Mỗi Ngày Một Chuyện
‘Vòng vây pháp lý’ để đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông
Hội thảo với chủ đề ‘Tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất và xa hơn nữa’ được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 18/11 đã phân tích những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, các đảo quốc Thái Bình Dương và đề xuất sự phối hợp về chính sách trong khu vực.
Đánh giá về lập trường của Trung Quốc, bà Atsuko Kanehara, giáo sư về Luật Quốc tế thuộc Đại học Sophia, Nhật Bản, cho rằng Bắc Kinh ‘muốn đơn phương thay đổi luật pháp quốc tế một cách cưỡng bức’.
“Về mặt nguyên tắc, luật pháp quốc tế được tạo ra dựa trên sự đồng ý của các quốc gia có chủ quyền,” bà giải thích.
“Từng nước không được phép đơn phương viết nên luật quốc tế,” bà nói thêm và nhấn mạnh rằng Trung Quốc ‘đã đơn phương’ đòi hỏi ‘quyền lịch sử’ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, bà cũng cho rằng có một số trường hợp luật quốc tế cho phép mỗi nước được hành động đơn phương, chẳng hạn như xác định giới hạn của phạm vi của quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng việc tự xác định này ‘phải dựa trên các điều luật liên quan’.
Do đó, bà Kanehara nói yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc không dựa trên luật pháp quốc tế là ‘đáng lên án’ và ‘sai trái’.
Không chỉ vi phạm luật quốc tế với yêu sách chủ quyền mà hành động của Bắc Kinh trên thực địa cũng ‘đi ngược lại luật pháp quốc tế’, vị giáo sư đến từ Nhật nói tại hội thảo.
“Luật pháp quốc tế nghiêm cấm cả sử dụng vũ lực lẫn đe dọa dùng vũ lực,” bà nói.
Bà đưa ra dẫn chứng là các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên hộ tống các tàu cá của họ đi vào vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của các nước quanh Biển Đông trong nỗ lực khẳng định chủ quyền.
“Không thể phủ nhận rằng chiến lược của Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh, thậm chí là tàu quân sự, và biến ngư dân thành dân quân đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước láng giềng,” bà nói.
“Tôi có thể nói rằng những chiến lược này có thể được xem như là hành vi cưỡng ép.”
Bà chỉ ra rằng Nhật Bản, với tư cách là một nước tôn trọng luật pháp quốc tế, đã đối phó với sự xâm lấn của Trung Quốc vào ‘vùng biển của Nhật’ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang có tranh chấp trên Biển Hoa Đông với tinh thần là ‘không làm leo thang căng thẳng giữa hai nước’.
Do đó, thay vì triển khai quân đội, tức Lực lượng Phòng vệ trên Biển, để đối phó với sự xâm nhập của phía Trung Quốc, Tokyo sử dụng lực lượng dân sự là các tàu tuần duyên, bà cho biết.
“Nhật với sự cẩn trọng cao nhất đã cố gắng tránh cho tình hình căng thẳng trên Biển Hoa Đông leo thang thành đối đầu quân sự,” bà nói và giải thích rằng Tokyo muốn tránh các biện pháp sức mạnh vốn luật pháp quốc tế không cho phép ‘nhiều nhất có thể’.
Bên cạnh đó, Tokyo còn tranh thủ các diễn đàn song phương và đa phương trong khu vực để đối phó với Trung Quốc.
Bà cho biết Nhật Bản đang mong đợi Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà các nước Asean đang đàm phán với Trung Quốc sớm ra đời để kiểm soát các hành động của Trung Quốc và Bộ Quy tắc Ứng xử này cần ‘phải đủ mạnh để buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế’.
“Cách làm này sẽ không có kết quả ngay lập tức,” bà nhìn nhận. “Nếu không có lập trường kiên định và mạnh mẽ trong một thời gian thì sẽ rất khó để đạt được kết quả mong muốn.”
Bà cũng lưu ý rằng bản thân Bắc Kinh, mặc dù bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế, nhưng cũng vẫn phải dựa vào luật pháp quốc tế. Bà đưa ra bằng chứng là ngay từ đầu cho đến cuối quá trình thụ lý vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã đưa ra rất nhiều tuyên bố giải thích cho lập trường của họ về ‘chủ quyền lịch sử’ mà trong đó họ lập luận rằng quyền lịch sử này ‘dựa trên tập quán luật pháp quốc tế (customary international law)’.
“Do đó, tôi nghĩ là luật pháp quốc tế cũng có tác dụng ngay cả đối với Trung Quốc bởi vì Trung Quốc cũng cần sự giải thích pháp lý (đối với yêu sách chủ quyền của họ),” bà phân tích.
Việt Nam nên kiện?
Ông Collin cũng nhắc lại là tại cuộc họp mới đây để thảo luận về COC, Việt Nam đã ‘có lập trường hết sức mạnh mẽ đến mức một vài nước Asean còn nói riêng với nhau rằng Hà Nội đã ‘cướp diễn đàn’ (hijack) của quá trình đàm phán COC’.
“Hà Nội thật sự đã gây sức ép lên Trung Quốc,” ông nhận định và cho rằng sử dụng các tiến trình trong Asean để gây sức ép lên Trung Quốc là một phương cách mà Hà Nội có thể sử dụng trong năm làm chủ tịch Asean.
Một biện pháp nữa mà ông Collin cũng đề xuất là ‘tiến trình pháp lý’, tức là kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực như Philippines đã từng làm.
“Việt Nam có thể dựa vào phán quyết hồi năm 2016 của PCA để tham khảo. Khi đó, họ sẽ có cơ hội rất cao để thắng kiện Trung Quốc,” ông nhận định.
“Việc này có thể sẽ gây tổn hại về thanh danh cho Trung Quốc vì nó sẽ là một thất bại nữa đối với Bắc Kinh trên mặt trận pháp lý.”
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cân nhắc tăng cường hợp tác với Mỹ và các nước khác. Trong khuôn khổ Asean, vốn bị chia rẽ trên các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, ông Collin đề nghị Hà Nội nên làm việc song phương với những nước có cùng chung lập trường để có sự phối hợp về Biển Đông ‘thay vì mong chờ Asean đạt được sự thống nhất’.
Về câu hỏi có phải Việt Nam hiện nay đang đơn độc trong nỗ lực đối phó tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông hay không khi mà các nước tranh chấp khác như Malaysia hay Philippines đã chọn thái độ im lặng hay gần như đầu hàng, ông Collin nói rằng Việt Nam không thật sự đơn độc vì thái độ của các nước phức tạp hơn thế.
“Cho đến nay Việt Nam vẫn liên tục lên tiếng rất mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong khi chúng ta không hề thấy điều này ở các nước Philippines và Malaysia,” ông cho biết. “Hai nước này dường như né tránh và đôi khi các lãnh đạo của họ còn đưa ra những tuyên bố cho thấy tâm lý chịu thua. Điều này đem đến cảm giác là họ đang đầu hàng Trung Quốc.”
“Chúng ta cần phải phân biệt giữa những gì họ nói và những gì xảy ra trên thực địa,” ông nói thêm và cho biết mặc dù ngoài mặt tỏ vẻ nhún nhường trước Bắc Kinh nhưng Manila và Kuala Lumpur ‘đã có sự hợp tác rất mạnh mẽ với các đối tác như Mỹ, Nhật’.
“Đó là tín hiệu mà họ gửi đến Bắc Kinh. Họ muốn nói rằng chúng tôi đang muốn giữ thể diện cho quý vị và cho quý vị thêm không gian hành động nhưng mặt khác chúng tôi không hề lơi lỏng quyết tâm,” ông nói.
Giải thích về động cơ khiến Trung Quốc gần đây có hành động quyết liệt trên Biển Đông, ông Collin cho rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu sức ép của người dân trong nước phải hành động.
“Họ đối mặt với những vấn đề trong nước cho nên họ phải đẩy các vấn đề đó ra ngoài để củng cố lòng tin của người dân và tranh thủ sự ủng hộ cho Đảng,” ông giải thích và nêu lên một số thách thức mà ban lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt như cuộc chiến thương mại với Mỹ, tăng trưởng kinh tế suy giảm, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng Hong Kong…
“Đối diện với vấn đề Hong Kong thì Biển Đông là một phương cách để chứng tỏ rằng bạn không hề yếu ớt trên vấn đề chủ quyền,” ông nói thêm.
Ngoài ra, với những gì xảy ra trên Biển Đông (Việt Nam, Malaysia khai thác dầu khí) thì Trung Quốc ‘cần phải có phản ứng’, ông cho biết.
“Trung Quốc giờ đây rất khác Trung Quốc của 30 năm trước. Khi đó, Đảng Cộng sản có thể tùy ý theo đuổi chính sách đối ngoại mà không cần giải thích với người dân. Nhưng bây giờ người dân Trung Quốc đang đặt câu hỏi: tại sao tàu chiến Mỹ có thể tự do đi lại trên Biển Đông?”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
‘Vòng vây pháp lý’ để đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông
Hội thảo với chủ đề ‘Tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất và xa hơn nữa’ được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 18/11 đã phân tích những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, các đảo quốc Thái Bình Dương và đề xuất sự phối hợp về chính sách trong khu vực.
Đánh giá về lập trường của Trung Quốc, bà Atsuko Kanehara, giáo sư về Luật Quốc tế thuộc Đại học Sophia, Nhật Bản, cho rằng Bắc Kinh ‘muốn đơn phương thay đổi luật pháp quốc tế một cách cưỡng bức’.
“Về mặt nguyên tắc, luật pháp quốc tế được tạo ra dựa trên sự đồng ý của các quốc gia có chủ quyền,” bà giải thích.
“Từng nước không được phép đơn phương viết nên luật quốc tế,” bà nói thêm và nhấn mạnh rằng Trung Quốc ‘đã đơn phương’ đòi hỏi ‘quyền lịch sử’ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, bà cũng cho rằng có một số trường hợp luật quốc tế cho phép mỗi nước được hành động đơn phương, chẳng hạn như xác định giới hạn của phạm vi của quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng việc tự xác định này ‘phải dựa trên các điều luật liên quan’.
Do đó, bà Kanehara nói yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc không dựa trên luật pháp quốc tế là ‘đáng lên án’ và ‘sai trái’.
Không chỉ vi phạm luật quốc tế với yêu sách chủ quyền mà hành động của Bắc Kinh trên thực địa cũng ‘đi ngược lại luật pháp quốc tế’, vị giáo sư đến từ Nhật nói tại hội thảo.
“Luật pháp quốc tế nghiêm cấm cả sử dụng vũ lực lẫn đe dọa dùng vũ lực,” bà nói.
Bà đưa ra dẫn chứng là các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên hộ tống các tàu cá của họ đi vào vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của các nước quanh Biển Đông trong nỗ lực khẳng định chủ quyền.
“Không thể phủ nhận rằng chiến lược của Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh, thậm chí là tàu quân sự, và biến ngư dân thành dân quân đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước láng giềng,” bà nói.
“Tôi có thể nói rằng những chiến lược này có thể được xem như là hành vi cưỡng ép.”
Bà chỉ ra rằng Nhật Bản, với tư cách là một nước tôn trọng luật pháp quốc tế, đã đối phó với sự xâm lấn của Trung Quốc vào ‘vùng biển của Nhật’ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang có tranh chấp trên Biển Hoa Đông với tinh thần là ‘không làm leo thang căng thẳng giữa hai nước’.
Do đó, thay vì triển khai quân đội, tức Lực lượng Phòng vệ trên Biển, để đối phó với sự xâm nhập của phía Trung Quốc, Tokyo sử dụng lực lượng dân sự là các tàu tuần duyên, bà cho biết.
“Nhật với sự cẩn trọng cao nhất đã cố gắng tránh cho tình hình căng thẳng trên Biển Hoa Đông leo thang thành đối đầu quân sự,” bà nói và giải thích rằng Tokyo muốn tránh các biện pháp sức mạnh vốn luật pháp quốc tế không cho phép ‘nhiều nhất có thể’.
Bên cạnh đó, Tokyo còn tranh thủ các diễn đàn song phương và đa phương trong khu vực để đối phó với Trung Quốc.
Bà cho biết Nhật Bản đang mong đợi Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà các nước Asean đang đàm phán với Trung Quốc sớm ra đời để kiểm soát các hành động của Trung Quốc và Bộ Quy tắc Ứng xử này cần ‘phải đủ mạnh để buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế’.
“Cách làm này sẽ không có kết quả ngay lập tức,” bà nhìn nhận. “Nếu không có lập trường kiên định và mạnh mẽ trong một thời gian thì sẽ rất khó để đạt được kết quả mong muốn.”
Bà cũng lưu ý rằng bản thân Bắc Kinh, mặc dù bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế, nhưng cũng vẫn phải dựa vào luật pháp quốc tế. Bà đưa ra bằng chứng là ngay từ đầu cho đến cuối quá trình thụ lý vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã đưa ra rất nhiều tuyên bố giải thích cho lập trường của họ về ‘chủ quyền lịch sử’ mà trong đó họ lập luận rằng quyền lịch sử này ‘dựa trên tập quán luật pháp quốc tế (customary international law)’.
“Do đó, tôi nghĩ là luật pháp quốc tế cũng có tác dụng ngay cả đối với Trung Quốc bởi vì Trung Quốc cũng cần sự giải thích pháp lý (đối với yêu sách chủ quyền của họ),” bà phân tích.
Việt Nam nên kiện?
Ông Collin cũng nhắc lại là tại cuộc họp mới đây để thảo luận về COC, Việt Nam đã ‘có lập trường hết sức mạnh mẽ đến mức một vài nước Asean còn nói riêng với nhau rằng Hà Nội đã ‘cướp diễn đàn’ (hijack) của quá trình đàm phán COC’.
“Hà Nội thật sự đã gây sức ép lên Trung Quốc,” ông nhận định và cho rằng sử dụng các tiến trình trong Asean để gây sức ép lên Trung Quốc là một phương cách mà Hà Nội có thể sử dụng trong năm làm chủ tịch Asean.
Một biện pháp nữa mà ông Collin cũng đề xuất là ‘tiến trình pháp lý’, tức là kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực như Philippines đã từng làm.
“Việt Nam có thể dựa vào phán quyết hồi năm 2016 của PCA để tham khảo. Khi đó, họ sẽ có cơ hội rất cao để thắng kiện Trung Quốc,” ông nhận định.
“Việc này có thể sẽ gây tổn hại về thanh danh cho Trung Quốc vì nó sẽ là một thất bại nữa đối với Bắc Kinh trên mặt trận pháp lý.”
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cân nhắc tăng cường hợp tác với Mỹ và các nước khác. Trong khuôn khổ Asean, vốn bị chia rẽ trên các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, ông Collin đề nghị Hà Nội nên làm việc song phương với những nước có cùng chung lập trường để có sự phối hợp về Biển Đông ‘thay vì mong chờ Asean đạt được sự thống nhất’.
Về câu hỏi có phải Việt Nam hiện nay đang đơn độc trong nỗ lực đối phó tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông hay không khi mà các nước tranh chấp khác như Malaysia hay Philippines đã chọn thái độ im lặng hay gần như đầu hàng, ông Collin nói rằng Việt Nam không thật sự đơn độc vì thái độ của các nước phức tạp hơn thế.
“Cho đến nay Việt Nam vẫn liên tục lên tiếng rất mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong khi chúng ta không hề thấy điều này ở các nước Philippines và Malaysia,” ông cho biết. “Hai nước này dường như né tránh và đôi khi các lãnh đạo của họ còn đưa ra những tuyên bố cho thấy tâm lý chịu thua. Điều này đem đến cảm giác là họ đang đầu hàng Trung Quốc.”
“Chúng ta cần phải phân biệt giữa những gì họ nói và những gì xảy ra trên thực địa,” ông nói thêm và cho biết mặc dù ngoài mặt tỏ vẻ nhún nhường trước Bắc Kinh nhưng Manila và Kuala Lumpur ‘đã có sự hợp tác rất mạnh mẽ với các đối tác như Mỹ, Nhật’.
“Đó là tín hiệu mà họ gửi đến Bắc Kinh. Họ muốn nói rằng chúng tôi đang muốn giữ thể diện cho quý vị và cho quý vị thêm không gian hành động nhưng mặt khác chúng tôi không hề lơi lỏng quyết tâm,” ông nói.
Giải thích về động cơ khiến Trung Quốc gần đây có hành động quyết liệt trên Biển Đông, ông Collin cho rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu sức ép của người dân trong nước phải hành động.
“Họ đối mặt với những vấn đề trong nước cho nên họ phải đẩy các vấn đề đó ra ngoài để củng cố lòng tin của người dân và tranh thủ sự ủng hộ cho Đảng,” ông giải thích và nêu lên một số thách thức mà ban lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt như cuộc chiến thương mại với Mỹ, tăng trưởng kinh tế suy giảm, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng Hong Kong…
“Đối diện với vấn đề Hong Kong thì Biển Đông là một phương cách để chứng tỏ rằng bạn không hề yếu ớt trên vấn đề chủ quyền,” ông nói thêm.
Ngoài ra, với những gì xảy ra trên Biển Đông (Việt Nam, Malaysia khai thác dầu khí) thì Trung Quốc ‘cần phải có phản ứng’, ông cho biết.
“Trung Quốc giờ đây rất khác Trung Quốc của 30 năm trước. Khi đó, Đảng Cộng sản có thể tùy ý theo đuổi chính sách đối ngoại mà không cần giải thích với người dân. Nhưng bây giờ người dân Trung Quốc đang đặt câu hỏi: tại sao tàu chiến Mỹ có thể tự do đi lại trên Biển Đông?”