Thân Hữu Tiếp Tay...
“TIẾN SĨ” PHÚ - CAO BỒI GIÀ
Ôi thật vẻ vang;
Rõ là hoan hỉ.
Xưa đất Việt nhan nhản anh hùng;
Nay nước Nam rẫy đầy “tiến sĩ”.
Xem kìa:
Anh Phó Phòng ngất ngưởng cấp bằng;
Bác Xã Trưởng vọi vòi học vị.
Đoàn quân hơn hẳn Nhật, Tàu;
Số lượng bỏ xa Pháp, Mỹ.
Bởi trường lớp trui rèn tuyệt cú, cứ vỗ tay lòi phắt “Ông Nghè”;
Nhờ quy trình đào tạo kỳ tài, chỉ tặc lưỡi phọt ngay “Tiến Sĩ”.
Đọc luận án ông kia bảo vệ, bao người toan bể bụng bởi mắc dịch ha ha;
Nghe đề tài chị nọ thuyết trình, khối kẻ phải rách mồm vì lên cơn hi hí.
Nào là:
“Giao tiếp của Xã Trưởng” ôi đẳng cấp thấy ghê;(*)
“Hành vi nịnh trong Việt Ngữ” quả siêu phàm quá nhỉ.(*)
“Điều hưng phấn cho cựu sinh viên Sư phạm” ấy rõ cao tầm;(*)
“SỰ thích ứng của tân giáo viên Tiểu học” đúng là hết ý.(*)
Rõ là:
Toàn vô bổ tốn tiền đề tài viết lếu, ngán cùng đường thôi đành để gói xôi;
Chả lợi dân ích nước, luận án trình liều, hay đến độ chỉ đáng đem cân ký.
Mà vẫn vênh cái danh;
Mà cũng ngốn tiền tỷ.
Ngoại văn ngoại ngữ dẫu biết tẹo teo;
Tiếng Mỹ tiếng Tây chỉ cần ti tí.
Nỏ phải thông minh, cứ chuyên tu cứ tại chức mà lẫm chẫm lên chức “Ông ;Nghè”
Chả cầnxuất sắc, dẫu bổ túc dẫu lưu ban, vẫn thong dong đạt danh “tấn sĩ”.
Thuê kẻ viết luận án mà thoải mái thành danh ;
Lót thầy thẩm đề tài, cứ ung dung đoạt vị.
Thế nên :
Danh “Ông Nghè” chỉ đáng giá nơi quan trường công sở, cứ ầm ĩ khua môi;
Bằng “Tấn sĩ” bị coi khinh chốn doanh nghiệp tư nhân , chỉ âm thầm cất ví.
Giành hết chỗ của kẻ thực tài;
Ngồi trên đầu lắm ngườicao trí.
Lúc xã tắc khó khăn, không mưu chẳng lược, Tấn sĩ ẩn siêu;
Khi nước non hoạn nạn, bặt tiếng câm mồm, Ông Nghè lặn kỹ.
Hỡi ôi:
Bởi nhiều kẻ hám bạc háo danh;
Sinh lắm điều bại phong hoại lý.
Con người thế, còn mong tiến gì;
Đất nước vầy, hỏi sao khá nhỉ?.
CAO BỒI GIÀ
Ghi Chú:
_Chữ “Tiến sĩ” và “Ông Nghè” ở đây xin đặt trong ngoặc kép, để hiểu là hàng dỏm.
_(*): Các chữ trong ngoặc kép là các đề tài luận án “tiến sĩ”“TIẾN SĨ” PHÚ - CAO BỒI GIÀ
Ôi thật vẻ vang;
Rõ là hoan hỉ.
Xưa đất Việt nhan nhản anh hùng;
Nay nước Nam rẫy đầy “tiến sĩ”.
Xem kìa:
Anh Phó Phòng ngất ngưởng cấp bằng;
Bác Xã Trưởng vọi vòi học vị.
Đoàn quân hơn hẳn Nhật, Tàu;
Số lượng bỏ xa Pháp, Mỹ.
Bởi trường lớp trui rèn tuyệt cú, cứ vỗ tay lòi phắt “Ông Nghè”;
Nhờ quy trình đào tạo kỳ tài, chỉ tặc lưỡi phọt ngay “Tiến Sĩ”.
Đọc luận án ông kia bảo vệ, bao người toan bể bụng bởi mắc dịch ha ha;
Nghe đề tài chị nọ thuyết trình, khối kẻ phải rách mồm vì lên cơn hi hí.
Nào là:
“Giao tiếp của Xã Trưởng” ôi đẳng cấp thấy ghê;(*)
“Hành vi nịnh trong Việt Ngữ” quả siêu phàm quá nhỉ.(*)
“Điều hưng phấn cho cựu sinh viên Sư phạm” ấy rõ cao tầm;(*)
“SỰ thích ứng của tân giáo viên Tiểu học” đúng là hết ý.(*)
Rõ là:
Toàn vô bổ tốn tiền đề tài viết lếu, ngán cùng đường thôi đành để gói xôi;
Chả lợi dân ích nước, luận án trình liều, hay đến độ chỉ đáng đem cân ký.
Mà vẫn vênh cái danh;
Mà cũng ngốn tiền tỷ.
Ngoại văn ngoại ngữ dẫu biết tẹo teo;
Tiếng Mỹ tiếng Tây chỉ cần ti tí.
Nỏ phải thông minh, cứ chuyên tu cứ tại chức mà lẫm chẫm lên chức “Ông ;Nghè”
Chả cầnxuất sắc, dẫu bổ túc dẫu lưu ban, vẫn thong dong đạt danh “tấn sĩ”.
Thuê kẻ viết luận án mà thoải mái thành danh ;
Lót thầy thẩm đề tài, cứ ung dung đoạt vị.
Thế nên :
Danh “Ông Nghè” chỉ đáng giá nơi quan trường công sở, cứ ầm ĩ khua môi;
Bằng “Tấn sĩ” bị coi khinh chốn doanh nghiệp tư nhân , chỉ âm thầm cất ví.
Giành hết chỗ của kẻ thực tài;
Ngồi trên đầu lắm ngườicao trí.
Lúc xã tắc khó khăn, không mưu chẳng lược, Tấn sĩ ẩn siêu;
Khi nước non hoạn nạn, bặt tiếng câm mồm, Ông Nghè lặn kỹ.
Hỡi ôi:
Bởi nhiều kẻ hám bạc háo danh;
Sinh lắm điều bại phong hoại lý.
Con người thế, còn mong tiến gì;
Đất nước vầy, hỏi sao khá nhỉ?.
CAO BỒI GIÀ
Ghi Chú:
_Chữ “Tiến sĩ” và “Ông Nghè” ở đây xin đặt trong ngoặc kép, để hiểu là hàng dỏm.
_(*): Các chữ trong ngoặc kép là các đề tài luận án “tiến sĩ”