Cà Kê Dê Ngỗng

“NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

Tây Thái-hậu Từ Hi (1860-1908) của nhà Mãn Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc là một gương mặt nổi bật và vô cùng tai tiếng vào thời kỳ cuối của triều đại này.

 

BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC
VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

Tây Thái-hậu Từ Hi (1860-1908) của nhà Mãn Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc là một gương mặt nổi bật và vô cùng tai tiếng vào thời kỳ cuối của triều đại này. Bà bị hậu thế phê phán vì cách nhìn thiển cận, thái độ hủ lậu, tính tham lam và ích kỷ, cũng như sự độc đoán và những điều tàn bạo trong cách cai trị của bà. Bà còn bị nhiều tiếng thị phi do lối sống cực kỳ xa xỉ và thói dâm đãng “vô tiền khoáng hậu”. Một người đàn bà như thế đương nhiên là phải rất quan tâm đến sức khỏe và sự trường thọ của bản thân mình. Do đó, những toa thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mà Thái-Y Viện đã viết riêng cho Từ Hi Thái-hậu là một trong những chuyện “thâm cung bí sử” hấp dẫn nhất của Thanh Triều. Vậy thì thực hư ra sao?
Đầu năm 1980, Viện Hàn-Lâm Y-Học Cổ Truyền tại Bắc Kinh đã được phép mở lại kho thư tịch của triều đại Mãn Thanh liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho Từ Hi Thái-hậu, vốn từng bị niêm phong suốt gần một thế kỷ. Trong những tài liệu vô giá ấy, các học giả đã đặc biệt chú ý đến những toa thuốc bổ, toa thuốc trị bệnh, và cả những toa đặc chế mỹ-phẩm mà Viện Thái-Y đã biên soạn dành riêng cho bà. Những kết quả bước đầu của công trình nghiên cứu này đã được Viện Hàn-Lâm Y-Học Cổ Truyền Trung Quốc công bố vào tháng 11 năm 1981.

Dựa trên những tài liệu đã được công bố về công trình nghiên cứu nói trên, đồng thời dựa trên các nguồn sử liệu khác nhau về các triều đại ở Trung Quốc nói chung, và về triều đại Mãn Thanh nói riêng, anh Trần Chính của Voyages Saigon, cùng phối hợp với B.S. Hoàng Huy (Y Khoa Trị-liệu Tổng-hợp), đã tổ chức một buổi thuyết trình gồm hai chủ đề: 1/ “Ngành Thái-Y ở Trung Quốc và Viện Thái-Y dưới thời Từ Hi Thái-hậu” và 2/ “Đông-Y dưới cái nhìn của Tây-Y” vào ngày chủ nhật 29 tháng 02 năm 2004 vừa qua tại Phòng Sinh Hoạt của Nhật Báo Viễn Đông (thành phố Westminster, quận Cam, Nam California).
Buổi thuyết trình bắt đầu vào đúng 4 giờ chiều, và đã diễn ra trong bầu không khí hào hứng, với sự có mặt của khoảng 350 khách dự thính.

Ở đây, chúng tôi chỉ tường trình lại một cách cô đọng phần thuyết trình của anh Trần Chính (Voyages Saigon) về đề tài “Ngành Thái-Y ở Trung Quốc và Viện Thái-Y dưới thời Từ Hi Thái-hậu”. Bài tóm lược phần thuyết trình của B.S. Hoàng Huy về đề tài “Đông-Y dưới cái nhìn của Tây-Y” sẽ được đăng trên trang CLUB EsPRESSO trong thời gian sắp tới.
Thuyết trình viên (Trần Chính) đã chia bài nói chuyện của mình ra làm 6 phần, với 6 tiêu đề, mà dưới đây là nội dung tóm lược:

Phần Một: DÂN-Y VÀ THÁI-Y.
Nhìn vào toàn bộ di sản Văn hóa đồ sộ mà lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc để lại, chúng ta thấy Đông-Y, hay Bắc-Y – mà ở Trung Quốc người ta gọi là Trung-Y – giống như một viên ngọc quý với giá trị vô cùng lớn. Đó là một nền Y-học được xây dựng trên một hệ thống lý luận độc nhất, đồng thời trên cả một kho tàng thực nghiệm phong phú. Đông-Y có 2 đặc điểm lớn: thứ nhất, nó bao gồm cả Y-học lẫn Dược-học, nói đến Đông-Y là nói đến Y-Dược kết hợp, người thầy thuốc Đông-Y vừa là Y sĩ vừa là Dược sĩ; Thứ hai, do tính chất đặc thù của xã hội phong kiến Trung Quốc, Đông-Y chia làm hai ngành phục vụ hai đối tượng giai cấp khác biệt: ngành Dân-Y phục vụ quảng đại nhân dân, và ngành Thái-Y phục vụ giới quý tộc sống trong cung cấm.
Hai nghành Đông-Y này về căn bản giống nhau bởi vì chúng cùng áp dụng những nguyên lý về Y-Dược giống nhau, cùng phát triển hệ thống lý luận của mình dựa trên các học thuyết về âm dương ngũ hành, phủ tạng, kinh mạch và khí huyết, và dựa trên hai quan điểm chính trong Y lý là quan điểm “chính thể” và quan điểm “vận động biến hóa”. Ba tác phẩm kinh điển về lý luận, đại diện cho 3 học phái lớn trong Y-học Trung Quốc là “Thương Hàn luận” của Trương Trọng Cảnh (đời Hán), “Ôn Dịch luận” của Ngô Hựu Khả (đời Minh), và “Tỳ Vị luận” của Lý Quả (đời Tống-Kim) cùng được cả hai ngành trọng thị và đưa vào thực tiễn chữa trị.

Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm cùng tồn tại và phát triển song song, việc học tập để bổ sung kinh nghiệm lẫn nhau giữa hai ngành Dân-Y và Thái-Y ở Trung Quốc trên thực tế chỉ xẩy ra một chiều, có nghĩa là chỉ có nghành Thái-Y là có điều kiện nghiên cứu và học tập cách chữa bệnh của các thầy thuốc dân gian trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn (bởi vì có rất nhiều vị quan Thái-Y vốn xuất thân là thầy thuốc trong dân gian, do có chuyên môn và kinh nghiệm giỏi mà được tiến cử vào Thái-Y Viện), trong khi ngành Dân-Y thì lại không có điều kiện tiếp cận với nghành Thái-Y để học tập những kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy thuốc cung đình.
Tại sao lại có hiện tượng ấy? Trong chế độ phong kiến ở Trung Quốc, việc chăm sóc sức khỏe cho các hoàng đế và hậu phi là công việc tối hệ trọng, cần được bảo mật một cách tuyệt đối. Hồ sơ bệnh án của hoàng gia được xem là bí mật quốc gia, và được lưu trữ trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất. Tất cả những thầy thuốc, y tá và dược tá làm việc trong Viện Thái-Y đều phải tuân thủ một quy tắc chung là tuyệt đối giữ bí mật về những công việc mà họ làm, cũng như những tài liệu và thư tịch mà họ được xử lý liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho hoàng gia. Những ai vi phạm quy định này đều bị kết tội rất nặng và hình phạt thường là rất nghiêm khắc. Vì lý do đó mà trải qua nhiều triều đại, hoạt động của nghành Thái-Y hầu như không hề bị tiết lộ ra ngoài, và nó đã trở thành một trong những chuyện “thâm cung bí sử” hấp dẫn nhất!

Phần Hai: NGHÀNH THÁI-Y QUA CÁC TRIỀU ĐẠI.
Từ rất sớm, các thư tịch cổ đã bắt đầu nói đến sự tồn tại và hoạt động của nghành Thái-Y ở Trung Quốc. Sách “Nghệ Văn Chí” trong Hán Thư có nói về những thầy thuốc thuộc về những gia đình làm nghề Y-Dược gia truyền được chính thức bổ nhiệm để làm việc cho triều đình, tuy không bàn gì đến cách tổ chức và hoạt động của Viện Thái-Y. Sách “Tam Quốc Chí”, phần “Ngụy Chí” – “Hoa Đà truyện” thì kể rằng vào thời kỳ Đông Hán (đầu Công Nguyên), người ta bắt đầu định chế hóa việc tổ chức và điều hành Thái-Y Viện, trong đó có việc tuyển chọn những thầy thuốc giỏi trong dân gian và bổ nhiệm họ vào làm việc cho ngành Thái-Y.

Sách “Nghệ Văn Chí” trong Tùy Thư là trước tác sử học đầu tiên ghi chép một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của Viện Thái-Y; Cũng trong Tùy Thư, sách “Kinh Tập Chí” còn kết tập hơn 10,000 toa thuốc do các Viện Thái-Y biên soạn, chia thành 256 nhóm toa khác nhau gồm có thuốc bổ và thuốc chữa bệnh; Khoảng 16,000 toa thuốc liên quan đến phụ khoa và sản khoa thì được ghi chép vào một sách riêng bàn về Ngũ-hành, qua đó chúng ta thấy đội ngũ phi tần đông đảo trong nội cung của các vua nhà Tùy là một đối tượng phục vụ quan trọng của Viện Thái-Y. Sách Đường Thư thì chép rằng Viện Thái-Y của các vua nhà Đường có đội ngũ chuyên môn vào khoảng 200 người, gồm các y sĩ, y tá, dược tá, những người trợ tá cho các y sĩ trong việc giảng dạy và đào tạo, những chuyên viên tẩm quất và chuyên viên thú y để chăm lo sức khỏe cho bầy ngựa và chó của triều đình; Thái-Y Viện đời Đường được tổ chức một cách có hệ thống, gồm có một y viện, một dược viện, một trường đào tạo y sĩ và một cơ quan quản lý hành chính và thư tịch; Ngoài ra, Viện Thái-Y còn quản lý một hệ thống trang trại chuyên trồng các loại dược thảo nhằm cung cấp dược liệu cho nó. Ngành Thái-Y đời Đường tuy phát triển khá mạnh nhờ vào tính tổ chức cao và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, nhưng do nhận thức về khoa học vào thời đại ấy còn hạn chế, cộng thêm với tư tưởng mê tín siêu hình của Lão-giáo vốn rất thịnh hành trong giới quý tộc, nên hoạt động thực tiễn của ngành Thái-Y đời Đường bị chi phối nặng nề bởi các thuật dưỡng sinh, tu tiên và luyện đan dược (nhằm mục đích trường sinh và cải lão hoàn đồng).
Hai đời Tống và Nguyên trên căn bản vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của ngành Thái-Y đời Đường. Khi nhà Tống mất Biện Kinh (Khai Phong) và một nửa nước vào tay nhà Kim (đầu thế kỷ thứ 12), hai vua Tống cùng với hơn 3,000 cung quyến – trong đó có toàn bộ nhân sự của Viện Thái-Y – bị nhà Kim đưa lên tận miền đông-bắc của Trung Quốc để cầm giữ; Trong khi các hậu phi và cung nhân của Tống triều bị người Kim đày ải và làm nhục, thì các thầy thuốc của Viện Thái-Y lại được người Kim đưa về kinh đô Hội Ninh của họ (trong tỉnh Hắc Long Giang) và trọng dụng, bởi vì người Nhữ-Chân rất trọng thị và muốn học tập Y-học của người Hán.

Gần 300 năm của triều đại nhà Minh là thời kỳ Trung-hưng lớn của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh vào thời kỳ ấy là hệ thống cung đình lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với dân số đông đảo (có khi lên đến 20,000 người), và với cơ cấu dân số rất đặc biệt, bao gồm phần lớn là hậu phi (phụ nữ) và các cung nhân (đàn ông bị thiến). Trong những điều kiện ấy, Viện Thái-Y của Minh triều đã được tổ chức thành một cơ quan lớn, với cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính cồng kềnh, và với đội ngũ chuyên môn đông đảo, được đào tạo một cách chính quy. Đặc điểm lớn nhất của ngành Thái-Y đời Minh là hoạt động của nó bắt đầu được chuyên môn hóa, có nghĩa là phân thành nhiều chuyên khoa với nhiệm vụ và chức năng rõ rệt. Các phân khoa có thể bị tách ra hoặc sát nhập lại tùy theo tình hình thực tế, dựa trên những phát triển về lý luận cũng như về thực tiễn hoạt động của ngành Y-học cung đình.

Phần Ba: THÁI-Y VIỆN VÀO ĐỜI MÃN THANH
Nhờ bộ sách “Y Gia Loại” trong “Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục”, biên soạn vào đời Càn Long (1736-1796), mà chúng ta biết được cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành Thái-Y đời Mãn Thanh. Nhìn chung thì Thái-Y Viện của Thanh Triều có cơ cấu tổ chức giống như Thái-Y Viện vào đời Minh, với một bộ máy hành chính ít cồng kềnh hơn. Kể từ đời Khang Hi (1662-1723) trở đi, Thái-Y Viện được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Lễ.
Viện Thái-Y của Thanh Triều được tổ chức thành 4 cơ cấu, gồm có một y viện hoạt động trên cả hai lãnh vực nghiên cứu và điều trị, một dược viện, một trường đào tạo và một cơ quan hành chính. Về nhân sự, Viện Thái-Y có 3 bộ phận: bộ phận lãnh đạo (gồm có một Viện trưởng, một Viện phó và 13 quan Thái-Y được mang phẩm hàm ngang với các vị Đại thần), bộ phận chuyên môn (gồm có 40 y sĩ, 30 y tá và dược tá) và bộ phận hành chính (gồm có 30 người phụ trách công việc hành chính và quản lý thư tịch). Phần đông các y sĩ, y tá, dược tá và tất cả những người phụ trách về hành chính đều là những hoạn quan được chọn ra từ đám Nội thị, là những người được phép sống và làm việc thường trực trong Cấm Thành.
Tất cả đội ngũ chuyên môn của Viện Thái-Y đều phải “tốt nghiệp” từ Trường đào tạo y sĩ, y tá và dược tá của Viện Thái-Y hoạt động ngay trong Cấm Thành. Bộ sách giáo khoa về Y-Dược do vua Ung Chính (1723-1736) khâm định vào năm 1725, gọi là “Tam Thư”, gồm có “Loại Kinh Chú Thích” (của Trương Kính Nhạc đời Minh), “Bản Thảo Cương Mục”“Thương Hàn Luận” (của Trương Trọng Cảnh đời Đông Hán).

Phần lớn các thầy thuốc Cung đình của Thanh Triều đều làm việc theo chuyên khoa. Vào đời Khang Hi, Thái-Y Viện được chia thành 11 Phân khoa, mỗi phân khoa do một quan Thái Y phụ trách, gồm có: Khoa Đại-kinh-mạch (tim, phổi, gan, thận, lá lách), Khoa Tiểu-kinh-mạch (bao tử, ruột già và ruột non, mật và bọng đái), Khoa Thương hàn (các bệnh nóng sốt), Phụ Khoa (bệnh phụ nữ), Khoa Châm-cứu, Khoa Ung nhọt và nấm, Nhãn Khoa (mắt), Nha Khoa (răng), Khoa Cổ họng, Khoa Xương và Khoa Đậu-mùa; Đến đời Càn Long, Khoa Đậu-mùa được sát nhập vào Khoa Tiểu-kinh-mạch và Khoa Cổ họng được sát nhập vào Khoa Nha; Đến đời Gia Khánh (1796-1821), Phụ Khoa và Khoa Thương hàn được sát nhập vào Khoa Đại-kinh-mạch; Đến đời Hàm Phong (1850-1860), Khoa Ung nhọt và nấm được đặt tên lại là Khoa Trị-liệu Ngoài da. Đến đời Quang Tự (thời kỳ chấp chính của Từ Hi Thái Hậu (1875-1908), Viện Thái-Y được tái cấu trúc lại, và chỉ còn 5 Phân khoa, gồm có: Khoa Đại-kinh-mạch, Khoa Tiểu-kinh-mạch, Khoa Trị-liệu Ngoài da, Nhãn Khoa và Nha Khoa.

Phần Bốn: CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÀNH THÁI-Y CỦA THANH TRIỀU.
Trải qua hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, những kinh nghiệm mà ngành Thái-Y thu thập và tích lũy được là cả một kho tàng vô giá mà thực ra cho đến nay người ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ để làm giàu thêm cho hoạt động của ngành Đông-Y, cả về lý luận lẫn trong thực tiễn. Có hai lý do để giải thích hiện trạng này.

Thứ nhất, do Thái-Y là ngành Y-học cung đình nên tất cả những văn bản, hồ sơ và tài liệu liên quan đến hoạt động của nó đều được lưu trữ và bảo mật trong Nội Cung. Ngoại trừ một số quan Thái-Y và Nội thị cao cấp, không một ai có quyền mở và đọc các tài liệu ấy hay tiết lộ nội dung của chúng ra bên ngoài, và hình phạt dành cho những ai vi phạm rất nghiêm khắc (thường là án tử!). Do đó mà trải qua nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc, hoạt động của ngành Thái-Y đã trở thành chuyện “thâm cung bí sử” thật sự dưới mắt của ngành Dân-Y nói riêng và của quần chúng nhân dân nói chung.
Thứ hai, những biến động chính trị và những cuộc binh biến lớn trong lịch sử Trung Quốc đã là nguyên nhân của việc hủy hoại và làm cho thất tán kho tàng thư tịch của các triều đại, trong đó một phần quan trọng là hồ sơ lưu trữ của ngành Y-học Cung Đình, bao gồm những hồ sơ Y án, những toa thuốc và những tài liệu khảo cứu về Y-Dược.

Kể từ khi triều đại Mãn Thanh cáo chung với cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 cho đến khi kết thúc cuộc Cách Mạng Văn Hóa của những người Cộng Sản Mao-ít vào năm 1976, kho thư tịch cổ tàng trữ trong Cấm Thành ở Bắc Kinh đã bị niêm phong và gần như rơi vào quên lãng. Người đầu tiên đề xuất việc mở lại kho thư tịch ấy để nghiên cứu những tài liệu liên quan đến hoạt động của ngành Thái-Y đời Thanh là giáo sư - bác sĩ Nhạc Mỹ Trung; Ông đã đề xuất việc này trong Hội nghị Khoa học của Viện Hàn-Lâm Y-học Cổ truyền Trung Quốc họp tại Bắc Kinh vào năm 1978. Trong các thập niên 1950, 60 và 70, giáo sư - bác sĩ Nhạc Mỹ Trung là tổ trưởng của một “tổ công tác đặc biệt”, không có tên gọi và chỉ mang bí số, thực chất là một nhóm bác sĩ Đông-Y chuyên trách việc chăm lo sức khỏe cho giới lãnh đạo cao cấp nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (nói cách khác, “tổ công tác đặc biệt” ấy mang chức năng của một Thái-Y Viện của Mao Triều!). Một trong những thành tích nổi bật nhất của nhóm bác sĩ này là việc điều trị bệnh tiểu đường cho ông Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện của Trung Quốc, giúp cho họ Chu sống khỏe mạnh, sinh hoạt và làm việc bình thường trong nhiều thập niên.
Đầu năm 1980, Viện Hàn-Lâm Y-học Cổ truyền Trung Quốc đã thành lập “Nhóm đặc nhiệm” để tiến hành công trình khảo cứu về “Hoạt động của ngành Thái-Y vào đời Mãn Thanh”, do giáo sư - bác sĩ Trần Khả Kí chủ trì. Nhóm đặc nhiệm này đã được Chính phủ Trung Quốc cho phép mở lại kho thư tịch của Thanh Triều để nghiên cứu những tài liệu nguyên bản vốn đã bị niêm phong suốt gần một thế kỷ, và họ đã phân loại các tài liệu ấy thành bốn nhóm: những hồ sơ Y-án của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những toa thuốc viết cho các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những hồ sơ lưu trữ của Thái Dược Viện và những tài liệu chính sử liên quan đến cuộc sống riêng tư của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh.
Sau gần 2 năm làm việc, đến tháng 11 năm 1981, Nhóm đặc nhiệm đã chính thức công bố kết quả bước đầu từ công trình nghiên cứu của họ qua 3 tập tài liệu mà họ đã đúc kết, gồm có tài liệu “Thanh Cung Y-Án Nghiên Cứu” (Nghiên cứu những bệnh án trong Cung đình vào đời Thanh), tài liệu “Thanh Cung Phối Phương Nghiên Cứu” (Nghiên cứu những toa thuốc trong Cung đình vào đời Thanh) và tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị” (Bàn về những toa thuốc của Từ Hi Thái-hậu và Vua Quang Tự). Cho đến thời điểm cuối năm 1981, mặc dù công trình nghiên cứu ấy mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu của nó, nhưng chúng cũng đã làm giàu thêm cho nền Y-học cổ truyền của Trung Quốc cả về mặt phát triển lý luận lẫn về kinh nghiệm chữa trị. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn giúp rọi những tia sáng mới vào những điều bí ẩn từng gây nhiều tranh cãi về những biến cố trong lịch sử của Thanh Triều; Thí dụ như có phải vua Đồng Trị, con trai của Từ Hi Thái-hậu, đã chết vì bệnh giang mai hay do bị mẹ đầu độc, phải chăng Từ Hi đã bức tử cháu của mình là vua Quang Tự, và Từ Hi chết trước hay Quang Tự chết trước?

Phần Năm: TIỂU SỬ CỦA TỪ HI THÁI HẬU.
Bà sanh năm 1835 trong tỉnh An Huy, tên Mãn-tộc là Yehonala. Bà được tuyển vào cung năm Hàm Phong thứ hai (1851), lúc bà 16 tuổi. Năm 1855, nhờ sự tiến cử của người em họ tên Niuhuru, lúc bấy giờ là Hiếu Trinh Hoàng hậu, Yehonala được cơ hội gần gũi với vua Hàm Phong. Tuy không đẹp nhưng nhờ sự sắc sảo và nhanh nhẹn, lại biết khéo léo mua chuộc bọn hoạn quan gần gũi với vua Hàm Phong nên Yehonala đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhà vua. Cùng năm, bà được phong là Lan Quý Nhân và tiếp theo là Ý Tần. Năm 1857, sau khi sanh cho vua Hàm Phong một con trai, Yehonala được tôn phong là Ý Quý Phi, nhờ đó địa vị của bà lại được củng cố thêm một bước. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Hàm Phong đã nhìn thấy rõ bản chất trí trá, đầy tham vọng và mưu lược của bà.
Năm 1860, khi liên quân Anh Pháp đánh vào Bắc Kinh, vua Hàm Phong giao trách nhiệm cho người em trai là Cung thân Vương Dịch Hân ở lại đối phó, còn ông thì cùng Hoàng hậu Hiếu Trinh và Ý Quý Phi vội vã lánh đi Nhiệt Hà (trong tỉnh Hà Bắc). Tháng 8 cùng năm, Hàm Phong lâm trọng bệnh và đột ngột băng hà tại hành cung ở Nhiệt Hà. Vì Hoàng hậu không có con nên nhà vua để lại di chiếu lập Tải Thuần con trai của Ý Quý Phi lên kế vị, đồng thời chỉ định một hội đồng phụ chính gồm có 8 vị đại thần. Ngay sau khi Hàm Phong qua đời, Tải Thuần được lập lên ngôi Hoàng đế, là vua Đồng Trị; Hiếu Trinh được tôn lập vào ngôi Hoàng Thái Hậu, còn Ý Quý Phi thì được tôn phong vào bậc Thái Phi.

Yehonala lập tức ra tay. Bà câu kết với em chồng là Cung thân vương Dịch Hân và một số người tâm phúc để phát động một cuộc đảo chính cung đình. Bà bí mật trở về Bắc Kinh và giả di-mệnh của vua Hàm Phong để ra lệnh bắt giam tất các vị đại thần trong hội đồng phụ chính, sau đó ghép họ vào tội âm mưu phế lập và hạ lệnh xử tử. Sử Tàu gọi cuộc đảo chính này là “Bắc Kinh chính biến”. Tiếp theo, Yehonala áp lực triều đình lập 2 ngôi Thái Hậu cùng một lúc, và đặt ra định chế “Lưỡng Cung thùy liêm thính chính” chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc. Niuhuru được lập là Đông-cung Hoàng Thái-hậu Từ An, còn Yehonala thì lập là Tây-cung Hoàng Thái-hậu Từ Hi. Năm ấy Từ Hi mới 26 tuổi!
Khi vua Đồng Trị bắt đầu có trí khôn và nhìn thấy mẹ ruột lộng quyền và có những hành động xem thường phép nước thì rất bất bình; Năm 1873 ông đòi Lưỡng Cung phải trả lại quyền chính cho ông. Từ Hi miễn cưỡng chấp thuận, nhưng ngay sau đó, được sự ủng hộ của quan Đại nội thị Lý Liên Anh, bà đưa ra chiêu bài “Mạc ngộ chính vụ” (“Tránh làm sai việc chính sự”) để cô lập nhà vua và kiểm soát ông. Năm 1875, sau khi Đồng Trị chết, Từ Hi lập cháu là Tải Điềm mới 4 tuổi lên ngôi, tức vua Quang Tự. Hai Cung vẫn tiếp tục buông rèm nhiếp chính, nhưng thực quyền đều nằm trong tay của Từ Hi.
Năm 1881, Đông Thái-hậu Từ An đột ngột qua đời, khiến nhiều người tin rằng đó lại là một thủ đoạn độc ác khác của Từ Hi nhằm loại bỏ “cái gai” trước mắt của bà. Năm 1889, vua Quang Tự 18 tuổi, bắt đầu muốn tự lập, Từ Hi tuyên bố trả quyền chính, nhưng trên thực tế vẫn không chịu rời bỏ quyền lực; Từ đó trong triều đình hình thành hai thế lực kình chống nhau: phe đảng của nhà vua và phe đảng của Tây Thái-hậu. Năm 1898, Quang Tự cùng hai nhà duy tân là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương thi hành “Biến Pháp”, và âm mưu làm cuộc đảo chính để lật đổ Từ Hi. Âm mưu bị bại lộ, Từ Hi thẳng tay trấn áp cuộc “Duy Tân 100 ngày” ấy và bắt giam Quang Tự trong cung Ngọc Lãng ở Di Hòa Viên.
Năm 1908, Từ Hi Thái-hậu qua đời sau khi bức tử vua Quang Tự và lập Phổ Nghi, cháu Quang Tự, lên ngôi (tức vua Tuyên Thống, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Mãn Thanh).

Phần Sáu: THANH TRIỀU VÀ ĐÔNG-Y.
Hầu hết các Hoàng đế nhà Thanh đều ít nhiều hiểu biết về Đông-Y; Đặc biệt các vua Khang Hi, Ung Chính và Càn Long còn là những thầy thuốc Đông-Y khá giỏi, có thể tự chẩn định bệnh và viết toa thuốc.
Các vua Khang Hi và Càn Long đã cho thẩm định lại nội dung của những trước tác kinh điển về Y-Dược học (“Bản Thảo Cương Mục”, “Lương Phương Tập Thành”), đúc kết và hệ thống hóa những kinh nghiệm chẩn trị của những đời trước (“Chẩn Trị Chuẩn Thắng”, “Y Tông Kim Giám”), và bản thân nhà vua chủ trì công trình này. Vua Ung Chính đặc biệt chú ý đến việc đào tạo thầy thuốc cho nghành Thái-Y, và vào năm 1725 đã khâm định bộ sách giáo khoa về Y-Dược, gọi là “Tam Thư”. Trong cuốn hồi ký của vua Tuyên Thống (Phổ Nghi) nhan đề “Ngã đích tiền bán sinh” (“Một nửa đời về trước của tôi”) xuất bản năm 1962 tại Bắc Kinh, tác giả dành nhiều đoạn để bàn về Đông-Y, chứng tỏ bản thân ông rất thích thú tìm hiểu về Y-Dược học.

Hồ sơ bệnh án và những toa thuốc của Từ Hi Thái-hậu cho chúng ta biết thêm những gì về bà? Viện Thái-Y đã để lại một khối lượng thư tịch khổng lồ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho Từ Hi Thái-hậu trong những năm bà chấp chính. Sau khi tuyển chọn và phân loại một số toa thuốc mà Từ Hi đã dùng và được ghi nhận là có hiệu quả, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Trần Khả Kí đã đúc kết thành một tập tài liệu mang tên “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị”. Trong tài liệu ấy, người ta tuyển chọn 209 toa thuốc của Từ Hi, chia thành 3 nhóm lớn gồm có các toa thuốc bổ, toa thuốc bệnh và toa mỹ phẩm. Những toa thuốc này chẳng những cho chúng ta thêm nhiều dữ kiện để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bà trong những năm bà cầm quyền, mà chúng còn rọi những tia sáng mới vào những biến cố lịch sử liên quan đến cuộc đời và nhân cách chính trị của bà.
Toa thuốc bổ thì có hai loại, thuốc “Ích-thọ” (có ích cho tuổi thọ, có nghĩa là thuốc bổ toàn diện, nhắm vào hiệu quả lâu dài) và thuốc “Cường-sinh” (để tăng cường sinh lực, công hiệu nhanh và có tác dụng như thuốc kích thích.
Từ Hi Thái-hậu bắt đầu dùng các toa thuốc Ích-thọ một cách đều đặn từ năm 1875 (40 tuổi) đến năm 1905 (70 tuổi); Có tất cả 12 toa Ích-thọ khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của bà, nhưng hầu hết đều chủ về bồi bổ Tỳ-Vị; Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc nước và thuốc viên để uống.

Từ Hi bắt đầu dùng các toa thuốc Cường-sinh từ năm 1880 (45 tuổi) đến năm 1900 (65 tuổi); Có tất cả 16 toa Cường-sinh khác nhau, hầu hết đều chủ về bồi bổ Thận và Khí; Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc viên để uống và thuốc cao để bôi trên da; Tuy Từ Hi mất vào năm 1908 khi bà 73 tuổi, cũng không phải là thọ lắm đối với một người tham sống như bà, nhưng thể trạng của bà nói chung là khỏe mạnh cho đến tận những năm cuối đời.
Qua những toa thuốc bệnh mà Viện Thái-Y soạn cho Từ Hi, chúng ta biết bà có những vấn đề chính về sức khỏe như sau: 1/Kinh nguyệt thất thường, đi kèm với ăn và ngủ không ngon, hay hồi hộp; Những triệu chứng này xẩy ra vào năm 1869 và 1870, khi quan hệ giữa Từ Hi và Từ An trở nên căng thẳng, tiếp theo vào năm 1873 khi Đồng Trị con bà muốn bà phải chấm dứt việc thính chính để nhà vua trực tiếp nắm chính quyền, và vào năm 1875 khi Đồng Trị băng hà và bà đưa Quang Tự lên làm vua bù nhìn; Vào những thời gian ấy, những toa thuốc Điều-kinh được biên soạn cho Từ Hi kèm với những toa thuốc Dưỡng-tâm. 2/Tiêu hóa chậm và đầy hơi; Triệu chứng này xẩy ra trong những năm 1880 và 1881, sau đó vào những năm từ 1898 đến 1902. 3/Trĩ ngoại và chảy máu ở hậu môn; Những toa thuốc trĩ không thấy ghi niên hiệu nên người ta không rõ Từ Hi bị bệnh này vào những năm nào. 4/Co giật ở gò má phía dưới mắt bên trái; Triệu chứng này bắt đầu xuất hiện vào năm 1888 (53 tuổi), sau đó thường xuyên trở lại; Từ năm 1904 trở đi, gò má bên trái của bà bị tê liệt hẳn; Viện Thái-Y đã viết rất nhiều toa thuốc để điều trị bệnh này cho bà.

Toa mỹ phẩm của Từ Hi Thái-hậu có 3 loại chính: cao và phấn dùng để bôi trên mặt, trên tay và trên người, thuốc gội đầu và nước tắm. Tùy thuộc vào trời nắng, trời gió, trời mưa hay trời tuyết khi Từ Hi đi ra ngoài, Viện Thái-Y bào chế các loại nước tắm và thuốc gội đầu khác nhau để bà dùng khi hồi cung.
Có một điều lý thú là khi nhìn vào những toa thuốc của Từ Hi và Quang Tự, người ta thấy rằng nhiều vị thuốc với dược tính mạnh từng bị vua Khang Hi loại bỏ khi ông khâm định lại sách “Bản Thảo Cương Mục” và không cho dùng trong nghành Thái-Y, thì đến đời Đồng Trị, Từ Hi lại cho phép dùng lại, mặc dù kiến thức về Y-Dược của bà rất hạn chế và hơn nữa bà lại là người cực kỳ thận trọng trong việc dùng thuốc.
Việc chăm sóc sức khỏe cho các vua và hậu phi của Thanh Triều đã được đặt thành định chế từ đời Khang Hi (giữa thế kỷ thứ 17), và vẫn được áp dụng không thay đổi cho đến hết đời Mãn Thanh. Ngay cả khi các Hoàng đế nhà Thanh đi tuần du ra khỏi Cấm Thành và Bắc Kinh thì hoạt động của Thái-Y Viện (với một đội ngũ chuyên môn và một nhà thuốc lưu động cùng đi theo nhà vua) vẫn phải giữ đúng các định chế ấy; Đến mỗi tỉnh thì Tuần Phủ của tỉnh ấy phải bảo đảm đầy đủ phương tiện vật chất để Viện Thái-Y có thể hoạt động một cách bình thường theo đúng định chế như ở trong Nội Cung.

Từ Hi Thái-hậu chữa bệnh như thế nào? Trong một loạt bài viết nhan đề “Những chuyện thật về đời tư của Tây Thái-hậu” của tác giả là Đức Linh công chúa (bà này là một người cháu của vua Hàm Phong, và được Từ Hi Thái-hậu sủng ái và cho ở kề cận, cho nên những câu chuyện mà bà kể hoàn toàn có thể tin được) đăng trên tờ Thượng Hải Nhật Báo vào năm 1936, có đoạn kể lại một cách chi tiết việc chữa bệnh cho Từ Hi. Tác giả kể rằng, một lần Từ Hi cảm thấy khó ở trong người, quan Đại-nội-thị Lý Liên Anh liền cho triệu 4 vị Thái-Y đến. Từng người một được vào chẩn bệnh cho Từ Hi; Sau đó cả 4 người phải họp lại để hội chẩn và tham khảo ý kiến của nhau, xong mỗi người đề nghị một toa thuốc khác nhau. Cả 4 toa thuốc được đưa cho hoạn quan Lý Liên Anh để ông này dâng lên cho Từ Hi xem. Một vị hoạn quan phụ trách về thư tịch của Thái-Y Viện được gọi đến để thẩm định từng vị thuốc, căn cứ vào hai bộ sách “Chẩn Trị Chuẩn Thắng”“Bản Thảo Cương Mục”; Sau khi lọt qua vòng “xét duyệt” này, 4 toa thuốc được chuyển qua hội đồng 15 vị Thái-Y để các vị này tổng hợp thành một toa thuốc thứ 5. Toa thuốc thứ 5 này lại được dâng lên Từ Hi một lần nữa, và lần này người ta giải thích cho bà rõ về dược tính, dược năng của từng vị thuốc ghi trong toa. Sau khi Từ Hi phê duyệt thì toa thuốc mới được đưa đi bào chế. Cùng một toa thuốc, người ta luôn luôn bào chế 2 liều lượng giống nhau, dưới sự giám sát trực tiếp của hai vị Thái-Y. Và sau khi thuốc bào chế xong, hai vị này phải nếm trước rồi mới dâng lên cho Từ Hi dung.

Kết luận:
Thái-Y vốn là ngành Y-học chỉ dành để phục vụ riêng cho một thiểu số người thuộc một tầng lớp đặc biệt trong xã hội phong kiến Trung Quốc: những người sống nhàn hạ, ăn uống thừa mứa và được tẩm bổ thường xuyên, nhưng đồng thời là những người không sống gần gũi với thiên nhiên, ít hoạt động, hơn nữa lại ăn uống và sinh hoạt tình dục một cách một cách bừa bãi không điều độ, cũng như phải sống dưới áp lực thường xuyên của nhiều sự căng thẳng về tâm lý. Nghiên cứu những tài liệu lưu trữ của ngành Thái-Y giúp cho chúng ta tìm ra giải đáp cho một số câu hỏi về mặt lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến các vấn đề sức khỏe và tuổi thọ của chính chúng ta, những người “may mắn mà không may mắn” – giống như giai cấp quý tộc phong kiến ngày xưa – sống trong thế giới hiện đại của đầu thế kỷ thứ 21, cái thế giới tuy đầy đủ về vật chất nhưng quá máy móc và ngày càng ô nhiễm hiện nay.
Cuối phần thuyết trình của mình, anh Trần Chính đã dành một ít thời gian để bàn về những toa thuốc bổ của Từ Hi Thái-hậu, lấy từ tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y Phương Tuyển Nghị”. Nhân đây, và cũng theo yêu cầu của các thính giả tham dự buổi thuyết trình nói trên, chúng tôi xin phổ biến một vài toa thuốc bổ từng được đánh giá là có hiệu quả nhất. [xem các toa thuốc Ích-thọ của Từ Hi Thái-hậu]
CLUB EsPRESSO.
(Mar 30, 2004)

[Voyages Saigon xin chân thành cảm ơn Nhật Báo Viễn Đông cùng với ông Tống Hoàng đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng tôi thực hiện thành công buổi thuyết trình chuyên đề này; V.S. cũng xin chân thành cảm ơn Sing Sing Bakery cùng bà Uyên Thi, và anh Kenneth Quân Đào của Morgan Stanley đã yểm trợ một phần ẩm thực cho buổi sinh hoạt]

Ảnh bên trái [từ trên xuống dưới]: 1/Bích chương (poster) về buổi nói chuyện chuyên đề của Voyages Saigon ngày 29 tháng 2, 2004; 2/ Một bản y-án của vua Quang Tự vào thời gian cuối trước khi nhà vua băng hà; 3/Từ Hi Thái-hậu năm bà 46 tuổi (1881); 4/Vua Khang Hi (1662-1723); 5/Vua Càn Long (1736-1796); 6/Bìa của tập tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị”; 7/Từ Hi năm bà 72 tuổi (1907); 8/Mộ của Từ Hi Thái-hậu trong Đông Định Lăng (Hà Bắc); 9/Bìa cuốn Y-án của vua Quang Tự vào năm 1908.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

Tây Thái-hậu Từ Hi (1860-1908) của nhà Mãn Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc là một gương mặt nổi bật và vô cùng tai tiếng vào thời kỳ cuối của triều đại này.

 

BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC
VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “NGÀNH THÁI-Y Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆN THÁI-Y DƯỚI THỜI CHẤP CHÍNH CỦA TỪ HI THÁI HẬU”

Tây Thái-hậu Từ Hi (1860-1908) của nhà Mãn Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc là một gương mặt nổi bật và vô cùng tai tiếng vào thời kỳ cuối của triều đại này. Bà bị hậu thế phê phán vì cách nhìn thiển cận, thái độ hủ lậu, tính tham lam và ích kỷ, cũng như sự độc đoán và những điều tàn bạo trong cách cai trị của bà. Bà còn bị nhiều tiếng thị phi do lối sống cực kỳ xa xỉ và thói dâm đãng “vô tiền khoáng hậu”. Một người đàn bà như thế đương nhiên là phải rất quan tâm đến sức khỏe và sự trường thọ của bản thân mình. Do đó, những toa thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mà Thái-Y Viện đã viết riêng cho Từ Hi Thái-hậu là một trong những chuyện “thâm cung bí sử” hấp dẫn nhất của Thanh Triều. Vậy thì thực hư ra sao?
Đầu năm 1980, Viện Hàn-Lâm Y-Học Cổ Truyền tại Bắc Kinh đã được phép mở lại kho thư tịch của triều đại Mãn Thanh liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho Từ Hi Thái-hậu, vốn từng bị niêm phong suốt gần một thế kỷ. Trong những tài liệu vô giá ấy, các học giả đã đặc biệt chú ý đến những toa thuốc bổ, toa thuốc trị bệnh, và cả những toa đặc chế mỹ-phẩm mà Viện Thái-Y đã biên soạn dành riêng cho bà. Những kết quả bước đầu của công trình nghiên cứu này đã được Viện Hàn-Lâm Y-Học Cổ Truyền Trung Quốc công bố vào tháng 11 năm 1981.

Dựa trên những tài liệu đã được công bố về công trình nghiên cứu nói trên, đồng thời dựa trên các nguồn sử liệu khác nhau về các triều đại ở Trung Quốc nói chung, và về triều đại Mãn Thanh nói riêng, anh Trần Chính của Voyages Saigon, cùng phối hợp với B.S. Hoàng Huy (Y Khoa Trị-liệu Tổng-hợp), đã tổ chức một buổi thuyết trình gồm hai chủ đề: 1/ “Ngành Thái-Y ở Trung Quốc và Viện Thái-Y dưới thời Từ Hi Thái-hậu” và 2/ “Đông-Y dưới cái nhìn của Tây-Y” vào ngày chủ nhật 29 tháng 02 năm 2004 vừa qua tại Phòng Sinh Hoạt của Nhật Báo Viễn Đông (thành phố Westminster, quận Cam, Nam California).
Buổi thuyết trình bắt đầu vào đúng 4 giờ chiều, và đã diễn ra trong bầu không khí hào hứng, với sự có mặt của khoảng 350 khách dự thính.

Ở đây, chúng tôi chỉ tường trình lại một cách cô đọng phần thuyết trình của anh Trần Chính (Voyages Saigon) về đề tài “Ngành Thái-Y ở Trung Quốc và Viện Thái-Y dưới thời Từ Hi Thái-hậu”. Bài tóm lược phần thuyết trình của B.S. Hoàng Huy về đề tài “Đông-Y dưới cái nhìn của Tây-Y” sẽ được đăng trên trang CLUB EsPRESSO trong thời gian sắp tới.
Thuyết trình viên (Trần Chính) đã chia bài nói chuyện của mình ra làm 6 phần, với 6 tiêu đề, mà dưới đây là nội dung tóm lược:

Phần Một: DÂN-Y VÀ THÁI-Y.
Nhìn vào toàn bộ di sản Văn hóa đồ sộ mà lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc để lại, chúng ta thấy Đông-Y, hay Bắc-Y – mà ở Trung Quốc người ta gọi là Trung-Y – giống như một viên ngọc quý với giá trị vô cùng lớn. Đó là một nền Y-học được xây dựng trên một hệ thống lý luận độc nhất, đồng thời trên cả một kho tàng thực nghiệm phong phú. Đông-Y có 2 đặc điểm lớn: thứ nhất, nó bao gồm cả Y-học lẫn Dược-học, nói đến Đông-Y là nói đến Y-Dược kết hợp, người thầy thuốc Đông-Y vừa là Y sĩ vừa là Dược sĩ; Thứ hai, do tính chất đặc thù của xã hội phong kiến Trung Quốc, Đông-Y chia làm hai ngành phục vụ hai đối tượng giai cấp khác biệt: ngành Dân-Y phục vụ quảng đại nhân dân, và ngành Thái-Y phục vụ giới quý tộc sống trong cung cấm.
Hai nghành Đông-Y này về căn bản giống nhau bởi vì chúng cùng áp dụng những nguyên lý về Y-Dược giống nhau, cùng phát triển hệ thống lý luận của mình dựa trên các học thuyết về âm dương ngũ hành, phủ tạng, kinh mạch và khí huyết, và dựa trên hai quan điểm chính trong Y lý là quan điểm “chính thể” và quan điểm “vận động biến hóa”. Ba tác phẩm kinh điển về lý luận, đại diện cho 3 học phái lớn trong Y-học Trung Quốc là “Thương Hàn luận” của Trương Trọng Cảnh (đời Hán), “Ôn Dịch luận” của Ngô Hựu Khả (đời Minh), và “Tỳ Vị luận” của Lý Quả (đời Tống-Kim) cùng được cả hai ngành trọng thị và đưa vào thực tiễn chữa trị.

Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm cùng tồn tại và phát triển song song, việc học tập để bổ sung kinh nghiệm lẫn nhau giữa hai ngành Dân-Y và Thái-Y ở Trung Quốc trên thực tế chỉ xẩy ra một chiều, có nghĩa là chỉ có nghành Thái-Y là có điều kiện nghiên cứu và học tập cách chữa bệnh của các thầy thuốc dân gian trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn (bởi vì có rất nhiều vị quan Thái-Y vốn xuất thân là thầy thuốc trong dân gian, do có chuyên môn và kinh nghiệm giỏi mà được tiến cử vào Thái-Y Viện), trong khi ngành Dân-Y thì lại không có điều kiện tiếp cận với nghành Thái-Y để học tập những kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy thuốc cung đình.
Tại sao lại có hiện tượng ấy? Trong chế độ phong kiến ở Trung Quốc, việc chăm sóc sức khỏe cho các hoàng đế và hậu phi là công việc tối hệ trọng, cần được bảo mật một cách tuyệt đối. Hồ sơ bệnh án của hoàng gia được xem là bí mật quốc gia, và được lưu trữ trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất. Tất cả những thầy thuốc, y tá và dược tá làm việc trong Viện Thái-Y đều phải tuân thủ một quy tắc chung là tuyệt đối giữ bí mật về những công việc mà họ làm, cũng như những tài liệu và thư tịch mà họ được xử lý liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho hoàng gia. Những ai vi phạm quy định này đều bị kết tội rất nặng và hình phạt thường là rất nghiêm khắc. Vì lý do đó mà trải qua nhiều triều đại, hoạt động của nghành Thái-Y hầu như không hề bị tiết lộ ra ngoài, và nó đã trở thành một trong những chuyện “thâm cung bí sử” hấp dẫn nhất!

Phần Hai: NGHÀNH THÁI-Y QUA CÁC TRIỀU ĐẠI.
Từ rất sớm, các thư tịch cổ đã bắt đầu nói đến sự tồn tại và hoạt động của nghành Thái-Y ở Trung Quốc. Sách “Nghệ Văn Chí” trong Hán Thư có nói về những thầy thuốc thuộc về những gia đình làm nghề Y-Dược gia truyền được chính thức bổ nhiệm để làm việc cho triều đình, tuy không bàn gì đến cách tổ chức và hoạt động của Viện Thái-Y. Sách “Tam Quốc Chí”, phần “Ngụy Chí” – “Hoa Đà truyện” thì kể rằng vào thời kỳ Đông Hán (đầu Công Nguyên), người ta bắt đầu định chế hóa việc tổ chức và điều hành Thái-Y Viện, trong đó có việc tuyển chọn những thầy thuốc giỏi trong dân gian và bổ nhiệm họ vào làm việc cho ngành Thái-Y.

Sách “Nghệ Văn Chí” trong Tùy Thư là trước tác sử học đầu tiên ghi chép một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của Viện Thái-Y; Cũng trong Tùy Thư, sách “Kinh Tập Chí” còn kết tập hơn 10,000 toa thuốc do các Viện Thái-Y biên soạn, chia thành 256 nhóm toa khác nhau gồm có thuốc bổ và thuốc chữa bệnh; Khoảng 16,000 toa thuốc liên quan đến phụ khoa và sản khoa thì được ghi chép vào một sách riêng bàn về Ngũ-hành, qua đó chúng ta thấy đội ngũ phi tần đông đảo trong nội cung của các vua nhà Tùy là một đối tượng phục vụ quan trọng của Viện Thái-Y. Sách Đường Thư thì chép rằng Viện Thái-Y của các vua nhà Đường có đội ngũ chuyên môn vào khoảng 200 người, gồm các y sĩ, y tá, dược tá, những người trợ tá cho các y sĩ trong việc giảng dạy và đào tạo, những chuyên viên tẩm quất và chuyên viên thú y để chăm lo sức khỏe cho bầy ngựa và chó của triều đình; Thái-Y Viện đời Đường được tổ chức một cách có hệ thống, gồm có một y viện, một dược viện, một trường đào tạo y sĩ và một cơ quan quản lý hành chính và thư tịch; Ngoài ra, Viện Thái-Y còn quản lý một hệ thống trang trại chuyên trồng các loại dược thảo nhằm cung cấp dược liệu cho nó. Ngành Thái-Y đời Đường tuy phát triển khá mạnh nhờ vào tính tổ chức cao và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, nhưng do nhận thức về khoa học vào thời đại ấy còn hạn chế, cộng thêm với tư tưởng mê tín siêu hình của Lão-giáo vốn rất thịnh hành trong giới quý tộc, nên hoạt động thực tiễn của ngành Thái-Y đời Đường bị chi phối nặng nề bởi các thuật dưỡng sinh, tu tiên và luyện đan dược (nhằm mục đích trường sinh và cải lão hoàn đồng).
Hai đời Tống và Nguyên trên căn bản vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của ngành Thái-Y đời Đường. Khi nhà Tống mất Biện Kinh (Khai Phong) và một nửa nước vào tay nhà Kim (đầu thế kỷ thứ 12), hai vua Tống cùng với hơn 3,000 cung quyến – trong đó có toàn bộ nhân sự của Viện Thái-Y – bị nhà Kim đưa lên tận miền đông-bắc của Trung Quốc để cầm giữ; Trong khi các hậu phi và cung nhân của Tống triều bị người Kim đày ải và làm nhục, thì các thầy thuốc của Viện Thái-Y lại được người Kim đưa về kinh đô Hội Ninh của họ (trong tỉnh Hắc Long Giang) và trọng dụng, bởi vì người Nhữ-Chân rất trọng thị và muốn học tập Y-học của người Hán.

Gần 300 năm của triều đại nhà Minh là thời kỳ Trung-hưng lớn của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh vào thời kỳ ấy là hệ thống cung đình lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với dân số đông đảo (có khi lên đến 20,000 người), và với cơ cấu dân số rất đặc biệt, bao gồm phần lớn là hậu phi (phụ nữ) và các cung nhân (đàn ông bị thiến). Trong những điều kiện ấy, Viện Thái-Y của Minh triều đã được tổ chức thành một cơ quan lớn, với cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính cồng kềnh, và với đội ngũ chuyên môn đông đảo, được đào tạo một cách chính quy. Đặc điểm lớn nhất của ngành Thái-Y đời Minh là hoạt động của nó bắt đầu được chuyên môn hóa, có nghĩa là phân thành nhiều chuyên khoa với nhiệm vụ và chức năng rõ rệt. Các phân khoa có thể bị tách ra hoặc sát nhập lại tùy theo tình hình thực tế, dựa trên những phát triển về lý luận cũng như về thực tiễn hoạt động của ngành Y-học cung đình.

Phần Ba: THÁI-Y VIỆN VÀO ĐỜI MÃN THANH
Nhờ bộ sách “Y Gia Loại” trong “Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục”, biên soạn vào đời Càn Long (1736-1796), mà chúng ta biết được cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành Thái-Y đời Mãn Thanh. Nhìn chung thì Thái-Y Viện của Thanh Triều có cơ cấu tổ chức giống như Thái-Y Viện vào đời Minh, với một bộ máy hành chính ít cồng kềnh hơn. Kể từ đời Khang Hi (1662-1723) trở đi, Thái-Y Viện được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Lễ.
Viện Thái-Y của Thanh Triều được tổ chức thành 4 cơ cấu, gồm có một y viện hoạt động trên cả hai lãnh vực nghiên cứu và điều trị, một dược viện, một trường đào tạo và một cơ quan hành chính. Về nhân sự, Viện Thái-Y có 3 bộ phận: bộ phận lãnh đạo (gồm có một Viện trưởng, một Viện phó và 13 quan Thái-Y được mang phẩm hàm ngang với các vị Đại thần), bộ phận chuyên môn (gồm có 40 y sĩ, 30 y tá và dược tá) và bộ phận hành chính (gồm có 30 người phụ trách công việc hành chính và quản lý thư tịch). Phần đông các y sĩ, y tá, dược tá và tất cả những người phụ trách về hành chính đều là những hoạn quan được chọn ra từ đám Nội thị, là những người được phép sống và làm việc thường trực trong Cấm Thành.
Tất cả đội ngũ chuyên môn của Viện Thái-Y đều phải “tốt nghiệp” từ Trường đào tạo y sĩ, y tá và dược tá của Viện Thái-Y hoạt động ngay trong Cấm Thành. Bộ sách giáo khoa về Y-Dược do vua Ung Chính (1723-1736) khâm định vào năm 1725, gọi là “Tam Thư”, gồm có “Loại Kinh Chú Thích” (của Trương Kính Nhạc đời Minh), “Bản Thảo Cương Mục”“Thương Hàn Luận” (của Trương Trọng Cảnh đời Đông Hán).

Phần lớn các thầy thuốc Cung đình của Thanh Triều đều làm việc theo chuyên khoa. Vào đời Khang Hi, Thái-Y Viện được chia thành 11 Phân khoa, mỗi phân khoa do một quan Thái Y phụ trách, gồm có: Khoa Đại-kinh-mạch (tim, phổi, gan, thận, lá lách), Khoa Tiểu-kinh-mạch (bao tử, ruột già và ruột non, mật và bọng đái), Khoa Thương hàn (các bệnh nóng sốt), Phụ Khoa (bệnh phụ nữ), Khoa Châm-cứu, Khoa Ung nhọt và nấm, Nhãn Khoa (mắt), Nha Khoa (răng), Khoa Cổ họng, Khoa Xương và Khoa Đậu-mùa; Đến đời Càn Long, Khoa Đậu-mùa được sát nhập vào Khoa Tiểu-kinh-mạch và Khoa Cổ họng được sát nhập vào Khoa Nha; Đến đời Gia Khánh (1796-1821), Phụ Khoa và Khoa Thương hàn được sát nhập vào Khoa Đại-kinh-mạch; Đến đời Hàm Phong (1850-1860), Khoa Ung nhọt và nấm được đặt tên lại là Khoa Trị-liệu Ngoài da. Đến đời Quang Tự (thời kỳ chấp chính của Từ Hi Thái Hậu (1875-1908), Viện Thái-Y được tái cấu trúc lại, và chỉ còn 5 Phân khoa, gồm có: Khoa Đại-kinh-mạch, Khoa Tiểu-kinh-mạch, Khoa Trị-liệu Ngoài da, Nhãn Khoa và Nha Khoa.

Phần Bốn: CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÀNH THÁI-Y CỦA THANH TRIỀU.
Trải qua hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, những kinh nghiệm mà ngành Thái-Y thu thập và tích lũy được là cả một kho tàng vô giá mà thực ra cho đến nay người ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ để làm giàu thêm cho hoạt động của ngành Đông-Y, cả về lý luận lẫn trong thực tiễn. Có hai lý do để giải thích hiện trạng này.

Thứ nhất, do Thái-Y là ngành Y-học cung đình nên tất cả những văn bản, hồ sơ và tài liệu liên quan đến hoạt động của nó đều được lưu trữ và bảo mật trong Nội Cung. Ngoại trừ một số quan Thái-Y và Nội thị cao cấp, không một ai có quyền mở và đọc các tài liệu ấy hay tiết lộ nội dung của chúng ra bên ngoài, và hình phạt dành cho những ai vi phạm rất nghiêm khắc (thường là án tử!). Do đó mà trải qua nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc, hoạt động của ngành Thái-Y đã trở thành chuyện “thâm cung bí sử” thật sự dưới mắt của ngành Dân-Y nói riêng và của quần chúng nhân dân nói chung.
Thứ hai, những biến động chính trị và những cuộc binh biến lớn trong lịch sử Trung Quốc đã là nguyên nhân của việc hủy hoại và làm cho thất tán kho tàng thư tịch của các triều đại, trong đó một phần quan trọng là hồ sơ lưu trữ của ngành Y-học Cung Đình, bao gồm những hồ sơ Y án, những toa thuốc và những tài liệu khảo cứu về Y-Dược.

Kể từ khi triều đại Mãn Thanh cáo chung với cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 cho đến khi kết thúc cuộc Cách Mạng Văn Hóa của những người Cộng Sản Mao-ít vào năm 1976, kho thư tịch cổ tàng trữ trong Cấm Thành ở Bắc Kinh đã bị niêm phong và gần như rơi vào quên lãng. Người đầu tiên đề xuất việc mở lại kho thư tịch ấy để nghiên cứu những tài liệu liên quan đến hoạt động của ngành Thái-Y đời Thanh là giáo sư - bác sĩ Nhạc Mỹ Trung; Ông đã đề xuất việc này trong Hội nghị Khoa học của Viện Hàn-Lâm Y-học Cổ truyền Trung Quốc họp tại Bắc Kinh vào năm 1978. Trong các thập niên 1950, 60 và 70, giáo sư - bác sĩ Nhạc Mỹ Trung là tổ trưởng của một “tổ công tác đặc biệt”, không có tên gọi và chỉ mang bí số, thực chất là một nhóm bác sĩ Đông-Y chuyên trách việc chăm lo sức khỏe cho giới lãnh đạo cao cấp nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (nói cách khác, “tổ công tác đặc biệt” ấy mang chức năng của một Thái-Y Viện của Mao Triều!). Một trong những thành tích nổi bật nhất của nhóm bác sĩ này là việc điều trị bệnh tiểu đường cho ông Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện của Trung Quốc, giúp cho họ Chu sống khỏe mạnh, sinh hoạt và làm việc bình thường trong nhiều thập niên.
Đầu năm 1980, Viện Hàn-Lâm Y-học Cổ truyền Trung Quốc đã thành lập “Nhóm đặc nhiệm” để tiến hành công trình khảo cứu về “Hoạt động của ngành Thái-Y vào đời Mãn Thanh”, do giáo sư - bác sĩ Trần Khả Kí chủ trì. Nhóm đặc nhiệm này đã được Chính phủ Trung Quốc cho phép mở lại kho thư tịch của Thanh Triều để nghiên cứu những tài liệu nguyên bản vốn đã bị niêm phong suốt gần một thế kỷ, và họ đã phân loại các tài liệu ấy thành bốn nhóm: những hồ sơ Y-án của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những toa thuốc viết cho các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những hồ sơ lưu trữ của Thái Dược Viện và những tài liệu chính sử liên quan đến cuộc sống riêng tư của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh.
Sau gần 2 năm làm việc, đến tháng 11 năm 1981, Nhóm đặc nhiệm đã chính thức công bố kết quả bước đầu từ công trình nghiên cứu của họ qua 3 tập tài liệu mà họ đã đúc kết, gồm có tài liệu “Thanh Cung Y-Án Nghiên Cứu” (Nghiên cứu những bệnh án trong Cung đình vào đời Thanh), tài liệu “Thanh Cung Phối Phương Nghiên Cứu” (Nghiên cứu những toa thuốc trong Cung đình vào đời Thanh) và tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị” (Bàn về những toa thuốc của Từ Hi Thái-hậu và Vua Quang Tự). Cho đến thời điểm cuối năm 1981, mặc dù công trình nghiên cứu ấy mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu của nó, nhưng chúng cũng đã làm giàu thêm cho nền Y-học cổ truyền của Trung Quốc cả về mặt phát triển lý luận lẫn về kinh nghiệm chữa trị. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn giúp rọi những tia sáng mới vào những điều bí ẩn từng gây nhiều tranh cãi về những biến cố trong lịch sử của Thanh Triều; Thí dụ như có phải vua Đồng Trị, con trai của Từ Hi Thái-hậu, đã chết vì bệnh giang mai hay do bị mẹ đầu độc, phải chăng Từ Hi đã bức tử cháu của mình là vua Quang Tự, và Từ Hi chết trước hay Quang Tự chết trước?

Phần Năm: TIỂU SỬ CỦA TỪ HI THÁI HẬU.
Bà sanh năm 1835 trong tỉnh An Huy, tên Mãn-tộc là Yehonala. Bà được tuyển vào cung năm Hàm Phong thứ hai (1851), lúc bà 16 tuổi. Năm 1855, nhờ sự tiến cử của người em họ tên Niuhuru, lúc bấy giờ là Hiếu Trinh Hoàng hậu, Yehonala được cơ hội gần gũi với vua Hàm Phong. Tuy không đẹp nhưng nhờ sự sắc sảo và nhanh nhẹn, lại biết khéo léo mua chuộc bọn hoạn quan gần gũi với vua Hàm Phong nên Yehonala đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhà vua. Cùng năm, bà được phong là Lan Quý Nhân và tiếp theo là Ý Tần. Năm 1857, sau khi sanh cho vua Hàm Phong một con trai, Yehonala được tôn phong là Ý Quý Phi, nhờ đó địa vị của bà lại được củng cố thêm một bước. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Hàm Phong đã nhìn thấy rõ bản chất trí trá, đầy tham vọng và mưu lược của bà.
Năm 1860, khi liên quân Anh Pháp đánh vào Bắc Kinh, vua Hàm Phong giao trách nhiệm cho người em trai là Cung thân Vương Dịch Hân ở lại đối phó, còn ông thì cùng Hoàng hậu Hiếu Trinh và Ý Quý Phi vội vã lánh đi Nhiệt Hà (trong tỉnh Hà Bắc). Tháng 8 cùng năm, Hàm Phong lâm trọng bệnh và đột ngột băng hà tại hành cung ở Nhiệt Hà. Vì Hoàng hậu không có con nên nhà vua để lại di chiếu lập Tải Thuần con trai của Ý Quý Phi lên kế vị, đồng thời chỉ định một hội đồng phụ chính gồm có 8 vị đại thần. Ngay sau khi Hàm Phong qua đời, Tải Thuần được lập lên ngôi Hoàng đế, là vua Đồng Trị; Hiếu Trinh được tôn lập vào ngôi Hoàng Thái Hậu, còn Ý Quý Phi thì được tôn phong vào bậc Thái Phi.

Yehonala lập tức ra tay. Bà câu kết với em chồng là Cung thân vương Dịch Hân và một số người tâm phúc để phát động một cuộc đảo chính cung đình. Bà bí mật trở về Bắc Kinh và giả di-mệnh của vua Hàm Phong để ra lệnh bắt giam tất các vị đại thần trong hội đồng phụ chính, sau đó ghép họ vào tội âm mưu phế lập và hạ lệnh xử tử. Sử Tàu gọi cuộc đảo chính này là “Bắc Kinh chính biến”. Tiếp theo, Yehonala áp lực triều đình lập 2 ngôi Thái Hậu cùng một lúc, và đặt ra định chế “Lưỡng Cung thùy liêm thính chính” chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc. Niuhuru được lập là Đông-cung Hoàng Thái-hậu Từ An, còn Yehonala thì lập là Tây-cung Hoàng Thái-hậu Từ Hi. Năm ấy Từ Hi mới 26 tuổi!
Khi vua Đồng Trị bắt đầu có trí khôn và nhìn thấy mẹ ruột lộng quyền và có những hành động xem thường phép nước thì rất bất bình; Năm 1873 ông đòi Lưỡng Cung phải trả lại quyền chính cho ông. Từ Hi miễn cưỡng chấp thuận, nhưng ngay sau đó, được sự ủng hộ của quan Đại nội thị Lý Liên Anh, bà đưa ra chiêu bài “Mạc ngộ chính vụ” (“Tránh làm sai việc chính sự”) để cô lập nhà vua và kiểm soát ông. Năm 1875, sau khi Đồng Trị chết, Từ Hi lập cháu là Tải Điềm mới 4 tuổi lên ngôi, tức vua Quang Tự. Hai Cung vẫn tiếp tục buông rèm nhiếp chính, nhưng thực quyền đều nằm trong tay của Từ Hi.
Năm 1881, Đông Thái-hậu Từ An đột ngột qua đời, khiến nhiều người tin rằng đó lại là một thủ đoạn độc ác khác của Từ Hi nhằm loại bỏ “cái gai” trước mắt của bà. Năm 1889, vua Quang Tự 18 tuổi, bắt đầu muốn tự lập, Từ Hi tuyên bố trả quyền chính, nhưng trên thực tế vẫn không chịu rời bỏ quyền lực; Từ đó trong triều đình hình thành hai thế lực kình chống nhau: phe đảng của nhà vua và phe đảng của Tây Thái-hậu. Năm 1898, Quang Tự cùng hai nhà duy tân là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương thi hành “Biến Pháp”, và âm mưu làm cuộc đảo chính để lật đổ Từ Hi. Âm mưu bị bại lộ, Từ Hi thẳng tay trấn áp cuộc “Duy Tân 100 ngày” ấy và bắt giam Quang Tự trong cung Ngọc Lãng ở Di Hòa Viên.
Năm 1908, Từ Hi Thái-hậu qua đời sau khi bức tử vua Quang Tự và lập Phổ Nghi, cháu Quang Tự, lên ngôi (tức vua Tuyên Thống, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Mãn Thanh).

Phần Sáu: THANH TRIỀU VÀ ĐÔNG-Y.
Hầu hết các Hoàng đế nhà Thanh đều ít nhiều hiểu biết về Đông-Y; Đặc biệt các vua Khang Hi, Ung Chính và Càn Long còn là những thầy thuốc Đông-Y khá giỏi, có thể tự chẩn định bệnh và viết toa thuốc.
Các vua Khang Hi và Càn Long đã cho thẩm định lại nội dung của những trước tác kinh điển về Y-Dược học (“Bản Thảo Cương Mục”, “Lương Phương Tập Thành”), đúc kết và hệ thống hóa những kinh nghiệm chẩn trị của những đời trước (“Chẩn Trị Chuẩn Thắng”, “Y Tông Kim Giám”), và bản thân nhà vua chủ trì công trình này. Vua Ung Chính đặc biệt chú ý đến việc đào tạo thầy thuốc cho nghành Thái-Y, và vào năm 1725 đã khâm định bộ sách giáo khoa về Y-Dược, gọi là “Tam Thư”. Trong cuốn hồi ký của vua Tuyên Thống (Phổ Nghi) nhan đề “Ngã đích tiền bán sinh” (“Một nửa đời về trước của tôi”) xuất bản năm 1962 tại Bắc Kinh, tác giả dành nhiều đoạn để bàn về Đông-Y, chứng tỏ bản thân ông rất thích thú tìm hiểu về Y-Dược học.

Hồ sơ bệnh án và những toa thuốc của Từ Hi Thái-hậu cho chúng ta biết thêm những gì về bà? Viện Thái-Y đã để lại một khối lượng thư tịch khổng lồ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho Từ Hi Thái-hậu trong những năm bà chấp chính. Sau khi tuyển chọn và phân loại một số toa thuốc mà Từ Hi đã dùng và được ghi nhận là có hiệu quả, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Trần Khả Kí đã đúc kết thành một tập tài liệu mang tên “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị”. Trong tài liệu ấy, người ta tuyển chọn 209 toa thuốc của Từ Hi, chia thành 3 nhóm lớn gồm có các toa thuốc bổ, toa thuốc bệnh và toa mỹ phẩm. Những toa thuốc này chẳng những cho chúng ta thêm nhiều dữ kiện để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bà trong những năm bà cầm quyền, mà chúng còn rọi những tia sáng mới vào những biến cố lịch sử liên quan đến cuộc đời và nhân cách chính trị của bà.
Toa thuốc bổ thì có hai loại, thuốc “Ích-thọ” (có ích cho tuổi thọ, có nghĩa là thuốc bổ toàn diện, nhắm vào hiệu quả lâu dài) và thuốc “Cường-sinh” (để tăng cường sinh lực, công hiệu nhanh và có tác dụng như thuốc kích thích.
Từ Hi Thái-hậu bắt đầu dùng các toa thuốc Ích-thọ một cách đều đặn từ năm 1875 (40 tuổi) đến năm 1905 (70 tuổi); Có tất cả 12 toa Ích-thọ khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của bà, nhưng hầu hết đều chủ về bồi bổ Tỳ-Vị; Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc nước và thuốc viên để uống.

Từ Hi bắt đầu dùng các toa thuốc Cường-sinh từ năm 1880 (45 tuổi) đến năm 1900 (65 tuổi); Có tất cả 16 toa Cường-sinh khác nhau, hầu hết đều chủ về bồi bổ Thận và Khí; Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc viên để uống và thuốc cao để bôi trên da; Tuy Từ Hi mất vào năm 1908 khi bà 73 tuổi, cũng không phải là thọ lắm đối với một người tham sống như bà, nhưng thể trạng của bà nói chung là khỏe mạnh cho đến tận những năm cuối đời.
Qua những toa thuốc bệnh mà Viện Thái-Y soạn cho Từ Hi, chúng ta biết bà có những vấn đề chính về sức khỏe như sau: 1/Kinh nguyệt thất thường, đi kèm với ăn và ngủ không ngon, hay hồi hộp; Những triệu chứng này xẩy ra vào năm 1869 và 1870, khi quan hệ giữa Từ Hi và Từ An trở nên căng thẳng, tiếp theo vào năm 1873 khi Đồng Trị con bà muốn bà phải chấm dứt việc thính chính để nhà vua trực tiếp nắm chính quyền, và vào năm 1875 khi Đồng Trị băng hà và bà đưa Quang Tự lên làm vua bù nhìn; Vào những thời gian ấy, những toa thuốc Điều-kinh được biên soạn cho Từ Hi kèm với những toa thuốc Dưỡng-tâm. 2/Tiêu hóa chậm và đầy hơi; Triệu chứng này xẩy ra trong những năm 1880 và 1881, sau đó vào những năm từ 1898 đến 1902. 3/Trĩ ngoại và chảy máu ở hậu môn; Những toa thuốc trĩ không thấy ghi niên hiệu nên người ta không rõ Từ Hi bị bệnh này vào những năm nào. 4/Co giật ở gò má phía dưới mắt bên trái; Triệu chứng này bắt đầu xuất hiện vào năm 1888 (53 tuổi), sau đó thường xuyên trở lại; Từ năm 1904 trở đi, gò má bên trái của bà bị tê liệt hẳn; Viện Thái-Y đã viết rất nhiều toa thuốc để điều trị bệnh này cho bà.

Toa mỹ phẩm của Từ Hi Thái-hậu có 3 loại chính: cao và phấn dùng để bôi trên mặt, trên tay và trên người, thuốc gội đầu và nước tắm. Tùy thuộc vào trời nắng, trời gió, trời mưa hay trời tuyết khi Từ Hi đi ra ngoài, Viện Thái-Y bào chế các loại nước tắm và thuốc gội đầu khác nhau để bà dùng khi hồi cung.
Có một điều lý thú là khi nhìn vào những toa thuốc của Từ Hi và Quang Tự, người ta thấy rằng nhiều vị thuốc với dược tính mạnh từng bị vua Khang Hi loại bỏ khi ông khâm định lại sách “Bản Thảo Cương Mục” và không cho dùng trong nghành Thái-Y, thì đến đời Đồng Trị, Từ Hi lại cho phép dùng lại, mặc dù kiến thức về Y-Dược của bà rất hạn chế và hơn nữa bà lại là người cực kỳ thận trọng trong việc dùng thuốc.
Việc chăm sóc sức khỏe cho các vua và hậu phi của Thanh Triều đã được đặt thành định chế từ đời Khang Hi (giữa thế kỷ thứ 17), và vẫn được áp dụng không thay đổi cho đến hết đời Mãn Thanh. Ngay cả khi các Hoàng đế nhà Thanh đi tuần du ra khỏi Cấm Thành và Bắc Kinh thì hoạt động của Thái-Y Viện (với một đội ngũ chuyên môn và một nhà thuốc lưu động cùng đi theo nhà vua) vẫn phải giữ đúng các định chế ấy; Đến mỗi tỉnh thì Tuần Phủ của tỉnh ấy phải bảo đảm đầy đủ phương tiện vật chất để Viện Thái-Y có thể hoạt động một cách bình thường theo đúng định chế như ở trong Nội Cung.

Từ Hi Thái-hậu chữa bệnh như thế nào? Trong một loạt bài viết nhan đề “Những chuyện thật về đời tư của Tây Thái-hậu” của tác giả là Đức Linh công chúa (bà này là một người cháu của vua Hàm Phong, và được Từ Hi Thái-hậu sủng ái và cho ở kề cận, cho nên những câu chuyện mà bà kể hoàn toàn có thể tin được) đăng trên tờ Thượng Hải Nhật Báo vào năm 1936, có đoạn kể lại một cách chi tiết việc chữa bệnh cho Từ Hi. Tác giả kể rằng, một lần Từ Hi cảm thấy khó ở trong người, quan Đại-nội-thị Lý Liên Anh liền cho triệu 4 vị Thái-Y đến. Từng người một được vào chẩn bệnh cho Từ Hi; Sau đó cả 4 người phải họp lại để hội chẩn và tham khảo ý kiến của nhau, xong mỗi người đề nghị một toa thuốc khác nhau. Cả 4 toa thuốc được đưa cho hoạn quan Lý Liên Anh để ông này dâng lên cho Từ Hi xem. Một vị hoạn quan phụ trách về thư tịch của Thái-Y Viện được gọi đến để thẩm định từng vị thuốc, căn cứ vào hai bộ sách “Chẩn Trị Chuẩn Thắng”“Bản Thảo Cương Mục”; Sau khi lọt qua vòng “xét duyệt” này, 4 toa thuốc được chuyển qua hội đồng 15 vị Thái-Y để các vị này tổng hợp thành một toa thuốc thứ 5. Toa thuốc thứ 5 này lại được dâng lên Từ Hi một lần nữa, và lần này người ta giải thích cho bà rõ về dược tính, dược năng của từng vị thuốc ghi trong toa. Sau khi Từ Hi phê duyệt thì toa thuốc mới được đưa đi bào chế. Cùng một toa thuốc, người ta luôn luôn bào chế 2 liều lượng giống nhau, dưới sự giám sát trực tiếp của hai vị Thái-Y. Và sau khi thuốc bào chế xong, hai vị này phải nếm trước rồi mới dâng lên cho Từ Hi dung.

Kết luận:
Thái-Y vốn là ngành Y-học chỉ dành để phục vụ riêng cho một thiểu số người thuộc một tầng lớp đặc biệt trong xã hội phong kiến Trung Quốc: những người sống nhàn hạ, ăn uống thừa mứa và được tẩm bổ thường xuyên, nhưng đồng thời là những người không sống gần gũi với thiên nhiên, ít hoạt động, hơn nữa lại ăn uống và sinh hoạt tình dục một cách một cách bừa bãi không điều độ, cũng như phải sống dưới áp lực thường xuyên của nhiều sự căng thẳng về tâm lý. Nghiên cứu những tài liệu lưu trữ của ngành Thái-Y giúp cho chúng ta tìm ra giải đáp cho một số câu hỏi về mặt lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến các vấn đề sức khỏe và tuổi thọ của chính chúng ta, những người “may mắn mà không may mắn” – giống như giai cấp quý tộc phong kiến ngày xưa – sống trong thế giới hiện đại của đầu thế kỷ thứ 21, cái thế giới tuy đầy đủ về vật chất nhưng quá máy móc và ngày càng ô nhiễm hiện nay.
Cuối phần thuyết trình của mình, anh Trần Chính đã dành một ít thời gian để bàn về những toa thuốc bổ của Từ Hi Thái-hậu, lấy từ tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y Phương Tuyển Nghị”. Nhân đây, và cũng theo yêu cầu của các thính giả tham dự buổi thuyết trình nói trên, chúng tôi xin phổ biến một vài toa thuốc bổ từng được đánh giá là có hiệu quả nhất. [xem các toa thuốc Ích-thọ của Từ Hi Thái-hậu]
CLUB EsPRESSO.
(Mar 30, 2004)

[Voyages Saigon xin chân thành cảm ơn Nhật Báo Viễn Đông cùng với ông Tống Hoàng đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng tôi thực hiện thành công buổi thuyết trình chuyên đề này; V.S. cũng xin chân thành cảm ơn Sing Sing Bakery cùng bà Uyên Thi, và anh Kenneth Quân Đào của Morgan Stanley đã yểm trợ một phần ẩm thực cho buổi sinh hoạt]

Ảnh bên trái [từ trên xuống dưới]: 1/Bích chương (poster) về buổi nói chuyện chuyên đề của Voyages Saigon ngày 29 tháng 2, 2004; 2/ Một bản y-án của vua Quang Tự vào thời gian cuối trước khi nhà vua băng hà; 3/Từ Hi Thái-hậu năm bà 46 tuổi (1881); 4/Vua Khang Hi (1662-1723); 5/Vua Càn Long (1736-1796); 6/Bìa của tập tài liệu “Từ Hi Quang Tự Y-Phương Tuyển Nghị”; 7/Từ Hi năm bà 72 tuổi (1907); 8/Mộ của Từ Hi Thái-hậu trong Đông Định Lăng (Hà Bắc); 9/Bìa cuốn Y-án của vua Quang Tự vào năm 1908.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm