Tham Khảo
‘Quân bài mặc cả’ trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông
Bộ trưởng Mattis phát biểu trong phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Trọng Giáp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 3/6 có bài phát biểu đầu tiên về chính sách của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi ông nhậm chức tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 tại Singapore. Bộ trưởng Mattis đã hoan nghênh cam kết mới của Trung Quốc trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng ông khẳng định Triều Tiên không phải là “một tài sản” với Trung Quốc.
“Việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên không có nghĩa là Washington sẽ không chống lại các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông”, ông Mattis tuyên bố.
Tim Huxley, giám đốc khu vực châu Á, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho rằng dù đối mặt nhiệm vụ khó khăn do chính quyền mới của Mỹ có xu hướng không theo chủ nghĩa quốc tế, ông Mattis đã làm “rất tốt”, trả lời một loạt câu hỏi về các chủ đề và phát biểu dài hơn dự kiến.
“Không thoả thuận, không đổi cái này lấy cái kia”, đó là một điểm then chốt trong bài phát biểu, ông Huxley trả lời VnExpress bên lề Đối thoại Shangri-La, trong bối cảnh một số nước tại khu vực đang lo lắng Mỹ mặc cả với Trung Quốc về Biển Đông để gây sức ép lên Triều Tiên.
“Trung Quốc hợp tác với Mỹ về Triều Tiên vì đó là lợi ích của Trung Quốc khi làm điều đó, không phải vì Mỹ đang cho Trung Quốc sức ảnh hưởng để đổi lấy điều gì”, ông Huxley nhận định.
Tuy nhiên, ông Ei Sun Oh, cố vấn trưởng trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, có góc nhìn khác về vấn đề. “Ông tái đảm bảo với chúng ta rằng họ sẽ không dùng chúng ta, một số nước nước Đông Nam Á, làm quân bài mặc cả, có thể với Trung Quốc. Nhưng ông không tái đảm bảo rằng chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) sẽ không là quân bài mặc cả”, ông Ei tỏ ra lo ngại.
Mỹ tháng trước cử tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, một trong 7 thực thể Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một. Động thái được cho là xoá tan nghi ngại rằng Washington từ bỏ lợi ích ở châu Á.
Theo chuyên gia Ei, dưới thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, chiến dịch dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện FONOP, nhưng một số chuyến có thể được dùng làm “quân bài mặc cả”, có thể nhằm được nhượng bộ về thương mại song phương.
Cách tiếp cận song phương của Mỹ về tranh chấp thương mại rất giống cách tiếp cận của Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải, ông Ei nhận định.
“Rõ ràng có nhiều người thất vọng về quyết định về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng đồng thời, nó dẫn chúng tôi tới các hướng tiếp cận song phương và các hướng tiếp cận đa phương khác mà chúng tôi sẽ can dự”, ông Mattis phát biểu.
Mỹ lần đầu đề xuất cơ chế trung gian
Theo chuyên gia Ei, phần lớn bài phát biểu của ông Mattis không mới, đã được các bộ trưởng quốc phòng tiền nhiệm đề cập, như Mỹ cam kết với châu Á – Thái Bình Dương. Trước lo ngại về sự bất định của chính quyền Tổng thống Donald Trump, mục tiêu chính của phát biểu là tái bảo đảm với các đồng minh về cam kết của Mỹ về sự tiếp nối chính sách cũ.
Tuy nhiên, cũng có những điểm mới trong bài phát biểu, đó là đề xuất cơ chế trung gian để giải quyết tranh chấp Biển Đông. “Mỹ chưa bao giờ đề xuất một điều như thế mà chỉ nói hãy tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ”, ông Ei nói, cho rằng Washington ám chỉ chính mình là bên trung gian.
Tuy nhiên, ông thừa nhận Trung Quốc sẽ không thích điều này, do Bắc Kinh nhiều lần kêu gọi giải quyết song phương tranh chấp lãnh hải.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, trưởng đoàn Việt Nam dự hội nghị, cho rằng ông Mattis vừa nhậm chức Bộ trưởng và thời kỳ Tổng thống Trump cũng mới bắt đầu, nên Mỹ “đang rất thận trọng khi đưa ra những giải pháp cụ thể”, một mặt nhằm xem phản ứng của các nước trong khu vực, một mặt có thể thăm dò thái độ các bên.
Theo VnExpress (từ Singapore)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
‘Quân bài mặc cả’ trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông
Bộ trưởng Mattis phát biểu trong phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Trọng Giáp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 3/6 có bài phát biểu đầu tiên về chính sách của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi ông nhậm chức tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 tại Singapore. Bộ trưởng Mattis đã hoan nghênh cam kết mới của Trung Quốc trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng ông khẳng định Triều Tiên không phải là “một tài sản” với Trung Quốc.
“Việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên không có nghĩa là Washington sẽ không chống lại các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông”, ông Mattis tuyên bố.
Tim Huxley, giám đốc khu vực châu Á, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho rằng dù đối mặt nhiệm vụ khó khăn do chính quyền mới của Mỹ có xu hướng không theo chủ nghĩa quốc tế, ông Mattis đã làm “rất tốt”, trả lời một loạt câu hỏi về các chủ đề và phát biểu dài hơn dự kiến.
“Không thoả thuận, không đổi cái này lấy cái kia”, đó là một điểm then chốt trong bài phát biểu, ông Huxley trả lời VnExpress bên lề Đối thoại Shangri-La, trong bối cảnh một số nước tại khu vực đang lo lắng Mỹ mặc cả với Trung Quốc về Biển Đông để gây sức ép lên Triều Tiên.
“Trung Quốc hợp tác với Mỹ về Triều Tiên vì đó là lợi ích của Trung Quốc khi làm điều đó, không phải vì Mỹ đang cho Trung Quốc sức ảnh hưởng để đổi lấy điều gì”, ông Huxley nhận định.
Tuy nhiên, ông Ei Sun Oh, cố vấn trưởng trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, có góc nhìn khác về vấn đề. “Ông tái đảm bảo với chúng ta rằng họ sẽ không dùng chúng ta, một số nước nước Đông Nam Á, làm quân bài mặc cả, có thể với Trung Quốc. Nhưng ông không tái đảm bảo rằng chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) sẽ không là quân bài mặc cả”, ông Ei tỏ ra lo ngại.
Mỹ tháng trước cử tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, một trong 7 thực thể Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một. Động thái được cho là xoá tan nghi ngại rằng Washington từ bỏ lợi ích ở châu Á.
Theo chuyên gia Ei, dưới thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, chiến dịch dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện FONOP, nhưng một số chuyến có thể được dùng làm “quân bài mặc cả”, có thể nhằm được nhượng bộ về thương mại song phương.
Cách tiếp cận song phương của Mỹ về tranh chấp thương mại rất giống cách tiếp cận của Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải, ông Ei nhận định.
“Rõ ràng có nhiều người thất vọng về quyết định về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng đồng thời, nó dẫn chúng tôi tới các hướng tiếp cận song phương và các hướng tiếp cận đa phương khác mà chúng tôi sẽ can dự”, ông Mattis phát biểu.
Mỹ lần đầu đề xuất cơ chế trung gian
Theo chuyên gia Ei, phần lớn bài phát biểu của ông Mattis không mới, đã được các bộ trưởng quốc phòng tiền nhiệm đề cập, như Mỹ cam kết với châu Á – Thái Bình Dương. Trước lo ngại về sự bất định của chính quyền Tổng thống Donald Trump, mục tiêu chính của phát biểu là tái bảo đảm với các đồng minh về cam kết của Mỹ về sự tiếp nối chính sách cũ.
Tuy nhiên, cũng có những điểm mới trong bài phát biểu, đó là đề xuất cơ chế trung gian để giải quyết tranh chấp Biển Đông. “Mỹ chưa bao giờ đề xuất một điều như thế mà chỉ nói hãy tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ”, ông Ei nói, cho rằng Washington ám chỉ chính mình là bên trung gian.
Tuy nhiên, ông thừa nhận Trung Quốc sẽ không thích điều này, do Bắc Kinh nhiều lần kêu gọi giải quyết song phương tranh chấp lãnh hải.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, trưởng đoàn Việt Nam dự hội nghị, cho rằng ông Mattis vừa nhậm chức Bộ trưởng và thời kỳ Tổng thống Trump cũng mới bắt đầu, nên Mỹ “đang rất thận trọng khi đưa ra những giải pháp cụ thể”, một mặt nhằm xem phản ứng của các nước trong khu vực, một mặt có thể thăm dò thái độ các bên.
Theo VnExpress (từ Singapore)