Di Sản Hồ Chí Minh
‘Nhà cầm quyền sẽ dùng bản án cho Mẹ Nấm để mặc cả sau này’
voatiengviet.com
Các nhà tranh đấu trong nước không ngạc nhiên với mức án 10 năm tù giành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay blogger Mẹ Nấm, nhưng gọi đây là một bản án “bỉ ổi, “vô nhân đạo” và “tàn bạo.”
Họ cho rằng chính quyền Cộng sản sẽ dùng bản án này để “mặc cả” và “đổi chác” sau này cho những mục đích chính trị và trao đổi nhân quyền.
"Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền'."
Ngay sau khi tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra phán quyết 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm, VOA-Việt ngữ tiếp xúc với các nhà hoạt động tranh đấu vì dân chủ và nhân quyền ở trong nước để tìm hiểu phản ứng về mức án này.
Nguyễn Chí Tuyến, một nhà tranh đấu nhân quyền từ Hà Nội, nói trong khi nhiều người tỏ ý thương xót và có người phẫn nộ trước bản án này, thì cá nhân anh thấy “lạnh băng không phải vì tôi vô cảm mà vì quá hiểu bản chất của nhà cầm quyền Cộng Sản.”
"Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thuật trong thời điểm hiện nay. Họ sẽ lại tiếp tục sử dụng Mẹ Nấm cũng như đối với một số nhà đấu tranh nổi bật khác như Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày chẳng hạn," anh Tuyến nói. "Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền' để lấy những lợi lộc mang về cho giới cầm quyền ở Việt Nam."
Theo ông Tuyến, Hà nội đang ‘ve vãn’ chính quyền của Tổng thống Trump,
và sẽ dùng điều mà anh gọi là “những món hàng là những con người để trao
đổi, đổi chác với phương Tây trong vấn đề nhân quyền.”
Đồng tình với nhận định này, một nhà hoạt động khác từ Hà Nội, Lã Việt Dũng, nói mức án gắt gao của tòa sơ thẩm có thể sẽ được thay đổi ở tòa phúc thẩm, tùy vào những sự mặc cả giữa chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ," theo ông Dũng.
Lê Mỹ Hạnh, người từng bị hành hung vì bị cáo buộc đã tham gia các tổ
chức dân sự và đi biểu tình, cũng chung nhận định, nói rằng nhà cầm
quyền Việt Nam sẽ sử dụng bản án này như một sự “giao giá.”
"Tôi nghĩ vấn đề sâu sa là sẽ có một sự giao giá cho vụ án xử Mẹ Nấm 10 năm," bà Hạnh nói. "Với những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền, họ sẽ đưa ra bất cứ một thỏa thuận nào với bất cứ một tổ chức nào kể cả Mỹ hay châu Âu. Họ sẽ dùng con bài bất cứ khi nào phù hợp."
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ."
Ông Dũng dùng từ “bỉ ổi” để mô tả bản án đối với bà Như Quỳnh, và lưu ý rằng điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam rất mơ hồ và phiên tòa diễn ra không công bằng. Theo dõi từ Hà Nội qua mạng xã hội Facebook, ông Dũng nói đây là một phiên tòa xử kín “mặc dù họ nói là công khai”.
"Người nhà không được tham dự, luật sư nhiều người bị chặn không được vào và không ai được nói gì. Chủ tọa lúc nào cũng nhăm nhe theo cái chủ quan duy ý chí của Đảng Cộng sản. Bị cáo như Mẹ Nấm và luật sư bào chữa không có quyền cãi lại."
Nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến viện hoàn cảnh của Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có 2 con nhỏ và một mẹ già, cho rằng đây là một bản án “vô nhân đạo” và “tàn bạo”.
"Họ muốn dùng sự tàn bạo này để dằn mặt không phải chỉ Mẹ Nấm mà họ muốn lấy chuyện của Mẹ Nấm ra. Nó thể hiện tính tàn bạo ở trong đó là vì để bẻ gẫy ý chí của cô ấy để trả thù vì tôi biết Mẹ Nấm rất cương quyết, không thừa nhận việc làm của mình là sai trái."
Trước khi bị bắt giam, bà Như Quỳnh chỉ “đấu tranh ôn hòa cho quyền lợi của người dân” và đó là trách nhiệm của bất cứ người dân yêu nước nào, theo ông Tuyến.
Theo bà Hạnh, bản án dành cho blogger Mẹ Nấm và những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm nhụt chí của những người tranh đấu trong nước.
"Những anh chị em đã đấu tranh, đã dấn thân thì việc đối diện những bản án như thế này hay nặng hơn nữa hoặc không bản án nào như những người đấu tranh trong nước đang phải đối diện về đe dọa tính mạng, như bản thân tôi đang phải đối diện, cũng sẽ không làm nhụt chí anh chị em đang dấn thân."
Blogger Mẹ Nấm là 1 trong 13 phụ nữ được trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm 29/3 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. Đệ nhất phu nhân Melania Trump là người trao giải nhưng bà Như Quỳnh đã không thể có mặt để nhận giải.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
‘Nhà cầm quyền sẽ dùng bản án cho Mẹ Nấm để mặc cả sau này’
voatiengviet.com
Các nhà tranh đấu trong nước không ngạc nhiên với mức án 10 năm tù giành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay blogger Mẹ Nấm, nhưng gọi đây là một bản án “bỉ ổi, “vô nhân đạo” và “tàn bạo.”
Họ cho rằng chính quyền Cộng sản sẽ dùng bản án này để “mặc cả” và “đổi chác” sau này cho những mục đích chính trị và trao đổi nhân quyền.
"Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền'."
Ngay sau khi tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra phán quyết 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm, VOA-Việt ngữ tiếp xúc với các nhà hoạt động tranh đấu vì dân chủ và nhân quyền ở trong nước để tìm hiểu phản ứng về mức án này.
Nguyễn Chí Tuyến, một nhà tranh đấu nhân quyền từ Hà Nội, nói trong khi nhiều người tỏ ý thương xót và có người phẫn nộ trước bản án này, thì cá nhân anh thấy “lạnh băng không phải vì tôi vô cảm mà vì quá hiểu bản chất của nhà cầm quyền Cộng Sản.”
"Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thuật trong thời điểm hiện nay. Họ sẽ lại tiếp tục sử dụng Mẹ Nấm cũng như đối với một số nhà đấu tranh nổi bật khác như Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày chẳng hạn," anh Tuyến nói. "Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền' để lấy những lợi lộc mang về cho giới cầm quyền ở Việt Nam."
Theo ông Tuyến, Hà nội đang ‘ve vãn’ chính quyền của Tổng thống Trump,
và sẽ dùng điều mà anh gọi là “những món hàng là những con người để trao
đổi, đổi chác với phương Tây trong vấn đề nhân quyền.”
Đồng tình với nhận định này, một nhà hoạt động khác từ Hà Nội, Lã Việt Dũng, nói mức án gắt gao của tòa sơ thẩm có thể sẽ được thay đổi ở tòa phúc thẩm, tùy vào những sự mặc cả giữa chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ," theo ông Dũng.
Lê Mỹ Hạnh, người từng bị hành hung vì bị cáo buộc đã tham gia các tổ
chức dân sự và đi biểu tình, cũng chung nhận định, nói rằng nhà cầm
quyền Việt Nam sẽ sử dụng bản án này như một sự “giao giá.”
"Tôi nghĩ vấn đề sâu sa là sẽ có một sự giao giá cho vụ án xử Mẹ Nấm 10 năm," bà Hạnh nói. "Với những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền, họ sẽ đưa ra bất cứ một thỏa thuận nào với bất cứ một tổ chức nào kể cả Mỹ hay châu Âu. Họ sẽ dùng con bài bất cứ khi nào phù hợp."
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ."
Ông Dũng dùng từ “bỉ ổi” để mô tả bản án đối với bà Như Quỳnh, và lưu ý rằng điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam rất mơ hồ và phiên tòa diễn ra không công bằng. Theo dõi từ Hà Nội qua mạng xã hội Facebook, ông Dũng nói đây là một phiên tòa xử kín “mặc dù họ nói là công khai”.
"Người nhà không được tham dự, luật sư nhiều người bị chặn không được vào và không ai được nói gì. Chủ tọa lúc nào cũng nhăm nhe theo cái chủ quan duy ý chí của Đảng Cộng sản. Bị cáo như Mẹ Nấm và luật sư bào chữa không có quyền cãi lại."
Nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến viện hoàn cảnh của Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có 2 con nhỏ và một mẹ già, cho rằng đây là một bản án “vô nhân đạo” và “tàn bạo”.
"Họ muốn dùng sự tàn bạo này để dằn mặt không phải chỉ Mẹ Nấm mà họ muốn lấy chuyện của Mẹ Nấm ra. Nó thể hiện tính tàn bạo ở trong đó là vì để bẻ gẫy ý chí của cô ấy để trả thù vì tôi biết Mẹ Nấm rất cương quyết, không thừa nhận việc làm của mình là sai trái."
Trước khi bị bắt giam, bà Như Quỳnh chỉ “đấu tranh ôn hòa cho quyền lợi của người dân” và đó là trách nhiệm của bất cứ người dân yêu nước nào, theo ông Tuyến.
Theo bà Hạnh, bản án dành cho blogger Mẹ Nấm và những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm nhụt chí của những người tranh đấu trong nước.
"Những anh chị em đã đấu tranh, đã dấn thân thì việc đối diện những bản án như thế này hay nặng hơn nữa hoặc không bản án nào như những người đấu tranh trong nước đang phải đối diện về đe dọa tính mạng, như bản thân tôi đang phải đối diện, cũng sẽ không làm nhụt chí anh chị em đang dấn thân."
Blogger Mẹ Nấm là 1 trong 13 phụ nữ được trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm 29/3 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. Đệ nhất phu nhân Melania Trump là người trao giải nhưng bà Như Quỳnh đã không thể có mặt để nhận giải.