Tham Khảo
“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ
Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016
Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh
Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay.
Sự phản đối của người Mỹ về Đại chiến lược hiện tại không có gì ngạc nhiên, trong bối cảnh nó đã gây ra rất nhiều vấn đề trong một phần tư thế kỷ qua. Ở châu Á, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên đang mở rộng kho vũ khí nguyên tử, Trung Quốc đang thách thức nguyên trạng ở vùng biển thuộc khu vực. Tại châu Âu, Nga đã sáp nhập Crimea, quan hệ Nga-Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Lính Mỹ vẫn phải chiến đấu ở Afghanistan và Iraq mà chưa hề có triển vọng thắng lợi. Tuy phần lớn lãnh đạo đã bị tiêu diệt, Al Qaeda vẫn tiếp tục di căn ra khắp khu vực. Thế giới Ả rập rơi vào rối loạn – phần lớn là do quyết định thay đổi chế độ Iraq và Libya của Mỹ cũng như những cố gắng ít ỏi của nước này để làm điều tương tự tại Syria – và nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang trỗi dậy. Các cố gắng thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine của Mỹ liên tục thất bại, khiến một giải pháp hai Nhà nước ngày càng xa vời hơn bao giờ hết. Trong khi đó, dân chủ đang thoái lui trên khắp thế giới, việc lạm dụng tra tấn, ám sát mục tiêu và các biện pháp gây quan ngại đạo đức khác đang làm xấu đi hình ảnh về người bảo vệ nhân quyền và luật pháp quốc tế của Mỹ.
Hoa Kỳ không phải là kẻ chịu trách nhiệm duy nhất, nhưng dù sao thì Mỹ cũng can dự vào tất cả các vấn đề nêu trên. Do đó rút lui là hệ quả tự nhiên của Đại chiến lược sai lầm hướng đến Bá quyền Tự do [liberal hegemony] mà cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều theo đuổi trong nhiều năm qua. Đại chiến lược trên nhấn mạnh rằng Mỹ không chỉ sử dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn để thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên thể chế quốc tế, chính phủ dân chủ đại diện, thị trường tự do và tôn trọng nhân quyền. Với tư cách “quốc gia không thể thiếu” [the indispensable nation], Hoa Kỳ có quyền, trách nhiệm và sự khôn ngoan để quản trị các vấn đề chính trị địa phương ở mọi khu vực trên thế giới. Về bản chất, Bá quyền Tự do là một chính sách xét lại [revisionist]: thay vì kêu gọi duy trì cân bằng quyền lực ở những khu vực trọng yếu, chiến lược này khiến Mỹ can thiệp để bảo vệ dân chủ và nhân quyền bất cứ đâu và bất cứ lúc nào hai giá trị này bị đe dọa.
Có một cách khác tốt hơn. Bằng cách theo đuổi chiến lược “Cân bằng Khơi xa” [offshore balancing], Washington nên bỏ qua những cố gắng thay đổi các xã hội xa lạ và tập trung vào vấn đề chính yếu: duy trì sự thống trị của Mỹ ở Tây Bán cầu và ngăn chặn bất cứ bá quyền khu vực nào nổi lên ở châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh Ba Tư. Thay vì đóng vai “sen đầm thế giới”, Hoa Kỳ nên khuyến khích các nước khác kiềm chế những quyền lực mới nổi tại khu vực của mình và chỉ can thiệp khi cần thiết. Điều này không có nghĩa là từ bỏ vị thế siêu cường duy nhất hay rút lui về “pháo đài châu Mỹ”. Mà, bằng cách sử dụng khéo léo các nguồn lực, chiến lược Cân bằng Khơi xa sẽ giúp duy trì ưu thế của Mỹ trong tương lai lâu dài và bảo vệ tự do ở trong nước.
Xác định đúng mục tiêu
Hoa Kỳ là siêu cường may mắn nhất trong lịch sử hiện đại. Các quốc gia hàng đầu khác đã từng phải sống với kẻ thù nguy hiểm ngay trong sân nhà mình – thậm chí một đảo quốc như Vương quốc Anh cũng đã phải đối mặt với nguy cơ kẻ thù xâm lược vượt qua Eo biển Manche một vài lần trong lịch sử – nhưng trong hơn hai thế kỷ, Mỹ không phải đối mặt với mối đe dọa tương tự. Ngay cả các cường quốc ở xa cũng không gây nguy hiểm gì lớn vì có hai đại dương khổng lồ ngăn cách Mỹ với thế giới. Như Jean-Jules Jusserand, Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ từ 1902 đến 1924, đã nói: “Ở phía Bắc, Mỹ có một láng giềng yếu; ở phía Nam là một láng giềng yếu khác; ở phía Đông, là cá, và phía Tây, lại là cá”. Thêm nữa, Hoa Kỳ còn sở hữu đất đai rộng lớn và nhiều tài nguyên thiên nhiên, cùng với một dân số đông và năng động, vốn cho phép nước này xây dựng được sức mạnh kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới. Mỹ còn có hàng nghìn vũ khí hạt nhân, khiến một cuộc tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ rất khó xảy ra.
Món quà địa chính trị này cho phép Mỹ có biên độ an toàn lớn hơn để phạm sai lầm; thật vậy, chỉ một quốc gia an toàn như nước Mỹ mới có thể có cái tham vọng lớn lao là biến đổi thế giới theo ý của mình. Nhưng món quà đó còn cho phép nước Mỹ vẫn giữ vững sức mạnh và an ninh mà không cần theo đuổi một Đại chiến lược đắt đỏ và bành trướng. Chiến lược Cân bằng Khơi xa cho phép điều đó. Bận tâm chính của chiến lược này là khiến cho Hoa Kỳ có sức mạnh nhiều nhất có thể – lý tưởng nhất là quốc gia thống trị toàn cầu. Suy cho cùng, điều này có nghĩa là giữ vững bá quyền ở Tây Bán cầu.
Nhưng khác với chủ nghĩa biệt lập, chiến lược Cân bằng Khơi xa tin rằng có nhiều khu vực bên ngoài Tây Bán cầu đáng để người Mỹ đổ máu và tài lực để bảo vệ. Ngày nay, có ba khu vực có tầm quan trọng với Mỹ: châu Âu, Đông Bắc Á và Vịnh Ba Tư. Hai khu vực đầu tiên là trung tâm của các cường quốc công nghiệp và siêu cường thế giới khác, còn khu vực thứ ba sản xuất khoảng 30% dầu mỏ thế giới.
Ở châu Âu và Đông Bắc Á, mối bận tâm chủ yếu là sự nổi lên của một bá quyền thống trị cả khu vực, giống như cách Hoa Kỳ thống trị Tây Bán cầu. Một quốc gia như thế sẽ có đầy đủ nguồn lực kinh tế, năng lực phát triển vũ khí tinh vi hiện đại, tiềm năng triển khai sức mạnh trên toàn cầu, và có thể đủ tiềm lực vượt Mỹ trong một cuộc chạy đua vũ trang. Một quốc gia như vậy thậm chí có thể liên minh với các nước Tây Bán cầu và can thiệp vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Do đó, mục tiêu chính của Mỹ ở châu Âu và Đông Bắc Á nên là duy trì một cân bằng quyền lực khu vực sao cho quốc gia mạnh nhất mỗi khu vực – hiện nay là Nga và Trung Quốc – phải bận tâm với các láng giềng của mình mà không thể dòm ngó sang Tây Bán cầu. Tại Vùng Vịnh, Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn sự nổi lên của một bá quyền có thể can thiệp vào dòng chảy dầu mỏ từ khu vực này ra bên ngoài, qua đó có thể gây nguy hại cho kinh tế thế giới và sự thịnh vượng của Mỹ.
Cân bằng Khơi xa là một Đại chiến lược có bản chất hiện thực, với các mục tiêu giới hạn. Thúc đẩy hòa bình, tuy đáng ao ước, không nằm trong số đó. Điều này không có nghĩa là Washington nên chào đón xung đột ở mọi nơi trên thế giới, hay rằng Mỹ không nên sử dụng công cụ ngoại giao hay kinh tế để ngăn chặn chiến tranh, mà có nghĩa là Washington không nên sử dụng sức mạnh quân sự chỉ với mục đích nói trên. Cân bằng Khơi xa cũng không có mục tiêu ngăn chặn diệt chủng, giống như những gì đã xảy ra ở Rwanda năm 1994. Chiến lược này không loại trừ các mục tiêu trên, với điều kiện rõ ràng là cần thiết, sứ mệnh là khả thi, và các nhà hoạch định tin rằng can thiệp không khiến vấn đề trở nên xấu hơn.
Chiến lược vận hành như thế nào?
Với chiến lược Cân bằng Khơi xa, Hoa Kỳ cần điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự dựa trên phân bổ quyền lực ở ba khu vực trọng yếu trên. Nếu như không có một bá quyền nào có khả năng nổi lên ở châu Âu, Đông Bắc Á hay vùng Vịnh, thì không có lý do gì để triển khai lực lượng mặt đất và không quân ở đây cùng một lực lượng quân sự lớn trong nước. Và do phải mất nhiều năm để một quốc gia tập trung đủ sức mạnh nhằm thống trị khu vực, Washington sẽ có đủ thời gian đối phó.
Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ cần biến các lực lượng của khu vực thành đội quân trực tiếp duy trì cân bằng sức mạnh với quốc gia láng giềng đang nổi lên thành bá quyền khu vực. Ngay cả khi Washington có thể hỗ trợ đồng minh và can thiệp khi họ có nguy cơ bị đánh bại, Mỹ vẫn không nên triển khai một lực lượng quá lớn ra bên ngoài. Có thể vẫn hợp lý khi duy trì bố trí một vài nguồn lực ở hải ngoại như một số tiểu đoàn, cơ sở tình báo, vũ khí và trang thiết bị hậu cần, nhưng nói chung, Mỹ nên chuyển giao nhiệm vụ cho các cường quốc khu vực, những nước vốn có lợi ích lớn hơn trong việc ngăn chặn bất cứ một bá quyền nào nổi lên thống trị khu vực.
