Kinh Đời
‘Dị nhân’ bán vé số ở Sài Gòn
Lâu nay, dân nhậu, cà phê ở nội thành TP.HCM mỗi khi bắt gặp người này ai cũng bật cười bởi cách ăn mặc không giống ai nhưng lại nói chuyện rất tiếu lâm và thân thiện. Ông là Châu Thơ Phương (56 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) - mọi người gọi ông là “Thần tài vé số”.
"Thần tài vé số" Châu Thơ Phương. |
Gặp “Thần tài Phương” tại một quán cà phê ở đường Đồng Đen, Q.Tân Bình khi ông vừa dựng chiếc xe đạp ở góc đường, chúng tôi không khỏi ấn tượng. Mọi ánh nhìn của khách uống cà phê đều đổ về ông, kèm theo những nụ cười sảng khoái. Không chỉ ấn tượng về trang phục, chiếc xe đạp, mà trong cách nói chuyện của ông cũng mang lại cho người ta sự thoải mái. Bộ trang phục và phụ kiện của ông từ đầu đến chân đều rất đặc biệt, nhiều màu như xanh, đỏ, hồng, vàng. “Thần tài” cho biết hiện có 9 bộ trang phục với 9 màu khác nhau, tự ông thiết kế, may, dán, nhuộm, sơn phết.
Bộ màu đỏ ông hay mặc vào dịp Tết vừa rồi với ý nghĩa vui tươi, mang lại may mắn cho mọi người. Ông còn dán thêm câu “Happy new year” trong những ngày Tết dương lịch; “Mừng xuân, mừng Đảng” và cờ tổ quốc lên ngực, sau lưng. Ông Phương nói: “Lúc đầu chỉ có 2 bộ màu đỏ, nhưng người ta thấy mặc hoài nói tôi ở… dơ, nên may thêm bộ màu vàng và xanh. Mặc như thế để người mua vé số của tôi… gặp nhiều may mắn”.
Bộ trang phục của "dị nhân" đúng là... kỳ lạ. |
Trên bộ đồ màu xanh, trước ngực ông thêu chữ Hoa, phía sau dịch ra là “Tài sắc kiên thu/bất lao như hoạt” (khỏi cần làm cũng có ăn), nghe thật hài hước. Trước bụng ông may thêm chiếc túi để bỏ vé số và tiền. Chiếc mũ lá được uốn gọn, gắn con rắn giả hàm ý năm Qúy Tỵ đem lại may mắn. Đôi giày, tất, chai nước cũng một màu, mái tóc giả được nhuộm theo trang phục. Chiếc kính vui vẻ mà ông Phương thường đeo được mua ở cửa hàng bán đồ cho giới… teen. “Khi đeo kính có gắn cái mũi to khiến người ta bật cười sảng khoái. Nếu không có kính, nhìn cái mặt mình bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả”, ông tươi cười nói.
Ông Phương cho biết, mỗi dịp lễ, Tết hay những ngày kỷ niệm như ngày thành lập đảng 3/2 thì ông mặc bộ màu đỏ có dán câu “3/2/1930 - 3/2/2013. 83 năm ngày thành lập đảng”; ngày 30/4 thì có câu “30/4/1975. Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam”, sau lưng thì dán câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” rồi ông chạy ra bán vé số và xem đua xe ở dinh Thống Nhất, người ta mua và hỏi rất nhiều. Còn những ngày lễ khác thì ông mặc màu hồng, như ngày Vanlentine 14/2 thì dán câu “14/2 - Ngày lễ tình yêu”, nhiều cặp đôi “hăng hái” mua vé số ủng hộ ông…
Chiếc xe đạp - phương tiện đi bán vé số của ông Phương - cũng rất màu mè. |
"Thần tài" cũng hay mang theo cây quạt để pha trò. |
Khi chúng tôi hỏi tại sao phải mặc trang phục lạ thế này đi bán vé số, ông Phương chia sẻ: “Việt Nam không giống như nước ngoài, mình còn ít người mặc những trang phục lạ đời để kiếm sống ở đường phố. Đây là cách thu hút khách hàng tốt nhất, vừa đem lại niềm vui, tiếng cười và may mắn cho mọi người. Mọi người vui tôi cũng vui theo”.
“Thần tài” cho biết ông chọn cách bán vé số kiểu này được hơn một năm. “Vợ con tôi cũng thông cảm cho cách bán vé số kỳ lạ này. Tôi còn sức thì có thể tự nuôi sống bản thân được. Mặc như thế cũng không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm pháp luật, mỗi người có mỗi cách làm. Ai cũng cười vì thấy lạ nên mình… cũng cười theo. Hàng ngày cuộc sống vui vẻ, đem lại niềm vui cho thiên hạ là sướng rồi. Ban đầu ăn mặc thế này đi bán vé số cũng… mắc cở lắm, nhưng riết rồi quen”, ông Phương cười chia sẻ.
Mỗi ngày đi bán vé số ông kiếm được từ 250.000 - 300.000 đồng. |
Ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Phương kể nhiều câu chuyện vui buồn trong thời gian mới vào nghề. Ban đầu ông in số điện thoại di động sau lưng để ai cần gì thì gọi. Có hôm gần 12h trưa, một người đàn ông gọi nói: “Ê thần tài, đưa 10 tờ vé số tới địa chỉ…, bao nhiêu tiền cứ tính”. Ông nói đã hết vé, anh ta bảo kiếm đâu đó 10 tờ rồi mang tới. “Khi tôi lấy 10 tờ, gọi điện hỏi địa chỉ để đưa tới thì anh ta bảo đi làm rồi, “Thần tài” thông cảm nha! Nhiều lần như vậy, nên tôi rắp tâm “chơi” lại. Có lần khi họ gọi điện đòi mua vé số, tôi bảo bảo cứ ngồi chờ đó đi, đang ăn sáng, sau đó tôi đi bán nơi khác. Chắc họ cũng “ớn” tôi rồi nên không gọi quấy rầy nữa”, ông vừa cười vừa kể.
Có người còn ăn trộm vé số của ông bằng cách cầm xấp vé số rồi nói ông quay lưng lại cho xem số điện thoại. Không chút nghi ngờ, ông làm theo thì người này lấy 50 tờ vé số nhét vào túi rồi nói bán bán cho 2 tờ. Một lúc sau ông phát hiện thì kẻ gian đã chạy mất. Sau nhiều cú lừa, ông không in số điện thoại trên lưng áo nữa.
Ai cũng cười sảng khoái khi nói chuyện với ông. |
“Cũng có nhiều người phát ngôn ác ý khi thấy tôi ăn mặc thế này, họ nói “Thằng này khùng”. Nói vậy là lạc hậu, là… khùng. Cần phải nhìn xa ra thế giới để thấy đây là nghệ thuật, là… kỳ nhân”, ông nói. Mỗi ngày ông kiếm được 250.000 - 300.000 đồng, nhưng tiền ăn uống cũng đã hết 130.000 - 150.000 đồng. “Giá cả đắt đỏ quá!”, ông lắc đầu nói. Ông có 2 cô con gái tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng và sinh con. Ông không muốn nhờ vả ai hết nên mới đi bán vé số kiếm sống.
Anh Trần Xuân Bắc, khách uống cà phê ở đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, vui vẻ khi nói về “Thần tài vé số”. “Thỉnh thoảng gặp ông ấy, tôi và mấy người bạn hay mua vé số. Lần đầu chúng tôi cũng nghĩ ông khùng khùng nhưng khi tiếp xúc thấy khác hẳn, ông vui vẻ, hóm hỉnh. Tôi nghĩ đây là cách kiếm sống đặc biệt hay”.
Lê Quân
Theo Infonet
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
‘Dị nhân’ bán vé số ở Sài Gòn
Lâu nay, dân nhậu, cà phê ở nội thành TP.HCM mỗi khi bắt gặp người này ai cũng bật cười bởi cách ăn mặc không giống ai nhưng lại nói chuyện rất tiếu lâm và thân thiện. Ông là Châu Thơ Phương (56 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) - mọi người gọi ông là “Thần tài vé số”.
"Thần tài vé số" Châu Thơ Phương. |
Gặp “Thần tài Phương” tại một quán cà phê ở đường Đồng Đen, Q.Tân Bình khi ông vừa dựng chiếc xe đạp ở góc đường, chúng tôi không khỏi ấn tượng. Mọi ánh nhìn của khách uống cà phê đều đổ về ông, kèm theo những nụ cười sảng khoái. Không chỉ ấn tượng về trang phục, chiếc xe đạp, mà trong cách nói chuyện của ông cũng mang lại cho người ta sự thoải mái. Bộ trang phục và phụ kiện của ông từ đầu đến chân đều rất đặc biệt, nhiều màu như xanh, đỏ, hồng, vàng. “Thần tài” cho biết hiện có 9 bộ trang phục với 9 màu khác nhau, tự ông thiết kế, may, dán, nhuộm, sơn phết.
Bộ màu đỏ ông hay mặc vào dịp Tết vừa rồi với ý nghĩa vui tươi, mang lại may mắn cho mọi người. Ông còn dán thêm câu “Happy new year” trong những ngày Tết dương lịch; “Mừng xuân, mừng Đảng” và cờ tổ quốc lên ngực, sau lưng. Ông Phương nói: “Lúc đầu chỉ có 2 bộ màu đỏ, nhưng người ta thấy mặc hoài nói tôi ở… dơ, nên may thêm bộ màu vàng và xanh. Mặc như thế để người mua vé số của tôi… gặp nhiều may mắn”.
Bộ trang phục của "dị nhân" đúng là... kỳ lạ. |
Trên bộ đồ màu xanh, trước ngực ông thêu chữ Hoa, phía sau dịch ra là “Tài sắc kiên thu/bất lao như hoạt” (khỏi cần làm cũng có ăn), nghe thật hài hước. Trước bụng ông may thêm chiếc túi để bỏ vé số và tiền. Chiếc mũ lá được uốn gọn, gắn con rắn giả hàm ý năm Qúy Tỵ đem lại may mắn. Đôi giày, tất, chai nước cũng một màu, mái tóc giả được nhuộm theo trang phục. Chiếc kính vui vẻ mà ông Phương thường đeo được mua ở cửa hàng bán đồ cho giới… teen. “Khi đeo kính có gắn cái mũi to khiến người ta bật cười sảng khoái. Nếu không có kính, nhìn cái mặt mình bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả”, ông tươi cười nói.
Ông Phương cho biết, mỗi dịp lễ, Tết hay những ngày kỷ niệm như ngày thành lập đảng 3/2 thì ông mặc bộ màu đỏ có dán câu “3/2/1930 - 3/2/2013. 83 năm ngày thành lập đảng”; ngày 30/4 thì có câu “30/4/1975. Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam”, sau lưng thì dán câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” rồi ông chạy ra bán vé số và xem đua xe ở dinh Thống Nhất, người ta mua và hỏi rất nhiều. Còn những ngày lễ khác thì ông mặc màu hồng, như ngày Vanlentine 14/2 thì dán câu “14/2 - Ngày lễ tình yêu”, nhiều cặp đôi “hăng hái” mua vé số ủng hộ ông…
Chiếc xe đạp - phương tiện đi bán vé số của ông Phương - cũng rất màu mè. |
"Thần tài" cũng hay mang theo cây quạt để pha trò. |
Khi chúng tôi hỏi tại sao phải mặc trang phục lạ thế này đi bán vé số, ông Phương chia sẻ: “Việt Nam không giống như nước ngoài, mình còn ít người mặc những trang phục lạ đời để kiếm sống ở đường phố. Đây là cách thu hút khách hàng tốt nhất, vừa đem lại niềm vui, tiếng cười và may mắn cho mọi người. Mọi người vui tôi cũng vui theo”.
“Thần tài” cho biết ông chọn cách bán vé số kiểu này được hơn một năm. “Vợ con tôi cũng thông cảm cho cách bán vé số kỳ lạ này. Tôi còn sức thì có thể tự nuôi sống bản thân được. Mặc như thế cũng không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm pháp luật, mỗi người có mỗi cách làm. Ai cũng cười vì thấy lạ nên mình… cũng cười theo. Hàng ngày cuộc sống vui vẻ, đem lại niềm vui cho thiên hạ là sướng rồi. Ban đầu ăn mặc thế này đi bán vé số cũng… mắc cở lắm, nhưng riết rồi quen”, ông Phương cười chia sẻ.
Mỗi ngày đi bán vé số ông kiếm được từ 250.000 - 300.000 đồng. |
Ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Phương kể nhiều câu chuyện vui buồn trong thời gian mới vào nghề. Ban đầu ông in số điện thoại di động sau lưng để ai cần gì thì gọi. Có hôm gần 12h trưa, một người đàn ông gọi nói: “Ê thần tài, đưa 10 tờ vé số tới địa chỉ…, bao nhiêu tiền cứ tính”. Ông nói đã hết vé, anh ta bảo kiếm đâu đó 10 tờ rồi mang tới. “Khi tôi lấy 10 tờ, gọi điện hỏi địa chỉ để đưa tới thì anh ta bảo đi làm rồi, “Thần tài” thông cảm nha! Nhiều lần như vậy, nên tôi rắp tâm “chơi” lại. Có lần khi họ gọi điện đòi mua vé số, tôi bảo bảo cứ ngồi chờ đó đi, đang ăn sáng, sau đó tôi đi bán nơi khác. Chắc họ cũng “ớn” tôi rồi nên không gọi quấy rầy nữa”, ông vừa cười vừa kể.
Có người còn ăn trộm vé số của ông bằng cách cầm xấp vé số rồi nói ông quay lưng lại cho xem số điện thoại. Không chút nghi ngờ, ông làm theo thì người này lấy 50 tờ vé số nhét vào túi rồi nói bán bán cho 2 tờ. Một lúc sau ông phát hiện thì kẻ gian đã chạy mất. Sau nhiều cú lừa, ông không in số điện thoại trên lưng áo nữa.
Ai cũng cười sảng khoái khi nói chuyện với ông. |
“Cũng có nhiều người phát ngôn ác ý khi thấy tôi ăn mặc thế này, họ nói “Thằng này khùng”. Nói vậy là lạc hậu, là… khùng. Cần phải nhìn xa ra thế giới để thấy đây là nghệ thuật, là… kỳ nhân”, ông nói. Mỗi ngày ông kiếm được 250.000 - 300.000 đồng, nhưng tiền ăn uống cũng đã hết 130.000 - 150.000 đồng. “Giá cả đắt đỏ quá!”, ông lắc đầu nói. Ông có 2 cô con gái tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng và sinh con. Ông không muốn nhờ vả ai hết nên mới đi bán vé số kiếm sống.
Anh Trần Xuân Bắc, khách uống cà phê ở đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, vui vẻ khi nói về “Thần tài vé số”. “Thỉnh thoảng gặp ông ấy, tôi và mấy người bạn hay mua vé số. Lần đầu chúng tôi cũng nghĩ ông khùng khùng nhưng khi tiếp xúc thấy khác hẳn, ông vui vẻ, hóm hỉnh. Tôi nghĩ đây là cách kiếm sống đặc biệt hay”.
Lê Quân
Theo Infonet