Nhân Vật
“Không thể hòa giải vì VN vẫn độc tài”
Các lãnh đạo chính trị của cộng đồng người gốc Việt ở Hoa Kỳ khẳng định ‘sẽ không có chuyện hòa giải’ chừng nào chính quyền trong nước vẫn duy trì các chính sách đàn áp dân chủ,
Các lãnh đạo chính trị của cộng đồng người gốc Việt ở Hoa Kỳ khẳng
định ‘sẽ không có chuyện hòa giải’ chừng nào chính quyền trong nước vẫn
duy trì các chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền đối với người dân
trong nước.
Trao đổi với BBC tại Nam California, ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, nói cộng đồng
người Việt tại hải ngoại sẽ không hợp tác với chính quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam để chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Quận Cam và thành phố Westminster thuộc tiểu bang California là nơi có
đông người gốc Việt sinh sống và được xem là ‘thủ đô của người Việt
tị nạn ở hải ngoại’.
‘Vẫn giữ căn cước tị nạn’
“Trong 40 năm vừa qua, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn giữ được căn cước tị nạn của mình,” ông Trí Tạ nói.
“Chúng tôi hiểu được chúng tôi đến Mỹ với lý tưởng tự do và chúng tôi
bảo vệ lý tưởng đó,” ông giải thích, “Chúng tôi luôn tiếp tục cùng với
đồng bào trong nước đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do.”
Theo ông Trí Tạ thì ngày 30/4 năm 1975 ‘luôn là ngày đau thương của
cộng đồng người Việt tị nạn’ vì ngày này đánh dấu ‘hàng triệu đồng
bào trong nước phải bỏ ra đi và có vài trăm ngàn người Việt xấu số đã
chết trên biển cả’.
Khi được hỏi về vấn đề hòa hợp, hòa giải với chính quyền trong nước do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, ông Trí nói rằng ‘không thể làm được’ do ‘trong
40 năm qua nhà cầm quyền cộng sản vẫn giữ chính sách độc tài’.
“Người Việt tị nạn tại hải ngoại lúc nào cũng muốn cho Việt Nam tự do,
dân chủ, phú cường,” ông nói và cho biết bản thân ông chỉ về Việt Nam
khi nào đất nước này ‘có tự do, dân chủ thật sự’.
Khi được hỏi liệu sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông có khiến cho
cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ đoàn kết với chính quyền trong nước
hay không, ông Trí Tạ nói: “Tập thể người Việt tị nạn tại hải ngoại
lúc nào cũng quan tâm đến việc Trung Quốc xâm lấn và có âm mưu chiếm
biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt tại hải ngoại sẽ không bao
giờ đồng quan điểm với chính quyền Cộng sản Việt Nam.”
“Toàn thể người Việt tại hải ngoại vẫn đang vận động chính giới Hoa
Kỳ, dân biểu, thượng nghị sỹ liên bang để nêu lên sự quan tâm về sự xâm
lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam và chúng tôi hy vọng tập thể người
Việt khắp nơi trên thế giới sẽ tiếp tục đưa sự quan tâm này lên để
quốc tế và Hoa Kỳ có phản ứng thích hợp,” ông nói.
‘Mong thế hệ sau tiếp tục sứ mạng’
Ông Trí cũng cho biết thế hệ người gốc Việt sinh ra ở Mỹ sau năm 1975
nhờ tham gia vào các trường Việt ngữ và các sinh hoạt cộng đồng nên
‘vẫn hiểu được vì sao thế hệ thứ nhất đến Mỹ, hiểu được vì sao cộng
đồng Việt Nam tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới vẫn quan tâm về hiện
trạng nhân quyền Việt Nam’.
Ông nói ông mong rằng các thế hệ người gốc Việt ở Mỹ sau này ‘sẽ tiếp
tục theo sứ mạng của thế hệ đi trước tiếp tục quan tâm và tranh đấu cho
Việt Nam tự do và dân chủ’.
Ông Trí cho biết sau 40 năm hình thành và phát triển, hiện cộng đồng
người Việt ở Mỹ ‘rất thành công ở mọi lĩnh vực’ và ‘có rất nhiều bác
sỹ, chuyên gia, kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia’.
Ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, thì nói rằng đấu tranh cho dân
chủ, tự do trong nước là ‘trách nhiệm của mỗi người Việt tị nạn tại
hải ngoại’.
Trước khi muốn nói đến vấn đề gì về hợp tác cùng nhau để bảo vệ đất nước thì vẫn phải đòi hỏi chính phủ coi trọng nhân quyền trong nước.
Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam
Ông Andrew Đỗ cũng có ý kiến giống ông Trí Tạ là phải tách bạch giữa hai
vấn đề là việc Trung Quốc có tham vọng trên Biển Đông và chính phủ
Việt Nam phải tôn trọng quyền lợi của người dân.
“Trước khi muốn nói đến vấn đề gì về hợp tác cùng nhau để bảo vệ đất
nước thì vẫn phải đòi hỏi chính phủ coi trọng nhân quyền trong nước,”
ông nói.
“Cho đến khi chính quyền trong nước coi trọng cái đó thì chúng ta vẫn
phải nghi ngờ mình có thể tin tưởng một chính phủ như vậy hay không,”
ông nói thêm.
Khi được hỏi có nhìn nhận về ý nghĩa thống nhất đất nước ngày 30/4 của
hay không, ông Andrew Đỗ nói: “Thống nhất có nhiều cách làm. Những người
độc tài cũng thống nhất đất nước của mình vậy.
Đất nước thống nhất rồi đặt dưới chế độ độc tài thì đâu phải việc mình coi là đúng đâu.”
Khi được hỏi về việc tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nước của cộng
đồng người Việt tại Mỹ có đem lại kết quả gì hay không, ông trả lời:
“Phần lớn việc coi trọng suy nghĩ của thế giới và họ (chính quyền Việt
Nam) biết sẽ phải chống lại cộng đồng Việt Nam trên nước Mỹ và cả thế
giới thì phần nào đó họ cũng phải e dè trong hành động của họ.”
Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam được thực hiện
trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
“Không thể hòa giải vì VN vẫn độc tài”
Các lãnh đạo chính trị của cộng đồng người gốc Việt ở Hoa Kỳ khẳng định ‘sẽ không có chuyện hòa giải’ chừng nào chính quyền trong nước vẫn duy trì các chính sách đàn áp dân chủ,
Các lãnh đạo chính trị của cộng đồng người gốc Việt ở Hoa Kỳ khẳng
định ‘sẽ không có chuyện hòa giải’ chừng nào chính quyền trong nước vẫn
duy trì các chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền đối với người dân
trong nước.
Trao đổi với BBC tại Nam California, ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, nói cộng đồng
người Việt tại hải ngoại sẽ không hợp tác với chính quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam để chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Quận Cam và thành phố Westminster thuộc tiểu bang California là nơi có
đông người gốc Việt sinh sống và được xem là ‘thủ đô của người Việt
tị nạn ở hải ngoại’.
‘Vẫn giữ căn cước tị nạn’
“Trong 40 năm vừa qua, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn giữ được căn cước tị nạn của mình,” ông Trí Tạ nói.
“Chúng tôi hiểu được chúng tôi đến Mỹ với lý tưởng tự do và chúng tôi
bảo vệ lý tưởng đó,” ông giải thích, “Chúng tôi luôn tiếp tục cùng với
đồng bào trong nước đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do.”
Theo ông Trí Tạ thì ngày 30/4 năm 1975 ‘luôn là ngày đau thương của
cộng đồng người Việt tị nạn’ vì ngày này đánh dấu ‘hàng triệu đồng
bào trong nước phải bỏ ra đi và có vài trăm ngàn người Việt xấu số đã
chết trên biển cả’.
Khi được hỏi về vấn đề hòa hợp, hòa giải với chính quyền trong nước do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, ông Trí nói rằng ‘không thể làm được’ do ‘trong
40 năm qua nhà cầm quyền cộng sản vẫn giữ chính sách độc tài’.
“Người Việt tị nạn tại hải ngoại lúc nào cũng muốn cho Việt Nam tự do,
dân chủ, phú cường,” ông nói và cho biết bản thân ông chỉ về Việt Nam
khi nào đất nước này ‘có tự do, dân chủ thật sự’.
Khi được hỏi liệu sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông có khiến cho
cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ đoàn kết với chính quyền trong nước
hay không, ông Trí Tạ nói: “Tập thể người Việt tị nạn tại hải ngoại
lúc nào cũng quan tâm đến việc Trung Quốc xâm lấn và có âm mưu chiếm
biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt tại hải ngoại sẽ không bao
giờ đồng quan điểm với chính quyền Cộng sản Việt Nam.”
“Toàn thể người Việt tại hải ngoại vẫn đang vận động chính giới Hoa
Kỳ, dân biểu, thượng nghị sỹ liên bang để nêu lên sự quan tâm về sự xâm
lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam và chúng tôi hy vọng tập thể người
Việt khắp nơi trên thế giới sẽ tiếp tục đưa sự quan tâm này lên để
quốc tế và Hoa Kỳ có phản ứng thích hợp,” ông nói.
‘Mong thế hệ sau tiếp tục sứ mạng’
Ông Trí cũng cho biết thế hệ người gốc Việt sinh ra ở Mỹ sau năm 1975
nhờ tham gia vào các trường Việt ngữ và các sinh hoạt cộng đồng nên
‘vẫn hiểu được vì sao thế hệ thứ nhất đến Mỹ, hiểu được vì sao cộng
đồng Việt Nam tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới vẫn quan tâm về hiện
trạng nhân quyền Việt Nam’.
Ông nói ông mong rằng các thế hệ người gốc Việt ở Mỹ sau này ‘sẽ tiếp
tục theo sứ mạng của thế hệ đi trước tiếp tục quan tâm và tranh đấu cho
Việt Nam tự do và dân chủ’.
Ông Trí cho biết sau 40 năm hình thành và phát triển, hiện cộng đồng
người Việt ở Mỹ ‘rất thành công ở mọi lĩnh vực’ và ‘có rất nhiều bác
sỹ, chuyên gia, kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia’.
Ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, thì nói rằng đấu tranh cho dân
chủ, tự do trong nước là ‘trách nhiệm của mỗi người Việt tị nạn tại
hải ngoại’.
Trước khi muốn nói đến vấn đề gì về hợp tác cùng nhau để bảo vệ đất nước thì vẫn phải đòi hỏi chính phủ coi trọng nhân quyền trong nước.
Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam
Ông Andrew Đỗ cũng có ý kiến giống ông Trí Tạ là phải tách bạch giữa hai
vấn đề là việc Trung Quốc có tham vọng trên Biển Đông và chính phủ
Việt Nam phải tôn trọng quyền lợi của người dân.
“Trước khi muốn nói đến vấn đề gì về hợp tác cùng nhau để bảo vệ đất
nước thì vẫn phải đòi hỏi chính phủ coi trọng nhân quyền trong nước,”
ông nói.
“Cho đến khi chính quyền trong nước coi trọng cái đó thì chúng ta vẫn
phải nghi ngờ mình có thể tin tưởng một chính phủ như vậy hay không,”
ông nói thêm.
Khi được hỏi có nhìn nhận về ý nghĩa thống nhất đất nước ngày 30/4 của
hay không, ông Andrew Đỗ nói: “Thống nhất có nhiều cách làm. Những người
độc tài cũng thống nhất đất nước của mình vậy.
Đất nước thống nhất rồi đặt dưới chế độ độc tài thì đâu phải việc mình coi là đúng đâu.”
Khi được hỏi về việc tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nước của cộng
đồng người Việt tại Mỹ có đem lại kết quả gì hay không, ông trả lời:
“Phần lớn việc coi trọng suy nghĩ của thế giới và họ (chính quyền Việt
Nam) biết sẽ phải chống lại cộng đồng Việt Nam trên nước Mỹ và cả thế
giới thì phần nào đó họ cũng phải e dè trong hành động của họ.”
Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam được thực hiện
trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.
(BBC)