Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
“Đại Lộ Kinh Hoàng”
Với số tuổi oắt con của thời chiến sau khi vừa rời quân trường chỉ một năm, tôi còn ngu ngốc lắm, lại ham vui, và hiếu thắng, ngày nào không ra mặt trận để chiều về làm bản tin hành quân, là một hổ thẹn với tất cả đạo quân phóng viên nằm tại Huế, một thành phố lỏng lẽo vì phần lớn thường dân và vợ con lính đã chạy vào Đà Nẵng, sau kinh nghiệm “di tản chiến thuật” khỏi Quảng Trị Đông Hà.
Bấy giờ, phía Nhảy Dù vẫn giữ cánh trái giữa Quốc Lộ 1 trải dài lên phía Động Ông Đô và căn cứ Barbara, đánh cuốn chiếu ra từ sông Mỹ Chánh. Thủy Quân Lục Chiến cặp sườn QL1 bên trái giăng hàng ngang theo sông Mỹ Chánh ra tới các làng Mỹ Thủy, Gia Đẳng ở trên bờ biển, cùng nhắm hướng tây bắc.
Hôm 1-7-1972 , đám phóng viên chiến trường “ăn cơm tháng ở quán ăn trước khách sạn Hương Giang Huế” không đi tập trung như mọi ngày, mà tản mác theo các đơn vị Nhảy Dù và TQLC bố phòng hơn là theo các mũi dùi tấn công chính trên đường đánh về Quảng Trị. Cái ngày rất dễ nhớ vì vừa chẵn 2 tháng sau khi ông anh họ tôi ném trái CBU-55 xuống cầu Đông Hà để diệt sống đoàn xe tăng T-54 đang qua cầu để tấn công phía sau lưng của quân Việt Nam Cộng Hoà đang “di tản chiến thuật”, bỏ ngỏ phần đất tỉnh Quảng Trị, và tái bố trí ở bờ sông Mỹ Chánh. Hôm ấy tôi đi chung với Đoàn Kế Tường, cả hai chúng tôi là phóng viên chiến trường của báo Sóng Thần. Bên cạnh tình bạn, Đoàn Kế Tường là người Quảng Trị, anh cũng là quân nhân của một đơn vị pháo binh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nên rành rẻ đường đi nước bước trong thành phố, nếu chúng tôi có may mắn lọt vào được thành phố tái chiếm trong tư cách là phóng viên đầu tiên — nhưng chuyện ấy sau mới xẩy ra trên đường Lê Huấn.
Khoảng 10 giờ sáng, đầu cầu Bến Đá vắng lặng và không có lính trấn thủ khi chúng tôi đến: những mũi dùi tấn công của Nhảy Dù và TQLC đã được trực thăng vận vượt sông đánh lên quá sông Trường Phước. Bến Đá bấy giờ có hai cầu. Cầu xe hơi trên QL1 bị phá sập, hoàn toàn không qua được. Chiếc cầu sắt xe lửa nằm ở phía núi gảy gục đoạn giữa cắm xuống sông thành hình chữ V, khu đất đầu cầu do quân VNCH trấn giữ trước đó đã được cài nhiều mìn chống chiến xa.
Thấy yên lặng và không có người, cả ta lẩn địch, hai chúng tôi bò theo khung cầu sắt gẫy qua bên bờ bắc, len lách giữa đám mìn chống chiến xa, để quay trở lại QL1.
Trước mắt chúng tôi, ngay trên bề mặt QL1, là xác xe chiếc ngược chiếc ngang, phần lớn giở mui không biết vì lý do gì. Trong nhiều xe cứu thương đã bị bắn cháy nhưng còn đọc được phù hiệu Hồng Thập Tự hai bên hông, chúng tôi nhìn vào cánh cửa xe hé mở và thấy xác thương binh chết nằm chết ngồi trong đó, mùi tử khí đã dịu thành mùi thối, thay vì mùi tanh nồng của xác người như khi mới chết ít hơn hai tuần. Chúng tôi tiếp tục lội xuống bãi cát hai bên đường, bãi phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía đông là khu vực có thể có người tiếp cứu mình, trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát nầy chúng tôi thấy xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân và xác thường dân, cảnh sát. Nhiều xác úp mặt chồng lên nhau, có lẽ bị bắn chết khi đaang chạy tới để thoát hiểm và bị bắn từ sau lưng.
Vì không có xe cộ lưu thông, hai chúng tôi luẩn quẩn dọc đoạn đường xác người nầy trong vòng khoảng non cây số. Chúng tôi đã chụp (bằng phim) rất nhiều ảnh của đoạn quốc lộ nầy, khi công binh VNCH chưa bắc cầu dã chiến qua sông Bến Đá, nên hình chúng tôi chụp còn nguyên vẹn bãi chiến trường. Tấm ảnh duy nhất còn lại hiện được lưu giữ tại http://www.pbase.com/ngythanh/image/78971287
Vào xế trưa, công binh bắc xong cầu, và mang xe ủi qua, gạt các xác xe dạt xuống hai bên vệ đường, mở một lối đi nhỏ trên mặt nhựa cho các xe tiếp tế đạn dược lên phía Quảng Trị, cũng như lấy thương binh và xác tử sĩ về. Do đó, ngoài hình ảnh của chúng tôi, những hình chụp sau khi xe ủi qua, đã không còn cảnh nguyên thủy của nét kinh hoàng.
Buổi tối về tới Huế, như mọi khi, tôi gọi cho anh Đỗ Quý Toàn bên Phú Nhuận để nhờ anh ghi lại tin tức về hoạt động của chúng tôi trong ngày, để sau đó anh ấy chuyển cho anh Đỗ Ngọc Yến, là người ngồi cạnh anh Uyên Thao, tổng thư ký tòa soạn. và các anh Trương Cam Vĩnh, Đường Thiên Lý để làm tin và chọn tin. Anh Yến vẫn chuyển tin của chúng tôi tới anh UT như thế mỗi ngày. “Đại Lộ Kinh Hoàng” là cái tên tôi chọn làm đề tựa bài viết ngày hôm ấy. Chọn “Đại Lộ Kinh Hoàng” thật ra cũng chỉ do một phút ngẩu hứng thôi, như một vế cho câu đối “Con Phố Buồn Thiu” (La rue sans joie) mà Bernard Falls đặt cho hương lộ 555 chạy dọc bờ biển Quảng Trị, cách đó vài cây số, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương Lần thứ nhất, 1946-54.
Vài tuần sau, chị chủ nhiệm Trùng Dương và anh chị em Sóng Thần tổ chức chiến dịch thu lượm xác người trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Tòa báo bỏ chi phí ra làm việc nầy.
Đích thân chủ nhiệm từ Saigon ra ăn chay nằm đất với chúng tôi, hàng ngày kết hợp với anh Nguyễn Kinh Châu, trưởng văn phòng đại diện Sóng Thần Huế, và các thân hữu, chúng tôi liên tục tới hiện trường thu nhặt xác chết gói vào từng bao nylon, trước khi bỏ vào quan tài bằng gỗ thô sơ, mai táng ở một khu đất xin được ở phía đông của QL1, ở làng Mỹ Chánh. Khi làm việc nầy, chúng tôi không treo băng dựng bảng để khoe công. Tấm bảng thật lớn cắm ở đầu cầu bên trái sau khi qua khỏi cầu Bến Đá (trước ngày mất nước) là do lệnh của Tổng thống Thiệu. Bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là chữ của tôi, nhưng bên dưới tấm bảng ghi là “Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”.
Những chuyện vụn vặt quanh cái tên ĐLKH đã cũ quá rồi, tôi không nhớ hết. Anh Uyên Thao còn sống. Anh Đỗ Quý Toàn còn sống. Ký giả Anh Điển còn sống. Chị Trùng Dương còn sống. Đoàn Kế Tường còn sống (đang làm báo Công An TP HCM). Tôi quý anh [Giao Chỉ, trong nhóm thực hiện phim tài liệu Quảng Trị] nên ghi lại một ít chi tiết để anh đọc chơi, nhưng nếu có ai muốn nhận bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là của họ, thì cứ giao cho họ, anh ạ. Mất nước, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm hơn là tranh nhau cái chức vị “tác giả” của bốn chữ sáo rổng ấy.
Houston, Tháng 9, 2009
Ngy Thanh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
“Đại Lộ Kinh Hoàng”
Với số tuổi oắt con của thời chiến sau khi vừa rời quân trường chỉ một năm, tôi còn ngu ngốc lắm, lại ham vui, và hiếu thắng, ngày nào không ra mặt trận để chiều về làm bản tin hành quân, là một hổ thẹn với tất cả đạo quân phóng viên nằm tại Huế, một thành phố lỏng lẽo vì phần lớn thường dân và vợ con lính đã chạy vào Đà Nẵng, sau kinh nghiệm “di tản chiến thuật” khỏi Quảng Trị Đông Hà.
Bấy giờ, phía Nhảy Dù vẫn giữ cánh trái giữa Quốc Lộ 1 trải dài lên phía Động Ông Đô và căn cứ Barbara, đánh cuốn chiếu ra từ sông Mỹ Chánh. Thủy Quân Lục Chiến cặp sườn QL1 bên trái giăng hàng ngang theo sông Mỹ Chánh ra tới các làng Mỹ Thủy, Gia Đẳng ở trên bờ biển, cùng nhắm hướng tây bắc.
Hôm 1-7-1972 , đám phóng viên chiến trường “ăn cơm tháng ở quán ăn trước khách sạn Hương Giang Huế” không đi tập trung như mọi ngày, mà tản mác theo các đơn vị Nhảy Dù và TQLC bố phòng hơn là theo các mũi dùi tấn công chính trên đường đánh về Quảng Trị. Cái ngày rất dễ nhớ vì vừa chẵn 2 tháng sau khi ông anh họ tôi ném trái CBU-55 xuống cầu Đông Hà để diệt sống đoàn xe tăng T-54 đang qua cầu để tấn công phía sau lưng của quân Việt Nam Cộng Hoà đang “di tản chiến thuật”, bỏ ngỏ phần đất tỉnh Quảng Trị, và tái bố trí ở bờ sông Mỹ Chánh. Hôm ấy tôi đi chung với Đoàn Kế Tường, cả hai chúng tôi là phóng viên chiến trường của báo Sóng Thần. Bên cạnh tình bạn, Đoàn Kế Tường là người Quảng Trị, anh cũng là quân nhân của một đơn vị pháo binh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nên rành rẻ đường đi nước bước trong thành phố, nếu chúng tôi có may mắn lọt vào được thành phố tái chiếm trong tư cách là phóng viên đầu tiên — nhưng chuyện ấy sau mới xẩy ra trên đường Lê Huấn.
Khoảng 10 giờ sáng, đầu cầu Bến Đá vắng lặng và không có lính trấn thủ khi chúng tôi đến: những mũi dùi tấn công của Nhảy Dù và TQLC đã được trực thăng vận vượt sông đánh lên quá sông Trường Phước. Bến Đá bấy giờ có hai cầu. Cầu xe hơi trên QL1 bị phá sập, hoàn toàn không qua được. Chiếc cầu sắt xe lửa nằm ở phía núi gảy gục đoạn giữa cắm xuống sông thành hình chữ V, khu đất đầu cầu do quân VNCH trấn giữ trước đó đã được cài nhiều mìn chống chiến xa.
Thấy yên lặng và không có người, cả ta lẩn địch, hai chúng tôi bò theo khung cầu sắt gẫy qua bên bờ bắc, len lách giữa đám mìn chống chiến xa, để quay trở lại QL1.
Trước mắt chúng tôi, ngay trên bề mặt QL1, là xác xe chiếc ngược chiếc ngang, phần lớn giở mui không biết vì lý do gì. Trong nhiều xe cứu thương đã bị bắn cháy nhưng còn đọc được phù hiệu Hồng Thập Tự hai bên hông, chúng tôi nhìn vào cánh cửa xe hé mở và thấy xác thương binh chết nằm chết ngồi trong đó, mùi tử khí đã dịu thành mùi thối, thay vì mùi tanh nồng của xác người như khi mới chết ít hơn hai tuần. Chúng tôi tiếp tục lội xuống bãi cát hai bên đường, bãi phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía đông là khu vực có thể có người tiếp cứu mình, trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát nầy chúng tôi thấy xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân và xác thường dân, cảnh sát. Nhiều xác úp mặt chồng lên nhau, có lẽ bị bắn chết khi đaang chạy tới để thoát hiểm và bị bắn từ sau lưng.
Vì không có xe cộ lưu thông, hai chúng tôi luẩn quẩn dọc đoạn đường xác người nầy trong vòng khoảng non cây số. Chúng tôi đã chụp (bằng phim) rất nhiều ảnh của đoạn quốc lộ nầy, khi công binh VNCH chưa bắc cầu dã chiến qua sông Bến Đá, nên hình chúng tôi chụp còn nguyên vẹn bãi chiến trường. Tấm ảnh duy nhất còn lại hiện được lưu giữ tại http://www.pbase.com/ngythanh/image/78971287
Vào xế trưa, công binh bắc xong cầu, và mang xe ủi qua, gạt các xác xe dạt xuống hai bên vệ đường, mở một lối đi nhỏ trên mặt nhựa cho các xe tiếp tế đạn dược lên phía Quảng Trị, cũng như lấy thương binh và xác tử sĩ về. Do đó, ngoài hình ảnh của chúng tôi, những hình chụp sau khi xe ủi qua, đã không còn cảnh nguyên thủy của nét kinh hoàng.
Buổi tối về tới Huế, như mọi khi, tôi gọi cho anh Đỗ Quý Toàn bên Phú Nhuận để nhờ anh ghi lại tin tức về hoạt động của chúng tôi trong ngày, để sau đó anh ấy chuyển cho anh Đỗ Ngọc Yến, là người ngồi cạnh anh Uyên Thao, tổng thư ký tòa soạn. và các anh Trương Cam Vĩnh, Đường Thiên Lý để làm tin và chọn tin. Anh Yến vẫn chuyển tin của chúng tôi tới anh UT như thế mỗi ngày. “Đại Lộ Kinh Hoàng” là cái tên tôi chọn làm đề tựa bài viết ngày hôm ấy. Chọn “Đại Lộ Kinh Hoàng” thật ra cũng chỉ do một phút ngẩu hứng thôi, như một vế cho câu đối “Con Phố Buồn Thiu” (La rue sans joie) mà Bernard Falls đặt cho hương lộ 555 chạy dọc bờ biển Quảng Trị, cách đó vài cây số, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương Lần thứ nhất, 1946-54.
Vài tuần sau, chị chủ nhiệm Trùng Dương và anh chị em Sóng Thần tổ chức chiến dịch thu lượm xác người trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Tòa báo bỏ chi phí ra làm việc nầy.
Đích thân chủ nhiệm từ Saigon ra ăn chay nằm đất với chúng tôi, hàng ngày kết hợp với anh Nguyễn Kinh Châu, trưởng văn phòng đại diện Sóng Thần Huế, và các thân hữu, chúng tôi liên tục tới hiện trường thu nhặt xác chết gói vào từng bao nylon, trước khi bỏ vào quan tài bằng gỗ thô sơ, mai táng ở một khu đất xin được ở phía đông của QL1, ở làng Mỹ Chánh. Khi làm việc nầy, chúng tôi không treo băng dựng bảng để khoe công. Tấm bảng thật lớn cắm ở đầu cầu bên trái sau khi qua khỏi cầu Bến Đá (trước ngày mất nước) là do lệnh của Tổng thống Thiệu. Bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là chữ của tôi, nhưng bên dưới tấm bảng ghi là “Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”.
Những chuyện vụn vặt quanh cái tên ĐLKH đã cũ quá rồi, tôi không nhớ hết. Anh Uyên Thao còn sống. Anh Đỗ Quý Toàn còn sống. Ký giả Anh Điển còn sống. Chị Trùng Dương còn sống. Đoàn Kế Tường còn sống (đang làm báo Công An TP HCM). Tôi quý anh [Giao Chỉ, trong nhóm thực hiện phim tài liệu Quảng Trị] nên ghi lại một ít chi tiết để anh đọc chơi, nhưng nếu có ai muốn nhận bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là của họ, thì cứ giao cho họ, anh ạ. Mất nước, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm hơn là tranh nhau cái chức vị “tác giả” của bốn chữ sáo rổng ấy.
Houston, Tháng 9, 2009
Ngy Thanh