Mỗi Ngày Một Chuyện
“Mất đoàn kết” trước nàng Lolita
Nguyễn Tường
Dịch giả An Lý (phải) chứng minh rằng nhiều điểm
trong Lolita là bất khả dịch và như thế sẽ chấp nhận
tính trung thành tương đối khi chuyển ngữ.
Ảnh: NVN
Nhân trường hợp Lolita
Nhiều dịch giả kinh nghiệm đã chia sẻ thẳng thắn rằng, chưa bao giờ việc dịch văn chương áp lực và thú vị như hôm nay. Áp lực, là bởi người dịch luôn làm việc dưới sự giám sát (và sẵn sàng lên tiếng phê bình) của một cộng đồng độc giả, giới chuyên môn am hiểu ngoại ngữ, có kênh trao đổi, tranh luận qua báo chí, diễn đàn trên mạng internet. Và thú vị, là nhờ những cuộc trao đổi, tranh luận (chẳng phải bao giờ cũng đúng như mong muốn) đó, nếu bình tĩnh, sẽ thấy bên cạnh “búa rìu” là điều kiện cọ xát quan niệm, mỹ cảm và văn hóa để từ đó người dịch cẩn trọng hơn, trách nhiệm hơn, người làm xuất bản nghiêm túc hơn với những bản dịch mà mình đầu tư ấn hành.
Dĩ nhiên, điều mà người dịch cầu thị và chín chắn chờ đợi nhất là những cuộc tranh luận lấy học thuật làm trung tâm, lấy nguyện vọng chính đáng của độc giả về những dịch phẩm ưu việt hơn làm mục tiêu; chẳng ai mong muốn danh dự con người có thể bị đem ra làm “mồi nhậu” cho những cuộc rượu thô tục dai dẳng ngày này qua tháng khác dù cho nhân danh học thuật.
Sự ồn ào về bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov là một trường hợp điển hình cho thấy tính “lợi hại” quanh việc trao đổi phê bình dịch thuật một tác phẩm “khó nhằn”.
Dương Tường là một nhà thơ làm dịch thuật với hơn 50 dịch phẩm. Ông từng dịch nhiều tác phẩm kinh điển dày dặn, phức tạp của Leo Tolstoy, Marcel Proust, đến những tác phẩm cập nhật thời sự văn học thế giới của Gunter Grass, Haruki Murakami hay Patrick Modiano. Nhưng ở tuổi 82, Dương Tường bỗng gặp rắc rối với bản dịch Lolita của Vladimir Nabokov, tác phẩm mà theo phân tích của một dịch giả thế hệ sau, là văn chương có nhiều điểm cực kỳ phức tạp và “bất khả dịch” (điều này cũng đã được minh chứng bằng chính việc Nabokov “không trung thành với bản gốc” khi tự dịch tác phẩm của mình từ tiếng Anh sang tiếng Nga hay việc nhiều bản dịch tiếng Pháp, Đức của tác phẩm này phải hiệu chỉnh nhiều lần).
Chuyện lùm xùm xảy ra khi một bạn đọc có nickname là Dolores Haze (Thiên Lương) bỏ công ngồi “truy lỗi” bản dịch Lolita của Dương Tường và liên tục chỉ trích bản dịch lẫn cá nhân dịch giả lớn tuổi này trên trang Facebook cá nhân suốt hơn một năm trời. Thiên Lương cũng đưa ra bản dịch của mình, dưới dạng tự phát hành, để độc giả quan tâm có thể đối chiếu, so sánh chất lượng.
Câu chuyện dịch thuật trở nên nóng bỏng, lôi kéo độc giả quan tâm nhiều hơn đến tác phẩm, mặc dù, ở thời điểm hiện tại, ai cũng biết, những thứ được coi là “kinh điển”, văn phong phức tạp và dày quá 350 trang khổ lớn là thứ khó được quan tâm trên thị trường sách Việt Nam.
