Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc, người đang tuyên truyền về "giấc mơ Trung Hoa" và một Trung Quốc hùng cường mới. |
Tương lai của bất kỳ đảng phái chính trị nào cũng phải xây dựng một hệ thống lý luận, đạo đức và truyền cảm hứng cho mọi tầng lớp người dân cùng tham gia và ủng hộ cho họ. Tuy nhiên, điều này thường bị gián đoạn bởi quá trình chuyển đổi các thế hệ lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo cần có một câu chuyện của riêng mình để củng cố vị trí lãnh đạo cũng như tìm kiếm sự ủng hộ từ phía quần chúng. Mặc dù Chủ tịch nước Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “giấc mơ” để nói về những lý tưởng chính trị của mình, các thế hệ đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực tế đã thiết kế “con đường màu hồng” này từ trước đó 70 năm.
Tư tưởng sơ khai của “Giấc mơ Trung Hoa” được bắt đầu dưới thời Mao Trạch Đông. Lúc đó, mong muốn của Mao là đưa Trung Quốc đi lên con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình, lúc đấy là Phó Chủ tịch nước, đã ban hành khẩu hiểu “Trung Quốc hùng cường” nhằm tiến hành cải cách toàn diện và mở cửa đất nước.
Trên thực tế, “Giấc mơ Trung Hoa” hiện nay của ông Tập Cận Bình tương tự như chiến dịch của ông Đặng Tiểu Bình những năm cuối thập niên 70. Cả hai khái niệm nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc trong việc phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu có, bao gồm việc nâng tầm đất nước thành một cường quốc, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống cá nhân của người dân.
Sau năm 1989, Giang Trạch Dân đã thúc đẩy sự "trẻ hóa dân tộc Trung Quốc" – khá giống với những gì đã được kể trong câu chuyện “Trung Quốc hùng cường” của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, không giống như chiến dịch của người tiền nhiệm, câu chuyện của ông Giang tập trung vào các nước phương Tây như là nguồn gốc tình trạng lạc hậu của Trung Quốc. Trong khi đó, chiến dịch “Trung Quốc hùng cường” của Đặng Tiểu Bình đánh giá thấp cuộc xâm lược và sự bóc lột của thực dân, tập trung đổ lỗi cho "Bè lũ bốn tên" và Cách mạng Văn hóa cho lạc hậu của Trung Quốc.
Hồ Cẩm Đào tiếp tục trẻ hóa câu chuyện của Giang Trạch Dân khi “kể” một câu chuyện khác. Câu chuyện được coi là di sản lớn của ông Hồ Cẩm Đào chính là "xã hội hài hòa". Những căng thẳng xã hội mà nguyên nhân là từ những biến đổi kinh tế xã hội sau cải cách và mở cửa của Hồ Cẩm Đào thuyết phục người dân tìm đến các khái niệm Nho giáo dựa trên sự hài hòa để thúc đẩy mối quan hệ bên trong của Trung Quốc cũng như giữa Trung Quốc và thế giới.
Mặc dù có một chiến dịch tuyên truyền về một xã hội hài hòa cực rộng lớn và liên tục, thời kỳ của Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến một sự gia tăng đáng chú ý những căng thẳng ở tất cả các cấp, bao gồm căng thẳng sắc tộc giữa người Hán và dân tộc thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương, và mối quan hệ ngày càng xấu đi với các nước láng giềng châu Á về tranh chấp lãnh thổ. Thực tế này đã biến giấc mơ xã hội hài hòa trở thành một trò đùa.
Do đó, có vẻ như “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình có vẻ như là rượu cũ được đựng trong một chiếc bình mới, với cái tên mới, thay thế cho lý tưởng mà Mao Trạch Đông từng khai sáng cách đây hơn nửa thế kỷ. Qua từng thời kỳ, qua từng lớp lãnh đạo, lý tưởng này về cơ bản vẫn nhất quán với nhau, chỉ khác chăng cách mà các nhà lãnh đạo đã thực thi nó.
Với một xã hội khá bất ổn trong cơ cấu tổ chức cũng như bất bình đẳng xã hội tăng cao, ông Tập Cận Bình đã có những nỗ lực đặc biệt kết nối “giấc mơ Trung Hoa” với người dân của mình. Thay vì chỉ nhấn mạnh Giấc mơ Trung Quốc là mục tiêu cho các quốc gia và chính phủ như các đời lãnh đạo trước, ông Tập cố gắng để thuyết phục công chúng rằng giấc mơ cũng là phục vụ cho mỗi cá nhân họ. Và việc thực hiện giấc mơ này cho đất nước sẽ là chất xúc tác cho việc thực hiện các ước mơ cho các cá nhân, bao gồm nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục và môi trường. Do đó, người dân Trung Quốc có thể cảm thấy được kết nối với lý tưởng này.
Như chúng ta thấy, “giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục theo bước các cựu lãnh đạo truyền cảm hứng cho người dân về một giấc mơ tương lai sáng lạng và hấp dẫn. Tên và nội dung câu chuyện của mỗi lãnh đạo có thể khác nhau, nhưng thông điệp quan trọng nhất của tất cả nhưng câu chuyện trong suốt 70 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc là gắn kết sự phát triển của người dân nước này với sự phát triển của đảng.
Như Mao Trạch Đông tuyên bố : "Chỉ có ĐCS có thể cứu được Trung Quốc!", Giang Trạch Dân nói: "Chỉ có ĐCS có thể trẻ hóa Trung Quốc!". Giờ đây, ông Tập Cận Bình cho biết: "Chúng ta 1,3 tỷ người Trung Quốc nên nhớ nhiệm vụ, đoàn kết một lòng". Tất cả là để làm cho người dân Trung Quốc tin rằng đây là giấc mơ mà các thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã mơ ước.