Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
“QUÊ HƯƠNG” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Ít có khi mỗ tôi ghé quán cà fé Bến Nghé vào giờ trưa như vầy, đã 11 giờ trưa rồi còn gì, vả lại một thân một mình, giờ này có ghé thì thường ghé tiệm phở, cơm tấm hay hủ tiếu gì đó, ăn rồi nếu có thèm thì kêu cà fé mà nhâm nhi. Nhưng đã hơn tuần lễ rồi không ghé quán cũng thấy nhớ…Thấy tôi bước vào ông chủ quán ngạc nhiên -Ủa anh Hai tới trể dzậy, uống gì... thôi để tui làm cho anh Hai cái “phinh” nghe… Cái thân tình nó nằm ở cái chổ đó, cái chổ ông nói ông làm cho tôi cái phin, chả là những lúc ông có cà fé ngon, ông tự tay pha cho tôi một tách thật vừa ý, câu nói đó như ngầm cho biết là ông mời tôi, và tôi phải hiểu ý là quí nhau, nên ông đem cái ngon ra mà đãi.
Để tách cà fé lên bàn trước mặt tôi, ông kéo ghế ngồi chung bàn, xã giao tôi thăm hỏi ông vài câu về chuyện làm ăn, ông lắc đầu như phụ thêm cho lời nói là tiệm lúc này ế lắm, nhưng cũng như để tự an ủi, ông cười là nhờ khách quen nên cũng không đến nỗi. Ông nói có nhiều khách như ghiền chổ ngồi nền thường đến đều đặn, cũng có nhiều người vì cái không khí thân quen, cùng những câu chuyện anh em trao đổi cho nhau, mà không thể bỏ quán được ngày nào, họ nói đùa với nhau câu sáng sáng tới đây để họp chợ. Đang cười là thế bổng ông như bần thần buông một câu –Mau quá mới đó đã 37 năm rồi há anh Hai…Tôi hiểu ông muốn nói gì, tháng tư về ông lại nhớ nhà, ông lại nhớ tới con rạch Bến Nghé với con kinh đi ngang qua nhà ông.
Tuy ông trong xưng hô ông gọi tôi là anh Hai, đó là theo thói quen của ông, người miền nam dễ dãi trong xưng hô, lại thêm ông có vẻ quí tôi, nhưng tôi biết ông lớn hơn tôi năm ba tuổi gì đó. Vốn tánh phóng túng, quen nếp sống lang bạt kỳ hồ, trôi dạt đến đây cũng là cái duyên như ông từng nói, từ chổ thích la cà quán xá rồi đi đến chổ mở quán vui cùng anh em, nên tôi thấy hình như khi quán đông khách, ông vui không vì đắt hàng, mà bởi vì cái rôm rả chuyện trò của anh em. –Vậy từ hồi đi đến giờ ông có về xứ mình chưa -Có chỉ một lần –Chỉ một lần, vậy…ông không còn ai bên nhà sao –Hổng phải vì vậy mà tôi hổng dìa, hổng dìa vì tôi ghét quá mà hổng thèm dìa -Ghét ai…Tôi hỏi ông –Còn ai nữa, mấy thằng Việt cộng chứ ai, cả luôn tụi thằng Chệt… già rồi trong bụng tui nhớ xứ dữ lắm anh Hai à.
Tôi ý kiến cùng ông –Có trách là trách Việt cộng, còn Tầu cộng chúng là kẻ xâm lăng, thấy được thì chúng cướp thôi… dại gì hổng cướp…Ông như bị gợi đúng cái bực trong bụng mà tuôn một hơi –Anh hai có đọc báo mấy hôm nay, nói về chuyên mấy thằng tướng tá Việt cộng hèn, cúi đầu nói nịnh trước bọn Chệt không… tui hổng lạ với chuyện này, hồi năm 2008 tôi có dìa bển ăn tết, nhằm lúc mấy đứa nhỏ ở Sàigòn phản đối bọn Tầu cộng lập khu hành chánh Tam Sa gì đó, vậy mà chúng bắt nhốt. Rồi sau đó nghe nói ở ngoài Hà Nội có mấy chục đứa Tàu cộng trước tòa đại sứ của tụi nó cũng biểu tình nói Hoàng Sa Trường Sa là của nó, thì công an xếp re hổng dám làm gì hết, còn dân mình đánh cá trong biển mình bị tàu tụi Chệt rượt đuổi, có khi còn bắn chết người hay bị ủi chìm tầu, thì hổng thấy tụi nhà nước mần gì hết… nghe nói đâu hai nước tụi nó có thỏa thuận với nhau rồi, từ đó tui hổng thèm về xứ mình nữa.
Nơi con người ông cái trực tính, thể hiện tuy thô cục như thứ võ biền, nhưng không phải không có cái lý của ông –Tổ mẹ nó vậy mà cứ xạo là anh hùng, là vì dân vì nước, tui là thằng giang hồ anh Hai à, tui hổng chịu được mấy thằng điếm. Chết nhát thì im mẹ nó cái miệng còn dóc tổ, bá đạo mà cứ làm như mình là vương đạo, toàn làm chuyện ngược lòng dân, rồi tuyên truyền, dối trá, đàn áp, dùng cái súng cái còng để đè người dân, còn tệ hơn thằng Pháp hồi nẫm, nó là thằng Tây thuộc địa, vậy chứ nó đối với dân mình còn ngon hơn lũ nhà nước thúi quắc này, thiệt đúng như người ta nói là thứ đồ chó ăn thịt chó.
Bổng dưng sáng hôm nay không phải cất công nữa vòng trái đất mà tôi đã được về tới quê nhà, trước mặt tôi một ông già miền nam mà ta vẫn thường gọi đùa với cái tên gọi ông già gân nam bộ. Mà phải thấy ông chủ quán cà fé này, nó là hình ảnh của người dân mộc mạc An nam mình, mang trong người dòng máu cương trực cùng cái quật cường của dân tộc, luôn bất bình trước những gì trái tai gai mắt. Nói không quá đáng là họ quen với cái đạo nghĩa hợp lòng người, theo ý Trời, có nghĩa là hợp lẽ tự nhiên của thiên lý, không ưa dối trá, giảo quyệt, không dùng trí trá để đoạt lợi – Vậy thì làm sao họ không nổi nóng với bọn bên nhà cho được.
-Anh Hai thấy sao, thà rằng đừng có 30 tháng tư thì hơn, tụi nó nói nào là giải phóng nào là độc lập ấm no hạnh phúc, chắc tụi nó nói là cho tụi nó á, chứ còn dân mình có ai thấy gì đâu, tụi nó quậy bao năm chiến tranh là bấy nhiêu năm dân mình khổ… Nghe nó thằng Lê Duẩn nó nói chúng nó oánh người nam mình là oánh cho thằng Tàu thằng Liên sô, vậy mấy thằng đó là ông nội tụi nó hả, đổ máu xương dân mình để được đội đít tụi nó à…Tổ cha nó…giống quân bán nước…nhìn mặt tụi nó sao tui giận gì đâu á, vậy cho nên nhớ xứ quá trời mà tui có dìa đâu… Trong tâm sự ông nói –Anh Hai biết không, có nhiều đêm ngủ không được, dậy pha cà fé ngồi uống một mình trong bóng đêm chờ sáng, mà nhớ ngày nào còn nhỏ theo cha tôi đánh xe ra chợ, nghe tiếng móng ngựa gõ lóc cóc trên măt đường, để mà thấy thương quá xứ mình.
Nghe ông nói mà mỗ tôi chạnh lòng, tôi cũng có về thăm quê nhà đâu, còn những kẻ đang đầy đọa dân mình, thì về để nhìn chúng mà chi, để thấy đau lòng thêm khi gặp những gì hôm nay trên quê hương, mà mỗ tôi thì tài hèn sức mọn - Ly cà fé thật ngon, như phần thưởng cho buổi ghé quán Bến Nghé trưa nay, nhưng ấm lòng mỗ tôi nhứt, là được nghe những câu bộc bạch, từ ông già miền nam thẳng tánh nói ra nỗi lòng ông, chuyện cùng ông tôi nghe được hơi hướm quê hương quanh đâu đây.
Ngày nào trên bước đường của thằng lính, tôi cũng vẫn thường gặp những người quê tôi như ông Tư chủ quán hôm nay, có rượu mời rượu có trà mời trà, họ luôn sống mộc mạc chơn chất, họ yêu quê họ bằng cả một tấm lòng nhơn hậu và bao la – Những con người đó khi bọn quỉ đỏ nổi lên, họ đã phải đành bỏ xứ mà đi tha hương.
“QUÊ HƯƠNG” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Ít có khi mỗ tôi ghé quán cà fé Bến Nghé vào giờ trưa như vầy, đã 11 giờ trưa rồi còn gì, vả lại một thân một mình, giờ này có ghé thì thường ghé tiệm phở, cơm tấm hay hủ tiếu gì đó, ăn rồi nếu có thèm thì kêu cà fé mà nhâm nhi. Nhưng đã hơn tuần lễ rồi không ghé quán cũng thấy nhớ…Thấy tôi bước vào ông chủ quán ngạc nhiên -Ủa anh Hai tới trể dzậy, uống gì... thôi để tui làm cho anh Hai cái “phinh” nghe… Cái thân tình nó nằm ở cái chổ đó, cái chổ ông nói ông làm cho tôi cái phin, chả là những lúc ông có cà fé ngon, ông tự tay pha cho tôi một tách thật vừa ý, câu nói đó như ngầm cho biết là ông mời tôi, và tôi phải hiểu ý là quí nhau, nên ông đem cái ngon ra mà đãi.
Để tách cà fé lên bàn trước mặt tôi, ông kéo ghế ngồi chung bàn, xã giao tôi thăm hỏi ông vài câu về chuyện làm ăn, ông lắc đầu như phụ thêm cho lời nói là tiệm lúc này ế lắm, nhưng cũng như để tự an ủi, ông cười là nhờ khách quen nên cũng không đến nỗi. Ông nói có nhiều khách như ghiền chổ ngồi nền thường đến đều đặn, cũng có nhiều người vì cái không khí thân quen, cùng những câu chuyện anh em trao đổi cho nhau, mà không thể bỏ quán được ngày nào, họ nói đùa với nhau câu sáng sáng tới đây để họp chợ. Đang cười là thế bổng ông như bần thần buông một câu –Mau quá mới đó đã 37 năm rồi há anh Hai…Tôi hiểu ông muốn nói gì, tháng tư về ông lại nhớ nhà, ông lại nhớ tới con rạch Bến Nghé với con kinh đi ngang qua nhà ông.
Tuy ông trong xưng hô ông gọi tôi là anh Hai, đó là theo thói quen của ông, người miền nam dễ dãi trong xưng hô, lại thêm ông có vẻ quí tôi, nhưng tôi biết ông lớn hơn tôi năm ba tuổi gì đó. Vốn tánh phóng túng, quen nếp sống lang bạt kỳ hồ, trôi dạt đến đây cũng là cái duyên như ông từng nói, từ chổ thích la cà quán xá rồi đi đến chổ mở quán vui cùng anh em, nên tôi thấy hình như khi quán đông khách, ông vui không vì đắt hàng, mà bởi vì cái rôm rả chuyện trò của anh em. –Vậy từ hồi đi đến giờ ông có về xứ mình chưa -Có chỉ một lần –Chỉ một lần, vậy…ông không còn ai bên nhà sao –Hổng phải vì vậy mà tôi hổng dìa, hổng dìa vì tôi ghét quá mà hổng thèm dìa -Ghét ai…Tôi hỏi ông –Còn ai nữa, mấy thằng Việt cộng chứ ai, cả luôn tụi thằng Chệt… già rồi trong bụng tui nhớ xứ dữ lắm anh Hai à.
Tôi ý kiến cùng ông –Có trách là trách Việt cộng, còn Tầu cộng chúng là kẻ xâm lăng, thấy được thì chúng cướp thôi… dại gì hổng cướp…Ông như bị gợi đúng cái bực trong bụng mà tuôn một hơi –Anh hai có đọc báo mấy hôm nay, nói về chuyên mấy thằng tướng tá Việt cộng hèn, cúi đầu nói nịnh trước bọn Chệt không… tui hổng lạ với chuyện này, hồi năm 2008 tôi có dìa bển ăn tết, nhằm lúc mấy đứa nhỏ ở Sàigòn phản đối bọn Tầu cộng lập khu hành chánh Tam Sa gì đó, vậy mà chúng bắt nhốt. Rồi sau đó nghe nói ở ngoài Hà Nội có mấy chục đứa Tàu cộng trước tòa đại sứ của tụi nó cũng biểu tình nói Hoàng Sa Trường Sa là của nó, thì công an xếp re hổng dám làm gì hết, còn dân mình đánh cá trong biển mình bị tàu tụi Chệt rượt đuổi, có khi còn bắn chết người hay bị ủi chìm tầu, thì hổng thấy tụi nhà nước mần gì hết… nghe nói đâu hai nước tụi nó có thỏa thuận với nhau rồi, từ đó tui hổng thèm về xứ mình nữa.
Nơi con người ông cái trực tính, thể hiện tuy thô cục như thứ võ biền, nhưng không phải không có cái lý của ông –Tổ mẹ nó vậy mà cứ xạo là anh hùng, là vì dân vì nước, tui là thằng giang hồ anh Hai à, tui hổng chịu được mấy thằng điếm. Chết nhát thì im mẹ nó cái miệng còn dóc tổ, bá đạo mà cứ làm như mình là vương đạo, toàn làm chuyện ngược lòng dân, rồi tuyên truyền, dối trá, đàn áp, dùng cái súng cái còng để đè người dân, còn tệ hơn thằng Pháp hồi nẫm, nó là thằng Tây thuộc địa, vậy chứ nó đối với dân mình còn ngon hơn lũ nhà nước thúi quắc này, thiệt đúng như người ta nói là thứ đồ chó ăn thịt chó.
Bổng dưng sáng hôm nay không phải cất công nữa vòng trái đất mà tôi đã được về tới quê nhà, trước mặt tôi một ông già miền nam mà ta vẫn thường gọi đùa với cái tên gọi ông già gân nam bộ. Mà phải thấy ông chủ quán cà fé này, nó là hình ảnh của người dân mộc mạc An nam mình, mang trong người dòng máu cương trực cùng cái quật cường của dân tộc, luôn bất bình trước những gì trái tai gai mắt. Nói không quá đáng là họ quen với cái đạo nghĩa hợp lòng người, theo ý Trời, có nghĩa là hợp lẽ tự nhiên của thiên lý, không ưa dối trá, giảo quyệt, không dùng trí trá để đoạt lợi – Vậy thì làm sao họ không nổi nóng với bọn bên nhà cho được.
-Anh Hai thấy sao, thà rằng đừng có 30 tháng tư thì hơn, tụi nó nói nào là giải phóng nào là độc lập ấm no hạnh phúc, chắc tụi nó nói là cho tụi nó á, chứ còn dân mình có ai thấy gì đâu, tụi nó quậy bao năm chiến tranh là bấy nhiêu năm dân mình khổ… Nghe nó thằng Lê Duẩn nó nói chúng nó oánh người nam mình là oánh cho thằng Tàu thằng Liên sô, vậy mấy thằng đó là ông nội tụi nó hả, đổ máu xương dân mình để được đội đít tụi nó à…Tổ cha nó…giống quân bán nước…nhìn mặt tụi nó sao tui giận gì đâu á, vậy cho nên nhớ xứ quá trời mà tui có dìa đâu… Trong tâm sự ông nói –Anh Hai biết không, có nhiều đêm ngủ không được, dậy pha cà fé ngồi uống một mình trong bóng đêm chờ sáng, mà nhớ ngày nào còn nhỏ theo cha tôi đánh xe ra chợ, nghe tiếng móng ngựa gõ lóc cóc trên măt đường, để mà thấy thương quá xứ mình.
Nghe ông nói mà mỗ tôi chạnh lòng, tôi cũng có về thăm quê nhà đâu, còn những kẻ đang đầy đọa dân mình, thì về để nhìn chúng mà chi, để thấy đau lòng thêm khi gặp những gì hôm nay trên quê hương, mà mỗ tôi thì tài hèn sức mọn - Ly cà fé thật ngon, như phần thưởng cho buổi ghé quán Bến Nghé trưa nay, nhưng ấm lòng mỗ tôi nhứt, là được nghe những câu bộc bạch, từ ông già miền nam thẳng tánh nói ra nỗi lòng ông, chuyện cùng ông tôi nghe được hơi hướm quê hương quanh đâu đây.
Ngày nào trên bước đường của thằng lính, tôi cũng vẫn thường gặp những người quê tôi như ông Tư chủ quán hôm nay, có rượu mời rượu có trà mời trà, họ luôn sống mộc mạc chơn chất, họ yêu quê họ bằng cả một tấm lòng nhơn hậu và bao la – Những con người đó khi bọn quỉ đỏ nổi lên, họ đã phải đành bỏ xứ mà đi tha hương.