Di Sản Hồ Chí Minh
“Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn Vẹm?
Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24862202-su-trao-tro-cua-mot-nguoi-tung-la-luat-su.htm
Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24862202-su-trao-tro-cua-mot-nguoi-tung-la-luat-su.html), có đoạn viết như sau:
“Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),... là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử”.
Liên quan về “máy chém” của “chính quyền Ngô Đình Diệm”, dưới góc nhìn lịch sử, xin được trao đổi lại với Tổng Biên tập báo Nhân Dân cùng tác giả Vũ Hợp Lân.
La Loi 10-1959 (Luật số 10 năm 1959) bản in bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Hà Nội 1961 |
Sự thật còn bị che khuất
Sáng 26-09-2014, tại hội trường D, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975), từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học”. Đây là hội thảo đánh giá vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trong việc tổ chức và quản lý khối tài liệu lưu trữ trước năm 1975, cũng như việc khai thác sử dụng khối tài liệu này trong nghiên cứu và giảng dạy.
Hội thảo nhận được 55 bài viết tham gia, trong đó có 7 bài viết được chọn trình bày tại hội thảo. Tất cả đều chưa được phổ biến rộng rãi.
TS. Nghiêm Kỳ Hồng, nguyên Phó cục trưởng cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và quản trị văn phòng, trong báo cáo “Khái quát về lưu trữ Việt Nam Cộng hoà (1955 – 1975)”, ông đề cập đến sự khó khăn trong hoạt động lưu trữ diễn ra trong thời chiến sự ác liệt. Nhưng ông cũng chỉ ra, ở thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn vẫn rất chú trọng đến việc xây dựng pháp luật lưu trữ, tiêu biểu là luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam”.
Trong báo cáo “Tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại”, TS. Lê Huỳnh Hoa đến từ Đại học Sư phạm TP.HCM chỉ ra rằng tài liệu về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có hai sự kiện được ghi chép trong sách giáo khoa và một số sách, giáo trình lịch sử khác cần được làm rõ là “Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, và “Thời điểm ban hành luật 10/59”. Bà cũng chỉ ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một tồn tại trong lịch sử nhưng lại không thấy sự có mặt của nó trong sách giáo khoa, giáo trình chính thống của Việt Nam dẫn đến sự lúng túng về các thuật ngữ về chính thể này như Đệ nhất, Đệ nhị cộng hoà,...
PGS.TS. Trần Nam Tiến, mang đến hội thảo báo cáo “Hoạt động ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954 – 1975) qua tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà”. Ông kết luận, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong ngoại giao với các nước và để lại một khối lượng tài liệu phong phú và hệ thống, góp phần quan trọng cho nghiên cứu, phục dựng các hoạt động ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa nói chung và thời kỳ Ngô Đình Diệm nói riêng.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.
Luật 10-59 có phải chỉ dùng để trị cộng sản?
Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59”. Ở Phần Thứ Hai “Tổ chức các tòa án quân sự đặc biệt”, Điều 16, “Bị can có quyền nhờ luật sư biện hộ. Nếu bị can không có luật sư, Ủy viên Chánh phủ hay Chánh thẩm phải triệu dụng một luật sư biện hộ cho bị can”.
Điều 19, “Trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ”.
Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59”, cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía chính quyền miền Bắc. Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của chính quyền miền Bắc viết khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện trên sách giáo khoa, chỉ mới nêu được tên người bị chém bởi “luật 10-59” là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43. Chưa thấy công bố tài liệu nào mô tả về phiên tòa này, và các trình tự công tố ra sao nên cũng chưa thể khẳng định bản án tuyên – nếu có, từ phía tòa án quân sự là đã được tuyên từ căn cứ pháp lý của “luật 10-59”.
Đến nay cũng chưa thấy công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Cũng nói thêm, bài viết (nói trên) của báo Nhân Dân có ghi là “Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956”, tình tiết thời gian này cho thấy không phù hợp cáo buộc, vì “luật 10-59” được ký vào ngày 06-05-1959.
Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà Bảo tàng Tội ác Mỹ - Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM. Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
Tuyên huấn cần bổ túc ngay chứng cứ hình ảnh
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua. Thậm chí ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Tuy nhiên, sự thật lịch sử dường như vẫn chưa được tôn trọng khi trên sách giáo khoa lẫn nhiều trang web khác của Nhà nước Việt Nam, viết: “Hình ảnh cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, Nguyễn Văn Trỗi hô to: Hãy nhớ lấy lời tôi!/ Đả đảo đế quốc Mỹ!/ Hồ Chí Minh muôn năm!/ Việt Nam muôn năm!” (http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/489/ArticleId/7168/PreTabId/456/Default.aspx)
Clip này hiện được đưa lên phổ biến rộng rãi trên internet và hoàn toàn không như mô tả nói trên.
Chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố. Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi “luật 10-59”, cũng chưa có hình ảnh lưu trữ liên quan được công bố.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo “luật 10-59” đã được “lê” đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao. Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Tổng Biên tập báo Nhân Dân có thể tham khảo thêm những hình ảnh chụp lại từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59, được kèm theo bài viết này.
Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
“Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn Vẹm?
Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24862202-su-trao-tro-cua-mot-nguoi-tung-la-luat-su.htm
Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24862202-su-trao-tro-cua-mot-nguoi-tung-la-luat-su.html), có đoạn viết như sau:
“Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),... là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử”.
Liên quan về “máy chém” của “chính quyền Ngô Đình Diệm”, dưới góc nhìn lịch sử, xin được trao đổi lại với Tổng Biên tập báo Nhân Dân cùng tác giả Vũ Hợp Lân.
La Loi 10-1959 (Luật số 10 năm 1959) bản in bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Hà Nội 1961 |
Sự thật còn bị che khuất
Sáng 26-09-2014, tại hội trường D, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975), từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học”. Đây là hội thảo đánh giá vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trong việc tổ chức và quản lý khối tài liệu lưu trữ trước năm 1975, cũng như việc khai thác sử dụng khối tài liệu này trong nghiên cứu và giảng dạy.
Hội thảo nhận được 55 bài viết tham gia, trong đó có 7 bài viết được chọn trình bày tại hội thảo. Tất cả đều chưa được phổ biến rộng rãi.
TS. Nghiêm Kỳ Hồng, nguyên Phó cục trưởng cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và quản trị văn phòng, trong báo cáo “Khái quát về lưu trữ Việt Nam Cộng hoà (1955 – 1975)”, ông đề cập đến sự khó khăn trong hoạt động lưu trữ diễn ra trong thời chiến sự ác liệt. Nhưng ông cũng chỉ ra, ở thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn vẫn rất chú trọng đến việc xây dựng pháp luật lưu trữ, tiêu biểu là luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam”.
Trong báo cáo “Tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại”, TS. Lê Huỳnh Hoa đến từ Đại học Sư phạm TP.HCM chỉ ra rằng tài liệu về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có hai sự kiện được ghi chép trong sách giáo khoa và một số sách, giáo trình lịch sử khác cần được làm rõ là “Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, và “Thời điểm ban hành luật 10/59”. Bà cũng chỉ ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một tồn tại trong lịch sử nhưng lại không thấy sự có mặt của nó trong sách giáo khoa, giáo trình chính thống của Việt Nam dẫn đến sự lúng túng về các thuật ngữ về chính thể này như Đệ nhất, Đệ nhị cộng hoà,...
PGS.TS. Trần Nam Tiến, mang đến hội thảo báo cáo “Hoạt động ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954 – 1975) qua tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà”. Ông kết luận, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong ngoại giao với các nước và để lại một khối lượng tài liệu phong phú và hệ thống, góp phần quan trọng cho nghiên cứu, phục dựng các hoạt động ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa nói chung và thời kỳ Ngô Đình Diệm nói riêng.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.
Luật 10-59 có phải chỉ dùng để trị cộng sản?
Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59”. Ở Phần Thứ Hai “Tổ chức các tòa án quân sự đặc biệt”, Điều 16, “Bị can có quyền nhờ luật sư biện hộ. Nếu bị can không có luật sư, Ủy viên Chánh phủ hay Chánh thẩm phải triệu dụng một luật sư biện hộ cho bị can”.
Điều 19, “Trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ”.
Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59”, cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía chính quyền miền Bắc. Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của chính quyền miền Bắc viết khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện trên sách giáo khoa, chỉ mới nêu được tên người bị chém bởi “luật 10-59” là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43. Chưa thấy công bố tài liệu nào mô tả về phiên tòa này, và các trình tự công tố ra sao nên cũng chưa thể khẳng định bản án tuyên – nếu có, từ phía tòa án quân sự là đã được tuyên từ căn cứ pháp lý của “luật 10-59”.
Đến nay cũng chưa thấy công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Cũng nói thêm, bài viết (nói trên) của báo Nhân Dân có ghi là “Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956”, tình tiết thời gian này cho thấy không phù hợp cáo buộc, vì “luật 10-59” được ký vào ngày 06-05-1959.
Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà Bảo tàng Tội ác Mỹ - Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM. Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
Tuyên huấn cần bổ túc ngay chứng cứ hình ảnh
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua. Thậm chí ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Tuy nhiên, sự thật lịch sử dường như vẫn chưa được tôn trọng khi trên sách giáo khoa lẫn nhiều trang web khác của Nhà nước Việt Nam, viết: “Hình ảnh cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, Nguyễn Văn Trỗi hô to: Hãy nhớ lấy lời tôi!/ Đả đảo đế quốc Mỹ!/ Hồ Chí Minh muôn năm!/ Việt Nam muôn năm!” (http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/489/ArticleId/7168/PreTabId/456/Default.aspx)
Clip này hiện được đưa lên phổ biến rộng rãi trên internet và hoàn toàn không như mô tả nói trên.
Chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố. Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi “luật 10-59”, cũng chưa có hình ảnh lưu trữ liên quan được công bố.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo “luật 10-59” đã được “lê” đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao. Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Tổng Biên tập báo Nhân Dân có thể tham khảo thêm những hình ảnh chụp lại từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59, được kèm theo bài viết này.
Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)