Tham Khảo
“Lò đào tạo” người đào tẩu Triều Tiên giả ở Trung Quốc
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) mới đây dẫn một nguồn tin cho hay có ít nhất hai “lò đào tạo” người đào tẩu Triều Tiên giả ở quận Wangjing, Bắc Kinh. Đây là nơi tập trung phần lớn học viên là những người gốc Triều Tiên sống ở Trung Quốc, số còn lại là người Trung Quốc biết nói tiếng Triều.
Tại đây, họ được dạy về đất nước Triều Tiên, được dạy cách bịa đặt những câu chuyện về cuộc bỏ trốn khỏi đất nước của họ. Nếu xin tị nạn thành công, họ sẽ nghiễm nhiên bỏ túi hàng trăm euro tiền trợ cấp mà chính phủ phương Tây cung cấp hàng tháng. Đó là chưa kể họ còn hưởng các quyền lợi khác, chẳng hạn như được hưởng bảo hiểm y tế.
Nguồn tin cho hay, những người đào tẩu Triều Tiên giả này được giới thiệu cho “cò” – những người chịu trách nhiệm làm giả giấy tờ tùy thân. “Cò” thường giới thiệu những người đào tẩu này làm việc tại các mỏ than hay các nhà máy ở trại giam người Triều Tiên. Những người đào tẩu giả cũng được bày trước những câu hỏi mà các quan chức châu Âu thường hỏi họ.
Cũng theo tờ Chosun Ilbo, có một nghịch lý là thường những người đào tẩu giả được cho tị nạn ở châu Âu, còn những người tị nạn “thật” nếu không xuất trình được giấy tờ tùy thân sẽ bị trục xuất.
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, có 1.100 người đào tẩu Triều Tiên sống ở 13 quốc gia tính đến năm 2015. Có khoảng 230 người đào tẩu đang chờ kết quả xin tị nạn.
Trong số đó, Anh là nước có nhiều người đào tẩu Triều Tiên tị nạn nhất với 622 người, sau đó là Pháp 146 người, Canada 126 người, Đức 104 người, Bỉ 66 người và Hà Lan 59 người. Trong khi đó, Mỹ là 22 người.
“Cộng đồng quốc tế phải có những biện pháp khắt khe để “sàng lọc” những người đào tẩu giả, để những người đào tẩu thật không phải chịu những đối xử bất công” – một phát ngôn viên của một nhóm nhân quyền nói.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về thông tin này của tờ Chosun Ilbo.
Lu Chao, một chuyên gia về nghiên cứu Triều Tiên thuộc Học viên Khoa học xã hội Liêu Ninh nói với tờ Global Times rằng để một người Trung Quốc “lột xác” thành người Triều Tiên chỉ nhờ vào một khóa học là điều rất khó. Ông nói, bởi người Triều Tiên và người Trung Quốc, kể cả người Trung Quốc gốc Triều Tiên rất khác nhau về bề ngoài, giọng nói, các đặc điểm sinh học, do đó rất khó đánh lừa chính phủ châu Âu.
Theo PLO
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Lò đào tạo” người đào tẩu Triều Tiên giả ở Trung Quốc
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) mới đây dẫn một nguồn tin cho hay có ít nhất hai “lò đào tạo” người đào tẩu Triều Tiên giả ở quận Wangjing, Bắc Kinh. Đây là nơi tập trung phần lớn học viên là những người gốc Triều Tiên sống ở Trung Quốc, số còn lại là người Trung Quốc biết nói tiếng Triều.
Tại đây, họ được dạy về đất nước Triều Tiên, được dạy cách bịa đặt những câu chuyện về cuộc bỏ trốn khỏi đất nước của họ. Nếu xin tị nạn thành công, họ sẽ nghiễm nhiên bỏ túi hàng trăm euro tiền trợ cấp mà chính phủ phương Tây cung cấp hàng tháng. Đó là chưa kể họ còn hưởng các quyền lợi khác, chẳng hạn như được hưởng bảo hiểm y tế.
Nguồn tin cho hay, những người đào tẩu Triều Tiên giả này được giới thiệu cho “cò” – những người chịu trách nhiệm làm giả giấy tờ tùy thân. “Cò” thường giới thiệu những người đào tẩu này làm việc tại các mỏ than hay các nhà máy ở trại giam người Triều Tiên. Những người đào tẩu giả cũng được bày trước những câu hỏi mà các quan chức châu Âu thường hỏi họ.
Cũng theo tờ Chosun Ilbo, có một nghịch lý là thường những người đào tẩu giả được cho tị nạn ở châu Âu, còn những người tị nạn “thật” nếu không xuất trình được giấy tờ tùy thân sẽ bị trục xuất.
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, có 1.100 người đào tẩu Triều Tiên sống ở 13 quốc gia tính đến năm 2015. Có khoảng 230 người đào tẩu đang chờ kết quả xin tị nạn.
Trong số đó, Anh là nước có nhiều người đào tẩu Triều Tiên tị nạn nhất với 622 người, sau đó là Pháp 146 người, Canada 126 người, Đức 104 người, Bỉ 66 người và Hà Lan 59 người. Trong khi đó, Mỹ là 22 người.
“Cộng đồng quốc tế phải có những biện pháp khắt khe để “sàng lọc” những người đào tẩu giả, để những người đào tẩu thật không phải chịu những đối xử bất công” – một phát ngôn viên của một nhóm nhân quyền nói.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về thông tin này của tờ Chosun Ilbo.
Lu Chao, một chuyên gia về nghiên cứu Triều Tiên thuộc Học viên Khoa học xã hội Liêu Ninh nói với tờ Global Times rằng để một người Trung Quốc “lột xác” thành người Triều Tiên chỉ nhờ vào một khóa học là điều rất khó. Ông nói, bởi người Triều Tiên và người Trung Quốc, kể cả người Trung Quốc gốc Triều Tiên rất khác nhau về bề ngoài, giọng nói, các đặc điểm sinh học, do đó rất khó đánh lừa chính phủ châu Âu.
Theo PLO