Trang lá cải
“Thợ săn tình nhân” ở Trung Quốc
Phải làm gì khi phát hiện chồng lừa dối? Thay vì chọn cách ly hôn hay nổi cơn ghen cuồng nộ, những người phụ nữ giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng chục ngàn đô la để thuê “thợ săn” chia rẽ mối quan hệ giữa chồng với người tình.
Thuê
“thợ săn tình nhân” là một giải pháp tốn kém và chỉ dành cho những
người giàu có. Giá trung bình một lần tìm dịch vụ “thợ săn” rơi vào
khoảng 45.000 USD, hoặc cao hơn trong trường hợp “thợ săn” phải thuê
những căn hộ đắt giá tương xứng, mua trang sức và quần áo cao cấp để làm
quen với các cô bồ.
Phải làm gì khi phát hiện chồng lừa dối? Thay vì chọn cách ly hôn hay nổi cơn ghen cuồng nộ, những người phụ nữ giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng chục ngàn đô la để thuê “thợ săn” chia rẽ mối quan hệ giữa chồng với người tình.
Weiqing là
một trong những công ty “thợ săn tình nhân” có 59 văn phòng đại lý trên
khắp Trung Quốc. Người sáng lập Weiqing, anh Shu Xin cho biết công ty
đang có khoảng 300 “thợ săn”, đa số đều là nữ và đã tốt nghiệp các ngành
liên quan đến luật, tâm lý học và xã hội học.
Trước
khi tham gia làm nhiệm vụ, tất cả “thợ săn” phải trải qua một khóa huấn
luyện kéo dài 3 năm. Dưới vỏ bọc là người hàng xóm, người lau dọn,
người trông trẻ, các “thợ săn” sẽ làm quen và khuyên nhủ nhân tình của
những người đàn ông đã có vợ từ bỏ mối quan hệ ngoài luồng. Thậm chí các
“thợ săn” này còn tìm bạn trai cho “kẻ thứ 3”.
Ảnh minh họa. |
Chị Wang, một khách hàng của anh Shu,
sẵn sàng bỏ ra 400.000-500.000 nhân dân tệ (tương đương 60.000-75.000
USD) để thuê một “thợ săn tình nhân” và kết quả hoàn toàn hợp ý chị. Mối
quan hệ của chồng Wang và người tình đã kéo dài trong nhiều năm, nhưng
chấm dứt chưa đầy 2 tháng kể từ khi “thợ săn tình nhân” vào cuộc. Không
những vậy, chị Wang còn nghĩ đến chuyện trở thành một “thợ săn tình
nhân” để giúp những người phụ nữ khác bảo vệ gia đình và quyền lợi của
chính họ.
Thu nhập của “thợ săn tình nhân” rất
cao, song nếu thất bại họ sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền cho khách
hàng. Đó là lý do công ty “thợ săn tình nhân” Reunion chỉ nhận những vụ
có tính khả thi cao.
Theo anh Shu Xin, đàn ông
ngoại tình ở Trung Quốc thường là giới đại gia. Họ hấp dẫn người tình
bằng việc mua nhà, xe hơi, và các món đồ đắt tiền. Một số người vợ không
muốn ly dị vì sợ mất đi chỗ dựa tài chính. Chính vì vậy, họ cần đến sự
giúp đỡ của “thợ săn tình nhân”.
Chị Ming Li
(47 tuổi), một “thợ săn tình nhân” hành nghề được 3 năm kể lại: “Nhìn
chung tôi lớn tuổi hơn các đối tượng của mình, vì vậy họ rất tin lời
tôi. Tôi luôn có cách để tiếp cận với các đối tượng. Nếu họ ra ngoài,
tôi sẽ đi theo họ. Còn nếu họ ở nhà, tôi sẽ bắt quen với họ bằng cách
nói dối nhà bị rỉ nước và cần được giúp đỡ. Có một lần tôi đóng giả thầy
bói để tiếp cận một cô bồ nhí. Với những thông tin mà người vợ cung cấp
trước đó, tôi dễ dàng lấy được lòng tin và khuyên nhủ cô ta rời bỏ ông
chồng. Đó là một trong những vụ giải quyết nhanh chóng nhất từ trước tới
nay.”
Trả lời phỏng vấn kênh AFP, anh Shu Xin
cho hay mục đích của anh khi thành lập công ty là làm giảm bớt tình
trạng ly hôn ở Trung Quốc. Mỗi năm, dịch vụ Weiqing cứu vãn gần 5.000
cuộc hôn nhân tan vỡ.
Số liệu mới nhất của
chính phủ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ ly hôn tăng từ 1,59% trên 1.000
người vào năm 2007 lên 2,67% vào năm 2014. Ở Bắc Kinh, có đến 73.000 cặp
vợ chồng ly dị trong năm 2015, gấp 3 lần so với 9 năm về trước. Luật sư
Zhu Ruilei đến từ văn phòng luật Yingke ở Bắc Kinh cho rằng nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ly hôn bắt nguồn từ sự tự do hóa, chênh lệch thu
nhập giữa chồng và vợ, tính cách trái ngược và đặc biệt là mưu cầu hạnh
phúc cá nhân.
Bàn ra tán vào (0)
“Thợ săn tình nhân” ở Trung Quốc
Phải làm gì khi phát hiện chồng lừa dối? Thay vì chọn cách ly hôn hay nổi cơn ghen cuồng nộ, những người phụ nữ giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng chục ngàn đô la để thuê “thợ săn” chia rẽ mối quan hệ giữa chồng với người tình.
Phải làm gì khi phát hiện chồng lừa dối? Thay vì chọn cách ly hôn hay nổi cơn ghen cuồng nộ, những người phụ nữ giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng chục ngàn đô la để thuê “thợ săn” chia rẽ mối quan hệ giữa chồng với người tình.
Weiqing là
một trong những công ty “thợ săn tình nhân” có 59 văn phòng đại lý trên
khắp Trung Quốc. Người sáng lập Weiqing, anh Shu Xin cho biết công ty
đang có khoảng 300 “thợ săn”, đa số đều là nữ và đã tốt nghiệp các ngành
liên quan đến luật, tâm lý học và xã hội học.
Trước
khi tham gia làm nhiệm vụ, tất cả “thợ săn” phải trải qua một khóa huấn
luyện kéo dài 3 năm. Dưới vỏ bọc là người hàng xóm, người lau dọn,
người trông trẻ, các “thợ săn” sẽ làm quen và khuyên nhủ nhân tình của
những người đàn ông đã có vợ từ bỏ mối quan hệ ngoài luồng. Thậm chí các
“thợ săn” này còn tìm bạn trai cho “kẻ thứ 3”.
Ảnh minh họa. |
Chị Wang, một khách hàng của anh Shu,
sẵn sàng bỏ ra 400.000-500.000 nhân dân tệ (tương đương 60.000-75.000
USD) để thuê một “thợ săn tình nhân” và kết quả hoàn toàn hợp ý chị. Mối
quan hệ của chồng Wang và người tình đã kéo dài trong nhiều năm, nhưng
chấm dứt chưa đầy 2 tháng kể từ khi “thợ săn tình nhân” vào cuộc. Không
những vậy, chị Wang còn nghĩ đến chuyện trở thành một “thợ săn tình
nhân” để giúp những người phụ nữ khác bảo vệ gia đình và quyền lợi của
chính họ.
Thu nhập của “thợ săn tình nhân” rất
cao, song nếu thất bại họ sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền cho khách
hàng. Đó là lý do công ty “thợ săn tình nhân” Reunion chỉ nhận những vụ
có tính khả thi cao.
Theo anh Shu Xin, đàn ông
ngoại tình ở Trung Quốc thường là giới đại gia. Họ hấp dẫn người tình
bằng việc mua nhà, xe hơi, và các món đồ đắt tiền. Một số người vợ không
muốn ly dị vì sợ mất đi chỗ dựa tài chính. Chính vì vậy, họ cần đến sự
giúp đỡ của “thợ săn tình nhân”.
Chị Ming Li
(47 tuổi), một “thợ săn tình nhân” hành nghề được 3 năm kể lại: “Nhìn
chung tôi lớn tuổi hơn các đối tượng của mình, vì vậy họ rất tin lời
tôi. Tôi luôn có cách để tiếp cận với các đối tượng. Nếu họ ra ngoài,
tôi sẽ đi theo họ. Còn nếu họ ở nhà, tôi sẽ bắt quen với họ bằng cách
nói dối nhà bị rỉ nước và cần được giúp đỡ. Có một lần tôi đóng giả thầy
bói để tiếp cận một cô bồ nhí. Với những thông tin mà người vợ cung cấp
trước đó, tôi dễ dàng lấy được lòng tin và khuyên nhủ cô ta rời bỏ ông
chồng. Đó là một trong những vụ giải quyết nhanh chóng nhất từ trước tới
nay.”
Trả lời phỏng vấn kênh AFP, anh Shu Xin
cho hay mục đích của anh khi thành lập công ty là làm giảm bớt tình
trạng ly hôn ở Trung Quốc. Mỗi năm, dịch vụ Weiqing cứu vãn gần 5.000
cuộc hôn nhân tan vỡ.
Số liệu mới nhất của
chính phủ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ ly hôn tăng từ 1,59% trên 1.000
người vào năm 2007 lên 2,67% vào năm 2014. Ở Bắc Kinh, có đến 73.000 cặp
vợ chồng ly dị trong năm 2015, gấp 3 lần so với 9 năm về trước. Luật sư
Zhu Ruilei đến từ văn phòng luật Yingke ở Bắc Kinh cho rằng nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ly hôn bắt nguồn từ sự tự do hóa, chênh lệch thu
nhập giữa chồng và vợ, tính cách trái ngược và đặc biệt là mưu cầu hạnh
phúc cá nhân.