Văn Học & Nghệ Thuật
“THỨ SÁCH ĐÊ HẠ” (1) Kiều Phong
Nhà thơ Viên Linh vừa làm lịch sử, thêm một điểm son vào văn học sử nước nhà, và cho tiểu sử của chính chàng.
Nhà thơ Viên Linh vừa làm lịch sử, thêm một điểm son vào văn học sử nước nhà, và cho tiểu sử của chính chàng.
Với bài viết nhan đề: “Nhật Tiến, như chú ếch sau ngày thay máu” chú cóc Viên Linh đã mở miệng, chính thức trả lời những câu chất vấn của nhà văn Nhật Tiến. Và ông ký tên Viên Linh rất đàng hoàng, không còn co ro núp sau một bông hoa lan, hoa cúc, hay một chiếc lá đa, lá đề nào nữa.
Đây là đoạn mở đầu (tôi in đậm những câu, chữ xuất sắc, đặc biệt nhất):
“Đây là lần đầu tiên ông Nhật Tiến gửi thư đề tên tôi, và gửi vào địa chỉ email của tôi, nên mới có bài này. Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc (1), lại còn cố ý lôi kéo tôi và Tạp chí Khởi Hành (2) vào, khiến tác giả cuốn “Văn Học Miền Nam *Nhóm *Tạp chí văn học *tác giả” phải lên tiếng. Đó là một thứ "chất vấn" kiểu đánh trộm, thả thư rơi; cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm). Nhưng nay, tháng chạp, ông đã lễ phép, biết thưa gửi, tôi cũng không hẹp hòi gì mà không trả lời.
Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”
Mới đọc chưa hết hai đoạn đã thấy… vui rồi.
Nhân cách, văn tài nhà thơ tài hoa của chúng ta hiện ra lồ lộ, kênh kiệu, hợm hĩnh, lố bịch đến độ khiến ta vừa buồn cười vừa thực sự ái ngại.
Hãy tưởng tượng cảnh này: một người được phóng viên phỏng vấn, chất vấn, thay vì trả lời câu hỏi thì hắn ta lại chồm lên… thóa mạ người phóng viên!
Nhà thơ Viên Linh làm đúng như thế với “phóng viên” Nhật Tiến. Mở miệng không để trả lời, giải thích, phân trần… mà để lập tức lên gân, xuống tấn, đấm đá túi bụi sự nghiệp văn chương của người chất vấn!
Sau khi chê toàn bộ tác phẩm của NT là “nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.” Thấy chưa đủ bần tiện và đủ… ác, VL tấn công thêm vào chức “Hội viên hội đồng văn hóa giáo dục” của nhà văn NT bằng cách bịa ra một câu chuyện thật ngây ngô. VL viết:
“Bởi thế, hẳn ông còn nhớ một hôm đến nhà ông, tôi đã hỏi thẳng rằng:
“– Anh Nhật Tiến, hồi ở Sài gòn tôi lấy làm lạ tại sao anh lại được mời vào làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục? Lúc ấy là đâu như 1974, anh mới dưới 40 tuổi, chỉ là giáo sư Trung học dạy Lý Hóa; nhiều người cao tuổi 50, 60 lại sinh hoạt trong ngành văn hóa có tên tuổi sự nghiệp lâu dài hơn mà không được mời làm thành viên hội đồng, mà sao anh cả chục năm trước, hồi đâu 1963 đã làm Phó chủ tịch Hội Văn Bút, rồi sau này lại là hội viên văn hóa của Hội đồng VHGD, tôi lấy làm lạ đấy?”
Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!”
Nhà văn NT đã “bình luận” về truyện phịa này như sau:
“Việc tôi đắc cử Hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục năm 1974 và nhà văn Nhất Linh mất năm 1963 (tức là đã từ trần trước đó 11 năm), hai sự việc chẳng ăn nhập gì với nhau, thế mà Viên Linh cũng bịa chuyện, đặt vào miệng tôi câu trả lời ngô nghê:
‘Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!’ (VL)
Thật điêu-ngoa ngoài sức tưởng tượng !!” (NT)
Còn nhiều chuyện điêu ngoa ngoài sức tưởng tượng nữa:
Sau khi miệt thị toàn bộ tác phẩm của NT, bịa chuyện Nhất Linh đội mồ sống dậy cho NT dựa hơi mà trở thành hội viên HĐVHGD (để làm mờ cái danh “tuổi trẻ tài cao” của NT khiến VL mất công ghen tức, lồng lộn bao nhiêu năm nay) nhà thơ còn tiến thêm một bước nữa, dõng dạc công bố cho quốc dân đồng bào biết rằng: sự nghiệp văn chương của nhà văn NT lớn lao là nhờ nhà văn Nhất Linh KHUẾCH ĐẠI!
VL viết: “Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài gòn, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …”
Đến đây thì chắc cụ Nhật Tiến chán quá, ớn quá, thấy kinh tởm… hết nói luôn!
Đành mạn phép cụ NT, “chất vấn” cụ Viên Linh một tí nhé:
Bằng cách nào mà Nhất Linh có thể “khuếch đại” một cây bút “vô danh” Nhật Tiến thành một nhà văn lẫy lừng, đoạt giải Văn Chương toàn quốc, được sự mến mộ của đông đảo độc giả nhiều thế hệ? Trong văn chương, nghệ thuật, sự nghiệp do tài năng, nỗ lực cá nhân tạo nên, ai khuếch đại được cho ai?
Viên Linh chỉ cần nhìn vào kinh nghiệm bản thân là biết liền. Suốt hơn hai thập niên, Tà Cúc “khuếch đại” Viên Linh kịch liệt, Viên Linh cũng “khuếch đại” Tà Cúc cật lực. Vậy mà Viên Linh thì văn tài, nhân cách suy thoái thảm hại, còn Tà Cúc thì có thành ra cái thá gì đâu!
Người phỏng vấn bị sỉ nhục mà “lời” phỏng vấn cũng bị uýnh luôn!
Vừa đánh đập người chất vấn một trận tưng bừng, nhà thơ vừa vận dụng đủ mười thành công lực chửi bới thậm tệ cuốn sách có in những câu “chất vấn” ông!
Ông bảo đó là “thứ sách đê hạ” ông không bao giờ thèm đọc.
Phải công nhận VL có tài viết thật nghiêm chỉnh nhưng lại rất hài hước. Trong khi mặt mũi tác giả cực kỳ long trọng, vênh váo, thì độc giả cứ ôm bụng cười lăn.
Ngay trong đoạn mở đầu thư, VL đã phang ra một câu hết sức tiếu lâm. Ông viết:
“Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông (NT) đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc…”
Ông nghe nói? Ai “nói” cho ông nghe một chuyện láo toét như thế?
Nhà văn NT viết lời chất vấn ông trong tác phẩm “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam” đã xuất bản, cả làng ai cũng biết, làm gì có chuyện "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc”.
Ông bịa chuyện, hay “nhà phê bình” điêu ngoa của ông bịa ra câu chuyện nhảm nhí, sai sự thực như thế rồi bắt ông vểnh tai nghe?
Tai bị nghe chuyện bịa đặt mà miệng thì tự mình lại lảm nhảm những lời vô nghĩa. VL than thở nghe rất não nùng:
“(Ông NT) lại còn cố ý lôi kéo tôi … vào!”.
Chất vấn ông, không lôi ông vào thì lôi ai vào đây?
VL lại tuyên bố: “cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm)”.
Ông Chủ Nhiệm tạp chí Khởi Hành không đọc, không nhìn, chỉ cần có người – lại vẫn cô Thư Ký tòa soạn Tà Cúc chứ “người” nào mà còn bày đặt ỡm ờ! – “cho biết” cuốn sách có chỗ “chửi” ông là ông cuống lên, xếp ngay cuốn sách vào loại “đê hạ”, nhất định không thèm ngó!
Chỉ dựa vào miệng người khác để nhận định sự việc, không tự mình tìm hiểu, điều tra thêm, mà vội vã kết luận, lập tức quyết định cách phản ứng … chẳng may gặp cái miệng điêu ngoa, ông VL hố to, tự đẩy mình vào hoàn cảnh rất khôi hài.
Tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến KHÔNG HỀ CÓ câu văn “chửi” nào, chỉ có một vài câu chất vấn VL, lời lẽ nghiêm khắc nhưng đầy khoan dung. Ông NT hỏi tại sao VL lại thóa mạ LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền, vu cáo cho hai vị này là làm tay sai cho Cộng Sản, riêng GS Phạm Việt Tuyền thì còn bị vu là: … bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp. Ông yêu cầu VL trưng ra bằng cớ, nếu có, để minh xác cho những lời cáo buộc ấy, thế thôi.
Phỏng vấn, chất vấn, không phải là “chửi” mà chỉ là đặt câu hỏi để tìm sự thật, thường hàm chứa một thiện ý: tạo cơ hội cho người được phỏng vấn trình bày quan điểm, nhận định riêng, cung cấp bằng chứng, bảo vệ luận cứ của mình. Nó có thể dẫn tới việc hắn ta lộ ra những phản ứng bất thường: giở giọng man trá, dùng ngôn ngữ lươn lẹo, cãi chầy cãi cối, hành vi tráo trở v.v… Nhưng đó là tự hắn “chửi rủa” nhân cách hắn, tự phơi bày bản chất bất lương của hắn. Người phỏng vấn không “chửi”, cũng không có lỗi gì trong vụ người được phỏng vấn hiện nguyên hình, lộ mặt thật xấu xa.
Nhà văn NT không chửi, tác phẩm viết về Hội Văn Bút của ông không có văn chửi.
Những câu văn khiến nhà văn NT phải mất công cất lời chất vấn thì mới đích thực là những câu văn vừa chửi bới độc địa vừa vu cáo tàn nhẫn. Đoạn văn ấy như sau:
“Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, … cuối cùng đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.” … “Phạm Việt Tuyền thì bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp.”
Nhưng những câu chửi bới tàn tệ, là “cốt tủy” của vấn đề trên đây lại chính là sáng tác của… Viên Linh, được trang trọng in trong siêu phẩm mịt mù nhang khói thiêng liêng: “Chiêu Niệm Văn Chương…” của chính chàng.
Thành ra, theo đúng nhận định, lý luận đanh thép của VL thì “Chiêu Niệm Văn Chương” mới chính là cuốn sách đạt tiêu chuẩn: “chửi người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm”.
Lại còn đạt cả tiêu chuẩn “chửi trộm, thả thư rơi” nữa vì cũng theo định nghĩa của VL thì trước khi chửi mà không hỏi ý kiến nạn nhân thì bị coi là chửi trộm. Mà chắc chắn LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền cùng toàn thể hội viên Hội Văn Bút đâu có được VL hỏi ý kiến trước khi chửi.
Nhờ khả năng lý luận tài tình hiếm có, chỉ mới viết một đoạn văn mở đầu thư, ông VL đã lập tức tôn vinh tác phẩm “Chiêu Niệm Văn Chương” của mình lên vị thế cao quý mới, hiên ngang gia nhập hàng ngũ “những cuốn sách đê hạ”.
Ông vẽ ra một cảnh tượng lạ lùng chưa từng có trong văn học sử thế giới: một nhà thơ ngồi cặm cụi, miệt mài, say mê viết một cuốn sách. Viết xong, ông xếp ngay nó vào loại “đê hạ” là loại sách chính ông không thèm đọc!
Ông Viên Linh giễu hay đến thế thì bà con chịu đời sao thấu!
Độc giả không khéo kiềm chế trận cười là bể bụng hết trơn!
Kiều Phong
http://khaiphong.org/showthread.php?17081-%E2%80%9CTH%E1%BB%A8-S%C3%81CH-%C4%90%C3%8A-H%E1%BA%A0%E2%80%9D-Ki%E1%BB%81u-Phong
Nhà thơ Viên Linh vừa làm lịch sử, thêm một điểm son vào văn học sử nước nhà, và cho tiểu sử của chính chàng.
Với bài viết nhan đề: “Nhật Tiến, như chú ếch sau ngày thay máu” chú cóc Viên Linh đã mở miệng, chính thức trả lời những câu chất vấn của nhà văn Nhật Tiến. Và ông ký tên Viên Linh rất đàng hoàng, không còn co ro núp sau một bông hoa lan, hoa cúc, hay một chiếc lá đa, lá đề nào nữa.
Đây là đoạn mở đầu (tôi in đậm những câu, chữ xuất sắc, đặc biệt nhất):
“Đây là lần đầu tiên ông Nhật Tiến gửi thư đề tên tôi, và gửi vào địa chỉ email của tôi, nên mới có bài này. Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc (1), lại còn cố ý lôi kéo tôi và Tạp chí Khởi Hành (2) vào, khiến tác giả cuốn “Văn Học Miền Nam *Nhóm *Tạp chí văn học *tác giả” phải lên tiếng. Đó là một thứ "chất vấn" kiểu đánh trộm, thả thư rơi; cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm). Nhưng nay, tháng chạp, ông đã lễ phép, biết thưa gửi, tôi cũng không hẹp hòi gì mà không trả lời.
Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”
Mới đọc chưa hết hai đoạn đã thấy… vui rồi.
Nhân cách, văn tài nhà thơ tài hoa của chúng ta hiện ra lồ lộ, kênh kiệu, hợm hĩnh, lố bịch đến độ khiến ta vừa buồn cười vừa thực sự ái ngại.
Hãy tưởng tượng cảnh này: một người được phóng viên phỏng vấn, chất vấn, thay vì trả lời câu hỏi thì hắn ta lại chồm lên… thóa mạ người phóng viên!
Nhà thơ Viên Linh làm đúng như thế với “phóng viên” Nhật Tiến. Mở miệng không để trả lời, giải thích, phân trần… mà để lập tức lên gân, xuống tấn, đấm đá túi bụi sự nghiệp văn chương của người chất vấn!
Sau khi chê toàn bộ tác phẩm của NT là “nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.” Thấy chưa đủ bần tiện và đủ… ác, VL tấn công thêm vào chức “Hội viên hội đồng văn hóa giáo dục” của nhà văn NT bằng cách bịa ra một câu chuyện thật ngây ngô. VL viết:
“Bởi thế, hẳn ông còn nhớ một hôm đến nhà ông, tôi đã hỏi thẳng rằng:
“– Anh Nhật Tiến, hồi ở Sài gòn tôi lấy làm lạ tại sao anh lại được mời vào làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục? Lúc ấy là đâu như 1974, anh mới dưới 40 tuổi, chỉ là giáo sư Trung học dạy Lý Hóa; nhiều người cao tuổi 50, 60 lại sinh hoạt trong ngành văn hóa có tên tuổi sự nghiệp lâu dài hơn mà không được mời làm thành viên hội đồng, mà sao anh cả chục năm trước, hồi đâu 1963 đã làm Phó chủ tịch Hội Văn Bút, rồi sau này lại là hội viên văn hóa của Hội đồng VHGD, tôi lấy làm lạ đấy?”
Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!”
Nhà văn NT đã “bình luận” về truyện phịa này như sau:
“Việc tôi đắc cử Hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục năm 1974 và nhà văn Nhất Linh mất năm 1963 (tức là đã từ trần trước đó 11 năm), hai sự việc chẳng ăn nhập gì với nhau, thế mà Viên Linh cũng bịa chuyện, đặt vào miệng tôi câu trả lời ngô nghê:
‘Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!’ (VL)
Thật điêu-ngoa ngoài sức tưởng tượng !!” (NT)
Còn nhiều chuyện điêu ngoa ngoài sức tưởng tượng nữa:
Sau khi miệt thị toàn bộ tác phẩm của NT, bịa chuyện Nhất Linh đội mồ sống dậy cho NT dựa hơi mà trở thành hội viên HĐVHGD (để làm mờ cái danh “tuổi trẻ tài cao” của NT khiến VL mất công ghen tức, lồng lộn bao nhiêu năm nay) nhà thơ còn tiến thêm một bước nữa, dõng dạc công bố cho quốc dân đồng bào biết rằng: sự nghiệp văn chương của nhà văn NT lớn lao là nhờ nhà văn Nhất Linh KHUẾCH ĐẠI!
VL viết: “Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài gòn, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …”
Đến đây thì chắc cụ Nhật Tiến chán quá, ớn quá, thấy kinh tởm… hết nói luôn!
Đành mạn phép cụ NT, “chất vấn” cụ Viên Linh một tí nhé:
Bằng cách nào mà Nhất Linh có thể “khuếch đại” một cây bút “vô danh” Nhật Tiến thành một nhà văn lẫy lừng, đoạt giải Văn Chương toàn quốc, được sự mến mộ của đông đảo độc giả nhiều thế hệ? Trong văn chương, nghệ thuật, sự nghiệp do tài năng, nỗ lực cá nhân tạo nên, ai khuếch đại được cho ai?
Hình minh họa
Viên Linh chỉ cần nhìn vào kinh nghiệm bản thân là biết liền. Suốt hơn hai thập niên, Tà Cúc “khuếch đại” Viên Linh kịch liệt, Viên Linh cũng “khuếch đại” Tà Cúc cật lực. Vậy mà Viên Linh thì văn tài, nhân cách suy thoái thảm hại, còn Tà Cúc thì có thành ra cái thá gì đâu!
Người phỏng vấn bị sỉ nhục mà “lời” phỏng vấn cũng bị uýnh luôn!
Vừa đánh đập người chất vấn một trận tưng bừng, nhà thơ vừa vận dụng đủ mười thành công lực chửi bới thậm tệ cuốn sách có in những câu “chất vấn” ông!
Ông bảo đó là “thứ sách đê hạ” ông không bao giờ thèm đọc.
Phải công nhận VL có tài viết thật nghiêm chỉnh nhưng lại rất hài hước. Trong khi mặt mũi tác giả cực kỳ long trọng, vênh váo, thì độc giả cứ ôm bụng cười lăn.
Ngay trong đoạn mở đầu thư, VL đã phang ra một câu hết sức tiếu lâm. Ông viết:
“Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông (NT) đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc…”
Ông nghe nói? Ai “nói” cho ông nghe một chuyện láo toét như thế?
Nhà văn NT viết lời chất vấn ông trong tác phẩm “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam” đã xuất bản, cả làng ai cũng biết, làm gì có chuyện "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc”.
Ông bịa chuyện, hay “nhà phê bình” điêu ngoa của ông bịa ra câu chuyện nhảm nhí, sai sự thực như thế rồi bắt ông vểnh tai nghe?
Tai bị nghe chuyện bịa đặt mà miệng thì tự mình lại lảm nhảm những lời vô nghĩa. VL than thở nghe rất não nùng:
“(Ông NT) lại còn cố ý lôi kéo tôi … vào!”.
Chất vấn ông, không lôi ông vào thì lôi ai vào đây?
VL lại tuyên bố: “cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm)”.
Ông Chủ Nhiệm tạp chí Khởi Hành không đọc, không nhìn, chỉ cần có người – lại vẫn cô Thư Ký tòa soạn Tà Cúc chứ “người” nào mà còn bày đặt ỡm ờ! – “cho biết” cuốn sách có chỗ “chửi” ông là ông cuống lên, xếp ngay cuốn sách vào loại “đê hạ”, nhất định không thèm ngó!
Chỉ dựa vào miệng người khác để nhận định sự việc, không tự mình tìm hiểu, điều tra thêm, mà vội vã kết luận, lập tức quyết định cách phản ứng … chẳng may gặp cái miệng điêu ngoa, ông VL hố to, tự đẩy mình vào hoàn cảnh rất khôi hài.
Tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến KHÔNG HỀ CÓ câu văn “chửi” nào, chỉ có một vài câu chất vấn VL, lời lẽ nghiêm khắc nhưng đầy khoan dung. Ông NT hỏi tại sao VL lại thóa mạ LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền, vu cáo cho hai vị này là làm tay sai cho Cộng Sản, riêng GS Phạm Việt Tuyền thì còn bị vu là: … bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp. Ông yêu cầu VL trưng ra bằng cớ, nếu có, để minh xác cho những lời cáo buộc ấy, thế thôi.
Phỏng vấn, chất vấn, không phải là “chửi” mà chỉ là đặt câu hỏi để tìm sự thật, thường hàm chứa một thiện ý: tạo cơ hội cho người được phỏng vấn trình bày quan điểm, nhận định riêng, cung cấp bằng chứng, bảo vệ luận cứ của mình. Nó có thể dẫn tới việc hắn ta lộ ra những phản ứng bất thường: giở giọng man trá, dùng ngôn ngữ lươn lẹo, cãi chầy cãi cối, hành vi tráo trở v.v… Nhưng đó là tự hắn “chửi rủa” nhân cách hắn, tự phơi bày bản chất bất lương của hắn. Người phỏng vấn không “chửi”, cũng không có lỗi gì trong vụ người được phỏng vấn hiện nguyên hình, lộ mặt thật xấu xa.
Nhà văn NT không chửi, tác phẩm viết về Hội Văn Bút của ông không có văn chửi.
Những câu văn khiến nhà văn NT phải mất công cất lời chất vấn thì mới đích thực là những câu văn vừa chửi bới độc địa vừa vu cáo tàn nhẫn. Đoạn văn ấy như sau:
“Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, … cuối cùng đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.” … “Phạm Việt Tuyền thì bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp.”
Nhưng những câu chửi bới tàn tệ, là “cốt tủy” của vấn đề trên đây lại chính là sáng tác của… Viên Linh, được trang trọng in trong siêu phẩm mịt mù nhang khói thiêng liêng: “Chiêu Niệm Văn Chương…” của chính chàng.
Thành ra, theo đúng nhận định, lý luận đanh thép của VL thì “Chiêu Niệm Văn Chương” mới chính là cuốn sách đạt tiêu chuẩn: “chửi người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm”.
Lại còn đạt cả tiêu chuẩn “chửi trộm, thả thư rơi” nữa vì cũng theo định nghĩa của VL thì trước khi chửi mà không hỏi ý kiến nạn nhân thì bị coi là chửi trộm. Mà chắc chắn LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền cùng toàn thể hội viên Hội Văn Bút đâu có được VL hỏi ý kiến trước khi chửi.
Nhờ khả năng lý luận tài tình hiếm có, chỉ mới viết một đoạn văn mở đầu thư, ông VL đã lập tức tôn vinh tác phẩm “Chiêu Niệm Văn Chương” của mình lên vị thế cao quý mới, hiên ngang gia nhập hàng ngũ “những cuốn sách đê hạ”.
Ông vẽ ra một cảnh tượng lạ lùng chưa từng có trong văn học sử thế giới: một nhà thơ ngồi cặm cụi, miệt mài, say mê viết một cuốn sách. Viết xong, ông xếp ngay nó vào loại “đê hạ” là loại sách chính ông không thèm đọc!
Ông Viên Linh giễu hay đến thế thì bà con chịu đời sao thấu!
Độc giả không khéo kiềm chế trận cười là bể bụng hết trơn!
Kiều Phong
http://khaiphong.org/showthread.php?17081-%E2%80%9CTH%E1%BB%A8-S%C3%81CH-%C4%90%C3%8A-H%E1%BA%A0%E2%80%9D-Ki%E1%BB%81u-Phong
Bàn ra tán vào (0)
“THỨ SÁCH ĐÊ HẠ” (1) Kiều Phong
Nhà thơ Viên Linh vừa làm lịch sử, thêm một điểm son vào văn học sử nước nhà, và cho tiểu sử của chính chàng.
Nhà thơ Viên Linh vừa làm lịch sử, thêm một điểm son vào văn học sử nước nhà, và cho tiểu sử của chính chàng.
Với bài viết nhan đề: “Nhật Tiến, như chú ếch sau ngày thay máu” chú cóc Viên Linh đã mở miệng, chính thức trả lời những câu chất vấn của nhà văn Nhật Tiến. Và ông ký tên Viên Linh rất đàng hoàng, không còn co ro núp sau một bông hoa lan, hoa cúc, hay một chiếc lá đa, lá đề nào nữa.
Đây là đoạn mở đầu (tôi in đậm những câu, chữ xuất sắc, đặc biệt nhất):
“Đây là lần đầu tiên ông Nhật Tiến gửi thư đề tên tôi, và gửi vào địa chỉ email của tôi, nên mới có bài này. Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc (1), lại còn cố ý lôi kéo tôi và Tạp chí Khởi Hành (2) vào, khiến tác giả cuốn “Văn Học Miền Nam *Nhóm *Tạp chí văn học *tác giả” phải lên tiếng. Đó là một thứ "chất vấn" kiểu đánh trộm, thả thư rơi; cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm). Nhưng nay, tháng chạp, ông đã lễ phép, biết thưa gửi, tôi cũng không hẹp hòi gì mà không trả lời.
Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”
Mới đọc chưa hết hai đoạn đã thấy… vui rồi.
Nhân cách, văn tài nhà thơ tài hoa của chúng ta hiện ra lồ lộ, kênh kiệu, hợm hĩnh, lố bịch đến độ khiến ta vừa buồn cười vừa thực sự ái ngại.
Hãy tưởng tượng cảnh này: một người được phóng viên phỏng vấn, chất vấn, thay vì trả lời câu hỏi thì hắn ta lại chồm lên… thóa mạ người phóng viên!
Nhà thơ Viên Linh làm đúng như thế với “phóng viên” Nhật Tiến. Mở miệng không để trả lời, giải thích, phân trần… mà để lập tức lên gân, xuống tấn, đấm đá túi bụi sự nghiệp văn chương của người chất vấn!
Sau khi chê toàn bộ tác phẩm của NT là “nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.” Thấy chưa đủ bần tiện và đủ… ác, VL tấn công thêm vào chức “Hội viên hội đồng văn hóa giáo dục” của nhà văn NT bằng cách bịa ra một câu chuyện thật ngây ngô. VL viết:
“Bởi thế, hẳn ông còn nhớ một hôm đến nhà ông, tôi đã hỏi thẳng rằng:
“– Anh Nhật Tiến, hồi ở Sài gòn tôi lấy làm lạ tại sao anh lại được mời vào làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục? Lúc ấy là đâu như 1974, anh mới dưới 40 tuổi, chỉ là giáo sư Trung học dạy Lý Hóa; nhiều người cao tuổi 50, 60 lại sinh hoạt trong ngành văn hóa có tên tuổi sự nghiệp lâu dài hơn mà không được mời làm thành viên hội đồng, mà sao anh cả chục năm trước, hồi đâu 1963 đã làm Phó chủ tịch Hội Văn Bút, rồi sau này lại là hội viên văn hóa của Hội đồng VHGD, tôi lấy làm lạ đấy?”
Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!”
Nhà văn NT đã “bình luận” về truyện phịa này như sau:
“Việc tôi đắc cử Hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục năm 1974 và nhà văn Nhất Linh mất năm 1963 (tức là đã từ trần trước đó 11 năm), hai sự việc chẳng ăn nhập gì với nhau, thế mà Viên Linh cũng bịa chuyện, đặt vào miệng tôi câu trả lời ngô nghê:
‘Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:
- "Tại ông Nhất Linh cả!’ (VL)
Thật điêu-ngoa ngoài sức tưởng tượng !!” (NT)
Còn nhiều chuyện điêu ngoa ngoài sức tưởng tượng nữa:
Sau khi miệt thị toàn bộ tác phẩm của NT, bịa chuyện Nhất Linh đội mồ sống dậy cho NT dựa hơi mà trở thành hội viên HĐVHGD (để làm mờ cái danh “tuổi trẻ tài cao” của NT khiến VL mất công ghen tức, lồng lộn bao nhiêu năm nay) nhà thơ còn tiến thêm một bước nữa, dõng dạc công bố cho quốc dân đồng bào biết rằng: sự nghiệp văn chương của nhà văn NT lớn lao là nhờ nhà văn Nhất Linh KHUẾCH ĐẠI!
VL viết: “Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài gòn, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …”
Đến đây thì chắc cụ Nhật Tiến chán quá, ớn quá, thấy kinh tởm… hết nói luôn!
Đành mạn phép cụ NT, “chất vấn” cụ Viên Linh một tí nhé:
Bằng cách nào mà Nhất Linh có thể “khuếch đại” một cây bút “vô danh” Nhật Tiến thành một nhà văn lẫy lừng, đoạt giải Văn Chương toàn quốc, được sự mến mộ của đông đảo độc giả nhiều thế hệ? Trong văn chương, nghệ thuật, sự nghiệp do tài năng, nỗ lực cá nhân tạo nên, ai khuếch đại được cho ai?
Hình minh họa
Viên Linh chỉ cần nhìn vào kinh nghiệm bản thân là biết liền. Suốt hơn hai thập niên, Tà Cúc “khuếch đại” Viên Linh kịch liệt, Viên Linh cũng “khuếch đại” Tà Cúc cật lực. Vậy mà Viên Linh thì văn tài, nhân cách suy thoái thảm hại, còn Tà Cúc thì có thành ra cái thá gì đâu!
Người phỏng vấn bị sỉ nhục mà “lời” phỏng vấn cũng bị uýnh luôn!
Vừa đánh đập người chất vấn một trận tưng bừng, nhà thơ vừa vận dụng đủ mười thành công lực chửi bới thậm tệ cuốn sách có in những câu “chất vấn” ông!
Ông bảo đó là “thứ sách đê hạ” ông không bao giờ thèm đọc.
Phải công nhận VL có tài viết thật nghiêm chỉnh nhưng lại rất hài hước. Trong khi mặt mũi tác giả cực kỳ long trọng, vênh váo, thì độc giả cứ ôm bụng cười lăn.
Ngay trong đoạn mở đầu thư, VL đã phang ra một câu hết sức tiếu lâm. Ông viết:
“Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông (NT) đòi "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc…”
Ông nghe nói? Ai “nói” cho ông nghe một chuyện láo toét như thế?
Nhà văn NT viết lời chất vấn ông trong tác phẩm “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam” đã xuất bản, cả làng ai cũng biết, làm gì có chuyện "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc”.
Ông bịa chuyện, hay “nhà phê bình” điêu ngoa của ông bịa ra câu chuyện nhảm nhí, sai sự thực như thế rồi bắt ông vểnh tai nghe?
Tai bị nghe chuyện bịa đặt mà miệng thì tự mình lại lảm nhảm những lời vô nghĩa. VL than thở nghe rất não nùng:
“(Ông NT) lại còn cố ý lôi kéo tôi … vào!”.
Chất vấn ông, không lôi ông vào thì lôi ai vào đây?
VL lại tuyên bố: “cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (vì chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm)”.
Ông Chủ Nhiệm tạp chí Khởi Hành không đọc, không nhìn, chỉ cần có người – lại vẫn cô Thư Ký tòa soạn Tà Cúc chứ “người” nào mà còn bày đặt ỡm ờ! – “cho biết” cuốn sách có chỗ “chửi” ông là ông cuống lên, xếp ngay cuốn sách vào loại “đê hạ”, nhất định không thèm ngó!
Chỉ dựa vào miệng người khác để nhận định sự việc, không tự mình tìm hiểu, điều tra thêm, mà vội vã kết luận, lập tức quyết định cách phản ứng … chẳng may gặp cái miệng điêu ngoa, ông VL hố to, tự đẩy mình vào hoàn cảnh rất khôi hài.
Tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến KHÔNG HỀ CÓ câu văn “chửi” nào, chỉ có một vài câu chất vấn VL, lời lẽ nghiêm khắc nhưng đầy khoan dung. Ông NT hỏi tại sao VL lại thóa mạ LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền, vu cáo cho hai vị này là làm tay sai cho Cộng Sản, riêng GS Phạm Việt Tuyền thì còn bị vu là: … bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp. Ông yêu cầu VL trưng ra bằng cớ, nếu có, để minh xác cho những lời cáo buộc ấy, thế thôi.
Phỏng vấn, chất vấn, không phải là “chửi” mà chỉ là đặt câu hỏi để tìm sự thật, thường hàm chứa một thiện ý: tạo cơ hội cho người được phỏng vấn trình bày quan điểm, nhận định riêng, cung cấp bằng chứng, bảo vệ luận cứ của mình. Nó có thể dẫn tới việc hắn ta lộ ra những phản ứng bất thường: giở giọng man trá, dùng ngôn ngữ lươn lẹo, cãi chầy cãi cối, hành vi tráo trở v.v… Nhưng đó là tự hắn “chửi rủa” nhân cách hắn, tự phơi bày bản chất bất lương của hắn. Người phỏng vấn không “chửi”, cũng không có lỗi gì trong vụ người được phỏng vấn hiện nguyên hình, lộ mặt thật xấu xa.
Nhà văn NT không chửi, tác phẩm viết về Hội Văn Bút của ông không có văn chửi.
Những câu văn khiến nhà văn NT phải mất công cất lời chất vấn thì mới đích thực là những câu văn vừa chửi bới độc địa vừa vu cáo tàn nhẫn. Đoạn văn ấy như sau:
“Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, … cuối cùng đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.” … “Phạm Việt Tuyền thì bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu (đói) không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp.”
Nhưng những câu chửi bới tàn tệ, là “cốt tủy” của vấn đề trên đây lại chính là sáng tác của… Viên Linh, được trang trọng in trong siêu phẩm mịt mù nhang khói thiêng liêng: “Chiêu Niệm Văn Chương…” của chính chàng.
Thành ra, theo đúng nhận định, lý luận đanh thép của VL thì “Chiêu Niệm Văn Chương” mới chính là cuốn sách đạt tiêu chuẩn: “chửi người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm”.
Lại còn đạt cả tiêu chuẩn “chửi trộm, thả thư rơi” nữa vì cũng theo định nghĩa của VL thì trước khi chửi mà không hỏi ý kiến nạn nhân thì bị coi là chửi trộm. Mà chắc chắn LM Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền cùng toàn thể hội viên Hội Văn Bút đâu có được VL hỏi ý kiến trước khi chửi.
Nhờ khả năng lý luận tài tình hiếm có, chỉ mới viết một đoạn văn mở đầu thư, ông VL đã lập tức tôn vinh tác phẩm “Chiêu Niệm Văn Chương” của mình lên vị thế cao quý mới, hiên ngang gia nhập hàng ngũ “những cuốn sách đê hạ”.
Ông vẽ ra một cảnh tượng lạ lùng chưa từng có trong văn học sử thế giới: một nhà thơ ngồi cặm cụi, miệt mài, say mê viết một cuốn sách. Viết xong, ông xếp ngay nó vào loại “đê hạ” là loại sách chính ông không thèm đọc!
Ông Viên Linh giễu hay đến thế thì bà con chịu đời sao thấu!
Độc giả không khéo kiềm chế trận cười là bể bụng hết trơn!
Kiều Phong
http://khaiphong.org/showthread.php?17081-%E2%80%9CTH%E1%BB%A8-S%C3%81CH-%C4%90%C3%8A-H%E1%BA%A0%E2%80%9D-Ki%E1%BB%81u-Phong