Văn Học & Nghệ Thuật

“Ly rượu mừng,” xuân-khúc “kinh điển” của tân nhạc Việt.

Nhưng nếu phải tìm một xuân-khúc đại diện cho mọi tầng lớp của xã hội việt Nam, đồng thời phản ảnh tâm cảnh của mọi lứa tuổi thì, ứng hợp nhất với đòi hỏi này, theo tôi, là xuân-khúc “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.



“Ly rượu mừng,” xuân-khúc “kinh điển” của tân nhạc Việt.

Tác giả : Du Tử Lê

“Xuân Ca” của Phạm Duy và, “Anh cho em mùa xuân” của Kim Tuấn / Nguyễn Hiền là hai trong số những xuân-khúc tiêu biểu của nền tân nhạc miền Nam 20 năm. Nhưng nếu phải tìm một xuân-khúc đại diện cho mọi tầng lớp của xã hội việt Nam, đồng thời phản ảnh tâm cảnh của mọi lứa tuổi thì, ứng hợp nhất với đòi hỏi này, theo tôi, là xuân-khúc “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. (4)


Tôi muốn gọi “Ly rượu mừng” là xuân-khúc “kinh điển” nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất “kinh điển” hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình. (5)Tôi vẫn nghĩ chẳng phải ngẫu nhiên mà “Ly rượu mừng” không những đã trở thành “ly rượu” không thể thiếu trong mùa xuân của người Việt Nam mà, “ly rượu” ấy còn được nâng cao trong những họp mặt, lễ lạc ở bất cứ thời điểm nào của một năm. Nếu ta nhìn mỗi hội ngộ tự thân cũng là một mùa xuân tinh thần, ấm áp.

Thực vậy, ngay phần mở đầu của ca khúc, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã chọn ba thành phần nòng cốt là: Nông phu, thương gia, công nhân để gửi lời chúc mừng tới họ:

“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi / Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi / Người thương gia lợi tức / Người công nhân ấm no / Thoát ly đời gian lao nghèo khó //

Á a a a / Nhấp chén đầy vơi / Chúc người người vui / Á a a a / Muôn lòng xao xuyến duyên đời…”

Tầng lớp nông dân kể trên vốn không được coi trọng lắm, theo quan niệm cổ xưa, căn cứ vào khẩu truyền của dân gian: “Sĩ, nông, công, thương, binh.”

Nhưng khi phải đối đầu với thực tế, cũng chính dân gian đã “sửa sai” bằng khẩu truyền: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ!”

Lại nữa, xã hội Việt Nam vốn là xã hội nông nghiệp, nên sự trả lại vị trí hàng đầu cho nông dân của họ Phạm là một trả lại hợp lý, xứng đáng.

Cũng vậy, tầng lớp binh sĩ, theo sắp xếp có tính cách biểu kiến, hời hợt thuở trước, vốn đứng hạng chót trong nấc thang gia trị xã hội - - Nhưng, với “Ly rượu mừng,” tác giả đã dành nguyên khổ thứ 2 của ca khúc, để chúc mừng họ, những người hy sinh mạng sống của mình cho ấm no, giầu có của dân tộc:

“Rót thêm tràn đầy chén quan san / Chúc người binh sĩ lên đàng / Chiến đấu công thành /

Sáng cuộc đời lành / Mừng người vì Nước quên thân mình…”

Khi đề cập tới những hy sinh của người lính, họ Phạm cũng không quên những hy sinh thầm lặng, nhưng lớn lao không kém của những bà mẹ:

“Kìa nơi xa xa có bà mẹ già / Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa / Chúc bà một sớm quê hương / Bước con về hòa nỗi yêu thương / Á a a a / Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính / Á a a a / Chúc mẹ hiền dứt u tình…”

Kế tiếp, tác giả mới đầ cập tới những đóng góp khác:

“Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương / Xây tổ ấm trên cành yêu đương / Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ / Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…”

Cuối cùng là chung khúc rực rỡ hy vọng, tin yêu nơi tương lai đất nước:

“Bạn hỡi, vang lên / Lời ước thiêng liêng / Chúc non sông hoà bình, hoà bình / Ngày máu xương thôi tuôn rơi / Ngày ấy quê hương yên vui / đợi anh về trong chén tình đầy vơi //

Nhấc cao ly này / Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do / Nước non thanh bình / Muôn người hạnh phúc chan hoà // Ước mơ hạnh phúc nơi nơi / Hương thanh bình dâng phơi phới.” (Theo dactrung.com)

Và, mỗi khi cùng nhau nâng “Ly rượu mừng” dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “…Nước non thanh bình / Muôn người hạnh phúc chan hoà…”

Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy.









Du Tử Lê

(Feb. 2013)

…………………………………………………………………
















Chú thích:

(4): Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra đi khi trời vừa sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài v.v.. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về con sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất.(phamdinhchuong.com)

(5) Trước tháng 4-1975, khi cho in “Ly rượu mừng” hình thức một bản nhạc lẻ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã ghi chú nguyên văn như sau: “viết tại Sàigòn năm 1955 để đăng trên số báo Tết, Báo Đời Mới, thể theo lời yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương tờ báo này.”


QuỳnhMai Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Ly rượu mừng,” xuân-khúc “kinh điển” của tân nhạc Việt.

Nhưng nếu phải tìm một xuân-khúc đại diện cho mọi tầng lớp của xã hội việt Nam, đồng thời phản ảnh tâm cảnh của mọi lứa tuổi thì, ứng hợp nhất với đòi hỏi này, theo tôi, là xuân-khúc “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.



“Ly rượu mừng,” xuân-khúc “kinh điển” của tân nhạc Việt.

Tác giả : Du Tử Lê

“Xuân Ca” của Phạm Duy và, “Anh cho em mùa xuân” của Kim Tuấn / Nguyễn Hiền là hai trong số những xuân-khúc tiêu biểu của nền tân nhạc miền Nam 20 năm. Nhưng nếu phải tìm một xuân-khúc đại diện cho mọi tầng lớp của xã hội việt Nam, đồng thời phản ảnh tâm cảnh của mọi lứa tuổi thì, ứng hợp nhất với đòi hỏi này, theo tôi, là xuân-khúc “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. (4)


Tôi muốn gọi “Ly rượu mừng” là xuân-khúc “kinh điển” nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất “kinh điển” hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình. (5)Tôi vẫn nghĩ chẳng phải ngẫu nhiên mà “Ly rượu mừng” không những đã trở thành “ly rượu” không thể thiếu trong mùa xuân của người Việt Nam mà, “ly rượu” ấy còn được nâng cao trong những họp mặt, lễ lạc ở bất cứ thời điểm nào của một năm. Nếu ta nhìn mỗi hội ngộ tự thân cũng là một mùa xuân tinh thần, ấm áp.

Thực vậy, ngay phần mở đầu của ca khúc, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã chọn ba thành phần nòng cốt là: Nông phu, thương gia, công nhân để gửi lời chúc mừng tới họ:

“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi / Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi / Người thương gia lợi tức / Người công nhân ấm no / Thoát ly đời gian lao nghèo khó //

Á a a a / Nhấp chén đầy vơi / Chúc người người vui / Á a a a / Muôn lòng xao xuyến duyên đời…”

Tầng lớp nông dân kể trên vốn không được coi trọng lắm, theo quan niệm cổ xưa, căn cứ vào khẩu truyền của dân gian: “Sĩ, nông, công, thương, binh.”

Nhưng khi phải đối đầu với thực tế, cũng chính dân gian đã “sửa sai” bằng khẩu truyền: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ!”

Lại nữa, xã hội Việt Nam vốn là xã hội nông nghiệp, nên sự trả lại vị trí hàng đầu cho nông dân của họ Phạm là một trả lại hợp lý, xứng đáng.

Cũng vậy, tầng lớp binh sĩ, theo sắp xếp có tính cách biểu kiến, hời hợt thuở trước, vốn đứng hạng chót trong nấc thang gia trị xã hội - - Nhưng, với “Ly rượu mừng,” tác giả đã dành nguyên khổ thứ 2 của ca khúc, để chúc mừng họ, những người hy sinh mạng sống của mình cho ấm no, giầu có của dân tộc:

“Rót thêm tràn đầy chén quan san / Chúc người binh sĩ lên đàng / Chiến đấu công thành /

Sáng cuộc đời lành / Mừng người vì Nước quên thân mình…”

Khi đề cập tới những hy sinh của người lính, họ Phạm cũng không quên những hy sinh thầm lặng, nhưng lớn lao không kém của những bà mẹ:

“Kìa nơi xa xa có bà mẹ già / Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa / Chúc bà một sớm quê hương / Bước con về hòa nỗi yêu thương / Á a a a / Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính / Á a a a / Chúc mẹ hiền dứt u tình…”

Kế tiếp, tác giả mới đầ cập tới những đóng góp khác:

“Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương / Xây tổ ấm trên cành yêu đương / Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ / Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…”

Cuối cùng là chung khúc rực rỡ hy vọng, tin yêu nơi tương lai đất nước:

“Bạn hỡi, vang lên / Lời ước thiêng liêng / Chúc non sông hoà bình, hoà bình / Ngày máu xương thôi tuôn rơi / Ngày ấy quê hương yên vui / đợi anh về trong chén tình đầy vơi //

Nhấc cao ly này / Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do / Nước non thanh bình / Muôn người hạnh phúc chan hoà // Ước mơ hạnh phúc nơi nơi / Hương thanh bình dâng phơi phới.” (Theo dactrung.com)

Và, mỗi khi cùng nhau nâng “Ly rượu mừng” dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “…Nước non thanh bình / Muôn người hạnh phúc chan hoà…”

Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy.









Du Tử Lê

(Feb. 2013)

…………………………………………………………………
















Chú thích:

(4): Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra đi khi trời vừa sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài v.v.. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về con sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất.(phamdinhchuong.com)

(5) Trước tháng 4-1975, khi cho in “Ly rượu mừng” hình thức một bản nhạc lẻ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã ghi chú nguyên văn như sau: “viết tại Sàigòn năm 1955 để đăng trên số báo Tết, Báo Đời Mới, thể theo lời yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương tờ báo này.”


QuỳnhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm