Di Sản Hồ Chí Minh
“NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ” và CÁC HÌNH THỨC TRA TẤN, ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO đối với TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VN
Phạm Bá Hải
13-7-2016
Một công trình nghiên cứu công phu của Ân xá Quốc tế, bắt đầu phỏng vấn, nghiên cứu từ tháng 11/2015, về các hình thức tra tấn, hành hạ vô nhân đạo của hệ thống quyền lực công an – an ninh – tòa án – nhà tù của nhà cầm quyền CSVN. Bản báo cáo này dựa trên các cuộc phỏng vấn 18 cựu tù nhân lương tâm tại VN.
Các hình thức phổ biến như:
1/ Giam cách ly và cưỡng bức mất tích:
Giam cách ly là khi một người bị giam giữ mà không có bất kỳ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia đình, bạn bè, luật sư và bác sĩ độc lập. Thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho tra tấn và các đối xử tồi tệ, và thời gian giam cách ly kéo dài cũng chính là một vi phạm về lệnh cấm tra tấn. Thủ tục này gắn liền với hệ thống tra tấn và đối xử tồi tệ của Việt Nam đối với tù nhân lương tâm và được áp dụng một cách hiển nhiên và tự động ngay sau vụ bắt giữ.
Thuật ngữ “nhà tù trong nhà tù” (hay “tù trong tù”) được sử dụng nhiều lần bởi nhiều người được phỏng vấn để mô tả một hệ thống nhằm cô lập người tù cả về thể xác và tinh thần với những mục đích có tính toán: làm suy sụp tinh thần của tù nhân lương tâm để họ “thú nhận” những tội trạng họ bị cáo buộc; trừng phạt họ vì thách thức quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua việc đòi hỏi quyền lợi của họ; và ngăn chặn không cho họ liên lạc với những tù nhân khác và tiếp tục những hoạt động cổ vũ sau chấn song nhà tù.
Các cuộc phỏng vấn của Ân Xá Quốc Tế cũng cho thấy bằng chứng về những trường hợp cưỡng bức mất tích; có nghĩa là tước đoạt quyền tự do và đặt người đó nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật. Một cưỡng bức mất tích, trong nhiều trường hợp, cấu thành một hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người, cũng như là một vi phạm quyền được sống, quyền tự do và an toàn của con người, và quyền được đối xử với nhân đạo và phẩm giá con người của những người bị tước đoạt tự do.
2/ Gây ra những đau đớn về thể xác:
Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp lạm dụng thể xác tù nhân lương tâm mà có thể được coi là tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
Công an và cán bộ nhà tù cũng như một số tù nhân là những người phạm tội lạm dụng cấu thành tra tấn và đối xử tồi tệ khác như được dẫn chứng bởi Ân Xá Quốc Tế. Một số người trong số các tù nhân này là “ăng ten”, lạm dụng các tù nhân khác dưới sự xúi giục hoặc với sự đồng thuận hay mặc nhận của chức trách nhà tù.
3/ Biệt giam:
Sự cô lập là cách thức chủ yếu do giới chức trách nhà tù Việt Nam sử dụng để khiến tù nhân lương tâm cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi trong “nhà tù trong nhà tù”. Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp trong đó biệt giam trở thành một hình thức tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
4/ Quyền về sức khỏe và tự chối điều trị y tế:
Sự khước từ điều trị y tế là một hình thức tra tấn, thụ động nhưng rõ ràng, vì đây là sự cố ý gây đau đớn và đau khổ do công chức thực hiện, với mục đích ép buộc tù nhân thú tội, và như vậy hội đủ các điều kiện trong định nghĩa về tra tấn tại Điều 1(1) của Công ước chống tra tân.
5/ Chuyển nhà tù như một hình thức trừng phạt:
Một yếu tố quan trọng của việc lạm dụng có hệ thống tù nhân lương tâm của Việt Nam là di chuyển họ liên tục qua các nhà tù: một thủ tục có tính toán nhằm cách ly họ xa hơn với gia đình, làm mất tinh thần và trừng phạt họ vì tham gia những hoạt động cổ vũ trong nhà tù. Không hề có thông báo trước đến họ hay gia đình họ, các tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển từ trại giam hay nhà tù này sang nơi khác, mang họ đến khắp nơi trên đất nước.
Xin giới thiệu đến giới vận động nhân quyền cho VN.
Bản tóm lược bằng ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4186/2016/en/
Bản báo cáo chính bằng tiếng Anh, xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/
Phạm Bá Hải
Điều phối viên Hội CTNLT
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
“NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ” và CÁC HÌNH THỨC TRA TẤN, ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO đối với TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VN
Phạm Bá Hải
13-7-2016
Một công trình nghiên cứu công phu của Ân xá Quốc tế, bắt đầu phỏng vấn, nghiên cứu từ tháng 11/2015, về các hình thức tra tấn, hành hạ vô nhân đạo của hệ thống quyền lực công an – an ninh – tòa án – nhà tù của nhà cầm quyền CSVN. Bản báo cáo này dựa trên các cuộc phỏng vấn 18 cựu tù nhân lương tâm tại VN.
Các hình thức phổ biến như:
1/ Giam cách ly và cưỡng bức mất tích:
Giam cách ly là khi một người bị giam giữ mà không có bất kỳ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia đình, bạn bè, luật sư và bác sĩ độc lập. Thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho tra tấn và các đối xử tồi tệ, và thời gian giam cách ly kéo dài cũng chính là một vi phạm về lệnh cấm tra tấn. Thủ tục này gắn liền với hệ thống tra tấn và đối xử tồi tệ của Việt Nam đối với tù nhân lương tâm và được áp dụng một cách hiển nhiên và tự động ngay sau vụ bắt giữ.
Thuật ngữ “nhà tù trong nhà tù” (hay “tù trong tù”) được sử dụng nhiều lần bởi nhiều người được phỏng vấn để mô tả một hệ thống nhằm cô lập người tù cả về thể xác và tinh thần với những mục đích có tính toán: làm suy sụp tinh thần của tù nhân lương tâm để họ “thú nhận” những tội trạng họ bị cáo buộc; trừng phạt họ vì thách thức quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua việc đòi hỏi quyền lợi của họ; và ngăn chặn không cho họ liên lạc với những tù nhân khác và tiếp tục những hoạt động cổ vũ sau chấn song nhà tù.
Các cuộc phỏng vấn của Ân Xá Quốc Tế cũng cho thấy bằng chứng về những trường hợp cưỡng bức mất tích; có nghĩa là tước đoạt quyền tự do và đặt người đó nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật. Một cưỡng bức mất tích, trong nhiều trường hợp, cấu thành một hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người, cũng như là một vi phạm quyền được sống, quyền tự do và an toàn của con người, và quyền được đối xử với nhân đạo và phẩm giá con người của những người bị tước đoạt tự do.
2/ Gây ra những đau đớn về thể xác:
Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp lạm dụng thể xác tù nhân lương tâm mà có thể được coi là tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
Công an và cán bộ nhà tù cũng như một số tù nhân là những người phạm tội lạm dụng cấu thành tra tấn và đối xử tồi tệ khác như được dẫn chứng bởi Ân Xá Quốc Tế. Một số người trong số các tù nhân này là “ăng ten”, lạm dụng các tù nhân khác dưới sự xúi giục hoặc với sự đồng thuận hay mặc nhận của chức trách nhà tù.
3/ Biệt giam:
Sự cô lập là cách thức chủ yếu do giới chức trách nhà tù Việt Nam sử dụng để khiến tù nhân lương tâm cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi trong “nhà tù trong nhà tù”. Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp trong đó biệt giam trở thành một hình thức tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
4/ Quyền về sức khỏe và tự chối điều trị y tế:
Sự khước từ điều trị y tế là một hình thức tra tấn, thụ động nhưng rõ ràng, vì đây là sự cố ý gây đau đớn và đau khổ do công chức thực hiện, với mục đích ép buộc tù nhân thú tội, và như vậy hội đủ các điều kiện trong định nghĩa về tra tấn tại Điều 1(1) của Công ước chống tra tân.
5/ Chuyển nhà tù như một hình thức trừng phạt:
Một yếu tố quan trọng của việc lạm dụng có hệ thống tù nhân lương tâm của Việt Nam là di chuyển họ liên tục qua các nhà tù: một thủ tục có tính toán nhằm cách ly họ xa hơn với gia đình, làm mất tinh thần và trừng phạt họ vì tham gia những hoạt động cổ vũ trong nhà tù. Không hề có thông báo trước đến họ hay gia đình họ, các tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển từ trại giam hay nhà tù này sang nơi khác, mang họ đến khắp nơi trên đất nước.
Xin giới thiệu đến giới vận động nhân quyền cho VN.
Bản tóm lược bằng ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4186/2016/en/
Bản báo cáo chính bằng tiếng Anh, xem tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/
Phạm Bá Hải
Điều phối viên Hội CTNLT