Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
“Tò Mò” lò dò trên sao Hoả
6 phút rưỡi là thời hạn cho chiếc phi thuyền mẹ chở xe robot Curiosity dừng hẳn lại trên không bằng hoả tiễn phản lực, từ vận tốc 6 km một giây trước đó, lúc nó lao đi như một viên đạn trong bầu khí rất loãng của sao Hoả.
Sau đó, tới “7 phút kinh hoàng”, là thời gian cả Trung tâm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California nín thở theo dõi trong nhịp tim đập mạnh, áp huyết tăng cao, để rồi bừng lên ôm nhau nhảy múa reo mừng.
Đó là lúc chiếc xe robot “Tò Mò” chạm đất nhẹ nhàng và an toàn trong bầu trời hồng rực, khi được thả bằng giây thung từ chiếc phi thuyền mẹ đứng lắc lư thật nhẹ trên không bằng bốn chiếc chân hoả tiễn phản hồi phun ra những tia lửa xanh đỏ vàng tím…
10 giờ 32 phút đêm chủ nhật, giờ California, một điện văn từ “Tò mò” báo về Trung tâm cho biết cuộc hành trình 566 triệu km không gian đã kết thúc hoàn toàn tốt đẹp. Chú Tò Mò nặng 1 ton đặt sáu bánh xuống đất với vận tốc không tới 1 mét 1 giây.
Cuộc hạ cánh được mô tả là “hơn cả toàn hảo” đã làm cả nước Mỹ thờ phào nhẹ nhõm sau 8 tháng trường chiếc xe “Tò Mò”, hay “Ham học” cũng vậy, vượt 352 triệu dặm đường không gian để khởi sự một công tác 2 năm, rồi ở lại nơi xa xôi đó luôn.
Các khoa học gia của NASA gọi cuộc hạ cánh là một “phép lạ của kỹ thuật”. Kỹ sư trưởng của đề án trị giá 2 tỉ rưỡi đô la này cho biết cả đoàn chuyên viên đã phải tập dượt trong 8 năm trời để làm quen với cảm nghĩ về tình trạng xấu nhất có thể xảy ra ngày hôm nay, không ai dứt bỏ được nỗi ám ảnh đó.
Một bộ ba vệ tinh bay trên quỹ đạo sao Hoả đã thu hình “7 phút kinh hoàng” ấy. Từ quỹ đạo cách đó hơn 300 km, vệ tinh Mars Reconnaisance, “Thám sát sao Hoả”, rất tinh mắt, đã chụp hình chiếc “Tò Mò” treo dưới chiếc dù, trên đường tới miệng lòng chảo Gale, ở nam bán cầu gần xích đạo sao Hoả. Bảy phút sau, vệ tinh trong ba anh em của nó là Odyssey từ quỹ đạo sao Hoả chuyển về hình ảnh một bánh xe của chiếc “Tò Mò” trên nền đất sỏi không khác mặt trái đất là mấy, với những tảng sỏi đá rải rác gần như cùng kích thước.
Đáp xuống cách chân “Núi Nhọn”, Mount Sharp, gần 10 km, các ống kính cặp mắt của Tò mò trông rõ hình thể kỳ dị của những tảng đá dẹp n
hư những khối hợp chất cát sạn dựng san sát nhìn như những con bài khổng lồ cắm sát nhau, cách đáy miệng Gale gần 5 km; ngọn núi Sharp cũng cao 5 km, vượt trên miệng lòng chảo này. Các khoa học gia tin rằng Núi Nhọn được hình thành bằng những thành phần đá sỏi đất cát mà khi xưa phủ kín khu lòng chảo, sẽ hiến tặng những chứng tích địa chất quý giá của lịch sử sao Hoả, hành tinh giống quả địa cầu của chúng ta nhất trong thái dương hệ của con người.
Được trang bị hàng loạt những dụng cụ tinh vi có khả năng phân tích các mẫu đất đá, khí quyển ngay tại chỗ và gửi ngay kết quả về Trái Đất, “Tò mò” sẽ đào bới trên bề mặt sao Hoả ở những nơi được chọn lọc, đem vào phòng lab, tự khảo sát và cho kết quả. Các nhà khoa học của đề án “Curiosity” hết sức chú trọng vào chứng tích còn sót lại của một môi trường sống xưa kia trên hành tình anh em với Trái Đất này. Những chứng tích đó là bằng chứng của sự sống vi sinh. Nhưng phải nhiều tháng nữa chú Tò Mò mới lò dò đến Núi Nhọn.
Mục tiêu không phải chỉ là Núi Nhọn. Một trong những khẩu súng laser của Tò Mò có thể bắn vào một tảng đá cách nó 7 mét, tạo một tia phản xạ để cho một kính viễn vọng phân tích quang phổ của nó, tìm ra các thành phần hoá học trong khoáng chất của tảng đá. Và một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Tò Mò là làm công tác đó với những tảng sỏi đá quanh chỗ nó đặt chân.
Các nhà khoa học cũng đang háo hức được khảo sát những đá sỏi, đá cuội có vẻ như bị nước đẩy trôi tới một khu vực hình quạt ở gần xe Tò Mò. Ngày thứ hai, Tò Mò mở chiếc ăng-ten hình dĩa để liên lạc với Trái Đất dễ dàng hơn.
Quản Trị viên Mike Watkins của công trình Curiosity nói NASA làm nên xe Tò Mò này không phải chỉ để đáp xuống hành tinh Đỏ, mà còn đi đó đi đây để thi hành nhiều sứ mạng khoa học phức tạp và tuyệt mỹ. Trong hai năm tới, Tò Mò sẽ làm việc như 400 khoa học gia cùng nhau khảo sát từng viên đá cuội, từng tảng đá sỏi mà họ gặp trên đường dạo chơi sao Hoả.
Tò Mò sẽ mang cả cái phòng lab tối tân đắt tiền nhất thế giới tính theo kích thước bé nhỏ và nhiệm vụ khổng lồ của nó, leo lên lưng chừng Núi Nhọn, nơi có những lớp đá già hằng tỉ năm tuổi. Tuy nhiên phải mất nguyên một năm nữa, chú khoa học gia trẻ tuổi Tò Mò còn non choẹt mới được lò dò tới chân Núi Nhọn hơn chú hằng tỉ tuổi.
Và lâu hơn nữa, đến năm 2030 mới có thể có một hay hai phi hành gia bằng con người thật đầu tiên đặt chân lên hành tinh mà Tò Mò đang bắt đầu làm việc hôm nay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
“Tò Mò” lò dò trên sao Hoả
6 phút rưỡi là thời hạn cho chiếc phi thuyền mẹ chở xe robot Curiosity dừng hẳn lại trên không bằng hoả tiễn phản lực, từ vận tốc 6 km một giây trước đó, lúc nó lao đi như một viên đạn trong bầu khí rất loãng của sao Hoả.
Sau đó, tới “7 phút kinh hoàng”, là thời gian cả Trung tâm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California nín thở theo dõi trong nhịp tim đập mạnh, áp huyết tăng cao, để rồi bừng lên ôm nhau nhảy múa reo mừng.
Đó là lúc chiếc xe robot “Tò Mò” chạm đất nhẹ nhàng và an toàn trong bầu trời hồng rực, khi được thả bằng giây thung từ chiếc phi thuyền mẹ đứng lắc lư thật nhẹ trên không bằng bốn chiếc chân hoả tiễn phản hồi phun ra những tia lửa xanh đỏ vàng tím…
10 giờ 32 phút đêm chủ nhật, giờ California, một điện văn từ “Tò mò” báo về Trung tâm cho biết cuộc hành trình 566 triệu km không gian đã kết thúc hoàn toàn tốt đẹp. Chú Tò Mò nặng 1 ton đặt sáu bánh xuống đất với vận tốc không tới 1 mét 1 giây.
Cuộc hạ cánh được mô tả là “hơn cả toàn hảo” đã làm cả nước Mỹ thờ phào nhẹ nhõm sau 8 tháng trường chiếc xe “Tò Mò”, hay “Ham học” cũng vậy, vượt 352 triệu dặm đường không gian để khởi sự một công tác 2 năm, rồi ở lại nơi xa xôi đó luôn.
Các khoa học gia của NASA gọi cuộc hạ cánh là một “phép lạ của kỹ thuật”. Kỹ sư trưởng của đề án trị giá 2 tỉ rưỡi đô la này cho biết cả đoàn chuyên viên đã phải tập dượt trong 8 năm trời để làm quen với cảm nghĩ về tình trạng xấu nhất có thể xảy ra ngày hôm nay, không ai dứt bỏ được nỗi ám ảnh đó.
Một bộ ba vệ tinh bay trên quỹ đạo sao Hoả đã thu hình “7 phút kinh hoàng” ấy. Từ quỹ đạo cách đó hơn 300 km, vệ tinh Mars Reconnaisance, “Thám sát sao Hoả”, rất tinh mắt, đã chụp hình chiếc “Tò Mò” treo dưới chiếc dù, trên đường tới miệng lòng chảo Gale, ở nam bán cầu gần xích đạo sao Hoả. Bảy phút sau, vệ tinh trong ba anh em của nó là Odyssey từ quỹ đạo sao Hoả chuyển về hình ảnh một bánh xe của chiếc “Tò Mò” trên nền đất sỏi không khác mặt trái đất là mấy, với những tảng sỏi đá rải rác gần như cùng kích thước.
Đáp xuống cách chân “Núi Nhọn”, Mount Sharp, gần 10 km, các ống kính cặp mắt của Tò mò trông rõ hình thể kỳ dị của những tảng đá dẹp n
hư những khối hợp chất cát sạn dựng san sát nhìn như những con bài khổng lồ cắm sát nhau, cách đáy miệng Gale gần 5 km; ngọn núi Sharp cũng cao 5 km, vượt trên miệng lòng chảo này. Các khoa học gia tin rằng Núi Nhọn được hình thành bằng những thành phần đá sỏi đất cát mà khi xưa phủ kín khu lòng chảo, sẽ hiến tặng những chứng tích địa chất quý giá của lịch sử sao Hoả, hành tinh giống quả địa cầu của chúng ta nhất trong thái dương hệ của con người.
Được trang bị hàng loạt những dụng cụ tinh vi có khả năng phân tích các mẫu đất đá, khí quyển ngay tại chỗ và gửi ngay kết quả về Trái Đất, “Tò mò” sẽ đào bới trên bề mặt sao Hoả ở những nơi được chọn lọc, đem vào phòng lab, tự khảo sát và cho kết quả. Các nhà khoa học của đề án “Curiosity” hết sức chú trọng vào chứng tích còn sót lại của một môi trường sống xưa kia trên hành tình anh em với Trái Đất này. Những chứng tích đó là bằng chứng của sự sống vi sinh. Nhưng phải nhiều tháng nữa chú Tò Mò mới lò dò đến Núi Nhọn.
Mục tiêu không phải chỉ là Núi Nhọn. Một trong những khẩu súng laser của Tò Mò có thể bắn vào một tảng đá cách nó 7 mét, tạo một tia phản xạ để cho một kính viễn vọng phân tích quang phổ của nó, tìm ra các thành phần hoá học trong khoáng chất của tảng đá. Và một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Tò Mò là làm công tác đó với những tảng sỏi đá quanh chỗ nó đặt chân.
Các nhà khoa học cũng đang háo hức được khảo sát những đá sỏi, đá cuội có vẻ như bị nước đẩy trôi tới một khu vực hình quạt ở gần xe Tò Mò. Ngày thứ hai, Tò Mò mở chiếc ăng-ten hình dĩa để liên lạc với Trái Đất dễ dàng hơn.
Quản Trị viên Mike Watkins của công trình Curiosity nói NASA làm nên xe Tò Mò này không phải chỉ để đáp xuống hành tinh Đỏ, mà còn đi đó đi đây để thi hành nhiều sứ mạng khoa học phức tạp và tuyệt mỹ. Trong hai năm tới, Tò Mò sẽ làm việc như 400 khoa học gia cùng nhau khảo sát từng viên đá cuội, từng tảng đá sỏi mà họ gặp trên đường dạo chơi sao Hoả.
Tò Mò sẽ mang cả cái phòng lab tối tân đắt tiền nhất thế giới tính theo kích thước bé nhỏ và nhiệm vụ khổng lồ của nó, leo lên lưng chừng Núi Nhọn, nơi có những lớp đá già hằng tỉ năm tuổi. Tuy nhiên phải mất nguyên một năm nữa, chú khoa học gia trẻ tuổi Tò Mò còn non choẹt mới được lò dò tới chân Núi Nhọn hơn chú hằng tỉ tuổi.
Và lâu hơn nữa, đến năm 2030 mới có thể có một hay hai phi hành gia bằng con người thật đầu tiên đặt chân lên hành tinh mà Tò Mò đang bắt đầu làm việc hôm nay.