Nếu các cường quốc khu vực không thể làm như vậy, Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ và triển khai lực lượng đủ để đẩy cán cân quyền lực khu vực nghiêng về phía đồng minh. Thỉnh thoảng điều đó có nghĩa là triển khai quân trước khi chiến tranh nổ ra. Chẳng hạn, trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ duy trì số lượng lớn lục quân và không quân tại châu Âu do tin rằng các nước Tây Âu không thể ngăn chặn được Liên Xô. Vào lúc khác, Hoa Kỳ có thể đợi cho đến khi một bên tham chiến có vẻ sẽ giành được thắng lợi và trở thành bá quyền khu vực rồi mới can dự. Đó là trường hợp trong hai cuộc Thế chiến: Mỹ chỉ tham chiến sau khi Đức có nhiều khả năng chinh phục cả châu Âu.
Về bản chất, mục tiêu chính là “ở khơi xa” càng lâu càng tốt [không can thiệp], trong khi vẫn chấp nhận rằng đôi lúc cần phải “cập bờ” [can thiệp]. Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, Mỹ vẫn cần bảo đảm rằng đồng minh phải nỗ lực hết sức và Mỹ phải rút quân ngay khi có thể.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa có nhiều công dụng. Bằng cách giới hạn các khu vực mà Mỹ có cam kết quân sự và khiến nước khác phải tận lực, chiến lược này làm giảm nguồn lực dành cho quốc phòng, cho phép đầu tư nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn ở trong nước, và do đó làm giảm khó khăn nghèo đói cho người dân Hoa Kỳ. Hiện nay, đồng minh đang lợi dụng lá chắn bảo vệ của Mỹ, một vấn đề chỉ nổi lên từ sau Chiến tranh Lạnh. Đối với NATO, chẳng hạn, nước Mỹ chiếm 46% tổng GDP của cả khối nhưng đóng góp tới 75% chi phí quân sự của khối. Nhà khoa học chính trị Barry Posen đã từng châm biến: “Đó là trợ cấp cho người giàu”.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa còn làm giảm nguy cơ khủng bố. Bá quyền Tự do khiến Mỹ cam kết phổ biến dân chủ đến tận những nơi xa lạ, có nghĩa rằng cần phải có lực lượng quân sự chiếm đóng đi cùng và phải luôn can thiệp vào các dàn xếp chính trị của địa phương. Những nỗi lực này chắc chắn gây ra sự phẫn nộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc, và vì đối phương quá yếu để đối đầu trực diện với Hoa Kỳ, có thể họ sẽ áp dụng chủ nghĩa khủng bố. (Cần nhắc lại rằng Osama bin Laden có động lực theo chủ nghĩa khủng bố một phần lớn do sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quê nhà, Ả rập Saudi). Bên cạnh việc khơi mào chủ nghĩa khủng bố, Bá quyền Tự do còn khiến hành vi khủng bố dễ dàng hơn: thi hành biện pháp thay đổi chế độ để truyền bá giá trị Mỹ sẽ phá hủy các thể chế địa phương và tạo ra những khu vực vô chính phủ để những kẻ cực đoan phát triển.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa làm giảm vấn đề này thông qua việc ngăn chặn động lực xã hội của chủ nghĩa khủng bố và hạn chế thấp nhất sự can thiệp quân sự của Mỹ. Quân đội Hoa Kỳ chỉ đồn trú trên lãnh thổ nước ngoài khi nào quốc gia đó nằm trong một khu vực trọng yếu và đang bị đe dọa bởi một bá quyền đang nổi lên. Trong trường hợp này, đối với nạn nhân Mỹ sẽ là người cứu rỗi thay vì kẻ xâm lược. Sau khi mối đe dọa bị loại trừ, chúng ta nên rút quân đội về nước thay vì ở lại để can thiệp vào chính trị địa phương. Bằng cách tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác, chiến lược Cân bằng Khơi xa ít có khả năng thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố chống Mỹ hơn.
Dẫn chứng lịch sử
Cân bằng Khơi xa ngày nay có thể bị xem là một chiến lược cực đoan, nhưng đây lại là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua nhiều thập kỷ và đã mang lại nhiều lợi ích. Trong thế kỷ 19, Mỹ đã tập trung bành trướng khắp Bắc Mỹ, kiến tạo một quốc gia hùng mạnh và thiết lập bá quyền ở Tây Bán cầu. Sau khi đạt được các mục tiêu này vào cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến việc duy trì cân bằng quyền lực ở châu Âu và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nước này vẫn để các cường quốc khu vực tự cân bằng lẫn nhau, chỉ can thiệp quân sự khi cân bằng bị phá vỡ, như hai cuộc Thế chiến đã cho chúng ta thấy.
Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc can dự vào châu Âu và Đông Bắc Á, do đồng minh tại đây không thể tự mình kiềm chế Liên Xô. Vì vậy, Washington đã củng cố các liên minh và đồn trú quân đội ở cả hai khu vực, nước này cũng đã tham gia chiến tranh Triều Tiên để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, tại Vịnh Ba Tư, Mỹ lựa chọn “ở khơi xa”, để cho Anh đi đầu trong việc ngăn chặn bất cứ quốc gia nào nổi lên kiểm soát khu vực nhiều dầu mỏ này. Sau khi người Anh tuyên bố rút khỏi Vùng Vịnh vào năm 1968, Mỹ quay sang nhà vua Iran [shah of Iran] và vương triều Ả Rập Saudi. Khi vương quyền Iran sụp đổ năm 1979, chính quyền Carter bắt đầu xây dựng Lực lượng Triển khai nhanh [the Rapid Deployment Force], một lực lượng can thiệp có nhiệm vụ ngăn chặn Iran hay Liên Xô kiểm soát khu vực. Chính quyền Reagan đứng về phía Iraq trong chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988 vì lý do tương tự. Quân đội Mỹ vẫn “ở khơi xa” cho đến năm 1990, khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait, gia tăng quyền lực của Iraq và đe dọa Ả rập Saudi cùng nhiều nước sản xuất dầu mỏ ở khác Vùng Vịnh. Để khôi phục cán cân quyền lực khu vực, chính quyền George H. W. Bush đã gửi lực lượng viễn chinh nhằm giải phóng Kuwait và đập tan bộ máy chiến tranh của Saddam.
Tóm lại, trong gần một thế kỷ, chiến lược Cân bằng Khơi xa đã giúp ngăn chặn sự nổi lên của một bá quyền khu vực nguy hiểm và duy trì cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho an ninh của Mỹ. Một khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ xa rời chiến lược này – giống như những gì họ đã làm tại Việt Nam, nơi Mỹ không hề có lợi ích sống còn – kết quả thu được sẽ là một thất bại đắt giá.
Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh cũng cho ta bài học tương tự. Ở châu Âu, khi Liên Xô sụp đổ không còn một cường quốc chi phối khu vực nào khác. Hoa Kỳ lẽ ra nên giảm dần sự hiện diện quân sự tại đây, xây dựng quan hệ thân thiện với Nga và giao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho người châu Âu. Thay vào đó, trên thực tế Mỹ lại mở rộng NATO và phớt lờ các lợi ích của Nga, góp phần châm ngòi khủng hoảng Ucraina và khiến Moskva xích lại gần Bắc Kinh.
Tương tự, ở Trung Đông, Hoa Kỳ đáng lẽ nên rút về “khơi xa” sau Chiến tranh Vùng Vịnh và để Iran và Iraq tự cân bằng lẫn nhau. Thay vậy, chính quyền Clinton lại thi hành chính sách “ngăn chặn kép” [double containment], vốn đòi hỏi duy trì lực lượng mặt đất và không quân ở Ả rập Saudi để cân bằng một lúc cả Iran lẫn Iraq. Chính quyền George W. Bush thậm chí còn theo đuổi một chính sách tham vọng hơn, có tên “chuyển hóa khu vực” [regional transformation] và dẫn đến các thất bại đắt giá tại Afghanistan và Iraq. Chính quyền Obama lập lại sai lầm này khi hỗ trợ lật đổ Muammar al-Qaddafi ở Libya và làm trầm trọng thêm tình hình hỗn loạn tại Syria vì nhấn mạnh rằng Bashar al-Assad “cần phải ra đi” và hỗ trợ một số đối thủ của ông ta. Từ bỏ chiến lược Cân bằng Khơi xa sau Chiến tranh Lạnh là nguyên nhân chính dẫn đến các thất bại nói trên.
Hy vọng hão huyền về bá quyền tự do
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do nêu ra một loạt các luận điểm thiếu thuyết phục để tự vệ. Một trong các lập luận phổ biến là lời tuyên bố rằng chỉ có sự lãnh đạo của Mỹ mới có thể giúp duy trì trật tự trên thế giới. Thế nhưng lãnh đạo toàn cầu không phải là một mục đích tự thân; nó chỉ đáng theo đuổi chừng nào nó có lợi trực tiếp cho chúng ta.
Người khác có thể lập luận rằng sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết để vượt qua khó khăn của việc hành động tập thể khiến các quốc gia khu vực không thể cân bằng được bá quyền tiềm năng. Chiến lược Cân bằng Khơi xa cũng thừa nhận nguy hiểm này, và cũng cho rằng Washington nên can dự khi cần thiết. Chiến lược này cũng không loại bỏ khỏ năng trợ giúp các quốc gia bạn bè trong những khu vực trọng yếu.
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do khác cho rằng sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết để giải quyết các mối đe dọa xuyên quốc gia mới nổi lên từ các quốc gia thất bại, chủ nghĩa khủng bố, mạng lưới tội phạm quốc tế, vấn đề di cư… Không chỉ vì Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể bảo vệ chúng ta khỏi những hiểm họa trên, họ lập luận, mà còn bởi công nghệ quân sự hiện đại cho phép chúng ta triển khai sức mạnh trên toàn cầu để giải quyết chúng. Một cách ngắn gọn, “ngôi làng toàn cầu” ngày nay nguy hiểm hơn nhưng cũng dễ quản lý hơn.
Quan điểm này đã thổi phồng các mối đe dọa và cường điệu khả năng giải quyết các vấn đề trên của Washington. Tội phạm, khủng bố và nhiều vấn đề tương tự có thể rất đáng bận tâm nhưng khó mà đe dọa đến sự tồn vong và hiếm khi thích hợp với các giải pháp quân sự. Thật vậy, can thiệp liên tục vào công việc nội bộ của quốc gia khác – đặc biệt là can thiệp quân sự – gây ra mối ác cảm cho người dân địa phương và nuôi dưỡng tham nhũng, qua đó chỉ làm cho các vấn đề xuyên quốc gia kể trên trầm trọng thêm. Giải pháp lâu dài chỉ có thể là một chính quyền địa phương đủ năng lực chứ không phải là nỗ lực sen đầm thế giới đầy độc đoán của Mỹ.
Thêm nữa, chính sách sen đầm thế giới không hề rẻ như những người ủng hộ tuyên bố, kể cả tính bằng đô la hay bằng sinh mạng. Các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã gây thiệt hại từ 4 đến 6 ngàn tỷ đô la và cướp đi sinh mạng của khoảng 7.000 binh sĩ Mỹ, làm bị thương hơn 50.000 lính Mĩ khác. Các cựu binh trong hai cuộc chiến này có tỷ lệ khủng hoảng tâm lý và tự sát cao, vậy mà nước Mỹ có ít lý do xứng đáng với sự hy sinh của họ.
Những người ủng hộ nguyên trạng [ủng hộ Bá quyền Tự do] cũng lo ngại rằng chiến lược Cân bằng Khơi xa sẽ khiến các quốc gia khác thay thế bá quyền của Mỹ trên toàn cầu. Ngược lại, Cân bằng Khơi xa sẽ kéo dài sự thống trị của chúng ta bằng cách tập trung nguồn lực của đất nước vào những mục tiêu trọng tâm. Không giống Bá quyền Tự do, Cân bằng Khơi xa giúp tránh tiêu tốn nguồn lực vào những cuộc thánh chiến đắt đỏ và phản tác dụng, qua đó cho phép chính phủ đầu tư nhiều hơn vào các thành tố lâu dài của sức mạnh và thịnh vượng: giáo dục, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển. Cần nhắc lại rằng, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường nhờ đứng ngoài các cuộc chiến tranh và xây dựng được nền kinh tế hàng đầu thế giới, đây cũng chính là chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi từ ba thập kỷ nay. Cũng với thời gian đó, Mỹ đã tiêu phí hàng nghìn tỷ đô la và tự đe dọa các ưu tiên chiến lược dài hạn của mình.
Lập luận khác nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ cần đồn trú khắp thế giới để duy trì hòa bình và một nền kinh tế thế giới mở. Sự co cụm phòng thủ [về lại lãnh thổ Mỹ], lập luận tiếp tục, sẽ tái lập cạnh tranh siêu cường, mời gọi các kiểu cạnh tranh kinh tế có tính phá hủy, và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn mà Hoa Kỳ không thể đứng ngoài. Tốt hơn là đóng vai sen đầm quốc tế còn hơn lập lại tình cảnh những năm 1930.
Lo ngại này không thuyết phục. Để nhắc lại, luận điểm trên có nghĩa rằng nhẽ ra một cam kết sâu rộng hơn của Mỹ đối với châu Âu có thể đã ngăn chặn được Thế chiến II, một tuyên bố không có cơ sở vì Adolf Hitler luôn có một tham vọng chiến tranh không gì lay chuyển được. Xung đột khu vực đôi khi vẫn xảy ra dù cho Washington có làm gì đi chăng nữa, nhưng Washington cũng không bắt buộc phải can dự vào trừ khi lợi ích sống còn của Mỹ bị đe dọa. Thật vậy, Hoa Kỳ có lúc đã đứng ngoài các xung đột khu vực – chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Iran-Iraq, và cuộc chiến hiện nay ở Ucraina – qua đó phản bác luận điểm rằng, một cách không thể tránh khỏi, chúng ta rồi sẽ bị cuốn vào cuộc chiến. Và nếu đất nước bắt buộc phải tham gia một cuộc chiến tranh siêu cường khác, tốt nhất chúng ta tham chiến sau cùng và để các nước khác gánh vác phần lớn chi phí. Trên thực tế, là cường quốc cuối cùng tham gia chiến tranh, Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn sau hai cuộc Thế chiến nhờ biết chờ đợi.
Thêm nữa, lịch sử hiện đại cho phép nghi ngờ tuyên bố rằng sự lãnh đạo của Mỹ duy trì hòa bình. Trong 25 năm qua, Washington đã gây ra hay hỗ trợ nhiều cuộc chiến tranh ở Trung Đông và nuôi dưỡng nhiều xung đột nhỏ ở nhiều nơi. Nếu Bá quyền Tự do được cho là củng cố ổn định toàn cầu, thì chiến lược này đã không làm tốt nhiệm vụ của mình.
Bá quyền Tự do cũng không tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Với vị trí được bảo vệ ở Tây Bán Cầu, Hoa Kỳ hoàn toàn tự do trao đổi thương mại và đầu tư bất cứ đâu có cơ hội lợi nhuận. Do mọi quốc gia đều chia sẻ lợi ích về hoạt động kinh tế này, Washington không cần phải đóng vai sen đầm toàn cầu nhằm duy trì cam kết kinh tế với kẻ khác. Trên thực tế, kinh tế Mỹ đáng lẽ phải tốt hơn hiện tại nếu như chính phủ không chi tiêu quá nhiều cho việc quản lý thế giới.
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do còn tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần duy trì cam kết khắp nơi trên thế giới để chống phổ biến hạt nhân. Nếu chúng ta giảm dần vai trò hoặc rút hoàn toàn ra khỏi các khu vực quan trọng, lập luận tiếp tục, các quốc gia vốn quen với chiếc ô bảo vệ của Mỹ sẽ không có lựa chọn tự vệ nào khác hơn là phát triển vũ khí nguyên tử.
Không một Đại chiến lược nào có thể hoàn toàn thành công trong việc chống phổ biến hạt nhân, nhưng Cân bằng Khơi xa sẽ làm tốt hơn Bá quyền Tự do. Xét cho cùng, Bá quyền Tự do đã thất bại trong việc ngăn chặn Ấn Độ và Pakistan nâng cao năng lực hạt nhân của họ, không ngăn được Bắc Triều Tiên trở thành thành viên mới nhất của câu lạc bộ hạt nhân, và không ngăn được Iran đạt được nhiều bước tiến lớn trong chương trình hạt nhân của mình. Thông thường quốc gia theo đuổi vũ khí hạt nhân do lo sợ bị tấn công, và nỗ lực thay đổi chế độ của Mỹ chỉ làm trầm trọng thêm lo ngại đó. Bằng cách từ bỏ chính sách thay đổi chế độ và hạn chế hiện diện quân sự, Cân bằng Khơi xa sẽ làm cho các quốc gia tiềm năng ít có lý do để phát triển hạt nhân hơn.
Thêm nữa, hành động quân sự không thể ngăn chặn một quốc gia quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân mà chỉ có thể kéo dài thời gian. Thỏa thuận hạt nhân với Iran vừa qua nhắc nhở rằng nỗ lực gây áp lực đa phương và trừng phạt kinh tế mạnh mẽ là phương cách để ngăn chặn phổ biến hạt nhân tốt hơn chiến tranh và thay đổi chế độ.
Chắc chắn, nếu Hoa Kỳ giảm dần các cam kết an ninh, một ít quốc gia dễ tổn thương có thể theo đuổi công cụ răn đe hạt nhân. Điều nay tất nhiên không đáng mong đợi, tuy nhiên một nỗ lực toàn diện ngăn chặn phổ biến hạt nhân gần như chắc chắn là đắt đỏ và có thể không thành công. Bên cạnh đó, rút lui có thể không tồi tệ như những gì những người bi quan lo sợ. Sở hữu vũ khí hạt nhân không biến quốc gia yếu thành cường quốc hay giúp họ “tống tiền” quốc gia đối địch. Mười nước đã bước qua lằn ranh hạt nhân kể từ năm 1945, và thế giới vẫn không hỗn loạn. Phổ biến hạt nhân sẽ luôn là một mối bận tâm bất kể Hoa Kỳ có làm gì đi nữa, nhưng Cân bằng Khơi xa là chiến lược ứng phó tốt nhất.
Ảo ảnh dân chủ
Nhiều chỉ trích bác bỏ chiến lược Cân bằng Khơi xa vì tin rằng Mỹ có động cơ chiến lược và đạo đức trong việc thúc đẩy tự do và bảo vệ nhân quyền. Theo ý kiến của họ, phổ biến dân chủ sẽ giúp thế giới thoát khỏi chiến tranh và xung đột, giữ vững an ninh của Mỹ và giảm nhẹ nỗi đau.
Không ai biết được rằng một thế giới chỉ có các nền dân chủ tự do liệu có hòa bình không, nhưng phổ biến dân chủ với họng súng hiếm khi có kết quả, và một nền dân chủ giả hiệu đặc biệt là miếng mồi ngon cho xung đột. Thay vì thúc đẩy hòa bình, Hoa Kỳ sẽ phải chiến đấu những cuộc chiến bất tận. Tồi tệ hơn, áp đặt các giá trị tự do ở nước ngoài sẽ gây hại cho các giá trị trong nước. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và những nỗ lực liên quan nhằm áp đặt dân chủ ở Afghanistan và Iraq đã dẫn đến việc tra tấn tù nhân, ám sát mục tiêu và kiểm soát điện tử đối với công dân Mỹ.
Một vài người ủng hộ Bá quyền Tự do sẽ biện hộ rằng một phiên bản chiến lược khôn khéo hơn sẽ giúp tránh được các thảm họa như đã xảy ra ở Afghanistan, Iraq và Libya. Họ đang tự lừa dối chính mình. Thúc đẩy dân chủ đòi hỏi những động lực xã hội rộng lớn trong các thành phố nước ngoài nhưng người Mỹ không hiểu điều đó, điều này giải thích tại sao các nỗ lực của Washington lại thất bại. Hạ bệ và thay thế các thể chế chính trị hiện hành sẽ tạo ra kẻ thắng và người thua, và người thua thường cầm vũ khí đứng lên chống lại. Trong trường hợp như vậy, các quan chức Mỹ, tin rằng độ tín nhiệm của đất nước họ đang bị đe dọa, có xu hướng sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề, và như vậy càng đẩy xung đột đi xa hơn.
Nếu như người Mỹ muốn khuyến khích phổ biến dân chủ tự do, cách tốt nhất là nêu một tấm gương tốt. Các quốc gia khác có nhiều khả năng đi theo Hoa Kỳ hơn nếu họ nhận thấy chúng ta là một xã hội mở, công bằng và thịnh vượng. Và điều này có nghĩa rằng nâng cao các điều kiện trong nước nhiều hơn và cố gắng thao túng chính trị bên ngoài ít hơn.
Kẻ gìn giữ hòa bình đầy tranh cãi
Có một số người tin rằng Washington nên từ bỏ chiến lược Bá quyền Tự do nhưng vẫn giữ lực lượng lớn ở châu Âu, Đông Bắc Á và Vịnh Ba Tư chỉ để ngăn ngừa xung đột. Chính sách bảo hiểm “chi phí thấp” này, họ lập luận, sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và sinh mạng về dài hạn, do chúng ta sẽ không phải cứu viện khi xung đột nổ ra. Cách tiếp cận này – thường được gọi là “Can dự có Chọn lọc” [selective engagement] – có vẻ hấp dẫn nhưng cũng không hiệu quả.
Đầu tiên, điều đó có nghĩa quay trở lại Bá quyền Tự do. Một khi đã cam kết bảo vệ hòa bình tại các khu vực trọng yếu, các nhà lãnh đạo Mỹ chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi ý tưởng phổ biến dân chủ do tư tưởng phổ biến cho rằng các nền dân chủ không đánh nhau. Đó là lý lẽ chính cho sự mở rộng NATO sau Chiến tranh Lạnh, với mục tiêu ban đầu là “một châu Âu bình yên và tự do”. Trong thế giới thực, làn ranh giữa Can dự có Chọn lọc và Bá quyền Tự do rất dễ xóa nhòa.
Những người ủng hộ Can dự có Chọn lọc còn cho rằng chỉ sự hiện diện quân sự Mỹ tại nhiều khu vực đã đủ bảo đảm cho hòa bình, và do đó người Mỹ không cần phải lo sợ bị cuốn vào những cuộc xung đột xa xôi. Nói cách khác, mở rộng cam kết an ninh có ít rủi ro, vì chúng ta không bao giờ phải hiện thực hóa các cam kết này.
Suy nghĩ trên quá lạc quan: đồng minh có thể hành động thiếu thận trọng, và Mỹ có thể tự mình gây chiến. Thật vậy, tại châu Âu, người gìn giữ hòa bình Hoa Kỳ không thể ngăn chặn chiến tranh Balkan những năm 1990, chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008 và xung đột hiện nay tại Ucraina. Ở Trung Đông, Washington phải chịu trách nhiệm chính cho nhiều cuộc chiến hiện tại. Và ở Biển Đông, nguy cơ xung đột ngày càng leo thang mặc dù hải quân Mỹ đang đóng một vai trò quan trọng tại đây. Bố trí lực lượng quân sự toàn cầu không chắc chắn đảm bảo hòa bình.
Can dự có Chọn lọc cũng không xử lý được vấn đề chuyển trách nhiệm cho đồng minh. Cần biết rằng Anh đã rút quân khỏi châu Âu lục địa trong thời điểm mà NATO cho rằng mình đang phải đối mặt với cái gọi là mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga. Một lần nữa, Washington lại được trông đợi giải quyết vấn đề này, tuy rằng hòa bình châu Âu rõ ràng là quan trọng hơn đối với các cường quốc khu vực này.
Chiến lược hành động
Cân bằng Khơi xa sẽ vận hành như thế nào trong thế giới ngày nay? Tin tốt là hiện khó mà khẳng định được rằng sẽ có một sự thách thức nghiêm túc đối với bá quyền Mỹ ở Tây Bán Cầu, và tại thời điểm hiện tại không có một bá quyền tiềm năng nào ở châu Âu và Vịnh Ba Tư. Bây giờ là tin xấu: nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy ấn tượng, quốc gia này nhiều khả năng sẽ tìm kiếm bá quyền ở châu Á. Hoa Kỳ phải tìm cách ngăn chặn điều đó.
Lý tưởng nhất, Mỹ sẽ dựa vào các cường quốc địa phương để kiềm chế Trung Quốc, nhưng chiến lược này sẽ không khả thi. Không chỉ vì Trung Quốc quá mạnh so với các nước láng giềng, mà còn vì các nước này ở quá xa nhau để có thể thiết lập được một liên minh cân bằng hiệu quả. Mỹ sẽ phải phối hợp hành động của các nước này và trợ giúp rất nhiều cho họ. Tại châu Á, Mỹ thực tế sẽ là một “quốc gia không thể thiếu”.
Ở châu Âu, Mỹ nên chấm dứt hiện diện quân sự và giao NATO cho người châu Âu. Không có lý do gì để duy trì lực lượng tại châu Âu, vì không một quốc gia nào tại đây có khả năng thống trị khu vực. Những nước tiềm năng nhất, Đức và Nga, sẽ đánh mất sức mạnh tương đối khi dân số giảm, ngoài ra thì không còn một bá quyền tiềm năng nào khác. Trả an ninh châu Âu cho người châu Âu chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ xung đột tại đây. Tuy nhiên, khi xung đột nổ ra, thì lợi ích sống còn của Mỹ cũng không bị đe dọa. Do đó, không có lý do gì để chúng ta tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm (và cả sinh mạng các công dân Hoa Kỳ) để ngăn chặn điều đó.
Tại Vùng Vịnh, Mỹ nên quay lại chiến lược Cân bằng Khơi xa vốn đã vận hành tốt cho đến khi chiến lược ngăn chặn kép lên ngôi. Không một cường quốc khu vực nào có khả năng thống trị khu vực, do đó Mỹ có thể rút lực lượng của mình ra khỏi đây.
Đối với ISIS, Hoa Kỳ nên để các cường quốc khu vực đối đầu với tổ chức khủng bố này và giới hạn hỗ trợ ở hình thức cung cấp vũ khí, tình báo và huấn luyện quân sự. ISIS là vấn đề nghiêm trọng với các nước khu vực nhưng chỉ là vấn đề nhỏ với chúng ta, và giải pháp dài hạn duy nhất là một thể chế chính trị khu vực tốt hơn, điều mà Washington không thể cung cấp.
Tại Syria, Mỹ nên để Nga dẫn đầu. Một Syria bình ổn dưới chính quyền Assad hay bị chia rẽ thành các tiểu quốc ít đe dọa đến lợi ích của chúng ta. Cả các Tổng thống Dân chủ lẫn Cộng hòa đều có một lịch sử hợp tác lâu dài với chế độ Assad, và một Syria yếu đuối chia rẽ không đe dọa nhiều đến cân bằng quyền lực khu vực. Nếu nội chiến tiếp tục, đó phần lớn sẽ là vấn đề của Moskva, tuy nhiên Washington có thể đóng vai trò trung gian cho một giải pháp chính trị.
Hiện tại, Mỹ nên theo đuổi một quan hệ tốt hơn với Iran. Washington không có lợi ích trong việc Tehran từ bỏ thỏa thuận hạt nhân và theo đuổi vũ khí nguyên tử, điều sẽ thành hiện thực nếu nước này lo sợ bị Mỹ tấn công – đó cũng là luận điểm của phái ủng hộ chính sách hạt nhân ở Iran. Hơn nữa, với tham vọng ngày càng tăng, Trung Quốc sẽ tìm kiếm đồng minh ở Vùng Vịnh, và Iran chắc chắn sẽ đứng đầu danh sách. (Như báo trước những gì sắp diễn ra, tháng Một vừa qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm Tehran và ký kết 17 hiệp định khác nhau). Mỹ rõ ràng có lợi ích trong việc ngăn ngừa hợp tác an ninh Iran-Trung Quốc, và điều này yêu cầu phải xích lại gần Tehran.
Iran có một dân số và tiềm năng kinh tế lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng Ả rập, và nước này có khả năng kiểm soát cả Vùng Vịnh. Nếu Iran bộc lộ tham vọng đó, chúng ta nên giúp đỡ các quốc gia Vùng Vịnh khác cân bằng Tehran, điều chỉnh nỗ lực và hiện diện quân sự của chúng ta theo mức độ đe dọa mà Iran mang lại.
Kết quả cuối cùng
Tổng hợp lại, các bước trên sẽ cho phép Hoa Kỳ giảm đáng kể chi tiêu quân sự. Trong khi vẫn hiện diện ở châu Á, việc rút quân khỏi châu Âu và Vịnh Ba Tư sẽ giải phóng hàng tỷ đô la do cắt giảm chi tiêu cho cuộc chiến chống khủng bố, chấm dứt chiến tranh Afghanistan và nhiều chiến dịch can thiệp quân sự ở nhiều nơi khác. Mỹ sẽ duy trì nguồn lực hải quân và không quân lớn, lực lượng lục quân nhỏ hơn nhưng hùng mạnh, mà vẫn sẵn sàng mở rộng sức mạnh khi cần thiết. Trong một tương lai có thể dự báo trước, chính phủ Mỹ có thể chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu trong nước hoặc giảm thuế.
Cân bằng Khơi xa là một Đại chiến lược ra đời dựa trên niềm tin vào các giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ và sự thừa nhận lợi thế lâu dài của chúng ta. Chiến lược này khai thác vị trí địa lý ưu thế và tính đến động cơ mạnh mẽ của các quốc gia khác trong việc cân bằng các nước láng giềng quá hùng mạnh hay tham vọng. Chiến lược này tôn trọng sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, không cố gắng áp đặt giá trị Mỹ lên các xã hội nước ngoài, và tập trung xây dựng một ví dụ điển hình mà các nước khác muốn noi theo. Cũng như trong quá khứ, Cân bằng Khơi xa không chỉ là chiến lược phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ tốt nhất, mà còn đến gần với giá trị của người Mỹ nhất.
http://nghiencuuquocte.org/2016/07/13/can-bang-khoi-xa-dai-chien-luoc-uu-viet-cua-hoa-ky/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ
Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016
Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh
Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay.
Sự phản đối của người Mỹ về Đại chiến lược hiện tại không có gì ngạc nhiên, trong bối cảnh nó đã gây ra rất nhiều vấn đề trong một phần tư thế kỷ qua. Ở châu Á, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên đang mở rộng kho vũ khí nguyên tử, Trung Quốc đang thách thức nguyên trạng ở vùng biển thuộc khu vực. Tại châu Âu, Nga đã sáp nhập Crimea, quan hệ Nga-Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Lính Mỹ vẫn phải chiến đấu ở Afghanistan và Iraq mà chưa hề có triển vọng thắng lợi. Tuy phần lớn lãnh đạo đã bị tiêu diệt, Al Qaeda vẫn tiếp tục di căn ra khắp khu vực. Thế giới Ả rập rơi vào rối loạn – phần lớn là do quyết định thay đổi chế độ Iraq và Libya của Mỹ cũng như những cố gắng ít ỏi của nước này để làm điều tương tự tại Syria – và nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang trỗi dậy. Các cố gắng thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine của Mỹ liên tục thất bại, khiến một giải pháp hai Nhà nước ngày càng xa vời hơn bao giờ hết. Trong khi đó, dân chủ đang thoái lui trên khắp thế giới, việc lạm dụng tra tấn, ám sát mục tiêu và các biện pháp gây quan ngại đạo đức khác đang làm xấu đi hình ảnh về người bảo vệ nhân quyền và luật pháp quốc tế của Mỹ.
Hoa Kỳ không phải là kẻ chịu trách nhiệm duy nhất, nhưng dù sao thì Mỹ cũng can dự vào tất cả các vấn đề nêu trên. Do đó rút lui là hệ quả tự nhiên của Đại chiến lược sai lầm hướng đến Bá quyền Tự do [liberal hegemony] mà cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều theo đuổi trong nhiều năm qua. Đại chiến lược trên nhấn mạnh rằng Mỹ không chỉ sử dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn để thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên thể chế quốc tế, chính phủ dân chủ đại diện, thị trường tự do và tôn trọng nhân quyền. Với tư cách “quốc gia không thể thiếu” [the indispensable nation], Hoa Kỳ có quyền, trách nhiệm và sự khôn ngoan để quản trị các vấn đề chính trị địa phương ở mọi khu vực trên thế giới. Về bản chất, Bá quyền Tự do là một chính sách xét lại [revisionist]: thay vì kêu gọi duy trì cân bằng quyền lực ở những khu vực trọng yếu, chiến lược này khiến Mỹ can thiệp để bảo vệ dân chủ và nhân quyền bất cứ đâu và bất cứ lúc nào hai giá trị này bị đe dọa.
Có một cách khác tốt hơn. Bằng cách theo đuổi chiến lược “Cân bằng Khơi xa” [offshore balancing], Washington nên bỏ qua những cố gắng thay đổi các xã hội xa lạ và tập trung vào vấn đề chính yếu: duy trì sự thống trị của Mỹ ở Tây Bán cầu và ngăn chặn bất cứ bá quyền khu vực nào nổi lên ở châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh Ba Tư. Thay vì đóng vai “sen đầm thế giới”, Hoa Kỳ nên khuyến khích các nước khác kiềm chế những quyền lực mới nổi tại khu vực của mình và chỉ can thiệp khi cần thiết. Điều này không có nghĩa là từ bỏ vị thế siêu cường duy nhất hay rút lui về “pháo đài châu Mỹ”. Mà, bằng cách sử dụng khéo léo các nguồn lực, chiến lược Cân bằng Khơi xa sẽ giúp duy trì ưu thế của Mỹ trong tương lai lâu dài và bảo vệ tự do ở trong nước.
Xác định đúng mục tiêu
Hoa Kỳ là siêu cường may mắn nhất trong lịch sử hiện đại. Các quốc gia hàng đầu khác đã từng phải sống với kẻ thù nguy hiểm ngay trong sân nhà mình – thậm chí một đảo quốc như Vương quốc Anh cũng đã phải đối mặt với nguy cơ kẻ thù xâm lược vượt qua Eo biển Manche một vài lần trong lịch sử – nhưng trong hơn hai thế kỷ, Mỹ không phải đối mặt với mối đe dọa tương tự. Ngay cả các cường quốc ở xa cũng không gây nguy hiểm gì lớn vì có hai đại dương khổng lồ ngăn cách Mỹ với thế giới. Như Jean-Jules Jusserand, Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ từ 1902 đến 1924, đã nói: “Ở phía Bắc, Mỹ có một láng giềng yếu; ở phía Nam là một láng giềng yếu khác; ở phía Đông, là cá, và phía Tây, lại là cá”. Thêm nữa, Hoa Kỳ còn sở hữu đất đai rộng lớn và nhiều tài nguyên thiên nhiên, cùng với một dân số đông và năng động, vốn cho phép nước này xây dựng được sức mạnh kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới. Mỹ còn có hàng nghìn vũ khí hạt nhân, khiến một cuộc tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ rất khó xảy ra.
Món quà địa chính trị này cho phép Mỹ có biên độ an toàn lớn hơn để phạm sai lầm; thật vậy, chỉ một quốc gia an toàn như nước Mỹ mới có thể có cái tham vọng lớn lao là biến đổi thế giới theo ý của mình. Nhưng món quà đó còn cho phép nước Mỹ vẫn giữ vững sức mạnh và an ninh mà không cần theo đuổi một Đại chiến lược đắt đỏ và bành trướng. Chiến lược Cân bằng Khơi xa cho phép điều đó. Bận tâm chính của chiến lược này là khiến cho Hoa Kỳ có sức mạnh nhiều nhất có thể – lý tưởng nhất là quốc gia thống trị toàn cầu. Suy cho cùng, điều này có nghĩa là giữ vững bá quyền ở Tây Bán cầu.
Nhưng khác với chủ nghĩa biệt lập, chiến lược Cân bằng Khơi xa tin rằng có nhiều khu vực bên ngoài Tây Bán cầu đáng để người Mỹ đổ máu và tài lực để bảo vệ. Ngày nay, có ba khu vực có tầm quan trọng với Mỹ: châu Âu, Đông Bắc Á và Vịnh Ba Tư. Hai khu vực đầu tiên là trung tâm của các cường quốc công nghiệp và siêu cường thế giới khác, còn khu vực thứ ba sản xuất khoảng 30% dầu mỏ thế giới.
Ở châu Âu và Đông Bắc Á, mối bận tâm chủ yếu là sự nổi lên của một bá quyền thống trị cả khu vực, giống như cách Hoa Kỳ thống trị Tây Bán cầu. Một quốc gia như thế sẽ có đầy đủ nguồn lực kinh tế, năng lực phát triển vũ khí tinh vi hiện đại, tiềm năng triển khai sức mạnh trên toàn cầu, và có thể đủ tiềm lực vượt Mỹ trong một cuộc chạy đua vũ trang. Một quốc gia như vậy thậm chí có thể liên minh với các nước Tây Bán cầu và can thiệp vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Do đó, mục tiêu chính của Mỹ ở châu Âu và Đông Bắc Á nên là duy trì một cân bằng quyền lực khu vực sao cho quốc gia mạnh nhất mỗi khu vực – hiện nay là Nga và Trung Quốc – phải bận tâm với các láng giềng của mình mà không thể dòm ngó sang Tây Bán cầu. Tại Vùng Vịnh, Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn sự nổi lên của một bá quyền có thể can thiệp vào dòng chảy dầu mỏ từ khu vực này ra bên ngoài, qua đó có thể gây nguy hại cho kinh tế thế giới và sự thịnh vượng của Mỹ.
Cân bằng Khơi xa là một Đại chiến lược có bản chất hiện thực, với các mục tiêu giới hạn. Thúc đẩy hòa bình, tuy đáng ao ước, không nằm trong số đó. Điều này không có nghĩa là Washington nên chào đón xung đột ở mọi nơi trên thế giới, hay rằng Mỹ không nên sử dụng công cụ ngoại giao hay kinh tế để ngăn chặn chiến tranh, mà có nghĩa là Washington không nên sử dụng sức mạnh quân sự chỉ với mục đích nói trên. Cân bằng Khơi xa cũng không có mục tiêu ngăn chặn diệt chủng, giống như những gì đã xảy ra ở Rwanda năm 1994. Chiến lược này không loại trừ các mục tiêu trên, với điều kiện rõ ràng là cần thiết, sứ mệnh là khả thi, và các nhà hoạch định tin rằng can thiệp không khiến vấn đề trở nên xấu hơn.
Chiến lược vận hành như thế nào?
Với chiến lược Cân bằng Khơi xa, Hoa Kỳ cần điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự dựa trên phân bổ quyền lực ở ba khu vực trọng yếu trên. Nếu như không có một bá quyền nào có khả năng nổi lên ở châu Âu, Đông Bắc Á hay vùng Vịnh, thì không có lý do gì để triển khai lực lượng mặt đất và không quân ở đây cùng một lực lượng quân sự lớn trong nước. Và do phải mất nhiều năm để một quốc gia tập trung đủ sức mạnh nhằm thống trị khu vực, Washington sẽ có đủ thời gian đối phó.
Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ cần biến các lực lượng của khu vực thành đội quân trực tiếp duy trì cân bằng sức mạnh với quốc gia láng giềng đang nổi lên thành bá quyền khu vực. Ngay cả khi Washington có thể hỗ trợ đồng minh và can thiệp khi họ có nguy cơ bị đánh bại, Mỹ vẫn không nên triển khai một lực lượng quá lớn ra bên ngoài. Có thể vẫn hợp lý khi duy trì bố trí một vài nguồn lực ở hải ngoại như một số tiểu đoàn, cơ sở tình báo, vũ khí và trang thiết bị hậu cần, nhưng nói chung, Mỹ nên chuyển giao nhiệm vụ cho các cường quốc khu vực, những nước vốn có lợi ích lớn hơn trong việc ngăn chặn bất cứ một bá quyền nào nổi lên thống trị khu vực.
Nếu các cường quốc khu vực không thể làm như vậy, Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ và triển khai lực lượng đủ để đẩy cán cân quyền lực khu vực nghiêng về phía đồng minh. Thỉnh thoảng điều đó có nghĩa là triển khai quân trước khi chiến tranh nổ ra. Chẳng hạn, trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ duy trì số lượng lớn lục quân và không quân tại châu Âu do tin rằng các nước Tây Âu không thể ngăn chặn được Liên Xô. Vào lúc khác, Hoa Kỳ có thể đợi cho đến khi một bên tham chiến có vẻ sẽ giành được thắng lợi và trở thành bá quyền khu vực rồi mới can dự. Đó là trường hợp trong hai cuộc Thế chiến: Mỹ chỉ tham chiến sau khi Đức có nhiều khả năng chinh phục cả châu Âu.
Về bản chất, mục tiêu chính là “ở khơi xa” càng lâu càng tốt [không can thiệp], trong khi vẫn chấp nhận rằng đôi lúc cần phải “cập bờ” [can thiệp]. Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, Mỹ vẫn cần bảo đảm rằng đồng minh phải nỗ lực hết sức và Mỹ phải rút quân ngay khi có thể.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa có nhiều công dụng. Bằng cách giới hạn các khu vực mà Mỹ có cam kết quân sự và khiến nước khác phải tận lực, chiến lược này làm giảm nguồn lực dành cho quốc phòng, cho phép đầu tư nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn ở trong nước, và do đó làm giảm khó khăn nghèo đói cho người dân Hoa Kỳ. Hiện nay, đồng minh đang lợi dụng lá chắn bảo vệ của Mỹ, một vấn đề chỉ nổi lên từ sau Chiến tranh Lạnh. Đối với NATO, chẳng hạn, nước Mỹ chiếm 46% tổng GDP của cả khối nhưng đóng góp tới 75% chi phí quân sự của khối. Nhà khoa học chính trị Barry Posen đã từng châm biến: “Đó là trợ cấp cho người giàu”.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa còn làm giảm nguy cơ khủng bố. Bá quyền Tự do khiến Mỹ cam kết phổ biến dân chủ đến tận những nơi xa lạ, có nghĩa rằng cần phải có lực lượng quân sự chiếm đóng đi cùng và phải luôn can thiệp vào các dàn xếp chính trị của địa phương. Những nỗi lực này chắc chắn gây ra sự phẫn nộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc, và vì đối phương quá yếu để đối đầu trực diện với Hoa Kỳ, có thể họ sẽ áp dụng chủ nghĩa khủng bố. (Cần nhắc lại rằng Osama bin Laden có động lực theo chủ nghĩa khủng bố một phần lớn do sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quê nhà, Ả rập Saudi). Bên cạnh việc khơi mào chủ nghĩa khủng bố, Bá quyền Tự do còn khiến hành vi khủng bố dễ dàng hơn: thi hành biện pháp thay đổi chế độ để truyền bá giá trị Mỹ sẽ phá hủy các thể chế địa phương và tạo ra những khu vực vô chính phủ để những kẻ cực đoan phát triển.
Chiến lược Cân bằng Khơi xa làm giảm vấn đề này thông qua việc ngăn chặn động lực xã hội của chủ nghĩa khủng bố và hạn chế thấp nhất sự can thiệp quân sự của Mỹ. Quân đội Hoa Kỳ chỉ đồn trú trên lãnh thổ nước ngoài khi nào quốc gia đó nằm trong một khu vực trọng yếu và đang bị đe dọa bởi một bá quyền đang nổi lên. Trong trường hợp này, đối với nạn nhân Mỹ sẽ là người cứu rỗi thay vì kẻ xâm lược. Sau khi mối đe dọa bị loại trừ, chúng ta nên rút quân đội về nước thay vì ở lại để can thiệp vào chính trị địa phương. Bằng cách tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác, chiến lược Cân bằng Khơi xa ít có khả năng thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố chống Mỹ hơn.
Dẫn chứng lịch sử
Cân bằng Khơi xa ngày nay có thể bị xem là một chiến lược cực đoan, nhưng đây lại là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua nhiều thập kỷ và đã mang lại nhiều lợi ích. Trong thế kỷ 19, Mỹ đã tập trung bành trướng khắp Bắc Mỹ, kiến tạo một quốc gia hùng mạnh và thiết lập bá quyền ở Tây Bán cầu. Sau khi đạt được các mục tiêu này vào cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến việc duy trì cân bằng quyền lực ở châu Âu và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nước này vẫn để các cường quốc khu vực tự cân bằng lẫn nhau, chỉ can thiệp quân sự khi cân bằng bị phá vỡ, như hai cuộc Thế chiến đã cho chúng ta thấy.
Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc can dự vào châu Âu và Đông Bắc Á, do đồng minh tại đây không thể tự mình kiềm chế Liên Xô. Vì vậy, Washington đã củng cố các liên minh và đồn trú quân đội ở cả hai khu vực, nước này cũng đã tham gia chiến tranh Triều Tiên để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, tại Vịnh Ba Tư, Mỹ lựa chọn “ở khơi xa”, để cho Anh đi đầu trong việc ngăn chặn bất cứ quốc gia nào nổi lên kiểm soát khu vực nhiều dầu mỏ này. Sau khi người Anh tuyên bố rút khỏi Vùng Vịnh vào năm 1968, Mỹ quay sang nhà vua Iran [shah of Iran] và vương triều Ả Rập Saudi. Khi vương quyền Iran sụp đổ năm 1979, chính quyền Carter bắt đầu xây dựng Lực lượng Triển khai nhanh [the Rapid Deployment Force], một lực lượng can thiệp có nhiệm vụ ngăn chặn Iran hay Liên Xô kiểm soát khu vực. Chính quyền Reagan đứng về phía Iraq trong chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988 vì lý do tương tự. Quân đội Mỹ vẫn “ở khơi xa” cho đến năm 1990, khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait, gia tăng quyền lực của Iraq và đe dọa Ả rập Saudi cùng nhiều nước sản xuất dầu mỏ ở khác Vùng Vịnh. Để khôi phục cán cân quyền lực khu vực, chính quyền George H. W. Bush đã gửi lực lượng viễn chinh nhằm giải phóng Kuwait và đập tan bộ máy chiến tranh của Saddam.
Tóm lại, trong gần một thế kỷ, chiến lược Cân bằng Khơi xa đã giúp ngăn chặn sự nổi lên của một bá quyền khu vực nguy hiểm và duy trì cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho an ninh của Mỹ. Một khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ xa rời chiến lược này – giống như những gì họ đã làm tại Việt Nam, nơi Mỹ không hề có lợi ích sống còn – kết quả thu được sẽ là một thất bại đắt giá.
Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh cũng cho ta bài học tương tự. Ở châu Âu, khi Liên Xô sụp đổ không còn một cường quốc chi phối khu vực nào khác. Hoa Kỳ lẽ ra nên giảm dần sự hiện diện quân sự tại đây, xây dựng quan hệ thân thiện với Nga và giao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho người châu Âu. Thay vào đó, trên thực tế Mỹ lại mở rộng NATO và phớt lờ các lợi ích của Nga, góp phần châm ngòi khủng hoảng Ucraina và khiến Moskva xích lại gần Bắc Kinh.
Tương tự, ở Trung Đông, Hoa Kỳ đáng lẽ nên rút về “khơi xa” sau Chiến tranh Vùng Vịnh và để Iran và Iraq tự cân bằng lẫn nhau. Thay vậy, chính quyền Clinton lại thi hành chính sách “ngăn chặn kép” [double containment], vốn đòi hỏi duy trì lực lượng mặt đất và không quân ở Ả rập Saudi để cân bằng một lúc cả Iran lẫn Iraq. Chính quyền George W. Bush thậm chí còn theo đuổi một chính sách tham vọng hơn, có tên “chuyển hóa khu vực” [regional transformation] và dẫn đến các thất bại đắt giá tại Afghanistan và Iraq. Chính quyền Obama lập lại sai lầm này khi hỗ trợ lật đổ Muammar al-Qaddafi ở Libya và làm trầm trọng thêm tình hình hỗn loạn tại Syria vì nhấn mạnh rằng Bashar al-Assad “cần phải ra đi” và hỗ trợ một số đối thủ của ông ta. Từ bỏ chiến lược Cân bằng Khơi xa sau Chiến tranh Lạnh là nguyên nhân chính dẫn đến các thất bại nói trên.
Hy vọng hão huyền về bá quyền tự do
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do nêu ra một loạt các luận điểm thiếu thuyết phục để tự vệ. Một trong các lập luận phổ biến là lời tuyên bố rằng chỉ có sự lãnh đạo của Mỹ mới có thể giúp duy trì trật tự trên thế giới. Thế nhưng lãnh đạo toàn cầu không phải là một mục đích tự thân; nó chỉ đáng theo đuổi chừng nào nó có lợi trực tiếp cho chúng ta.
Người khác có thể lập luận rằng sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết để vượt qua khó khăn của việc hành động tập thể khiến các quốc gia khu vực không thể cân bằng được bá quyền tiềm năng. Chiến lược Cân bằng Khơi xa cũng thừa nhận nguy hiểm này, và cũng cho rằng Washington nên can dự khi cần thiết. Chiến lược này cũng không loại bỏ khỏ năng trợ giúp các quốc gia bạn bè trong những khu vực trọng yếu.
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do khác cho rằng sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết để giải quyết các mối đe dọa xuyên quốc gia mới nổi lên từ các quốc gia thất bại, chủ nghĩa khủng bố, mạng lưới tội phạm quốc tế, vấn đề di cư… Không chỉ vì Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể bảo vệ chúng ta khỏi những hiểm họa trên, họ lập luận, mà còn bởi công nghệ quân sự hiện đại cho phép chúng ta triển khai sức mạnh trên toàn cầu để giải quyết chúng. Một cách ngắn gọn, “ngôi làng toàn cầu” ngày nay nguy hiểm hơn nhưng cũng dễ quản lý hơn.
Quan điểm này đã thổi phồng các mối đe dọa và cường điệu khả năng giải quyết các vấn đề trên của Washington. Tội phạm, khủng bố và nhiều vấn đề tương tự có thể rất đáng bận tâm nhưng khó mà đe dọa đến sự tồn vong và hiếm khi thích hợp với các giải pháp quân sự. Thật vậy, can thiệp liên tục vào công việc nội bộ của quốc gia khác – đặc biệt là can thiệp quân sự – gây ra mối ác cảm cho người dân địa phương và nuôi dưỡng tham nhũng, qua đó chỉ làm cho các vấn đề xuyên quốc gia kể trên trầm trọng thêm. Giải pháp lâu dài chỉ có thể là một chính quyền địa phương đủ năng lực chứ không phải là nỗ lực sen đầm thế giới đầy độc đoán của Mỹ.
Thêm nữa, chính sách sen đầm thế giới không hề rẻ như những người ủng hộ tuyên bố, kể cả tính bằng đô la hay bằng sinh mạng. Các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã gây thiệt hại từ 4 đến 6 ngàn tỷ đô la và cướp đi sinh mạng của khoảng 7.000 binh sĩ Mỹ, làm bị thương hơn 50.000 lính Mĩ khác. Các cựu binh trong hai cuộc chiến này có tỷ lệ khủng hoảng tâm lý và tự sát cao, vậy mà nước Mỹ có ít lý do xứng đáng với sự hy sinh của họ.
Những người ủng hộ nguyên trạng [ủng hộ Bá quyền Tự do] cũng lo ngại rằng chiến lược Cân bằng Khơi xa sẽ khiến các quốc gia khác thay thế bá quyền của Mỹ trên toàn cầu. Ngược lại, Cân bằng Khơi xa sẽ kéo dài sự thống trị của chúng ta bằng cách tập trung nguồn lực của đất nước vào những mục tiêu trọng tâm. Không giống Bá quyền Tự do, Cân bằng Khơi xa giúp tránh tiêu tốn nguồn lực vào những cuộc thánh chiến đắt đỏ và phản tác dụng, qua đó cho phép chính phủ đầu tư nhiều hơn vào các thành tố lâu dài của sức mạnh và thịnh vượng: giáo dục, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển. Cần nhắc lại rằng, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường nhờ đứng ngoài các cuộc chiến tranh và xây dựng được nền kinh tế hàng đầu thế giới, đây cũng chính là chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi từ ba thập kỷ nay. Cũng với thời gian đó, Mỹ đã tiêu phí hàng nghìn tỷ đô la và tự đe dọa các ưu tiên chiến lược dài hạn của mình.
Lập luận khác nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ cần đồn trú khắp thế giới để duy trì hòa bình và một nền kinh tế thế giới mở. Sự co cụm phòng thủ [về lại lãnh thổ Mỹ], lập luận tiếp tục, sẽ tái lập cạnh tranh siêu cường, mời gọi các kiểu cạnh tranh kinh tế có tính phá hủy, và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn mà Hoa Kỳ không thể đứng ngoài. Tốt hơn là đóng vai sen đầm quốc tế còn hơn lập lại tình cảnh những năm 1930.
Lo ngại này không thuyết phục. Để nhắc lại, luận điểm trên có nghĩa rằng nhẽ ra một cam kết sâu rộng hơn của Mỹ đối với châu Âu có thể đã ngăn chặn được Thế chiến II, một tuyên bố không có cơ sở vì Adolf Hitler luôn có một tham vọng chiến tranh không gì lay chuyển được. Xung đột khu vực đôi khi vẫn xảy ra dù cho Washington có làm gì đi chăng nữa, nhưng Washington cũng không bắt buộc phải can dự vào trừ khi lợi ích sống còn của Mỹ bị đe dọa. Thật vậy, Hoa Kỳ có lúc đã đứng ngoài các xung đột khu vực – chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Iran-Iraq, và cuộc chiến hiện nay ở Ucraina – qua đó phản bác luận điểm rằng, một cách không thể tránh khỏi, chúng ta rồi sẽ bị cuốn vào cuộc chiến. Và nếu đất nước bắt buộc phải tham gia một cuộc chiến tranh siêu cường khác, tốt nhất chúng ta tham chiến sau cùng và để các nước khác gánh vác phần lớn chi phí. Trên thực tế, là cường quốc cuối cùng tham gia chiến tranh, Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn sau hai cuộc Thế chiến nhờ biết chờ đợi.
Thêm nữa, lịch sử hiện đại cho phép nghi ngờ tuyên bố rằng sự lãnh đạo của Mỹ duy trì hòa bình. Trong 25 năm qua, Washington đã gây ra hay hỗ trợ nhiều cuộc chiến tranh ở Trung Đông và nuôi dưỡng nhiều xung đột nhỏ ở nhiều nơi. Nếu Bá quyền Tự do được cho là củng cố ổn định toàn cầu, thì chiến lược này đã không làm tốt nhiệm vụ của mình.
Bá quyền Tự do cũng không tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Với vị trí được bảo vệ ở Tây Bán Cầu, Hoa Kỳ hoàn toàn tự do trao đổi thương mại và đầu tư bất cứ đâu có cơ hội lợi nhuận. Do mọi quốc gia đều chia sẻ lợi ích về hoạt động kinh tế này, Washington không cần phải đóng vai sen đầm toàn cầu nhằm duy trì cam kết kinh tế với kẻ khác. Trên thực tế, kinh tế Mỹ đáng lẽ phải tốt hơn hiện tại nếu như chính phủ không chi tiêu quá nhiều cho việc quản lý thế giới.
Những người ủng hộ Bá quyền Tự do còn tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần duy trì cam kết khắp nơi trên thế giới để chống phổ biến hạt nhân. Nếu chúng ta giảm dần vai trò hoặc rút hoàn toàn ra khỏi các khu vực quan trọng, lập luận tiếp tục, các quốc gia vốn quen với chiếc ô bảo vệ của Mỹ sẽ không có lựa chọn tự vệ nào khác hơn là phát triển vũ khí nguyên tử.
Không một Đại chiến lược nào có thể hoàn toàn thành công trong việc chống phổ biến hạt nhân, nhưng Cân bằng Khơi xa sẽ làm tốt hơn Bá quyền Tự do. Xét cho cùng, Bá quyền Tự do đã thất bại trong việc ngăn chặn Ấn Độ và Pakistan nâng cao năng lực hạt nhân của họ, không ngăn được Bắc Triều Tiên trở thành thành viên mới nhất của câu lạc bộ hạt nhân, và không ngăn được Iran đạt được nhiều bước tiến lớn trong chương trình hạt nhân của mình. Thông thường quốc gia theo đuổi vũ khí hạt nhân do lo sợ bị tấn công, và nỗ lực thay đổi chế độ của Mỹ chỉ làm trầm trọng thêm lo ngại đó. Bằng cách từ bỏ chính sách thay đổi chế độ và hạn chế hiện diện quân sự, Cân bằng Khơi xa sẽ làm cho các quốc gia tiềm năng ít có lý do để phát triển hạt nhân hơn.
Thêm nữa, hành động quân sự không thể ngăn chặn một quốc gia quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân mà chỉ có thể kéo dài thời gian. Thỏa thuận hạt nhân với Iran vừa qua nhắc nhở rằng nỗ lực gây áp lực đa phương và trừng phạt kinh tế mạnh mẽ là phương cách để ngăn chặn phổ biến hạt nhân tốt hơn chiến tranh và thay đổi chế độ.
Chắc chắn, nếu Hoa Kỳ giảm dần các cam kết an ninh, một ít quốc gia dễ tổn thương có thể theo đuổi công cụ răn đe hạt nhân. Điều nay tất nhiên không đáng mong đợi, tuy nhiên một nỗ lực toàn diện ngăn chặn phổ biến hạt nhân gần như chắc chắn là đắt đỏ và có thể không thành công. Bên cạnh đó, rút lui có thể không tồi tệ như những gì những người bi quan lo sợ. Sở hữu vũ khí hạt nhân không biến quốc gia yếu thành cường quốc hay giúp họ “tống tiền” quốc gia đối địch. Mười nước đã bước qua lằn ranh hạt nhân kể từ năm 1945, và thế giới vẫn không hỗn loạn. Phổ biến hạt nhân sẽ luôn là một mối bận tâm bất kể Hoa Kỳ có làm gì đi nữa, nhưng Cân bằng Khơi xa là chiến lược ứng phó tốt nhất.
Ảo ảnh dân chủ
Nhiều chỉ trích bác bỏ chiến lược Cân bằng Khơi xa vì tin rằng Mỹ có động cơ chiến lược và đạo đức trong việc thúc đẩy tự do và bảo vệ nhân quyền. Theo ý kiến của họ, phổ biến dân chủ sẽ giúp thế giới thoát khỏi chiến tranh và xung đột, giữ vững an ninh của Mỹ và giảm nhẹ nỗi đau.
Không ai biết được rằng một thế giới chỉ có các nền dân chủ tự do liệu có hòa bình không, nhưng phổ biến dân chủ với họng súng hiếm khi có kết quả, và một nền dân chủ giả hiệu đặc biệt là miếng mồi ngon cho xung đột. Thay vì thúc đẩy hòa bình, Hoa Kỳ sẽ phải chiến đấu những cuộc chiến bất tận. Tồi tệ hơn, áp đặt các giá trị tự do ở nước ngoài sẽ gây hại cho các giá trị trong nước. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và những nỗ lực liên quan nhằm áp đặt dân chủ ở Afghanistan và Iraq đã dẫn đến việc tra tấn tù nhân, ám sát mục tiêu và kiểm soát điện tử đối với công dân Mỹ.
Một vài người ủng hộ Bá quyền Tự do sẽ biện hộ rằng một phiên bản chiến lược khôn khéo hơn sẽ giúp tránh được các thảm họa như đã xảy ra ở Afghanistan, Iraq và Libya. Họ đang tự lừa dối chính mình. Thúc đẩy dân chủ đòi hỏi những động lực xã hội rộng lớn trong các thành phố nước ngoài nhưng người Mỹ không hiểu điều đó, điều này giải thích tại sao các nỗ lực của Washington lại thất bại. Hạ bệ và thay thế các thể chế chính trị hiện hành sẽ tạo ra kẻ thắng và người thua, và người thua thường cầm vũ khí đứng lên chống lại. Trong trường hợp như vậy, các quan chức Mỹ, tin rằng độ tín nhiệm của đất nước họ đang bị đe dọa, có xu hướng sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề, và như vậy càng đẩy xung đột đi xa hơn.
Nếu như người Mỹ muốn khuyến khích phổ biến dân chủ tự do, cách tốt nhất là nêu một tấm gương tốt. Các quốc gia khác có nhiều khả năng đi theo Hoa Kỳ hơn nếu họ nhận thấy chúng ta là một xã hội mở, công bằng và thịnh vượng. Và điều này có nghĩa rằng nâng cao các điều kiện trong nước nhiều hơn và cố gắng thao túng chính trị bên ngoài ít hơn.
Kẻ gìn giữ hòa bình đầy tranh cãi
Có một số người tin rằng Washington nên từ bỏ chiến lược Bá quyền Tự do nhưng vẫn giữ lực lượng lớn ở châu Âu, Đông Bắc Á và Vịnh Ba Tư chỉ để ngăn ngừa xung đột. Chính sách bảo hiểm “chi phí thấp” này, họ lập luận, sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và sinh mạng về dài hạn, do chúng ta sẽ không phải cứu viện khi xung đột nổ ra. Cách tiếp cận này – thường được gọi là “Can dự có Chọn lọc” [selective engagement] – có vẻ hấp dẫn nhưng cũng không hiệu quả.
Đầu tiên, điều đó có nghĩa quay trở lại Bá quyền Tự do. Một khi đã cam kết bảo vệ hòa bình tại các khu vực trọng yếu, các nhà lãnh đạo Mỹ chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi ý tưởng phổ biến dân chủ do tư tưởng phổ biến cho rằng các nền dân chủ không đánh nhau. Đó là lý lẽ chính cho sự mở rộng NATO sau Chiến tranh Lạnh, với mục tiêu ban đầu là “một châu Âu bình yên và tự do”. Trong thế giới thực, làn ranh giữa Can dự có Chọn lọc và Bá quyền Tự do rất dễ xóa nhòa.
Những người ủng hộ Can dự có Chọn lọc còn cho rằng chỉ sự hiện diện quân sự Mỹ tại nhiều khu vực đã đủ bảo đảm cho hòa bình, và do đó người Mỹ không cần phải lo sợ bị cuốn vào những cuộc xung đột xa xôi. Nói cách khác, mở rộng cam kết an ninh có ít rủi ro, vì chúng ta không bao giờ phải hiện thực hóa các cam kết này.
Suy nghĩ trên quá lạc quan: đồng minh có thể hành động thiếu thận trọng, và Mỹ có thể tự mình gây chiến. Thật vậy, tại châu Âu, người gìn giữ hòa bình Hoa Kỳ không thể ngăn chặn chiến tranh Balkan những năm 1990, chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008 và xung đột hiện nay tại Ucraina. Ở Trung Đông, Washington phải chịu trách nhiệm chính cho nhiều cuộc chiến hiện tại. Và ở Biển Đông, nguy cơ xung đột ngày càng leo thang mặc dù hải quân Mỹ đang đóng một vai trò quan trọng tại đây. Bố trí lực lượng quân sự toàn cầu không chắc chắn đảm bảo hòa bình.
Can dự có Chọn lọc cũng không xử lý được vấn đề chuyển trách nhiệm cho đồng minh. Cần biết rằng Anh đã rút quân khỏi châu Âu lục địa trong thời điểm mà NATO cho rằng mình đang phải đối mặt với cái gọi là mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga. Một lần nữa, Washington lại được trông đợi giải quyết vấn đề này, tuy rằng hòa bình châu Âu rõ ràng là quan trọng hơn đối với các cường quốc khu vực này.
Chiến lược hành động
Cân bằng Khơi xa sẽ vận hành như thế nào trong thế giới ngày nay? Tin tốt là hiện khó mà khẳng định được rằng sẽ có một sự thách thức nghiêm túc đối với bá quyền Mỹ ở Tây Bán Cầu, và tại thời điểm hiện tại không có một bá quyền tiềm năng nào ở châu Âu và Vịnh Ba Tư. Bây giờ là tin xấu: nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy ấn tượng, quốc gia này nhiều khả năng sẽ tìm kiếm bá quyền ở châu Á. Hoa Kỳ phải tìm cách ngăn chặn điều đó.
Lý tưởng nhất, Mỹ sẽ dựa vào các cường quốc địa phương để kiềm chế Trung Quốc, nhưng chiến lược này sẽ không khả thi. Không chỉ vì Trung Quốc quá mạnh so với các nước láng giềng, mà còn vì các nước này ở quá xa nhau để có thể thiết lập được một liên minh cân bằng hiệu quả. Mỹ sẽ phải phối hợp hành động của các nước này và trợ giúp rất nhiều cho họ. Tại châu Á, Mỹ thực tế sẽ là một “quốc gia không thể thiếu”.
Ở châu Âu, Mỹ nên chấm dứt hiện diện quân sự và giao NATO cho người châu Âu. Không có lý do gì để duy trì lực lượng tại châu Âu, vì không một quốc gia nào tại đây có khả năng thống trị khu vực. Những nước tiềm năng nhất, Đức và Nga, sẽ đánh mất sức mạnh tương đối khi dân số giảm, ngoài ra thì không còn một bá quyền tiềm năng nào khác. Trả an ninh châu Âu cho người châu Âu chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ xung đột tại đây. Tuy nhiên, khi xung đột nổ ra, thì lợi ích sống còn của Mỹ cũng không bị đe dọa. Do đó, không có lý do gì để chúng ta tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm (và cả sinh mạng các công dân Hoa Kỳ) để ngăn chặn điều đó.
Tại Vùng Vịnh, Mỹ nên quay lại chiến lược Cân bằng Khơi xa vốn đã vận hành tốt cho đến khi chiến lược ngăn chặn kép lên ngôi. Không một cường quốc khu vực nào có khả năng thống trị khu vực, do đó Mỹ có thể rút lực lượng của mình ra khỏi đây.
Đối với ISIS, Hoa Kỳ nên để các cường quốc khu vực đối đầu với tổ chức khủng bố này và giới hạn hỗ trợ ở hình thức cung cấp vũ khí, tình báo và huấn luyện quân sự. ISIS là vấn đề nghiêm trọng với các nước khu vực nhưng chỉ là vấn đề nhỏ với chúng ta, và giải pháp dài hạn duy nhất là một thể chế chính trị khu vực tốt hơn, điều mà Washington không thể cung cấp.
Tại Syria, Mỹ nên để Nga dẫn đầu. Một Syria bình ổn dưới chính quyền Assad hay bị chia rẽ thành các tiểu quốc ít đe dọa đến lợi ích của chúng ta. Cả các Tổng thống Dân chủ lẫn Cộng hòa đều có một lịch sử hợp tác lâu dài với chế độ Assad, và một Syria yếu đuối chia rẽ không đe dọa nhiều đến cân bằng quyền lực khu vực. Nếu nội chiến tiếp tục, đó phần lớn sẽ là vấn đề của Moskva, tuy nhiên Washington có thể đóng vai trò trung gian cho một giải pháp chính trị.
Hiện tại, Mỹ nên theo đuổi một quan hệ tốt hơn với Iran. Washington không có lợi ích trong việc Tehran từ bỏ thỏa thuận hạt nhân và theo đuổi vũ khí nguyên tử, điều sẽ thành hiện thực nếu nước này lo sợ bị Mỹ tấn công – đó cũng là luận điểm của phái ủng hộ chính sách hạt nhân ở Iran. Hơn nữa, với tham vọng ngày càng tăng, Trung Quốc sẽ tìm kiếm đồng minh ở Vùng Vịnh, và Iran chắc chắn sẽ đứng đầu danh sách. (Như báo trước những gì sắp diễn ra, tháng Một vừa qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm Tehran và ký kết 17 hiệp định khác nhau). Mỹ rõ ràng có lợi ích trong việc ngăn ngừa hợp tác an ninh Iran-Trung Quốc, và điều này yêu cầu phải xích lại gần Tehran.
Iran có một dân số và tiềm năng kinh tế lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng Ả rập, và nước này có khả năng kiểm soát cả Vùng Vịnh. Nếu Iran bộc lộ tham vọng đó, chúng ta nên giúp đỡ các quốc gia Vùng Vịnh khác cân bằng Tehran, điều chỉnh nỗ lực và hiện diện quân sự của chúng ta theo mức độ đe dọa mà Iran mang lại.
Kết quả cuối cùng
Tổng hợp lại, các bước trên sẽ cho phép Hoa Kỳ giảm đáng kể chi tiêu quân sự. Trong khi vẫn hiện diện ở châu Á, việc rút quân khỏi châu Âu và Vịnh Ba Tư sẽ giải phóng hàng tỷ đô la do cắt giảm chi tiêu cho cuộc chiến chống khủng bố, chấm dứt chiến tranh Afghanistan và nhiều chiến dịch can thiệp quân sự ở nhiều nơi khác. Mỹ sẽ duy trì nguồn lực hải quân và không quân lớn, lực lượng lục quân nhỏ hơn nhưng hùng mạnh, mà vẫn sẵn sàng mở rộng sức mạnh khi cần thiết. Trong một tương lai có thể dự báo trước, chính phủ Mỹ có thể chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu trong nước hoặc giảm thuế.
Cân bằng Khơi xa là một Đại chiến lược ra đời dựa trên niềm tin vào các giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ và sự thừa nhận lợi thế lâu dài của chúng ta. Chiến lược này khai thác vị trí địa lý ưu thế và tính đến động cơ mạnh mẽ của các quốc gia khác trong việc cân bằng các nước láng giềng quá hùng mạnh hay tham vọng. Chiến lược này tôn trọng sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, không cố gắng áp đặt giá trị Mỹ lên các xã hội nước ngoài, và tập trung xây dựng một ví dụ điển hình mà các nước khác muốn noi theo. Cũng như trong quá khứ, Cân bằng Khơi xa không chỉ là chiến lược phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ tốt nhất, mà còn đến gần với giá trị của người Mỹ nhất.
http://nghiencuuquocte.org/2016/07/13/can-bang-khoi-xa-dai-chien-luoc-uu-viet-cua-hoa-ky/