Tham Khảo
“Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”...
Trong “Tự bạch” của mình, khi các cô con gái hỏi: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?”, Marx trả lời: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”. Đó là lời “tự thú”, cũng là một thông điệp rất đáng suy nghĩ của một vĩ nhân.
Nguyễn Hoa Lư/ Một thế giới
Nguyễn Hoa Lư/ Một thế giới
1. Trong “Tự bạch” của mình, khi các cô con gái hỏi: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?”, Marx trả lời: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”. Đó là lời “tự thú”, cũng là một thông điệp rất đáng suy nghĩ của một vĩ nhân.
Không xa lạ với
Marx, những tình cảm cao cả, những ham muốn trần tục và trăm ngàn những
tâm trạng “tiêu cực” của con người như cô đơn, sợ hãi, hoang mang, đau
khổ, nhớ nhung, tuyệt vọng… Marx vĩ đại, “ông tổ” của những người cộng
sản cũng như hết thảy chúng ta, trong cuộc đời mình đã trải qua mọi cung
bậc của tình cảm, từ cao thượng nhất đến tận cùng của thấp hèn.
“Không gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”
nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa của mỗi người là cách họ chinh
phục những tư tưởng, tình cảm tầm thường và dày công nuôi dưỡng những
đức tính tốt đẹp như thế nào.
2. Trong một quán sách bên lề đường Nha Trang, tôi tình cờ mua được cuốn sách mỏng viết về Lincoln[1].
Cuốn sách kể lại hành trình của một tổng thống, từ lúc sinh ra trong
một căn lều rách của vùng Kentucky khô cằn nhất nước Mỹ đến lúc bước vào
Nhà Trắng, điều hành đất nước vượt qua một thời kì đen tối trong lịch
sử.
Cuộc đời của Lincoln là một ví dụ kinh
điển về việc con người có thể can đảm vượt qua những thất bại. Năm 22
tuổi, thất bại trong kinh doanh. Năm 23 tuổi, thất bại trong việc ứng cử
vào cơ quan lập pháp. Tiếp tục thất bại trong kinh doanh năm 24 tuổi.
Bị đánh bại trong cuộc chạy đua vào ghế đại biểu cử tri bầu Tổng thống
năm 31 tuổi. Ba năm sau thì thất bại khi chạy đua vào Hạ viện…
Chuyện tình cảm của Lincoln cũng trắc
trở một cách đáng thương. Mối tình đầu kết thúc nhanh chóng vì cái chết
của cô gái. Một năm sau, mối tình thứ hai thất bại thảm hại, cô gái cự
tuyệt lời cầu hôn, không phải một mà hai lần. Mối tình thứ ba, tuy đến
được với hôn nhân nhưng đầy nước mắt. Lúc họ mới yêu nhau, bên nhà gái
bị sốc, Lincoln không bằng cấp, không tiền bạc, địa vị xã hội thấp kém.
Có lúc họ nói lời chia tay và vị tổng thống của hơn 20 năm sau đã đau
khổ muốn hóa điên. Chàng trai 32 tuổi than vãn với bạn: “Tôi đang là
kẻ đau khổ nhất trần gian. Những đau đớn của tim tôi, nếu chia ra cho
mọi nhà thì trên trái đất này không còn tìm được gương mặt vui tươi nào
nữa”. Cuộc hôn nhân đó tốn không biết bao nhiêu giấy bút của các nhà viết sử vì có quá nhiều bi kịch.
Trong cuộc đời, Lincoln đến trường học chỉ khoảng 12 tháng. Năm 22 tuổi, lần đầu tiên lên thành phố, “anh biết đọc, biết viết, có chút ít kiến thức về số học và đó là tất cả những gì anh có”.
Phép màu nào để Lincoln trở thành một luật sư giỏi và 30 năm sau trở
thành tổng thống? Có thể coi đây là bí quyết: khi còn là một cậu bé,
Lincoln có một thói quen và ông duy trì mãi cho đến lúc trưởng thành.
Mỗi khi nghe ai nói một điều gì khó hiểu, suốt cả buổi tối, cậu bé đi đi lại lại, nghiền ngẫm cho kì đến lúc nói ra được bằng lời một cách chính xác và dễ hiểu nhất.
Lincoln có những ứng xử “bốc đồng đến
mức dễ thương”. Thời gian chuẩn bị vào Nhà Trắng, ông nhận được bức thư
của một cử tri… 7 tuổi. Cô bé góp ý, rằng ngài trông sẽ đẹp hơn nếu để
râu. Ít lâu sau, vị tân tổng thống của nước Mỹ xuất hiện trước công
chúng với bộ râu quai nón đúng như lời “tư vấn” của cô bé.
Tôi không tin tác giả cuốn sách đọc được
“thông điệp” của Marx. Tuy vậy, với hàng trăm những mẫu chuyện nhỏ,
hình ảnh của Lincoln sống động, gần gũi và thật cao cả. Cuộc đời của
Lincoln an ủi, khích lệ, động viên người đọc bởi “không có gì thuộc về con người mà xa lạ với ông”.
3. Thật thiệt thòi cho
nền văn học, sử học và truyền thông nước nhà khi thông điệp của Marx đã
không được chúng ta chú ý vận dụng. Kết quả, hầu như các chân dung những
nhân vật lịch sử, các hình tượng điển hình được dựng lên một cách khô
cứng, xa lạ, ít thuyết phục công chúng.
Tư duy truyền thông thời chiến, phương
pháp tuyên truyền kiểu “Lê-nin trong hiệu hớt tóc” tưởng đã đi vào lịch
sử, vậy mà không ngờ đến thế kỉ XXI vẫn còn nở rộ.
4. Quay lại với
Lincoln, trong lễ tưởng niệm ở Gettysburg, ông đã đọc một diễn văn chưa
đến ba phút. Bài diễn văn bất tử đó được khắc vào một bản đồng đặt trong
thư viện Oxford với câu kết thúc như sau: “Quốc gia này, dưới sự
che chở của Chúa, sẽ có tự do mới; và rằng chính phủ của dân, do dân và
vì dân sẽ không bao giờ biến mất khỏi trái đất này”.
Có một phát hiện thú vị [2]. Câu văn kiệt xuất trên được viết ra từ cảm hứng khi Lincoln đọc bài diễn văn của Theodore Parker và đánh dấu: “Dân chủ là cách tự quản tốt nhất, của tất cả nhân dân, vì tất cả nhân dân và cho tất cả nhân dân”. Theodore Parker có thể đã mượn những ngôn từ đó từ Webster người bốn năm trước từng nói rằng “chính phủ của dân, lập ra vì dân và bởi dân”.
Wester có thể đã mượn từ ý của tổng thống James Monroe 30 năm trước.
Vẫn chưa hết, 500 năm trước khi James Monroe sinh ra, Wyclif đã nói
trong tựa đề một bản dịch Kinh Thánh, rằng “cuốn Kinh Thánh này là dành cho chính phủ của dân, do dân và vì dân”. Rất lâu trước Wyclif, 400 năm trước Chúa ra đời, trước thành Athens, Cleon đã nói về người cai trị “của dân, do dân và vì dân”.
Có thể Cleon đã thừa hưởng từ một người vô danh nào đó mà cuộc đời và
sự nghiệp chìm trong màn sương mù của thời gian và sự quên lãng.
Phát hiện trên càng chứng tỏ khát vọng của loài người về “một chính phủ của dân, do dân và vì dân”
đã cháy bỏng từ thời xa xưa, rằng con đường đi đến một xã hội dân chủ
gập ghềnh như thế nào. Phát hiện đó không hề làm giảm đi lòng yêu mến
của người Mỹ với Lincoln. Trong tất cả các cuộc xếp hạng tổng thống [3], Abraham Lincoln luôn là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất kể từ thời lập quốc đến nay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”...
Trong “Tự bạch” của mình, khi các cô con gái hỏi: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?”, Marx trả lời: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”. Đó là lời “tự thú”, cũng là một thông điệp rất đáng suy nghĩ của một vĩ nhân.
Nguyễn Hoa Lư/ Một thế giới
1. Trong “Tự bạch” của mình, khi các cô con gái hỏi: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?”, Marx trả lời: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”. Đó là lời “tự thú”, cũng là một thông điệp rất đáng suy nghĩ của một vĩ nhân.
Không xa lạ với
Marx, những tình cảm cao cả, những ham muốn trần tục và trăm ngàn những
tâm trạng “tiêu cực” của con người như cô đơn, sợ hãi, hoang mang, đau
khổ, nhớ nhung, tuyệt vọng… Marx vĩ đại, “ông tổ” của những người cộng
sản cũng như hết thảy chúng ta, trong cuộc đời mình đã trải qua mọi cung
bậc của tình cảm, từ cao thượng nhất đến tận cùng của thấp hèn.
“Không gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”
nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa của mỗi người là cách họ chinh
phục những tư tưởng, tình cảm tầm thường và dày công nuôi dưỡng những
đức tính tốt đẹp như thế nào.
2. Trong một quán sách bên lề đường Nha Trang, tôi tình cờ mua được cuốn sách mỏng viết về Lincoln[1].
Cuốn sách kể lại hành trình của một tổng thống, từ lúc sinh ra trong
một căn lều rách của vùng Kentucky khô cằn nhất nước Mỹ đến lúc bước vào
Nhà Trắng, điều hành đất nước vượt qua một thời kì đen tối trong lịch
sử.
Cuộc đời của Lincoln là một ví dụ kinh
điển về việc con người có thể can đảm vượt qua những thất bại. Năm 22
tuổi, thất bại trong kinh doanh. Năm 23 tuổi, thất bại trong việc ứng cử
vào cơ quan lập pháp. Tiếp tục thất bại trong kinh doanh năm 24 tuổi.
Bị đánh bại trong cuộc chạy đua vào ghế đại biểu cử tri bầu Tổng thống
năm 31 tuổi. Ba năm sau thì thất bại khi chạy đua vào Hạ viện…
Chuyện tình cảm của Lincoln cũng trắc
trở một cách đáng thương. Mối tình đầu kết thúc nhanh chóng vì cái chết
của cô gái. Một năm sau, mối tình thứ hai thất bại thảm hại, cô gái cự
tuyệt lời cầu hôn, không phải một mà hai lần. Mối tình thứ ba, tuy đến
được với hôn nhân nhưng đầy nước mắt. Lúc họ mới yêu nhau, bên nhà gái
bị sốc, Lincoln không bằng cấp, không tiền bạc, địa vị xã hội thấp kém.
Có lúc họ nói lời chia tay và vị tổng thống của hơn 20 năm sau đã đau
khổ muốn hóa điên. Chàng trai 32 tuổi than vãn với bạn: “Tôi đang là
kẻ đau khổ nhất trần gian. Những đau đớn của tim tôi, nếu chia ra cho
mọi nhà thì trên trái đất này không còn tìm được gương mặt vui tươi nào
nữa”. Cuộc hôn nhân đó tốn không biết bao nhiêu giấy bút của các nhà viết sử vì có quá nhiều bi kịch.
Trong cuộc đời, Lincoln đến trường học chỉ khoảng 12 tháng. Năm 22 tuổi, lần đầu tiên lên thành phố, “anh biết đọc, biết viết, có chút ít kiến thức về số học và đó là tất cả những gì anh có”.
Phép màu nào để Lincoln trở thành một luật sư giỏi và 30 năm sau trở
thành tổng thống? Có thể coi đây là bí quyết: khi còn là một cậu bé,
Lincoln có một thói quen và ông duy trì mãi cho đến lúc trưởng thành.
Mỗi khi nghe ai nói một điều gì khó hiểu, suốt cả buổi tối, cậu bé đi đi lại lại, nghiền ngẫm cho kì đến lúc nói ra được bằng lời một cách chính xác và dễ hiểu nhất.
Lincoln có những ứng xử “bốc đồng đến
mức dễ thương”. Thời gian chuẩn bị vào Nhà Trắng, ông nhận được bức thư
của một cử tri… 7 tuổi. Cô bé góp ý, rằng ngài trông sẽ đẹp hơn nếu để
râu. Ít lâu sau, vị tân tổng thống của nước Mỹ xuất hiện trước công
chúng với bộ râu quai nón đúng như lời “tư vấn” của cô bé.
Tôi không tin tác giả cuốn sách đọc được
“thông điệp” của Marx. Tuy vậy, với hàng trăm những mẫu chuyện nhỏ,
hình ảnh của Lincoln sống động, gần gũi và thật cao cả. Cuộc đời của
Lincoln an ủi, khích lệ, động viên người đọc bởi “không có gì thuộc về con người mà xa lạ với ông”.
3. Thật thiệt thòi cho
nền văn học, sử học và truyền thông nước nhà khi thông điệp của Marx đã
không được chúng ta chú ý vận dụng. Kết quả, hầu như các chân dung những
nhân vật lịch sử, các hình tượng điển hình được dựng lên một cách khô
cứng, xa lạ, ít thuyết phục công chúng.
Tư duy truyền thông thời chiến, phương
pháp tuyên truyền kiểu “Lê-nin trong hiệu hớt tóc” tưởng đã đi vào lịch
sử, vậy mà không ngờ đến thế kỉ XXI vẫn còn nở rộ.
4. Quay lại với
Lincoln, trong lễ tưởng niệm ở Gettysburg, ông đã đọc một diễn văn chưa
đến ba phút. Bài diễn văn bất tử đó được khắc vào một bản đồng đặt trong
thư viện Oxford với câu kết thúc như sau: “Quốc gia này, dưới sự
che chở của Chúa, sẽ có tự do mới; và rằng chính phủ của dân, do dân và
vì dân sẽ không bao giờ biến mất khỏi trái đất này”.
Có một phát hiện thú vị [2]. Câu văn kiệt xuất trên được viết ra từ cảm hứng khi Lincoln đọc bài diễn văn của Theodore Parker và đánh dấu: “Dân chủ là cách tự quản tốt nhất, của tất cả nhân dân, vì tất cả nhân dân và cho tất cả nhân dân”. Theodore Parker có thể đã mượn những ngôn từ đó từ Webster người bốn năm trước từng nói rằng “chính phủ của dân, lập ra vì dân và bởi dân”.
Wester có thể đã mượn từ ý của tổng thống James Monroe 30 năm trước.
Vẫn chưa hết, 500 năm trước khi James Monroe sinh ra, Wyclif đã nói
trong tựa đề một bản dịch Kinh Thánh, rằng “cuốn Kinh Thánh này là dành cho chính phủ của dân, do dân và vì dân”. Rất lâu trước Wyclif, 400 năm trước Chúa ra đời, trước thành Athens, Cleon đã nói về người cai trị “của dân, do dân và vì dân”.
Có thể Cleon đã thừa hưởng từ một người vô danh nào đó mà cuộc đời và
sự nghiệp chìm trong màn sương mù của thời gian và sự quên lãng.
Phát hiện trên càng chứng tỏ khát vọng của loài người về “một chính phủ của dân, do dân và vì dân”
đã cháy bỏng từ thời xa xưa, rằng con đường đi đến một xã hội dân chủ
gập ghềnh như thế nào. Phát hiện đó không hề làm giảm đi lòng yêu mến
của người Mỹ với Lincoln. Trong tất cả các cuộc xếp hạng tổng thống [3], Abraham Lincoln luôn là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất kể từ thời lập quốc đến nay.