Kinh Đời

“Biết đủ” là một loại phúc

Tục ngữ cổ có câu: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một người nếu không biết đủ thì ngay cả khi có một khối tài sản khổng lồ họ vẫn cảm thấy thiếu

Tục ngữ cổ có câu: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một người nếu không biết đủ thì ngay cả khi có một khối tài sản khổng lồ họ vẫn cảm thấy thiếu. Lão Tử lại viết: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”, nghĩa là người biết đủ thì sẽ vĩnh viễn không thấy thiếu thứ gì.

tham
Hình minh họa: Qua archive.nyafuu.org

Ngày ba bữa cháo loãng chính là hưởng phúc…

Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều người nhìn vị tiên sinh này thường cho rằng ông không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối.

Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!” Bởi vậy mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một tình cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi góc nhìn, thay đổi cái tâm của mình thì tình cảnh cũng tự nhiên thay đổi.

Biết đủ chính là quý trọng hết thảy những gì đang có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Cách tránh được tai họa chính là coi trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

Cho nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được biết đủ khiến niềm hạnh phúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng bị lầm đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.

tham
(Hình minh họa: Qua mychistory.com)

Cổ nhân coi thế nào là “đủ”, thế nào là “tham”?

Chữ Hán là một loại chữ tượng hình, tức là thông qua hình tượng mà người ta có thể đoán được ý nghĩa của nó. Trong tiếng Hán, chữ Dụ (Đầy đủ, dư dật: “裕”) và Dục (Tham muốn: “欲”) là hai chữ đồng âm và có cấu tạo gần giống nhau. Nhưng hàm nghĩa và ý nghĩa của chúng lại trái ngược nhau.

Trải qua những năm tháng lịch sử, chúng ta biết rằng, Trung Hoa cổ đại là đất nước nông nghiệp. Tổ tiên của người Trung Hoa thông qua trồng trọt cày cấy mà có cái ăn cái mặc. Cũng bởi vì thế mà người Trung Hoa xưa rất quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết. Nên ở khắp mọi nơi, người ta đều tổ chức lễ hội tế lễ Thần linh. Họ làm như vậy là mong được mưa thuận gió hòa, mong được có mùa màng bội thu.

Người cổ xưa sống đạm bạc nhưng lại vô cùng vui vẻ và thư thái. Họ cho rằng cuộc sống như vậy đã là giàu có, dư dật. Bởi vậy, ngay từ chữ dư dật, đầy đủ “Dụ” (“裕”) đã nói lên tất cả ý nghĩa “như thế nào là dư dật và sung túc?

Chữ “Dụ” (đầy đủ, dư dật: “裕”) do chữ  “Y” (y phục, quần áo: “衣”) kết hợp với chữ “Cốc” (Ngũ cốc, lúa gạo “谷”). Nhìn vào chữ ấy có thể thấy, người xưa quan niệm rằng, chỉ cần có quần áo mặc và có lương thực để ăn thì đã là dư dật và sung túc rồi. Ăn no mặc ấm thì liền cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nên phải cảm ơn ân đức của Thần linh. Điều này cũng giống với đạo lý mà người xưa thường nói: “Thấy đủ thường vui!”

tham
(Hình minh họa: Qua pinterest.com)

Nhìn một chút về cuộc sống của con người ngày nay có thể thấy, việc ăn no mặc ấm đã sớm đạt được rồi. Rất nhiều người không chỉ còn là “ăn no mặc ấm” mà còn có điều kiện “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng như thế vẫn chưa thỏa mãn được dục vọng của con người. Vì vậy mà con người vẫn cảm luôn thấy không vui. Đây hết thảy đều là do chữ “Dục” mà thành.

Từ chữ “Dục” (tham muốn:“欲”) có thể thấy rõ ý nghĩa này. Chữ “Dục” (“欲”) là do chữ “Cốc” (ngũ cốc, lúa gạo “谷”) kết hợp với chữ “Khiếm” (thiếu, không đủ: “欠”) tạo thành. Điều đó ngụ ý rằng, dù đã có đủ thực phẩm để ăn no rồi nhưng vẫn còn cảm thấy thiếu thốn thì đó chính là không biết đủ, tham muốn nhiều hơn nữa.

Kỳ thực, dục vọng của con người là vô cùng vô tận. Nếu một người không học được biết đủ, không tu tỉnh lại bản thân, chỉ mải chạy theo dục vọng thì sẽ có ngày mất mạng. Đúng như người xưa giảng: “Thấy đủ thường vui, tham muốn quá nhiều thì mất mạng!”

An Hòa (biên dịch và t/h)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Biết đủ” là một loại phúc

Tục ngữ cổ có câu: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một người nếu không biết đủ thì ngay cả khi có một khối tài sản khổng lồ họ vẫn cảm thấy thiếu

Tục ngữ cổ có câu: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một người nếu không biết đủ thì ngay cả khi có một khối tài sản khổng lồ họ vẫn cảm thấy thiếu. Lão Tử lại viết: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”, nghĩa là người biết đủ thì sẽ vĩnh viễn không thấy thiếu thứ gì.

tham
Hình minh họa: Qua archive.nyafuu.org

Ngày ba bữa cháo loãng chính là hưởng phúc…

Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều người nhìn vị tiên sinh này thường cho rằng ông không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối.

Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!” Bởi vậy mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một tình cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi góc nhìn, thay đổi cái tâm của mình thì tình cảnh cũng tự nhiên thay đổi.

Biết đủ chính là quý trọng hết thảy những gì đang có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Cách tránh được tai họa chính là coi trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

Cho nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được biết đủ khiến niềm hạnh phúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng bị lầm đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.

tham
(Hình minh họa: Qua mychistory.com)

Cổ nhân coi thế nào là “đủ”, thế nào là “tham”?

Chữ Hán là một loại chữ tượng hình, tức là thông qua hình tượng mà người ta có thể đoán được ý nghĩa của nó. Trong tiếng Hán, chữ Dụ (Đầy đủ, dư dật: “裕”) và Dục (Tham muốn: “欲”) là hai chữ đồng âm và có cấu tạo gần giống nhau. Nhưng hàm nghĩa và ý nghĩa của chúng lại trái ngược nhau.

Trải qua những năm tháng lịch sử, chúng ta biết rằng, Trung Hoa cổ đại là đất nước nông nghiệp. Tổ tiên của người Trung Hoa thông qua trồng trọt cày cấy mà có cái ăn cái mặc. Cũng bởi vì thế mà người Trung Hoa xưa rất quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết. Nên ở khắp mọi nơi, người ta đều tổ chức lễ hội tế lễ Thần linh. Họ làm như vậy là mong được mưa thuận gió hòa, mong được có mùa màng bội thu.

Người cổ xưa sống đạm bạc nhưng lại vô cùng vui vẻ và thư thái. Họ cho rằng cuộc sống như vậy đã là giàu có, dư dật. Bởi vậy, ngay từ chữ dư dật, đầy đủ “Dụ” (“裕”) đã nói lên tất cả ý nghĩa “như thế nào là dư dật và sung túc?

Chữ “Dụ” (đầy đủ, dư dật: “裕”) do chữ  “Y” (y phục, quần áo: “衣”) kết hợp với chữ “Cốc” (Ngũ cốc, lúa gạo “谷”). Nhìn vào chữ ấy có thể thấy, người xưa quan niệm rằng, chỉ cần có quần áo mặc và có lương thực để ăn thì đã là dư dật và sung túc rồi. Ăn no mặc ấm thì liền cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nên phải cảm ơn ân đức của Thần linh. Điều này cũng giống với đạo lý mà người xưa thường nói: “Thấy đủ thường vui!”

tham
(Hình minh họa: Qua pinterest.com)

Nhìn một chút về cuộc sống của con người ngày nay có thể thấy, việc ăn no mặc ấm đã sớm đạt được rồi. Rất nhiều người không chỉ còn là “ăn no mặc ấm” mà còn có điều kiện “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng như thế vẫn chưa thỏa mãn được dục vọng của con người. Vì vậy mà con người vẫn cảm luôn thấy không vui. Đây hết thảy đều là do chữ “Dục” mà thành.

Từ chữ “Dục” (tham muốn:“欲”) có thể thấy rõ ý nghĩa này. Chữ “Dục” (“欲”) là do chữ “Cốc” (ngũ cốc, lúa gạo “谷”) kết hợp với chữ “Khiếm” (thiếu, không đủ: “欠”) tạo thành. Điều đó ngụ ý rằng, dù đã có đủ thực phẩm để ăn no rồi nhưng vẫn còn cảm thấy thiếu thốn thì đó chính là không biết đủ, tham muốn nhiều hơn nữa.

Kỳ thực, dục vọng của con người là vô cùng vô tận. Nếu một người không học được biết đủ, không tu tỉnh lại bản thân, chỉ mải chạy theo dục vọng thì sẽ có ngày mất mạng. Đúng như người xưa giảng: “Thấy đủ thường vui, tham muốn quá nhiều thì mất mạng!”

An Hòa (biên dịch và t/h)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm