Văn Học & Nghệ Thuật
“ Gái nhảy”…nhảy lên phim ! - Nhật Tuấn
À ra thế , nhưng nếu ông Bill Gates không chết thì chắc tôi …chết. May quá, mới coi được nửa phim tôi đã vội chuyển kênh ti vi coi phim… Hàn Quốc cho vơi nỗi buồn điện ảnh.
Sau Tết, một anh bạn phê bình điện ảnh gọi cho tôi :
12-2-04
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/chuyen-xua-nay-moi-noi-ky-107-gai.html
Sau Tết, một anh bạn phê bình điện ảnh gọi cho tôi :
” Nghe tin Bill Gates mới chết chưa ?”.
Tôi la hoảng :”
Chết khi nào? Sao lại chết ?”.
Anh bạn cười rinh rích :
” Ông ấy tự tử
chết ngay sau khi …xem phim “ Thời vi
tính “”.
À ra thế , nhưng
nếu ông Bill Gates không chết thì chắc tôi …chết. May quá, mới coi được nửa
phim tôi đã vội chuyển kênh ti vi coi phim… Hàn Quốc cho vơi nỗi buồn điện ảnh.
“ Thời vi tính”
kể về một “ông ngoại miệt vườn” có con trai làm Giám đốc trên phố. Để liên lạc
thông suốt, ông Giám đốc cho chở về quê một cái máy vi tính. Thế là từ đó, “ông
ngoại” ngày nào cũng nhận được “meo meo” thăm hỏi của con trai. Bỗng một hôm
“ông ngoại “ phát hiện ra rằng thằng con nó xỏ mình, nó tặng vi tính để khỏi về
quê thăm ông. Thế là ông nổi giận đùng đùng đòi đập bể cái máy “ đánh chữ điện” ( tức máy vi tính). May thay chưa kịp đập thì
cô Út trong nhà nhờ nó mà lên mạng kiếm được…chồng. Thế là “ ông ngoại” đổi
giận làm vui, thôi không đòi đập máy nữa. Chuyện xoay qua xoay lại có mỗi cái
nỗi giận của “ông ngoại” ẩm ương mà đại
ngôn thành “Thời vi tính” thì không khéo ông Bill Gates có coi cũng đến phải
bán cái hãng Microsoft của ông đi thật.
Thế rồi lại thấy
báo chí đưa tin ì xèo phim “Lọ Lem đường
phố” tức “Gái nhảy 2” đang kéo mọi người ùn ùn tới rạp chỉ
trong dịp tết đã thu về 5 tỉ đồng, sơ sơ
đã lãi gần 4 tỉ. Thôi thế cũng mừng, ngày xưa, nhân vật trung tâm của điện ảnh
Việt Nam
là người chiến sĩ cách mạng, coi mãi cũng chán, nay “chị em ta” trở thành “nhân
vật thời đại” thì càng chứng tỏ Nhà nước ta cởi mở chứ sao ?
Lạ thay, khác hẳn với báo chí đưa tin, mới
ngoài mồng Mười Tết lấy vé vào coi “Gái
nhảy 2” ở rạp Cầu Bông thấy vắng như chùa bà Đanh. Dưới nhà tịnh không một
bóng người, trên gác vẻn vẹn có chừng hơn chục cặp trai gái cười nói ngả ngớn, “xem nhau” nhiều hơn “xem phim”. Thôi cũng dành ngồi lại coi
kẻo phí 25 ngàn.
Hoá ra phim xào
xáo lộ liễu “ Pretty Woman” của Mỹ, thay ông nhà giàu bằng một “sao” ca nhạc đi
tới khách sạn 5 sao gặp vợ sắp cưới là
nữ tài tử điện ảnh. Khi chàng nàng sắp
lên giường “ăn cơm trước kẻng” thì
điện thoại di động báo nàng phải đi đóng phim gấp làm anh chồng cáu quá rước
ngay một gái làng chơi về thế chỗ vợ sắp cưới.
Sáng hôm sau đút
túi “một vé” tiền bo, cô cave ra về thì chàng
phát hiện ra mất cái…nhẫn cưới. Nghi cô kia ăn cắp, chàng tức tốc đuổi
theo và thật bất ngờ …chiếc nhẫn vẫn còn trong túi. Từ lúc đó chàng đâm…yêu
nàng , đưa nàng đi mua sắm, giúp nàng bỏ nghề gái gọi làm nghề…gái nhảy.
Trong khi đó cô
vợ chưa cưới quyết “thâm nhập” vào gái làng chơi, cùng ăn, cùng ở, cùng…hành
nghề để có vốn sống đóng vai gái điếm cho sinh động hơn . Sau một thời
gian “nghiệm sinh” quả nhiên vai diễn
của cô thành công lớn. Tiếc thay, khi cô
quay lại tìm chồng sắp cưới thì chàng đã tếch theo cô gái gọi hoàn lương mất
rồi.
Chiếm 90 % khuôn
hình là hình ảnh các em gái trong các loại bộ đồ nghèo vải, trong quán rượu,
trong bể bơi, trong phòng ngủ khách sạn…Giá như phim là do mấy anh “đầu nậu” bỏ
tiền câu khách thì chẳng nói làm gì,
nhưng đây lại là một phim của Nhà nước, được Cục điện ảnh cổ vũ nâng lên hàng “sản phẩm quốc gia” với các tên tuổi
lớn như đạo diễn Lê Hoàng, nhạc sĩ Dương
Thụ, quay phim Lê Hoàng Nam … thì mới thành chuyện.
Ngày 5 tháng 2 ,
báo Tuổi trẻ “bắn phát súng đầu tiên” mở đầu làn sóng ngược la ó bộ phim mà
trước đó họ “lăng xê” không hết lời. Nào “ Gái bia ôm hạng bèo như cô Hoa lại nhảy đẹp như mơ ở một bar lớn như Champa. Tin nổi không
? Một cô cave có giá 100 đô la một đêm (Hoa) lại ngu ngơ,
tưng tửng như một cô nàng nhà quê lần đầu tiên lên thành phố, đi đến đâu cũng
bỡ ngỡ đến mức phải nhảy tưng tưng và hét toáng lên. Tin nổi không? Chàng ca sĩ
lẫy lừng phải lòng cô vũ nữ chỉ qua một đêm vì cô ấy không "ăn cắp"
chiếc nhẫn.Tin nổi không ?”. Nào “tính cách nhân vật dở dở ương ương, anh
chàng đã "hèn nhát" từ chối lòng mình khi các phóng viên phỏng vấn về
người yêu vũ nữ.Nói chung các cô vũ nữ có... mơ cũng khó thấy nổi loại tình ấy
trong đời thường …”. Nào “ Để lấy được tiền tài trợ, đạo diễn không
ngần ngại cho khán giả "ăn" những màn quảng cáo sống
sượng. Chàng - nàng bỗng dưng... múa một màn quảng cáo cho hãng điện thoại. Để
quảng cáo cho một hãng xe hơi, bỗng nhiên... xe của chàng "chạy miệt
mài" trên con đường ngập nước.”
Sau bạn đọc
đến giới chuyên môn lên tiếng.
Nhà biên kịch
Phạm Thuỳ Nhân :
“Gái nhảy 1”dẫn dắt người xem với một thái
độ gần như thích thú đi từ cái nhầy nhụa này sang cái nhầy nhụa khác. Cả bộ
phim là một sự phơi bày, khơi gợi những cảnh mà những ai có sĩ diện đều thấy
xấu hổ khi phải nhìn thấy những hình ảnh tệ hại của nhân phẩm phụ nữ VN. “ Gái
nhảy 2” lại tiếp tục phát triển một lối câu khách bằng việc khai thác cái thế
giới nhớp nhúa, hạ nhục phụ nữ như đã từng diễn ra ở tập 1.”
Ngay đạo diễn Huy Thành, Phó Chủ tịch Hội điện
ảnh Việt nam vốn nổi tiếng “ngậm miệng ăn tiền”, nay cũng phải thốt lên :
”Nội dung “Lọ
lem hè phố” lại bất chấp lô gích thật, tính cách nhân vật thật. Cứ tưởng như thế là ăn khách thì sẽ ăn...
đòn! Thế là đủ rồi đấy! “.
Nhà biên kịch
Nguyễn Mạnh Tuấn thì phát hiện :
” Phim
Lọ lem
hè phố gồm 70% là của Người đàn bà đẹp (Pretty woman) và 30% là của Gái nhảy
1.”
Ông Tiến sĩ nghệ
thuật học Đức Kôn cũng lên tiếng :
” cái gọi là
tình yêu của một thứ nghệ sĩ nhố nhăng hoà trộn trong cái thế giới đĩ điếm bát
nháo (mặc dù chưa là gì cả so với thực tế), được “tái tạo” thông qua một thứ
“nghệ thuật” đầy rẫy sự chắp nối, bịa đặt ấu trĩ, phi lý và vô nghĩa, phản ánh
chỉ để mà phản ánh... Tóm lại là đối đầu một cách công khai với Chân, Thiện,
Mỹ...Những người làm phim, đặc biệt là những “nghệ sĩ tài ba” hẳn là biết rõ
mọi sự nhếch nhác này hơn ai hết (?!) nhưng vẫn cứ nghênh ngang “sống chết mặc
bay, tiền thầy bỏ túi”? .
Tức giận vì
không được chia tiền quảng cáo trong phim, rút cuộc nhà quay phim Phạm Hoàng Nam
cũng thừa nhận :
” Riêng
tôi, trước hết, là một người trong cuộc, tôi không tự hài lòng và cảm thấy có lỗi với
khán giả.”
Thế còn Thượng đế
? Họ bày thái độ bằng thôi không móc tiền túi ra coi nữa.
Vậy đã rõ, “ Gái nhảy và Lọ Lem hè phố” thực sự là
những sản phẩm làm ô nhiễm môi trường văn hoá chẳng khác gì vứt xác gà chết
xuống hồ Hoàn Kiếm. Vậy mà nhà lãnh đạo “bảo vệ môi trường văn hoá” hàng đầu
của Nhà nước là bà Cục phó Nguyễn thị Hồng Ngát lại ngồi xổm lên dư luận, công
khai trả lời báo chí như đinh đóng cột rằng :” Đó là một phim tốt, nội dung
tốt. Cách thể hiện có tính mùi mẫn, hơi cổ tích, xem nhẹ nhàng…”.
Rồi
bà lại lên giọng cán bộ :”Nội dung chẳng phản động, nên chẳng thể cấm nó
được.”
Vậy là bà Cục phó đã “bật mí” chủ trương của
Nhà nước là phàm cái gì “chẳng phản
động” đều không cấm, bất kỳ trơ tráo, đồi truỵ cỡ nào cũng OK, miễn không “đụng
tới ghế” của Đảng là được. Cục điện ảnh xưa nay vẫn nổi tiếng khắt khe , khó
tính trong kiểm duyệt chẳng khác gì bà mẹ chồng của giới điện ảnh , vậy sao bà
Cục phó lại hết mình bảo vệ một bộ phim đồi truỵ vậy ?
Nguyên ông Thảnh, nhân viên phát hành phim
Sàigòn nay nhảy tót lên ghế Cục trưởng , hai năm rồi đã cài được đàn em là “đầu
nậu” Thái Hoà về làm Phó Giám đốc Hãng phim Giải phóng. Để hốt bạc, các sếp hùn
tiền cho tay chân làm phim câu khách. Bởi thế họ mới trao Huy chương vàng , đưa
đi Liên hoan phim Quốc tế “Gái nhảy 1” và ra sức tôn vinh “Gái nhảy 2 “ khi nó
còn chưa…bấm máy .
Bà Cục phó Hồng
Ngát hăng hái xắn váy lội ngược dư luận chẳng qua cũng để bảo vệ cái … túi tiền mà thôi. Ngày 7
tháng 2 vừa rồi Hãng phim Giải Phóng…”chân phụ nữ” lại bấm máy một phim mới có
cái tựa rất hốt bạc : “ Những cô gái chân dài” với hàng loạt vai diễn do
chính người mẫu ngoài đời thật đóng vai: Anh Thư, Yến Ngọc, Ngọc Nga, Xuân Lan,
Thanh Hằng, Tống Bạch Thủy….
Đây quả là một
tín hiệu đáng mừng cho cả các nhà thơ “Mở miệng “ “ Mưa móc l…dân tộc” nữa, một ngày
nào đó, thơ “ sinh dục ” xuất hiện trên trang nhất báo Văn Nghệ là chuyện nằm
trong tầm…túi của các quý vị.
NT
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/chuyen-xua-nay-moi-noi-ky-107-gai.html
Bàn ra tán vào (0)
“ Gái nhảy”…nhảy lên phim ! - Nhật Tuấn
À ra thế , nhưng nếu ông Bill Gates không chết thì chắc tôi …chết. May quá, mới coi được nửa phim tôi đã vội chuyển kênh ti vi coi phim… Hàn Quốc cho vơi nỗi buồn điện ảnh.
Sau Tết, một anh bạn phê bình điện ảnh gọi cho tôi :
” Nghe tin Bill Gates mới chết chưa ?”.
Tôi la hoảng :”
Chết khi nào? Sao lại chết ?”.
Anh bạn cười rinh rích :
” Ông ấy tự tử
chết ngay sau khi …xem phim “ Thời vi
tính “”.
À ra thế , nhưng
nếu ông Bill Gates không chết thì chắc tôi …chết. May quá, mới coi được nửa
phim tôi đã vội chuyển kênh ti vi coi phim… Hàn Quốc cho vơi nỗi buồn điện ảnh.
“ Thời vi tính”
kể về một “ông ngoại miệt vườn” có con trai làm Giám đốc trên phố. Để liên lạc
thông suốt, ông Giám đốc cho chở về quê một cái máy vi tính. Thế là từ đó, “ông
ngoại” ngày nào cũng nhận được “meo meo” thăm hỏi của con trai. Bỗng một hôm
“ông ngoại “ phát hiện ra rằng thằng con nó xỏ mình, nó tặng vi tính để khỏi về
quê thăm ông. Thế là ông nổi giận đùng đùng đòi đập bể cái máy “ đánh chữ điện” ( tức máy vi tính). May thay chưa kịp đập thì
cô Út trong nhà nhờ nó mà lên mạng kiếm được…chồng. Thế là “ ông ngoại” đổi
giận làm vui, thôi không đòi đập máy nữa. Chuyện xoay qua xoay lại có mỗi cái
nỗi giận của “ông ngoại” ẩm ương mà đại
ngôn thành “Thời vi tính” thì không khéo ông Bill Gates có coi cũng đến phải
bán cái hãng Microsoft của ông đi thật.
Thế rồi lại thấy
báo chí đưa tin ì xèo phim “Lọ Lem đường
phố” tức “Gái nhảy 2” đang kéo mọi người ùn ùn tới rạp chỉ
trong dịp tết đã thu về 5 tỉ đồng, sơ sơ
đã lãi gần 4 tỉ. Thôi thế cũng mừng, ngày xưa, nhân vật trung tâm của điện ảnh
Việt Nam
là người chiến sĩ cách mạng, coi mãi cũng chán, nay “chị em ta” trở thành “nhân
vật thời đại” thì càng chứng tỏ Nhà nước ta cởi mở chứ sao ?
Lạ thay, khác hẳn với báo chí đưa tin, mới
ngoài mồng Mười Tết lấy vé vào coi “Gái
nhảy 2” ở rạp Cầu Bông thấy vắng như chùa bà Đanh. Dưới nhà tịnh không một
bóng người, trên gác vẻn vẹn có chừng hơn chục cặp trai gái cười nói ngả ngớn, “xem nhau” nhiều hơn “xem phim”. Thôi cũng dành ngồi lại coi
kẻo phí 25 ngàn.
Hoá ra phim xào
xáo lộ liễu “ Pretty Woman” của Mỹ, thay ông nhà giàu bằng một “sao” ca nhạc đi
tới khách sạn 5 sao gặp vợ sắp cưới là
nữ tài tử điện ảnh. Khi chàng nàng sắp
lên giường “ăn cơm trước kẻng” thì
điện thoại di động báo nàng phải đi đóng phim gấp làm anh chồng cáu quá rước
ngay một gái làng chơi về thế chỗ vợ sắp cưới.
Sáng hôm sau đút
túi “một vé” tiền bo, cô cave ra về thì chàng
phát hiện ra mất cái…nhẫn cưới. Nghi cô kia ăn cắp, chàng tức tốc đuổi
theo và thật bất ngờ …chiếc nhẫn vẫn còn trong túi. Từ lúc đó chàng đâm…yêu
nàng , đưa nàng đi mua sắm, giúp nàng bỏ nghề gái gọi làm nghề…gái nhảy.
Trong khi đó cô
vợ chưa cưới quyết “thâm nhập” vào gái làng chơi, cùng ăn, cùng ở, cùng…hành
nghề để có vốn sống đóng vai gái điếm cho sinh động hơn . Sau một thời
gian “nghiệm sinh” quả nhiên vai diễn
của cô thành công lớn. Tiếc thay, khi cô
quay lại tìm chồng sắp cưới thì chàng đã tếch theo cô gái gọi hoàn lương mất
rồi.
Chiếm 90 % khuôn
hình là hình ảnh các em gái trong các loại bộ đồ nghèo vải, trong quán rượu,
trong bể bơi, trong phòng ngủ khách sạn…Giá như phim là do mấy anh “đầu nậu” bỏ
tiền câu khách thì chẳng nói làm gì,
nhưng đây lại là một phim của Nhà nước, được Cục điện ảnh cổ vũ nâng lên hàng “sản phẩm quốc gia” với các tên tuổi
lớn như đạo diễn Lê Hoàng, nhạc sĩ Dương
Thụ, quay phim Lê Hoàng Nam … thì mới thành chuyện.
Ngày 5 tháng 2 ,
báo Tuổi trẻ “bắn phát súng đầu tiên” mở đầu làn sóng ngược la ó bộ phim mà
trước đó họ “lăng xê” không hết lời. Nào “ Gái bia ôm hạng bèo như cô Hoa lại nhảy đẹp như mơ ở một bar lớn như Champa. Tin nổi không
? Một cô cave có giá 100 đô la một đêm (Hoa) lại ngu ngơ,
tưng tửng như một cô nàng nhà quê lần đầu tiên lên thành phố, đi đến đâu cũng
bỡ ngỡ đến mức phải nhảy tưng tưng và hét toáng lên. Tin nổi không? Chàng ca sĩ
lẫy lừng phải lòng cô vũ nữ chỉ qua một đêm vì cô ấy không "ăn cắp"
chiếc nhẫn.Tin nổi không ?”. Nào “tính cách nhân vật dở dở ương ương, anh
chàng đã "hèn nhát" từ chối lòng mình khi các phóng viên phỏng vấn về
người yêu vũ nữ.Nói chung các cô vũ nữ có... mơ cũng khó thấy nổi loại tình ấy
trong đời thường …”. Nào “ Để lấy được tiền tài trợ, đạo diễn không
ngần ngại cho khán giả "ăn" những màn quảng cáo sống
sượng. Chàng - nàng bỗng dưng... múa một màn quảng cáo cho hãng điện thoại. Để
quảng cáo cho một hãng xe hơi, bỗng nhiên... xe của chàng "chạy miệt
mài" trên con đường ngập nước.”
Sau bạn đọc
đến giới chuyên môn lên tiếng.
Nhà biên kịch
Phạm Thuỳ Nhân :
“Gái nhảy 1”dẫn dắt người xem với một thái
độ gần như thích thú đi từ cái nhầy nhụa này sang cái nhầy nhụa khác. Cả bộ
phim là một sự phơi bày, khơi gợi những cảnh mà những ai có sĩ diện đều thấy
xấu hổ khi phải nhìn thấy những hình ảnh tệ hại của nhân phẩm phụ nữ VN. “ Gái
nhảy 2” lại tiếp tục phát triển một lối câu khách bằng việc khai thác cái thế
giới nhớp nhúa, hạ nhục phụ nữ như đã từng diễn ra ở tập 1.”
Ngay đạo diễn Huy Thành, Phó Chủ tịch Hội điện
ảnh Việt nam vốn nổi tiếng “ngậm miệng ăn tiền”, nay cũng phải thốt lên :
”Nội dung “Lọ
lem hè phố” lại bất chấp lô gích thật, tính cách nhân vật thật. Cứ tưởng như thế là ăn khách thì sẽ ăn...
đòn! Thế là đủ rồi đấy! “.
Nhà biên kịch
Nguyễn Mạnh Tuấn thì phát hiện :
” Phim
Lọ lem
hè phố gồm 70% là của Người đàn bà đẹp (Pretty woman) và 30% là của Gái nhảy
1.”
Ông Tiến sĩ nghệ
thuật học Đức Kôn cũng lên tiếng :
” cái gọi là
tình yêu của một thứ nghệ sĩ nhố nhăng hoà trộn trong cái thế giới đĩ điếm bát
nháo (mặc dù chưa là gì cả so với thực tế), được “tái tạo” thông qua một thứ
“nghệ thuật” đầy rẫy sự chắp nối, bịa đặt ấu trĩ, phi lý và vô nghĩa, phản ánh
chỉ để mà phản ánh... Tóm lại là đối đầu một cách công khai với Chân, Thiện,
Mỹ...Những người làm phim, đặc biệt là những “nghệ sĩ tài ba” hẳn là biết rõ
mọi sự nhếch nhác này hơn ai hết (?!) nhưng vẫn cứ nghênh ngang “sống chết mặc
bay, tiền thầy bỏ túi”? .
Tức giận vì
không được chia tiền quảng cáo trong phim, rút cuộc nhà quay phim Phạm Hoàng Nam
cũng thừa nhận :
” Riêng
tôi, trước hết, là một người trong cuộc, tôi không tự hài lòng và cảm thấy có lỗi với
khán giả.”
Thế còn Thượng đế
? Họ bày thái độ bằng thôi không móc tiền túi ra coi nữa.
Vậy đã rõ, “ Gái nhảy và Lọ Lem hè phố” thực sự là
những sản phẩm làm ô nhiễm môi trường văn hoá chẳng khác gì vứt xác gà chết
xuống hồ Hoàn Kiếm. Vậy mà nhà lãnh đạo “bảo vệ môi trường văn hoá” hàng đầu
của Nhà nước là bà Cục phó Nguyễn thị Hồng Ngát lại ngồi xổm lên dư luận, công
khai trả lời báo chí như đinh đóng cột rằng :” Đó là một phim tốt, nội dung
tốt. Cách thể hiện có tính mùi mẫn, hơi cổ tích, xem nhẹ nhàng…”.
Rồi
bà lại lên giọng cán bộ :”Nội dung chẳng phản động, nên chẳng thể cấm nó
được.”
Vậy là bà Cục phó đã “bật mí” chủ trương của
Nhà nước là phàm cái gì “chẳng phản
động” đều không cấm, bất kỳ trơ tráo, đồi truỵ cỡ nào cũng OK, miễn không “đụng
tới ghế” của Đảng là được. Cục điện ảnh xưa nay vẫn nổi tiếng khắt khe , khó
tính trong kiểm duyệt chẳng khác gì bà mẹ chồng của giới điện ảnh , vậy sao bà
Cục phó lại hết mình bảo vệ một bộ phim đồi truỵ vậy ?
Nguyên ông Thảnh, nhân viên phát hành phim
Sàigòn nay nhảy tót lên ghế Cục trưởng , hai năm rồi đã cài được đàn em là “đầu
nậu” Thái Hoà về làm Phó Giám đốc Hãng phim Giải phóng. Để hốt bạc, các sếp hùn
tiền cho tay chân làm phim câu khách. Bởi thế họ mới trao Huy chương vàng , đưa
đi Liên hoan phim Quốc tế “Gái nhảy 1” và ra sức tôn vinh “Gái nhảy 2 “ khi nó
còn chưa…bấm máy .
Bà Cục phó Hồng
Ngát hăng hái xắn váy lội ngược dư luận chẳng qua cũng để bảo vệ cái … túi tiền mà thôi. Ngày 7
tháng 2 vừa rồi Hãng phim Giải Phóng…”chân phụ nữ” lại bấm máy một phim mới có
cái tựa rất hốt bạc : “ Những cô gái chân dài” với hàng loạt vai diễn do
chính người mẫu ngoài đời thật đóng vai: Anh Thư, Yến Ngọc, Ngọc Nga, Xuân Lan,
Thanh Hằng, Tống Bạch Thủy….
Đây quả là một
tín hiệu đáng mừng cho cả các nhà thơ “Mở miệng “ “ Mưa móc l…dân tộc” nữa, một ngày
nào đó, thơ “ sinh dục ” xuất hiện trên trang nhất báo Văn Nghệ là chuyện nằm
trong tầm…túi của các quý vị.
NT
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/chuyen-xua-nay-moi-noi-ky-107-gai.html