Di Sản Hồ Chí Minh

“Mơ thấy mình là người Việt Nam” - K‎ý Thiệt

“Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người”


Vây cá mập phơi trên sân thượng sứ quán
CHXNCN Việt Nam ở Chi-Lê

“Sổ Tay Ký Thiệt” kỳ này chỉ ghi lại tin thời sự và bài viết của người khác mà thấy không cần thêm ý kiến gi cả.
 
Dưới đây là trích đoạn một bài của ông Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Đại Học Victoria, Úc, viết năm 2014:

Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người Việt Nam!

Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm 2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch” (Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.

Trong tất cả các lãnh vực trên, ở đâu Sontag cũng để lại những dấu ấn sâu sắc. Ngày bà mất, nhiều tờ báo lớn khen bà là một trong những người có tính khiêu khích và ảnh hưởng lớn nhất trong thế hệ của bà, thế hệ những người sinh ra trong thập niên 1930 và trưởng thành trong thập niên 1960, thời điểm của nhiều cuộc cách mạng văn hoá, chính trị và xã hội, trong đó, trung tâm là sự xuất hiện của phong trào tự do tình dục, phong trào nữ quyền cũng như sự thức tỉnh của quần chúng (đặc biệt qua các cuộc xuống đường của thanh niên sinh viên tại Pháp vào năm 1968).

Trong các hoạt động của Sontag, đáng kể nhất là các hoạt động phản chiến: Bà tham gia biểu tình rồi thuyết trình rồi xuất hiện trên các cơ quan thông tin đại chúng phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhờ uy tín của một nhà văn và nhà báo, một giáo sư và một diễn giả có tài hùng biện, bà dần dần trở thành một trong những gương mặt phản chiến tiêu biểu nhất tại Mỹ trong nửa sau thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970.
Năm 1968, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Susan Sontag, qua đó, lợi dụng tiếng tăm của bà để thu phục nhân tâm tại Mỹ, nhà cầm quyền miền Bắc đã mời Sontag sang thăm Việt Nam trong hai tuần, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 5. Về lại Mỹ, bà viết cuốn “Trip to Hanoi” (Chuyến đi Hà Nội), thoạt đầu đăng trên tờ Esquire vào cuối năm 1968; sau, in trong cuốn “Styles of Radical Will” năm 1969; sau nữa, in riêng thành một cuốn sách mỏng.

Trong cuốn sách mỏng, chưa tới 100 trang ấy, Sontag ghi chép lại những gì bà nghe, thấy và suy nghĩ về Việt Nam. Dù ở Việt Nam chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng với óc quan sát tinh tế, Sontag cũng ghi nhận được rất nhiều những nét khác biệt văn hoá giữa miền Bắc và Tây phương. Không phải điều gì cũng làm bà hài lòng. Bà không thích những cách nhìn hẹp hòi, một chiều và cứng nhắc, đầy tính công thức của những cán bộ và trí thức bà được gặp. Nhưng nói chung, bà không giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với lòng yêu nước và sự anh hùng của họ. Cuối cuốn sách, bà cho chuyến đi thăm Hà Nội đã mở rộng tầm mắt của bà. Bắc Việt được xem như một Cái Khác Lý Tưởng (ideal Other) đối lập với một nước Mỹ đang phản bội lại chính những lý tưởng thời lập quốc của mình.

Cùng với cuốn Hanoi (1968) của Mary McCarthy, cuốn sách của Sontag đã gây ảnh hưởng lớn lên giới trí thức, sinh viên và quần chúng Mỹ, góp phần làm cho phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao, và cuối cùng, đủ để tạo thành sức ép nặng nề lên chính phủ Mỹ khiến chính phủ phải tìm mọi cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Chắc chắn Bắc Việt lúc ấy vô cùng cảm kích trước món quà to lớn của Susan Sontag. Trong những lời tuyên truyền của chính phủ Việt Nam cho nhiều người Tây phương, kể cả người Mỹ, cũng ngưỡng mộ Việt Nam và ao ước được sinh ra là người Việt Nam, không chừng có cả hình ảnh của Sontag.

Có điều, đó không phải là toàn bộ sự thật.

Mới đây, tôi đọc cuốn “As Consciousness Is Harnessed to Flesh” bao gồm nhiều trích đoạn từ các cuốn nhật ký và sổ tay Susan Sontag viết trong những năm từ 1964 đến 1980 do con trai của bà, David Rieff biên tập, được Farrar Straus Giroux xuất bản tại New York năm 2012. Trong cuốn này có một số đoạn ghi chép của Sontag thời gian thăm viếng Hà Nội. Một số ghi chép đã được sửa và phát triển thành cuốn Trip to Hanoi; nhưng một số khác thì không. Tôi thích những đoạn không được đưa vào sách, hoặc đưa, nhưng bị sửa chữa khá nhiều: Chúng thực hơn.

Chẳng hạn, bà ghi nhận, tất cả những người Việt Nam bà được gặp, dù toàn là những trí thức hàng đầu và những cán bộ lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất, đều có những cách nói và nội dung giống hẳn nhau (tr. 240), khiến bà cảm thấy bà chẳng học hỏi được gì ở họ (tr. 241). Nói chuyện với họ, nhiều lần bà tự hỏi: Liệu họ có tin những gì họ nói? (tr. 242). Bà có cảm giác họ như những đứa con nít đẹp đẽ, ngây thơ và bướng bỉnh (tr. 242). Nói chuyện, lúc nào họ cũng khẳng định, không bao giờ biết nghi vấn điều gì (tr. 245). Bà so sánh Bắc Việt và Cuba và thừa nhận bà thích Cuba hơn hẳn Bắc Việt: Bà cảm thấy những người cộng sản Cuba “người” hơn, thân thiện hơn, hoạt bát hơn (tr. 245-6).

Sau này, từ những năm cuối thập niên 1970, quan điểm của Susan Sontag về chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn toàn. Trong một cuộc họp tạiTown Hall ở New York vào năm 1982, bà nói một câu gây chấn động giới khuynh tả Tây phương: “Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người” (Communism was fascism with a human face). Bà lớn tiếng phê phán giới trí thức Tây phương, đặc biệt những người khuynh tả - vốn là các “đồng chí” của bà - là họ vô trách nhiệm trước những tội ác do cộng sản gây ra và vô lương tâm trước các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, bao gồm những người phản kháng và những người tị nạn, những người bị giết chết và những người bị tù đày.

Một lần, đi xa hơn, bà cho các trí thức khuynh tả đã nói dối về thực trạng các nước cộng sản; sau đó, bà khẳng định: “Người ta phải chống lại chủ nghĩa cộng sản: Nó đòi chúng ta phải nói dối” (One must oppose communism: it asks us to lie). (ngưng trích)

Mới đây, sau khi tờ báo địa phương Elmostrador ở Chile đăng tin ngày 18.1.2018 hàng trăm vây cá mập còn tươi phơi trên nóc đại sứ quán Cộng Hòa XHCN Việt Nam, bay mùi hôi thối khiến dân địa phương, cộng đồng khoa học Chile và thế giới phẫn nộ, ông Minh Phạm đã viết trên FaceBook như sau:

Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi.....

Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yáñez 2897, Providencia, thành phố Santiago de Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức Green Peace và cộng đồng quốc tế! Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại! Có lẽ do hết hàng chăng?
 
Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ "Socialist Republic of Vietnam", rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, "Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!" Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ "Socialist Republic" rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!
 
Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: "Yes, I'm from Vietnam!"
Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:
 
1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.
 
2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...
 
3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."
 
4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất giác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.
 
5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".
 
6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.
 
7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"
 
8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".
 
9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"
 
10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"..... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...
 
fb Minh Pham - Tự hào là người Việt Nam non-XHCN! (hết trích)
 
Ký Thiệt
A Nguyen


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Mơ thấy mình là người Việt Nam” - K‎ý Thiệt

“Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người”


Vây cá mập phơi trên sân thượng sứ quán
CHXNCN Việt Nam ở Chi-Lê

“Sổ Tay Ký Thiệt” kỳ này chỉ ghi lại tin thời sự và bài viết của người khác mà thấy không cần thêm ý kiến gi cả.
 
Dưới đây là trích đoạn một bài của ông Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Đại Học Victoria, Úc, viết năm 2014:

Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người Việt Nam!

Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm 2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch” (Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.

Trong tất cả các lãnh vực trên, ở đâu Sontag cũng để lại những dấu ấn sâu sắc. Ngày bà mất, nhiều tờ báo lớn khen bà là một trong những người có tính khiêu khích và ảnh hưởng lớn nhất trong thế hệ của bà, thế hệ những người sinh ra trong thập niên 1930 và trưởng thành trong thập niên 1960, thời điểm của nhiều cuộc cách mạng văn hoá, chính trị và xã hội, trong đó, trung tâm là sự xuất hiện của phong trào tự do tình dục, phong trào nữ quyền cũng như sự thức tỉnh của quần chúng (đặc biệt qua các cuộc xuống đường của thanh niên sinh viên tại Pháp vào năm 1968).

Trong các hoạt động của Sontag, đáng kể nhất là các hoạt động phản chiến: Bà tham gia biểu tình rồi thuyết trình rồi xuất hiện trên các cơ quan thông tin đại chúng phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhờ uy tín của một nhà văn và nhà báo, một giáo sư và một diễn giả có tài hùng biện, bà dần dần trở thành một trong những gương mặt phản chiến tiêu biểu nhất tại Mỹ trong nửa sau thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970.
Năm 1968, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Susan Sontag, qua đó, lợi dụng tiếng tăm của bà để thu phục nhân tâm tại Mỹ, nhà cầm quyền miền Bắc đã mời Sontag sang thăm Việt Nam trong hai tuần, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 5. Về lại Mỹ, bà viết cuốn “Trip to Hanoi” (Chuyến đi Hà Nội), thoạt đầu đăng trên tờ Esquire vào cuối năm 1968; sau, in trong cuốn “Styles of Radical Will” năm 1969; sau nữa, in riêng thành một cuốn sách mỏng.

Trong cuốn sách mỏng, chưa tới 100 trang ấy, Sontag ghi chép lại những gì bà nghe, thấy và suy nghĩ về Việt Nam. Dù ở Việt Nam chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng với óc quan sát tinh tế, Sontag cũng ghi nhận được rất nhiều những nét khác biệt văn hoá giữa miền Bắc và Tây phương. Không phải điều gì cũng làm bà hài lòng. Bà không thích những cách nhìn hẹp hòi, một chiều và cứng nhắc, đầy tính công thức của những cán bộ và trí thức bà được gặp. Nhưng nói chung, bà không giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với lòng yêu nước và sự anh hùng của họ. Cuối cuốn sách, bà cho chuyến đi thăm Hà Nội đã mở rộng tầm mắt của bà. Bắc Việt được xem như một Cái Khác Lý Tưởng (ideal Other) đối lập với một nước Mỹ đang phản bội lại chính những lý tưởng thời lập quốc của mình.

Cùng với cuốn Hanoi (1968) của Mary McCarthy, cuốn sách của Sontag đã gây ảnh hưởng lớn lên giới trí thức, sinh viên và quần chúng Mỹ, góp phần làm cho phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao, và cuối cùng, đủ để tạo thành sức ép nặng nề lên chính phủ Mỹ khiến chính phủ phải tìm mọi cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Chắc chắn Bắc Việt lúc ấy vô cùng cảm kích trước món quà to lớn của Susan Sontag. Trong những lời tuyên truyền của chính phủ Việt Nam cho nhiều người Tây phương, kể cả người Mỹ, cũng ngưỡng mộ Việt Nam và ao ước được sinh ra là người Việt Nam, không chừng có cả hình ảnh của Sontag.

Có điều, đó không phải là toàn bộ sự thật.

Mới đây, tôi đọc cuốn “As Consciousness Is Harnessed to Flesh” bao gồm nhiều trích đoạn từ các cuốn nhật ký và sổ tay Susan Sontag viết trong những năm từ 1964 đến 1980 do con trai của bà, David Rieff biên tập, được Farrar Straus Giroux xuất bản tại New York năm 2012. Trong cuốn này có một số đoạn ghi chép của Sontag thời gian thăm viếng Hà Nội. Một số ghi chép đã được sửa và phát triển thành cuốn Trip to Hanoi; nhưng một số khác thì không. Tôi thích những đoạn không được đưa vào sách, hoặc đưa, nhưng bị sửa chữa khá nhiều: Chúng thực hơn.

Chẳng hạn, bà ghi nhận, tất cả những người Việt Nam bà được gặp, dù toàn là những trí thức hàng đầu và những cán bộ lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất, đều có những cách nói và nội dung giống hẳn nhau (tr. 240), khiến bà cảm thấy bà chẳng học hỏi được gì ở họ (tr. 241). Nói chuyện với họ, nhiều lần bà tự hỏi: Liệu họ có tin những gì họ nói? (tr. 242). Bà có cảm giác họ như những đứa con nít đẹp đẽ, ngây thơ và bướng bỉnh (tr. 242). Nói chuyện, lúc nào họ cũng khẳng định, không bao giờ biết nghi vấn điều gì (tr. 245). Bà so sánh Bắc Việt và Cuba và thừa nhận bà thích Cuba hơn hẳn Bắc Việt: Bà cảm thấy những người cộng sản Cuba “người” hơn, thân thiện hơn, hoạt bát hơn (tr. 245-6).

Sau này, từ những năm cuối thập niên 1970, quan điểm của Susan Sontag về chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn toàn. Trong một cuộc họp tạiTown Hall ở New York vào năm 1982, bà nói một câu gây chấn động giới khuynh tả Tây phương: “Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người” (Communism was fascism with a human face). Bà lớn tiếng phê phán giới trí thức Tây phương, đặc biệt những người khuynh tả - vốn là các “đồng chí” của bà - là họ vô trách nhiệm trước những tội ác do cộng sản gây ra và vô lương tâm trước các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, bao gồm những người phản kháng và những người tị nạn, những người bị giết chết và những người bị tù đày.

Một lần, đi xa hơn, bà cho các trí thức khuynh tả đã nói dối về thực trạng các nước cộng sản; sau đó, bà khẳng định: “Người ta phải chống lại chủ nghĩa cộng sản: Nó đòi chúng ta phải nói dối” (One must oppose communism: it asks us to lie). (ngưng trích)

Mới đây, sau khi tờ báo địa phương Elmostrador ở Chile đăng tin ngày 18.1.2018 hàng trăm vây cá mập còn tươi phơi trên nóc đại sứ quán Cộng Hòa XHCN Việt Nam, bay mùi hôi thối khiến dân địa phương, cộng đồng khoa học Chile và thế giới phẫn nộ, ông Minh Phạm đã viết trên FaceBook như sau:

Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi.....

Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yáñez 2897, Providencia, thành phố Santiago de Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức Green Peace và cộng đồng quốc tế! Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại! Có lẽ do hết hàng chăng?
 
Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ "Socialist Republic of Vietnam", rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, "Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!" Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ "Socialist Republic" rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!
 
Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: "Yes, I'm from Vietnam!"
Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:
 
1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.
 
2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...
 
3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."
 
4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất giác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.
 
5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".
 
6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.
 
7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"
 
8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".
 
9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"
 
10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"..... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...
 
fb Minh Pham - Tự hào là người Việt Nam non-XHCN! (hết trích)
 
Ký Thiệt
A Nguyen


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm