Văn Học & Nghệ Thuật
“Sự kiện văn hóa” rất phi văn hóa!
Ngay những ngày đầu năm (Dương lịch) đã xảy ra một “sự kiện văn hóa” rất phi văn hóa: một lệnh miệng vừa được yêu cầu báo chí không đề cập quyển “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”. Để tránh để lại “bằng chứng”, lệnh được nhắn tin đến các tổng biên tập: “BTG.TU đề nghị: Quyển sách “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” (Nhã Nam và Nhà xuất bản Tri thức) do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, hiện đang được Nhà xuất bản Tri thức thu hồi để chỉnh sửa theo yêu cầu của Cục Xuất bản, In, Phát hành. Đề nghị báo đài không giới thiệu và không đưa các thông tin liên quan đến quyển sách này. Đề nghị thực hiện nghiêm”.
Tại sao lại cấm “giới thiệu” và “đưa các thông tin liên quan”, đối với một quyển sách viết về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử văn hóa nước nhà? Nếu cần nhắc nhở hậu thế về những tiền nhân với những đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc thì cụ Trương là nhân vật không thể không nhắc. Cần nhắc lại, sau 1975, một tượng cụ Trương dựng gần Bưu điện Sài Gòn, nơi cụ đã đứng uy nghiêm suốt từ năm 1927, đã bị bứng đi. Báo Tuổi Trẻ (5-1-2016) cho biết:
“Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng – đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như: Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d’Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia…”.
Dường như người ta vẫn còn “sợ” những vĩ nhân thật sự như cụ Trương? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ!
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
“Sự kiện văn hóa” rất phi văn hóa!
Ngay những ngày đầu năm (Dương lịch) đã xảy ra một “sự kiện văn hóa” rất phi văn hóa: một lệnh miệng vừa được yêu cầu báo chí không đề cập quyển “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”. Để tránh để lại “bằng chứng”, lệnh được nhắn tin đến các tổng biên tập: “BTG.TU đề nghị: Quyển sách “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” (Nhã Nam và Nhà xuất bản Tri thức) do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, hiện đang được Nhà xuất bản Tri thức thu hồi để chỉnh sửa theo yêu cầu của Cục Xuất bản, In, Phát hành. Đề nghị báo đài không giới thiệu và không đưa các thông tin liên quan đến quyển sách này. Đề nghị thực hiện nghiêm”.
Tại sao lại cấm “giới thiệu” và “đưa các thông tin liên quan”, đối với một quyển sách viết về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử văn hóa nước nhà? Nếu cần nhắc nhở hậu thế về những tiền nhân với những đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc thì cụ Trương là nhân vật không thể không nhắc. Cần nhắc lại, sau 1975, một tượng cụ Trương dựng gần Bưu điện Sài Gòn, nơi cụ đã đứng uy nghiêm suốt từ năm 1927, đã bị bứng đi. Báo Tuổi Trẻ (5-1-2016) cho biết:
“Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng – đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như: Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d’Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia…”.
Dường như người ta vẫn còn “sợ” những vĩ nhân thật sự như cụ Trương? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ!