Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
“Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc”
Đây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ. Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia đã vả một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.
Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay. Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.
Ông nói rằng, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?
Hàn Quốc có những bối cảnh lịch sử rất giống Việt Nam, đặc biệt khi phải chịu sự chia cắt giữa hai miền đất nước. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều chịu sự chèn ép, cạnh tranh to lớn từ người láng giếng Trung Quốc. Trung Quốc luôn tham vọng trở thành một cường quốc biển, những vụ đụng độ trên biển với Hàn Quốc hay tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản vẫn luôn không ngừng. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng không thể dùng sự ngụy biện ấy mà phủ nhận đi một sự thật là Việt Nam đang biện hộ quá nhiều cho sự yếu kém của mình.
Đừng nói nước ta có quá nhiều thế lực thù địch
Đừng nói chúng ta phải chịu nhiều mất mát do chiến tranh
Đừng nói chúng ta gặp phải quá nhiều thiên tai bão lũ
Nếu đã yếu, đã nghèo, ắt phải học khiêm tốn. Hào quang lịch sử, vinh quang quá khứ, dân tộc anh hùng, hai nghìn năm văn hóa sẽ chỉ là thứ huy hoàng cũ kỹ treo trên tường một căn nhà đã dột nát.
Cảm ơn cái dàn khoan
Có lẽ, nhiều người phải cảm ơn cái dàn khoan HD-981 của công ty CNOOC.
Nhờ có cái dàn khoan ấy, nhiều thanh niên mới bắt đầu tìm hiểu xem luật biển là gì, COC với DOC là gì, nhiều thanh niên khác lần đầu tiên nhìn lên bản đồ và ngó xem xem, Hoàng Sa gần đảo Hải Nam đến thế nào còn Trường Sa gần Philippines ra sao.
Nhờ có cái dàn khoan, người Việt hiểu được sức mạnh của dân tộc, sức mạnh ấy thể hiện qua hàng chục nhà máy của cả Việt Nam, Đài Loan lẫn Hàn Quốc, Nhật Bản bị đập, đốt tan tành, qua hàng chục nghìn chữ ký trên mạng hay hàng tỷ đồng tiền quyên góp cho Trường Sa.
Nhờ có cái dàn khoan ấy mới có lần đầu tiên một cuộc biểu tình mà những đoàn viên thanh niên giơ cao biểu ngữ ủng hộ nhà nước đi cùng các biểu ngữ đòi tự do cho nhiều tù nhân chính trị.
Kể từ ngày hôm ấy, cái ngày mà khói lửa bốc lên ở Bình Dương, có một điều gì đó lớn lao đã thay đổi ở đất nước này. Tôi không nói cụ thể được nó là gì, nhưng rõ ràng là mọi thứ không còn như trước nữa, một cỗ máy nào đó đã được vận hành.
Nhưng, có lẽ có nhiều thứ rồi cũng sẽ đi vào quên lãng. Có một mùa hè, người ta nói về sự gian trá trong những mùa thi, để rồi một mùa hè khác món chè khúc bạch lên ngôi thay thế cho những sự um xùm về nàn hôi của. Mùa hè năm nay, cái dàn khoan đè xuống cái bản đề xuất cải cách giáo dục 36000 tỷ của bộ giáo dục cũng như cái án dành cho ông Dương Chí Dũng.
Có thể, ngày mai, báo sẽ lại đưa tin, có một dàn khoan lạ xâm nhập vào vùng biển nước ta, hoặc là có tàu lạ đến cắt cáp dưới đáy biển.
Có thể lắm chứ, chủ trương mà.
Hoàng Đức Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
“Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc”
Đây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ. Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia đã vả một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.
Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay. Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.
Ông nói rằng, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?
Hàn Quốc có những bối cảnh lịch sử rất giống Việt Nam, đặc biệt khi phải chịu sự chia cắt giữa hai miền đất nước. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều chịu sự chèn ép, cạnh tranh to lớn từ người láng giếng Trung Quốc. Trung Quốc luôn tham vọng trở thành một cường quốc biển, những vụ đụng độ trên biển với Hàn Quốc hay tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản vẫn luôn không ngừng. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng không thể dùng sự ngụy biện ấy mà phủ nhận đi một sự thật là Việt Nam đang biện hộ quá nhiều cho sự yếu kém của mình.
Đừng nói nước ta có quá nhiều thế lực thù địch
Đừng nói chúng ta phải chịu nhiều mất mát do chiến tranh
Đừng nói chúng ta gặp phải quá nhiều thiên tai bão lũ
Nếu đã yếu, đã nghèo, ắt phải học khiêm tốn. Hào quang lịch sử, vinh quang quá khứ, dân tộc anh hùng, hai nghìn năm văn hóa sẽ chỉ là thứ huy hoàng cũ kỹ treo trên tường một căn nhà đã dột nát.
Cảm ơn cái dàn khoan
Có lẽ, nhiều người phải cảm ơn cái dàn khoan HD-981 của công ty CNOOC.
Nhờ có cái dàn khoan ấy, nhiều thanh niên mới bắt đầu tìm hiểu xem luật biển là gì, COC với DOC là gì, nhiều thanh niên khác lần đầu tiên nhìn lên bản đồ và ngó xem xem, Hoàng Sa gần đảo Hải Nam đến thế nào còn Trường Sa gần Philippines ra sao.
Nhờ có cái dàn khoan, người Việt hiểu được sức mạnh của dân tộc, sức mạnh ấy thể hiện qua hàng chục nhà máy của cả Việt Nam, Đài Loan lẫn Hàn Quốc, Nhật Bản bị đập, đốt tan tành, qua hàng chục nghìn chữ ký trên mạng hay hàng tỷ đồng tiền quyên góp cho Trường Sa.
Nhờ có cái dàn khoan ấy mới có lần đầu tiên một cuộc biểu tình mà những đoàn viên thanh niên giơ cao biểu ngữ ủng hộ nhà nước đi cùng các biểu ngữ đòi tự do cho nhiều tù nhân chính trị.
Kể từ ngày hôm ấy, cái ngày mà khói lửa bốc lên ở Bình Dương, có một điều gì đó lớn lao đã thay đổi ở đất nước này. Tôi không nói cụ thể được nó là gì, nhưng rõ ràng là mọi thứ không còn như trước nữa, một cỗ máy nào đó đã được vận hành.
Nhưng, có lẽ có nhiều thứ rồi cũng sẽ đi vào quên lãng. Có một mùa hè, người ta nói về sự gian trá trong những mùa thi, để rồi một mùa hè khác món chè khúc bạch lên ngôi thay thế cho những sự um xùm về nàn hôi của. Mùa hè năm nay, cái dàn khoan đè xuống cái bản đề xuất cải cách giáo dục 36000 tỷ của bộ giáo dục cũng như cái án dành cho ông Dương Chí Dũng.
Có thể, ngày mai, báo sẽ lại đưa tin, có một dàn khoan lạ xâm nhập vào vùng biển nước ta, hoặc là có tàu lạ đến cắt cáp dưới đáy biển.
Có thể lắm chứ, chủ trương mà.
Hoàng Đức Minh