Tư cách đại diện và tính chất độc lập của họ ở đâu?
Thứ hai, tại sao lại “trừ tham nhũng”. Ai cũng biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là tham nhũng. Đảng cộng sản cố gắng thành lập ban này ban nọ để chống tham nhũng. Chính phủ cũng không ngớt rêu rao là họ quyết tâm diệt trừ tham nhũng. Thế nhưng tại sao trên diễn đàn Quốc Hội, các đại biểu lại không được quyền nói về tham nhũng? Tại sao? Như vậy, những cái gọi là nỗ lực chống tham nhũng của họ có thực hay không?
Thứ ba, tại sao lại sợ chuyện “vạch áo cho người xem lưng”? Chẳng lẽ lưng của chính quyền địa phương lại đầy những mụn nhọt tham nhũng?
Tuy nhiên, những vấn đề trên không quan trọng bằng cách lý giải của ông Dương Trung Quốc, nhà sử học kiêm đại biểu Quốc Hội, người vốn được dư luận khen là hay nói thẳng trong khá nhiều chuyện.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi ý kiến về lời phát biểu của Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, trước hết, xác nhận chính ông, với tư cách đại biểu Quốc Hội, cũng từng nghe những lời dặn dò như thế (“Chúng ta đều sống dưới một gầm trời và chịu những mối quan hệ đang chi phối hiện nay”). Sau đó, Dương Trung Quốc cho nguyên nhân của hiện tượng này là do “người ta e ngại trước các mối quan hệ, nhất là bộ phận các đại biểu Quốc hội hiện đang gánh vác công việc ở cơ quan hành pháp các cấp”.
Để cụ thể, ông nêu lên một ví dụ:
“có một con đường đi qua địa phương xuống cấp, muốn tu sửa đàng hoàng thì phải xin ngân sách trung ương, như vậy đại biểu Quốc hội là người có cương vị trong bộ máy chính quyền địa phương ngày nào đó sẽ phải ra Hà Nội gặp ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia. Nếu chỉ vì phát biểu ở nghị trường mà không bằng lòng nhau thì ai cũng e ngại dẫn đến ảnh hưởng.”
Cuối cùng, Dương Trung Quốc đề ra biện pháp: Để xóa bỏ những e ngại của các đại biểu Quốc Hội trong việc phê phán tham nhũng, “gốc rễ là phải xóa bỏ dần quan hệ xin cho […] chừng nào còn quan hệ xin cho là còn nể nang, né tránh”.
Sai.
Sai cả trong việc phát hiện nguyên nhân lẫn giải pháp được đề nghị.
Về nguyên nhân, Dương Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đánh lạc hướng vấn đề: Vấn đề trung tâm trong lời phát biểu của Lê Như Tiến và cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận nhất là việc chính quyền địa phương “vận động” hay “dặn dò” các đại biểu không được đề cập đến chuyện tham nhũng trong Quốc Hội chứ không phải là việc các đại biểu ấy “e ngại”. Hai vấn đề đó khác nhau. Cùng là “e ngại”, nhưng e ngại do sự tính toán của cá nhân khác với sự e ngại sau khi được “vận động”. Hơn nữa, bản thân việc “vận động” các đại biểu về những gì họ nên và không nên phát biểu trước Quốc Hội cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể cái gọi là “vận động” ở Việt Nam thường được hiểu là bao gồm cả sự thuyết phục lẫn sự đe dọa.
Ngoài ra, vấn đề cũng không phải là “e ngại”. Trên 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành chỉ thị của đảng: Cái gọi là “lãnh đạo địa phương” ấy cũng đồng thời là lãnh đạo đảng. Do đó không được đề cập đến chuyện tham nhũng không phải chỉ là chuyện “dặn dò” suông mà còn là vấn đề kỷ luật. Với lời dặn dò, người ta còn có thể có sự lựa chọn theo hay không theo. Với kỷ luật, người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp hành.
Bắt bệnh sai, phương pháp chữa trị cũng sai nốt.
Sai ở ba điểm:
Thứ nhất, đề nghị xóa bỏ dần quan hệ xin cho của Dương Trung Quốc, thực chất, cũng là một lời… xin. Xin đảng và chính phủ xóa bỏ. Mà không cần xóa bỏ ngay. Chỉ cần xóa bỏ dần. Đó không phải là một lời xin thì còn là gì nữa? Ở những nơi khác, hoặc với những người khác, nếu xem đó là nguyên nhân, người ta sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để xóa bỏ hoặc để ngăn chận chứ không nói chung chung và yếu ớt như vậy.
Thứ hai, Dương Trung Quốc cũng, cố tình hay vô ý, làm lạc hướng vấn đề khi dùng chữ “quan hệ xin cho”. Trước đây, đề cập đến vấn đề tương tự, một số người đã dùng chữ khác, đúng hơn: “cơ chế xin cho”. Quan hệ và cơ chế khác nhau. Dùng chữ quan hệ là giới hạn trong phạm vi cá nhân và có tính chất chủ quan: Có người thế này, có người thế khác. Cơ chế, ngược lại, nằm ngoài tính cách cá nhân: Bất cứ người nào, dù tốt hay xấu, nằm trong cơ chế như thế thì cũng sẽ hành xử như thế. Ngoài sự khác biệt ấy, còn một sự khác biệt nữa: quan hệ thuộc phạm vi liên cá nhân và phạm trù đạo đức; cơ chế thuộc phạm vi tổ chức và phạm trù chính trị cũng như luật pháp.
Thứ ba, nếu xin cho là một cơ chế gây nên sự thỏa hiệp trước vấn đề tham nhũng, để thay đổi, cần nhất là thay đổi cơ chế. Xin lưu ý là, tự bản chất, nói theo Lord Acton, một giáo sư Sử tại Đại học Cambridge ở Anh vào cuối thế kỷ 19, “Tất cả quyền lực đều tham nhũng; quyền lực tuyệt đối tham nhũng một cách tuyệt đối” (All power corrupts; absolute power corrupts absolutely).
Không có hy vọng gì có thể xóa bỏ hết tham nhũng khi trên thế giới vẫn còn quyền lực. Không xóa bỏ hết, người ta chỉ hy vọng hạn chế nó. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tham nhũng là hạn chế quyền lực. Đa đảng, tam quyền phân lập, tính chất độc lập của quân đội và cảnh sát, quyền đối lập và các quyền liên quan đến tự do ngôn luận… là những sự hạn chế ấy.
Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai.
Lại đùa nhảm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ðùa nhảm
Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng” đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 11 năm 2013, có đoạn
Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng” đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 11 năm 2013, có đoạn viết: “Sáng nay 7-11, lên tiếng tại QH, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương ‘vận động’ đại biểu QH trước mỗi kỳ họp: ‘Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng’.”
Sau khi bị một số blogger đưa lên facebook và blog, báo Tuổi Trẻ sửa nhan đề bài viết lại thành “Tham nhũng chưa bị sát thương”.
Dù có thay đổi nhan đề, riêng lời phát biểu của Lê Như Tiến, tự nó, đã tiết lộ được khá nhiều vấn đề:
Thứ nhất, trên nguyên tắc, đại biểu Quốc Hội là đại diện của dân, phát biểu các nguyện vọng của dân, giám sát ngành hành pháp và tranh đấu cho quyền lợi của dân, thế nhưng, ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu lại thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và không được nói chuyện khác. Tư cách đại diện và tính chất độc lập của họ ở đâu?
Thứ hai, tại sao lại “trừ tham nhũng”. Ai cũng biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là tham nhũng. Đảng cộng sản cố gắng thành lập ban này ban nọ để chống tham nhũng. Chính phủ cũng không ngớt rêu rao là họ quyết tâm diệt trừ tham nhũng. Thế nhưng tại sao trên diễn đàn Quốc Hội, các đại biểu lại không được quyền nói về tham nhũng? Tại sao? Như vậy, những cái gọi là nỗ lực chống tham nhũng của họ có thực hay không?
Thứ ba, tại sao lại sợ chuyện “vạch áo cho người xem lưng”? Chẳng lẽ lưng của chính quyền địa phương lại đầy những mụn nhọt tham nhũng?
Tuy nhiên, những vấn đề trên không quan trọng bằng cách lý giải của ông Dương Trung Quốc, nhà sử học kiêm đại biểu Quốc Hội, người vốn được dư luận khen là hay nói thẳng trong khá nhiều chuyện.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi ý kiến về lời phát biểu của Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, trước hết, xác nhận chính ông, với tư cách đại biểu Quốc Hội, cũng từng nghe những lời dặn dò như thế (“Chúng ta đều sống dưới một gầm trời và chịu những mối quan hệ đang chi phối hiện nay”). Sau đó, Dương Trung Quốc cho nguyên nhân của hiện tượng này là do “người ta e ngại trước các mối quan hệ, nhất là bộ phận các đại biểu Quốc hội hiện đang gánh vác công việc ở cơ quan hành pháp các cấp”.
Để cụ thể, ông nêu lên một ví dụ:
“có một con đường đi qua địa phương xuống cấp, muốn tu sửa đàng hoàng thì phải xin ngân sách trung ương, như vậy đại biểu Quốc hội là người có cương vị trong bộ máy chính quyền địa phương ngày nào đó sẽ phải ra Hà Nội gặp ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia. Nếu chỉ vì phát biểu ở nghị trường mà không bằng lòng nhau thì ai cũng e ngại dẫn đến ảnh hưởng.”
Cuối cùng, Dương Trung Quốc đề ra biện pháp: Để xóa bỏ những e ngại của các đại biểu Quốc Hội trong việc phê phán tham nhũng, “gốc rễ là phải xóa bỏ dần quan hệ xin cho […] chừng nào còn quan hệ xin cho là còn nể nang, né tránh”.
Sai.
Sai cả trong việc phát hiện nguyên nhân lẫn giải pháp được đề nghị.
Về nguyên nhân, Dương Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đánh lạc hướng vấn đề: Vấn đề trung tâm trong lời phát biểu của Lê Như Tiến và cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận nhất là việc chính quyền địa phương “vận động” hay “dặn dò” các đại biểu không được đề cập đến chuyện tham nhũng trong Quốc Hội chứ không phải là việc các đại biểu ấy “e ngại”. Hai vấn đề đó khác nhau. Cùng là “e ngại”, nhưng e ngại do sự tính toán của cá nhân khác với sự e ngại sau khi được “vận động”. Hơn nữa, bản thân việc “vận động” các đại biểu về những gì họ nên và không nên phát biểu trước Quốc Hội cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể cái gọi là “vận động” ở Việt Nam thường được hiểu là bao gồm cả sự thuyết phục lẫn sự đe dọa.
Ngoài ra, vấn đề cũng không phải là “e ngại”. Trên 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành chỉ thị của đảng: Cái gọi là “lãnh đạo địa phương” ấy cũng đồng thời là lãnh đạo đảng. Do đó không được đề cập đến chuyện tham nhũng không phải chỉ là chuyện “dặn dò” suông mà còn là vấn đề kỷ luật. Với lời dặn dò, người ta còn có thể có sự lựa chọn theo hay không theo. Với kỷ luật, người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp hành.
Bắt bệnh sai, phương pháp chữa trị cũng sai nốt.
Sai ở ba điểm:
Thứ nhất, đề nghị xóa bỏ dần quan hệ xin cho của Dương Trung Quốc, thực chất, cũng là một lời… xin. Xin đảng và chính phủ xóa bỏ. Mà không cần xóa bỏ ngay. Chỉ cần xóa bỏ dần. Đó không phải là một lời xin thì còn là gì nữa? Ở những nơi khác, hoặc với những người khác, nếu xem đó là nguyên nhân, người ta sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để xóa bỏ hoặc để ngăn chận chứ không nói chung chung và yếu ớt như vậy.
Thứ hai, Dương Trung Quốc cũng, cố tình hay vô ý, làm lạc hướng vấn đề khi dùng chữ “quan hệ xin cho”. Trước đây, đề cập đến vấn đề tương tự, một số người đã dùng chữ khác, đúng hơn: “cơ chế xin cho”. Quan hệ và cơ chế khác nhau. Dùng chữ quan hệ là giới hạn trong phạm vi cá nhân và có tính chất chủ quan: Có người thế này, có người thế khác. Cơ chế, ngược lại, nằm ngoài tính cách cá nhân: Bất cứ người nào, dù tốt hay xấu, nằm trong cơ chế như thế thì cũng sẽ hành xử như thế. Ngoài sự khác biệt ấy, còn một sự khác biệt nữa: quan hệ thuộc phạm vi liên cá nhân và phạm trù đạo đức; cơ chế thuộc phạm vi tổ chức và phạm trù chính trị cũng như luật pháp.
Thứ ba, nếu xin cho là một cơ chế gây nên sự thỏa hiệp trước vấn đề tham nhũng, để thay đổi, cần nhất là thay đổi cơ chế. Xin lưu ý là, tự bản chất, nói theo Lord Acton, một giáo sư Sử tại Đại học Cambridge ở Anh vào cuối thế kỷ 19, “Tất cả quyền lực đều tham nhũng; quyền lực tuyệt đối tham nhũng một cách tuyệt đối” (All power corrupts; absolute power corrupts absolutely).
Không có hy vọng gì có thể xóa bỏ hết tham nhũng khi trên thế giới vẫn còn quyền lực. Không xóa bỏ hết, người ta chỉ hy vọng hạn chế nó. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tham nhũng là hạn chế quyền lực. Đa đảng, tam quyền phân lập, tính chất độc lập của quân đội và cảnh sát, quyền đối lập và các quyền liên quan đến tự do ngôn luận… là những sự hạn chế ấy.
Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai.
Lại đùa nhảm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sau khi bị một số blogger đưa lên facebook và blog, báo Tuổi Trẻ sửa nhan đề bài viết lại thành “Tham nhũng chưa bị sát thương”.
Dù có thay đổi nhan đề, riêng lời phát biểu của Lê Như Tiến, tự nó, đã tiết lộ được khá nhiều vấn đề:
Thứ nhất, trên nguyên tắc, đại biểu Quốc Hội là đại diện của dân, phát biểu các nguyện vọng của dân, giám sát ngành hành pháp và tranh đấu cho quyền lợi của dân, thế nhưng, ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu lại thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và không được nói chuyện khác. Tư cách đại diện và tính chất độc lập của họ ở đâu?
Thứ hai, tại sao lại “trừ tham nhũng”. Ai cũng biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là tham nhũng. Đảng cộng sản cố gắng thành lập ban này ban nọ để chống tham nhũng. Chính phủ cũng không ngớt rêu rao là họ quyết tâm diệt trừ tham nhũng. Thế nhưng tại sao trên diễn đàn Quốc Hội, các đại biểu lại không được quyền nói về tham nhũng? Tại sao? Như vậy, những cái gọi là nỗ lực chống tham nhũng của họ có thực hay không?
Thứ ba, tại sao lại sợ chuyện “vạch áo cho người xem lưng”? Chẳng lẽ lưng của chính quyền địa phương lại đầy những mụn nhọt tham nhũng?
Tuy nhiên, những vấn đề trên không quan trọng bằng cách lý giải của ông Dương Trung Quốc, nhà sử học kiêm đại biểu Quốc Hội, người vốn được dư luận khen là hay nói thẳng trong khá nhiều chuyện.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi ý kiến về lời phát biểu của Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, trước hết, xác nhận chính ông, với tư cách đại biểu Quốc Hội, cũng từng nghe những lời dặn dò như thế (“Chúng ta đều sống dưới một gầm trời và chịu những mối quan hệ đang chi phối hiện nay”). Sau đó, Dương Trung Quốc cho nguyên nhân của hiện tượng này là do “người ta e ngại trước các mối quan hệ, nhất là bộ phận các đại biểu Quốc hội hiện đang gánh vác công việc ở cơ quan hành pháp các cấp”.
Để cụ thể, ông nêu lên một ví dụ:
“có một con đường đi qua địa phương xuống cấp, muốn tu sửa đàng hoàng thì phải xin ngân sách trung ương, như vậy đại biểu Quốc hội là người có cương vị trong bộ máy chính quyền địa phương ngày nào đó sẽ phải ra Hà Nội gặp ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia. Nếu chỉ vì phát biểu ở nghị trường mà không bằng lòng nhau thì ai cũng e ngại dẫn đến ảnh hưởng.”
Cuối cùng, Dương Trung Quốc đề ra biện pháp: Để xóa bỏ những e ngại của các đại biểu Quốc Hội trong việc phê phán tham nhũng, “gốc rễ là phải xóa bỏ dần quan hệ xin cho […] chừng nào còn quan hệ xin cho là còn nể nang, né tránh”.