Trước những “áp lực” của cuộc tranh luận, Nhã Nam, đơn vị đầu tư đã phải cho tái bản có chỉnh sửa (các “lỗi cơ học”) bản dịch Lolita của Dương Tường và thông báo rộng rãi đến độc giả dưới hình thức tọa đàm với chủ đề Lolita-câu chuyện dịch thuật diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào nửa cuối tháng Tư vừa qua.
“Nếu không có những phản ứng của Thiên Lương, có thể một bản chỉnh sửa tốt hơn đã không đến với độc giả trong thời điểm này, mà rất có thể, năm năm sau hoặc lâu hơn. Chúng tôi ý thức rằng sẽ tiếp thu ý kiến phản hồi, xem xét và làm hết sức để có một bản dịch tốt nhưng không có nghĩa là sẽ có một bản dịch chung quyết cho một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm văn chương phức tạp như trường hợp Lolita”, một đại diện của Nhã Nam ở phía Nam nói.
Dịch giả và đơn vị làm sách ngày nay phải tự đặt mình vào trong áp lực của một công chúng biết phê phán để nghiêm túc hơn, làm tốt nhất công việc của mình. Và điều lý thú, ngay cả người phê bình bản dịch cũng chung số phận – phải tự chịu trách nhiệm trước công chúng về những gì mình đưa ra, về học thuật cũng như văn hóa, lối hành xử… |
Trả lời câu hỏi của người viết rằng Nhã Nam đánh giá thế nào về “đóng góp” của Thiên Lương, không “miễn cưỡng ghi công” người “ném đá”, đại diện phía Nhã Nam khéo léo kể câu chuyện sau buổi ra mắt bản Lolita chỉnh sửa vào ngày 18-4 vừa qua tại Hà Nội. Chuyện là, dịch giả Lê Hồng Sâm (một dịch giả thuộc thế hệ Dương Tường) đã nán lại và nói với giám đốc Nhã Nam đại ý rằng, ở thế hệ của bà trước đây không thấy những chuyện tương tự, có khi dịch giả dành vài năm cho một bản dịch khó, nhưng đến khi ra mắt, bản dịch ấy rơi vào khoảng không, không âm không vọng. Về phương diện học thuật, những cuộc tranh luận, kể cả búa rìu, là điều đáng mừng cho đời sống dịch thuật hôm nay.
Khoảng năm năm qua, báo chí đã liên tục bị kéo vào những cuộc lùm xùm dịch thuật. Trong đó có trường hợp những dịch giả hôm qua lên tiếng về bản dịch người khác thì lập tức sau đó trở thành nạn nhân của những cuộc “ném đá” khác. Cho thấy, đã đến lúc dịch thuật nói chung, dịch văn chương nói riêng không còn là một công việc “rị mọ” lặng lẽ, ai muốn làm sao thì làm. Dịch giả và đơn vị làm sách ngày nay phải tự đặt mình vào dưới áp lực của một công chúng biết phê phán để nghiêm túc hơn, làm tốt nhất công việc của mình. Và điều lý thú, ngay cả người phê bình bản dịch cũng chung số phận – phải tự chịu trách nhiệm trước công chúng về những gì mình đưa ra, về học thuật cũng như văn hóa, lối hành xử…
“Dịch bao hàm một thái độ ứng xử”, An Lý, người dịch tác phẩm Chuyện ở nông trại của George Orwell, cũng là người biên tập bản dịch Lolita tái bản có sửa chữa, nói tại hai buổi tọa đàm mà chị và dịch giả Đinh Bá Anh tham gia với tư cách diễn giả chính. Thái độ ứng xử trong câu phát biểu ngắn của dịch giả trẻ có thể hiểu từ nhiều chiều: ứng xử giữa dịch giả với tác phẩm, ứng xử giữa dịch giả với độc giả, ứng xử giữa dịch giả với bản thân công việc dịch thuật của mình, và cả ứng xử giữa dịch giả với những dịch giả khác, dịch phẩm của người dịch khác.
Dịch giả càng “mất đoàn kết”, càng tốt?
Liệu có thể chuyển “nguyên khối” vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác thông qua dịch thuật? Nếu nói “dịch là khác” (theo cách nói của Trần Ngọc Hiếu trong một bài viết trên Tia Sáng1) thì mức độ “khác” giữa văn bản đích so với văn bản nguồn có thể chấp nhận được đến đâu? Hay nếu nói “dịch là sáng tạo” thì dịch giả được phép sáng tạo ở chừng mực nào sẽ không bị coi là đi quá “quyền năng” của mình trong hành xử với nguyên bản?... Những câu hỏi đó liên tục được đặt ra tại diễn đàn dịch thuật thời gian gần đây, mỗi khi bùng nổ tranh luận về chất lượng một bản dịch nào đó.
Nghiên cứu, phê bình dịch thuật văn chương đến nay có nhiều trường phái, nhưng sẽ chẳng có ai xác quyết đưa ra một câu trả lời chung cuộc hay tạo một định mức khả dĩ để làm thỏa mãn kẻ đặt ra các câu hỏi trên hay buộc nhiều người khác phải làm theo. Đơn giản, văn bản trong hầu hết các tác phẩm văn chương vốn đa nghĩa, ngôn từ và cấu trúc ngữ dụng văn chương không giản đơn, nên chuyện dịch văn chương, không đơn thuần chuyển ngữ chính xác là đủ (mặc dù, chính xác cũng là một tiêu chí cực kỳ quan trọng), mà còn đòi hỏi mỹ cảm, vốn am hiểu có tính liên ngành và dĩ nhiên, khả năng tái tạo ngôn ngữ ở văn bản đích của người dịch. Một dịch giả chỉ giỏi ngoại ngữ thôi thì không thể đáp ứng đủ điều kiện để trở thành một dịch giả văn chương thành công.
Có người nói, dịch văn chương - dịch văn hóa.
Và cũng chính vậy mà những cuộc tranh cãi về dịch thuật văn chương không ngừng nổ ra. Thậm chí, với những nền xuất bản phát triển một cách bình thường, việc tranh luận dịch thuật diễn ra thường xuyên, chuyện lôi kéo công chúng bằng cách tung ra nhiều bản dịch khác nhau của một tác phẩm gốc cũng là chuyện thường. Và cách văn minh nhất vẫn là để độc giả có quyền quyết định lựa chọn bản dịch nào theo mình là phù hợp nhất, khả tín nhất. Còn nhà nghiên cứu dịch thuật, qua những trường hợp đó, cũng có thể tiến hành đối chiếu, đi đến đúc kết phương pháp luận, nhằm soi tỏ cho việc thực hành dịch thuật về sau.
Như vậy, hễ có tranh luận về dịch thuật xoay quanh những tác phẩm, nghĩa là độc giả có thể hy vọng rằng, các dịch giả sẽ mang đến nhiều chọn lựa và trong số các chọn lựa đó, sẽ có những dịch phẩm ổn nhất có thể. Ngược lại, một đời sống dịch thuật phẳng lặng, nơi mà các dịch giả tự tung tự tác, muốn dịch thế nào thì dịch, phiên âm ra sao tùy thích, thậm chí muốn cắt bỏ đoạn nào trong tác phẩm gốc thì cứ cắt, chẳng ai phê phán, chẳng ai chê bai bắt lỗi, thì đó là chỉ dấu thời vận xấu của độc giả, của sách vở, của bản thân những tác phẩm được (bị) dịch.
Lịch sử dịch thuật khiêm tốn của Việt Nam đã đi qua rồi những tháng ngày dài buồn tẻ như vậy.
Một đời sống dịch thuật phẳng lặng, nơi mà các dịch giả tự tung tự tác, muốn dịch thế nào thì dịch, phiên âm ra sao tùy thích, thậm chí muốn cắt bỏ đoạn nào trong tác phẩm gốc thì cứ cắt, chẳng ai phê phán, chẳng ai chê bai bắt lỗi thì đó là chỉ dấu thời vận xấu của độc giả, của sách vở, của bản thân những tác phẩm được (bị) dịch. |
Chú thích:
1. Số 2 tháng 1/2015
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Mất đoàn kết” trước nàng Lolita
Dịch giả An Lý (phải) chứng minh rằng nhiều điểm
trong Lolita là bất khả dịch và như thế sẽ chấp nhận
tính trung thành tương đối khi chuyển ngữ.
Ảnh: NVN
Nhân trường hợp Lolita
Nhiều dịch giả kinh nghiệm đã chia sẻ thẳng thắn rằng, chưa bao giờ việc dịch văn chương áp lực và thú vị như hôm nay. Áp lực, là bởi người dịch luôn làm việc dưới sự giám sát (và sẵn sàng lên tiếng phê bình) của một cộng đồng độc giả, giới chuyên môn am hiểu ngoại ngữ, có kênh trao đổi, tranh luận qua báo chí, diễn đàn trên mạng internet. Và thú vị, là nhờ những cuộc trao đổi, tranh luận (chẳng phải bao giờ cũng đúng như mong muốn) đó, nếu bình tĩnh, sẽ thấy bên cạnh “búa rìu” là điều kiện cọ xát quan niệm, mỹ cảm và văn hóa để từ đó người dịch cẩn trọng hơn, trách nhiệm hơn, người làm xuất bản nghiêm túc hơn với những bản dịch mà mình đầu tư ấn hành.
Dĩ nhiên, điều mà người dịch cầu thị và chín chắn chờ đợi nhất là những cuộc tranh luận lấy học thuật làm trung tâm, lấy nguyện vọng chính đáng của độc giả về những dịch phẩm ưu việt hơn làm mục tiêu; chẳng ai mong muốn danh dự con người có thể bị đem ra làm “mồi nhậu” cho những cuộc rượu thô tục dai dẳng ngày này qua tháng khác dù cho nhân danh học thuật.
Sự ồn ào về bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov là một trường hợp điển hình cho thấy tính “lợi hại” quanh việc trao đổi phê bình dịch thuật một tác phẩm “khó nhằn”.
Dương Tường là một nhà thơ làm dịch thuật với hơn 50 dịch phẩm. Ông từng dịch nhiều tác phẩm kinh điển dày dặn, phức tạp của Leo Tolstoy, Marcel Proust, đến những tác phẩm cập nhật thời sự văn học thế giới của Gunter Grass, Haruki Murakami hay Patrick Modiano. Nhưng ở tuổi 82, Dương Tường bỗng gặp rắc rối với bản dịch Lolita của Vladimir Nabokov, tác phẩm mà theo phân tích của một dịch giả thế hệ sau, là văn chương có nhiều điểm cực kỳ phức tạp và “bất khả dịch” (điều này cũng đã được minh chứng bằng chính việc Nabokov “không trung thành với bản gốc” khi tự dịch tác phẩm của mình từ tiếng Anh sang tiếng Nga hay việc nhiều bản dịch tiếng Pháp, Đức của tác phẩm này phải hiệu chỉnh nhiều lần).
Chuyện lùm xùm xảy ra khi một bạn đọc có nickname là Dolores Haze (Thiên Lương) bỏ công ngồi “truy lỗi” bản dịch Lolita của Dương Tường và liên tục chỉ trích bản dịch lẫn cá nhân dịch giả lớn tuổi này trên trang Facebook cá nhân suốt hơn một năm trời. Thiên Lương cũng đưa ra bản dịch của mình, dưới dạng tự phát hành, để độc giả quan tâm có thể đối chiếu, so sánh chất lượng.
Câu chuyện dịch thuật trở nên nóng bỏng, lôi kéo độc giả quan tâm nhiều hơn đến tác phẩm, mặc dù, ở thời điểm hiện tại, ai cũng biết, những thứ được coi là “kinh điển”, văn phong phức tạp và dày quá 350 trang khổ lớn là thứ khó được quan tâm trên thị trường sách Việt Nam.
Trước những “áp lực” của cuộc tranh luận, Nhã Nam, đơn vị đầu tư đã phải cho tái bản có chỉnh sửa (các “lỗi cơ học”) bản dịch Lolita của Dương Tường và thông báo rộng rãi đến độc giả dưới hình thức tọa đàm với chủ đề Lolita-câu chuyện dịch thuật diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào nửa cuối tháng Tư vừa qua.
“Nếu không có những phản ứng của Thiên Lương, có thể một bản chỉnh sửa tốt hơn đã không đến với độc giả trong thời điểm này, mà rất có thể, năm năm sau hoặc lâu hơn. Chúng tôi ý thức rằng sẽ tiếp thu ý kiến phản hồi, xem xét và làm hết sức để có một bản dịch tốt nhưng không có nghĩa là sẽ có một bản dịch chung quyết cho một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm văn chương phức tạp như trường hợp Lolita”, một đại diện của Nhã Nam ở phía Nam nói.
Dịch giả và đơn vị làm sách ngày nay phải tự đặt mình vào trong áp lực của một công chúng biết phê phán để nghiêm túc hơn, làm tốt nhất công việc của mình. Và điều lý thú, ngay cả người phê bình bản dịch cũng chung số phận – phải tự chịu trách nhiệm trước công chúng về những gì mình đưa ra, về học thuật cũng như văn hóa, lối hành xử… |
Trả lời câu hỏi của người viết rằng Nhã Nam đánh giá thế nào về “đóng góp” của Thiên Lương, không “miễn cưỡng ghi công” người “ném đá”, đại diện phía Nhã Nam khéo léo kể câu chuyện sau buổi ra mắt bản Lolita chỉnh sửa vào ngày 18-4 vừa qua tại Hà Nội. Chuyện là, dịch giả Lê Hồng Sâm (một dịch giả thuộc thế hệ Dương Tường) đã nán lại và nói với giám đốc Nhã Nam đại ý rằng, ở thế hệ của bà trước đây không thấy những chuyện tương tự, có khi dịch giả dành vài năm cho một bản dịch khó, nhưng đến khi ra mắt, bản dịch ấy rơi vào khoảng không, không âm không vọng. Về phương diện học thuật, những cuộc tranh luận, kể cả búa rìu, là điều đáng mừng cho đời sống dịch thuật hôm nay.
Khoảng năm năm qua, báo chí đã liên tục bị kéo vào những cuộc lùm xùm dịch thuật. Trong đó có trường hợp những dịch giả hôm qua lên tiếng về bản dịch người khác thì lập tức sau đó trở thành nạn nhân của những cuộc “ném đá” khác. Cho thấy, đã đến lúc dịch thuật nói chung, dịch văn chương nói riêng không còn là một công việc “rị mọ” lặng lẽ, ai muốn làm sao thì làm. Dịch giả và đơn vị làm sách ngày nay phải tự đặt mình vào dưới áp lực của một công chúng biết phê phán để nghiêm túc hơn, làm tốt nhất công việc của mình. Và điều lý thú, ngay cả người phê bình bản dịch cũng chung số phận – phải tự chịu trách nhiệm trước công chúng về những gì mình đưa ra, về học thuật cũng như văn hóa, lối hành xử…
“Dịch bao hàm một thái độ ứng xử”, An Lý, người dịch tác phẩm Chuyện ở nông trại của George Orwell, cũng là người biên tập bản dịch Lolita tái bản có sửa chữa, nói tại hai buổi tọa đàm mà chị và dịch giả Đinh Bá Anh tham gia với tư cách diễn giả chính. Thái độ ứng xử trong câu phát biểu ngắn của dịch giả trẻ có thể hiểu từ nhiều chiều: ứng xử giữa dịch giả với tác phẩm, ứng xử giữa dịch giả với độc giả, ứng xử giữa dịch giả với bản thân công việc dịch thuật của mình, và cả ứng xử giữa dịch giả với những dịch giả khác, dịch phẩm của người dịch khác.
Dịch giả càng “mất đoàn kết”, càng tốt?
Liệu có thể chuyển “nguyên khối” vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác thông qua dịch thuật? Nếu nói “dịch là khác” (theo cách nói của Trần Ngọc Hiếu trong một bài viết trên Tia Sáng1) thì mức độ “khác” giữa văn bản đích so với văn bản nguồn có thể chấp nhận được đến đâu? Hay nếu nói “dịch là sáng tạo” thì dịch giả được phép sáng tạo ở chừng mực nào sẽ không bị coi là đi quá “quyền năng” của mình trong hành xử với nguyên bản?... Những câu hỏi đó liên tục được đặt ra tại diễn đàn dịch thuật thời gian gần đây, mỗi khi bùng nổ tranh luận về chất lượng một bản dịch nào đó.
Nghiên cứu, phê bình dịch thuật văn chương đến nay có nhiều trường phái, nhưng sẽ chẳng có ai xác quyết đưa ra một câu trả lời chung cuộc hay tạo một định mức khả dĩ để làm thỏa mãn kẻ đặt ra các câu hỏi trên hay buộc nhiều người khác phải làm theo. Đơn giản, văn bản trong hầu hết các tác phẩm văn chương vốn đa nghĩa, ngôn từ và cấu trúc ngữ dụng văn chương không giản đơn, nên chuyện dịch văn chương, không đơn thuần chuyển ngữ chính xác là đủ (mặc dù, chính xác cũng là một tiêu chí cực kỳ quan trọng), mà còn đòi hỏi mỹ cảm, vốn am hiểu có tính liên ngành và dĩ nhiên, khả năng tái tạo ngôn ngữ ở văn bản đích của người dịch. Một dịch giả chỉ giỏi ngoại ngữ thôi thì không thể đáp ứng đủ điều kiện để trở thành một dịch giả văn chương thành công.
Có người nói, dịch văn chương - dịch văn hóa.
Và cũng chính vậy mà những cuộc tranh cãi về dịch thuật văn chương không ngừng nổ ra. Thậm chí, với những nền xuất bản phát triển một cách bình thường, việc tranh luận dịch thuật diễn ra thường xuyên, chuyện lôi kéo công chúng bằng cách tung ra nhiều bản dịch khác nhau của một tác phẩm gốc cũng là chuyện thường. Và cách văn minh nhất vẫn là để độc giả có quyền quyết định lựa chọn bản dịch nào theo mình là phù hợp nhất, khả tín nhất. Còn nhà nghiên cứu dịch thuật, qua những trường hợp đó, cũng có thể tiến hành đối chiếu, đi đến đúc kết phương pháp luận, nhằm soi tỏ cho việc thực hành dịch thuật về sau.
Như vậy, hễ có tranh luận về dịch thuật xoay quanh những tác phẩm, nghĩa là độc giả có thể hy vọng rằng, các dịch giả sẽ mang đến nhiều chọn lựa và trong số các chọn lựa đó, sẽ có những dịch phẩm ổn nhất có thể. Ngược lại, một đời sống dịch thuật phẳng lặng, nơi mà các dịch giả tự tung tự tác, muốn dịch thế nào thì dịch, phiên âm ra sao tùy thích, thậm chí muốn cắt bỏ đoạn nào trong tác phẩm gốc thì cứ cắt, chẳng ai phê phán, chẳng ai chê bai bắt lỗi, thì đó là chỉ dấu thời vận xấu của độc giả, của sách vở, của bản thân những tác phẩm được (bị) dịch.
Lịch sử dịch thuật khiêm tốn của Việt Nam đã đi qua rồi những tháng ngày dài buồn tẻ như vậy.
Một đời sống dịch thuật phẳng lặng, nơi mà các dịch giả tự tung tự tác, muốn dịch thế nào thì dịch, phiên âm ra sao tùy thích, thậm chí muốn cắt bỏ đoạn nào trong tác phẩm gốc thì cứ cắt, chẳng ai phê phán, chẳng ai chê bai bắt lỗi thì đó là chỉ dấu thời vận xấu của độc giả, của sách vở, của bản thân những tác phẩm được (bị) dịch. |
Chú thích:
1. Số 2 tháng 1/2015