Kinh Đời
“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”
Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:
Nguyễn Ngọc Chính
Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”[*]
Tuy nhiên, âm nhạc vốn có sự giao thoa mật thiết với nghệ thuật nên sỏi đá của TCS dẫn ta đến những viên sỏi “vô tri, vô giác” được thổi hồn trở thành nghệ thuật. Đó là điều tác giả bài viết này muốn nói.
Không có vật gì cô đơn bằng sỏi đá… từ đó dẫn đến một thứ triết lý kỳ quặc: “con-người-bằng-sỏi-đá” lại còn cô đơn hơn những hòn đá sỏi. Tại sao ư? Sỏi đá thường thấy nắm sát cánh bên nhau… còn con người, dù sống một mình hay giữa mọi người, vẫn cảm thấy mình cô đơn còn hơn sỏi đá!
Nhìn bức tranh sỏi đá dưới đây bạn sẽ thấy gì! Tôi thấy trước mắt mình là những viên đá lạnh lùng nhưng cũng đầy mầu sắc. Nhìn kỹ tôi lại thấy một người ngồi gục đầu trên ghế đá. Phía dưới chân có một vật màu nâu, đồ chừng là một chiếc gậy.
Nếu chiếc gậy tượng trưng cho tuổi già thì ta có thể hình dung đây là bức tranh chân dung bằng đá của một người lớn tuổi. Cũng vì thế tôi đặt tên bức tranh này là “Tuổi già cô đơn”.
“Tuổi già cô đơn”
Sỏi đá đâu có tình cảm, nhưng ngắm những bức tranh dưới đây, những viên sỏi đá đã nói lên khá đầy đủ những khía cạnh tinh thần của con người. Sau khi chiêm ngưỡng từng bức tranh, tôi đã đặt tên cho những tác phẩm độc đáo này.
“Âu yếm”
“Đằm thắm”
“Tự do”
“Tình mẫu tử”
“Trưa hè trốn nắng”
“Tuổi trẻ”
Sỏi đá cũng đưa vào tranh những sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, mỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh sống động mang dáng dấp sinh hoạt của từng thời kỳ. Tranh sỏi đá nói nhiều hơn: những thông điệp tưởng chừng như khó nói bỗng nhiên có cơ hội nói thẳng, nói thật và nói hết.
Đối với riêng tôi, hình ảnh đoàn người vác đá trên vai gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo với thông điệp: “Lao động là Vinh quang”. Theo ý nghĩ đó, bức hình cuối cùng đưa ta đến cảnh một đoàn người khiêng xác. Chẳng khác gì một đám ma thời kỳ đồ đá!
“Những con chim cánh cụt”
“Một ngày làm việc”
“Lao động tập thể”
“Đám tang thời kỳ đồ đá”
Mỗi người khi nhìn vào những bức tranh đá sẽ có những cảm nhận khác nhau, đó chính là sự phong phú của nghệ thuật gợi hình. Sự xếp đặt trong tranh hoàn toàn theo ý tưởng sáng tác của người nghệ sĩ trong khi cảm nhận của người thưởng ngoạn có thể chắp cánh bay xa hơn giới hạn được đặt ra.
***
Chú thích:
[*] “Diễm xưa”, Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly:
Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn - Phiên bản tiếng Nhật
chinhhoiuc.blogspot
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”
Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:
Nguyễn Ngọc Chính
Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”[*]
Tuy nhiên, âm nhạc vốn có sự giao thoa mật thiết với nghệ thuật nên sỏi đá của TCS dẫn ta đến những viên sỏi “vô tri, vô giác” được thổi hồn trở thành nghệ thuật. Đó là điều tác giả bài viết này muốn nói.
Không có vật gì cô đơn bằng sỏi đá… từ đó dẫn đến một thứ triết lý kỳ quặc: “con-người-bằng-sỏi-đá” lại còn cô đơn hơn những hòn đá sỏi. Tại sao ư? Sỏi đá thường thấy nắm sát cánh bên nhau… còn con người, dù sống một mình hay giữa mọi người, vẫn cảm thấy mình cô đơn còn hơn sỏi đá!
Nhìn bức tranh sỏi đá dưới đây bạn sẽ thấy gì! Tôi thấy trước mắt mình là những viên đá lạnh lùng nhưng cũng đầy mầu sắc. Nhìn kỹ tôi lại thấy một người ngồi gục đầu trên ghế đá. Phía dưới chân có một vật màu nâu, đồ chừng là một chiếc gậy.
Nếu chiếc gậy tượng trưng cho tuổi già thì ta có thể hình dung đây là bức tranh chân dung bằng đá của một người lớn tuổi. Cũng vì thế tôi đặt tên bức tranh này là “Tuổi già cô đơn”.
“Tuổi già cô đơn”
Sỏi đá đâu có tình cảm, nhưng ngắm những bức tranh dưới đây, những viên sỏi đá đã nói lên khá đầy đủ những khía cạnh tinh thần của con người. Sau khi chiêm ngưỡng từng bức tranh, tôi đã đặt tên cho những tác phẩm độc đáo này.
“Âu yếm”
“Đằm thắm”
“Tự do”
“Tình mẫu tử”
“Trưa hè trốn nắng”
“Tuổi trẻ”
Sỏi đá cũng đưa vào tranh những sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, mỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh sống động mang dáng dấp sinh hoạt của từng thời kỳ. Tranh sỏi đá nói nhiều hơn: những thông điệp tưởng chừng như khó nói bỗng nhiên có cơ hội nói thẳng, nói thật và nói hết.
Đối với riêng tôi, hình ảnh đoàn người vác đá trên vai gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo với thông điệp: “Lao động là Vinh quang”. Theo ý nghĩ đó, bức hình cuối cùng đưa ta đến cảnh một đoàn người khiêng xác. Chẳng khác gì một đám ma thời kỳ đồ đá!
“Những con chim cánh cụt”
“Một ngày làm việc”
“Lao động tập thể”
“Đám tang thời kỳ đồ đá”
Mỗi người khi nhìn vào những bức tranh đá sẽ có những cảm nhận khác nhau, đó chính là sự phong phú của nghệ thuật gợi hình. Sự xếp đặt trong tranh hoàn toàn theo ý tưởng sáng tác của người nghệ sĩ trong khi cảm nhận của người thưởng ngoạn có thể chắp cánh bay xa hơn giới hạn được đặt ra.
***
Chú thích:
[*] “Diễm xưa”, Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly:
Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn - Phiên bản tiếng Nhật
chinhhoiuc.blogspot