Sai.
Sai cả trong việc phát hiện nguyên nhân lẫn giải pháp được đề nghị.
Về nguyên nhân, Dương Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đánh lạc hướng vấn đề: Vấn đề trung tâm trong lời phát biểu của Lê Như Tiến và cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận nhất là việc chính quyền địa phương “vận động” hay “dặn dò” các đại biểu không được đề cập đến chuyện tham nhũng trong Quốc Hội chứ không phải là việc các đại biểu ấy “e ngại”. Hai vấn đề đó khác nhau. Cùng là “e ngại”, nhưng e ngại do sự tính toán của cá nhân khác với sự e ngại sau khi được “vận động”. Hơn nữa, bản thân việc “vận động” các đại biểu về những gì họ nên và không nên phát biểu trước Quốc Hội cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể cái gọi là “vận động” ở Việt Nam thường được hiểu là bao gồm cả sự thuyết phục lẫn sự đe dọa.
Ngoài ra, vấn đề cũng không phải là “e ngại”. Trên 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành chỉ thị của đảng: Cái gọi là “lãnh đạo địa phương” ấy cũng đồng thời là lãnh đạo đảng. Do đó không được đề cập đến chuyện tham nhũng không phải chỉ là chuyện “dặn dò” suông mà còn là vấn đề kỷ luật. Với lời dặn dò, người ta còn có thể có sự lựa chọn theo hay không theo. Với kỷ luật, người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp hành.
Bắt bệnh sai, phương pháp chữa trị cũng sai nốt.
Sai ở ba điểm:
Thứ nhất, đề nghị xóa bỏ dần quan hệ xin cho của Dương Trung Quốc, thực chất, cũng là một lời… xin. Xin đảng và chính phủ xóa bỏ. Mà không cần xóa bỏ ngay. Chỉ cần xóa bỏ dần. Đó không phải là một lời xin thì còn là gì nữa? Ở những nơi khác, hoặc với những người khác, nếu xem đó là nguyên nhân, người ta sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để xóa bỏ hoặc để ngăn chận chứ không nói chung chung và yếu ớt như vậy.
Thứ hai, Dương Trung Quốc cũng, cố tình hay vô ý, làm lạc hướng vấn đề khi dùng chữ “quan hệ xin cho”. Trước đây, đề cập đến vấn đề tương tự, một số người đã dùng chữ khác, đúng hơn: “cơ chế xin cho”. Quan hệ và cơ chế khác nhau. Dùng chữ quan hệ là giới hạn trong phạm vi cá nhân và có tính chất chủ quan: Có người thế này, có người thế khác. Cơ chế, ngược lại, nằm ngoài tính cách cá nhân: Bất cứ người nào, dù tốt hay xấu, nằm trong cơ chế như thế thì cũng sẽ hành xử như thế. Ngoài sự khác biệt ấy, còn một sự khác biệt nữa: quan hệ thuộc phạm vi liên cá nhân và phạm trù đạo đức; cơ chế thuộc phạm vi tổ chức và phạm trù chính trị cũng như luật pháp.
Thứ ba, nếu xin cho là một cơ chế gây nên sự thỏa hiệp trước vấn đề tham nhũng, để thay đổi, cần nhất là thay đổi cơ chế. Xin lưu ý là, tự bản chất, nói theo Lord Acton, một giáo sư Sử tại Đại học Cambridge ở Anh vào cuối thế kỷ 19, “Tất cả quyền lực đều tham nhũng; quyền lực tuyệt đối tham nhũng một cách tuyệt đối” (All power corrupts; absolute power corrupts absolutely).
Không có hy vọng gì có thể xóa bỏ hết tham nhũng khi trên thế giới vẫn còn quyền lực. Không xóa bỏ hết, người ta chỉ hy vọng hạn chế nó. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tham nhũng là hạn chế quyền lực. Đa đảng, tam quyền phân lập, tính chất độc lập của quân đội và cảnh sát, quyền đối lập và các quyền liên quan đến tự do ngôn luận… là những sự hạn chế ấy.
Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai.
Lại đùa nhảm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.